Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tây tiến

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tây tiến

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ và mĩ lệ của rừng Tây Bắc và hỡnh ảnh dũng cảm và hào hoa lóng mạn của người lính Tõy Tiến.

- Đặc sắc Nghệ Thuật trong bài thơ: chất bi tráng hào hùng, chất lóng mạn hào hoa hoà quyện với nhau

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* Ổn định tổ chức

 * Kiểm tra bài cũ

 * Bài mới

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tây tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọc văn tiết 19, 20
 Quang Dũng
A. Mục tiêu bài học : Giúp HS: 
 - Cảm nhận được vẻ đẹp hựng vĩ và mĩ lệ của rừng Tõy Bắc và hỡnh ảnh dũng cảm và hào hoa lóng mạn của người lính Tõy Tiến.
- Đặc sắc Nghệ Thuật trong bài thơ: chất bi trỏng hào hựng, chất lóng mạn hào hoa hoà quyện với nhau
Tiến trình dạy học
* ổn định tổ chức
 * Kiểm tra bài cũ
 * Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Họat động 1 - Tổ chức tìm hiểu chung 
1. HS đọc phần Tiểu dẫn và giới thiệu những nét chính về nhà thơ Quang Dũng.
- GV nhấn mạnh một số điểm.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Quang Dũng (1921 - 1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê Phượng Trì (Phùng) - Đan Phượng - Hà Tây, học đến bậc trung học ở Hà Nội. Quang Dũng là một người đa tài song được biết nhiều với tư cách nhà thơ.
- Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh tế mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn.
- Tác phẩm : Rừng biển quê hương (tập thơ, văn, in chung với Trần Lê Văn - 1957), Đường lên châu thuận (truyện ký 1964), Rừng về xuôi (truyện ký- 1968), Nhà đồi (truyện ký - 1970), Mây đầu ô (thơ - 1986).
2. GV cung cấp thêm một số tư liệu về đoàn quân Tây Tiến (đặc biệt là những bài viết của nhà thơ Trần Lê Văn, người bạn thân sống nhiều với Quang Dũng)
2. Đoàn quân Tây Tiến
- Thành phần : đa số là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau) lao động, tri thức, học sinh, sinh viên,)
- Địa bàn hoạt động : miền rừng núi phía Tây của tổ quốc.
- Điều kiện sinh hoạt : Thiếu thốn
- Hoàn cảnh chung : đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều.
3. HS đọc phần Tiểu dẫn và giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- GV giới thiệu thêm một số điểm về hành trình của bài thơ.
3. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ ra đời khi nhà thơ đã chuyển sang đơn vị khác, bồi hồi nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ này. ban đầu có tên Nhớ Tây Tiến, sau mới đổi thành Tây Tiến.
- Bài thơ hình thành theo dòng ký ức đầy ắp kỷ niệm của nhà thơ.
- Khi mới ra đời bài thơ được yêu thích và lưu truyền rộng rãi. Nhưng sau đó do quan niệm ấu trĩ của một số người trong giới văn học cho rằng bài thơ có những rơi rớt của tư tưởng lãng mạn yêng hùng kiểu cũ nên bài thơ ít được nhắc đến. Mãi đến thời kỳ đổi mới trong xu hướng nhận thức lại các giá trị văn học Tây Tiến mới được khôi phục lại vị trí xứng đáng của nó trong nền văn học dân tộc.
.
Hoạt động 2 - Tổ chức đọc- hiểu văn bản 
1. GV đọc mẫu và hướng dẫn học sinh đọc thể hiện đúng cảm xúc, giọng điệu và âm hưởng của từng đoạn trong bài thơ.
 - Căn cứ vào nội dung và sự phân chia các khổ trong bài thơ, GV hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục
II. Đọc - hiểu văn bản
 1. Đọc và chia đoạn
- Bố cục bài thơ. Bài thơ có thể chia làm 4 đoạn :
+ Đoạn 1 : (14 dòng đầu) Trong nỗi nhớ da diết của tác giả, đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong những cuộc hành quân gian khổ trên cái nền của thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội.
+ Đoạn 2 : (từ dòng 15 đến dòng 22) Những kỷ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng.
+ Đoạn 3 : (từ dòng 23 đến dòng 30) khắc hoạ - Căn cứ vào nội dung và sự phân chia các khổ trong bài thơ, GV hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của + Căn cứ vào nội dung và sự phân chia các khổ trong bài thơ, GV hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục họ.
+Đoạn 4 : (4 câu cuối) Nhà thơ đã xa đơn vị, gửi lòng mình mãi gắn bó với Tây Tiến và miền Tây
.
 2. Tìm hiểu văn bản
2. Đọc- hiểu đoạn thơ thứ nhất.
GV tổ chức cho HS thảo luận 
2.1: Đoạn thơ thứ nhất
a) Câu thơ mở đầu giới thiệu cho người đọc điều gì ?
 a) Câu mở đầu giới thiệu hai hình tượng chính của bài thơ : miền Tây (mà Sông Mã làm đại diện) và Tây Tiến (người lính Tây Tiến). Câu thơ vừa như lời tâm sự vừa như lời gọi có tác dụng định hướng toàn bộ cảm xúc (nhớ) cho bài thơ.
b) “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ như thế nào ?
b) "Nhớ chơi vơi" : không rõ nét, không gắn với một đối tượng cụ thể nào, chỉ biết rằng đó là nỗi nhớ da diết thường trực.
- Nỗi “nhớ chơi vơi” được cụ thể hoá bằng việc miêu tả các sự vật và liệt kê các địa danh của miền Tây (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu), các sự vật tiêu biểu (Dốc, mây, mưa, thác, cọp), qua đó làm hiện lên hình ảnh một cuộc hành quân.
c) Phân tích nghệ thuật tạo hình ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu trong các dòng thơ 5, 6, 7, 8 và tác dụng thể hiện thiên nhiên miền Tây, cuộc hành quân của người lính Tây Tiến.
c) Thiên nhiên miền Tây và cuộc hành quân của người lính Tây Tiến :
Dốc lên khúc khuỷu/dốc thăm thẳm
...Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
+ Câu 5 : Nhịp 4/3 và 2 từ láy gợi hình tượng về một con dốc và con đường.
+ Câu 6 : Hình ảnh “Súng ngửi trời” vừa thực vừa gợi ra chất lính.
+ Câu 7 : Nhịp 4/3 như vẽ tiếp về hình ảnh một con dốc khác trên đường hành quân.
+ Câu 8 : Toàn thanh bằng, tương phản với 3 câu trên như một tiếng thở phào nhẹ nhõm của người lính sau một chặng đường dài hành quân vất vả.
d) Cảm nhận về người lính trong đoạn thơ đầu ?
d) Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến.
+ Trên đường hành quân vất vả, nhiều người lính đã ngã xuống vì kiệt sức :
Anh bạn... bỏ quên đời.
+ Người lính được đặt giữa bối cảnh thiên nhiên miền Tây dữ dội và bí ẩn :
Chiều chiều ... cọp trêu người.
+ Điểm dừng của cuộc hành quân vất vả là những làng bản với hương vị của nếp xôi (Mai Châu mùa em thơm nếp xôi).
3. Đọc- hiểu đoạn thơ thứ hai.
GV tổ chức cho HS thảo luận 
2.2: Đoạn thơ thứ hai
a) GV cho HS đọc lại đoạn thơ và so sánh với đoạn 1 về giọng điệu, âm hưởng và hình thức nghệ thuật.
a) Giọng thơ có sự biến đổi từ hùng tráng sang nhẹ nhàng mà sâu lắng. Hình ảnh thơ không còn dữ dội mà đậm màu sắc trữ tình, thơ mộng với hai bức tranh, hai khung cảnh khác nhau : đêm liên hoan ở doanh trại và cảnh "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy".
+ Cảnh liên hoan trong doanh trại giữa bộ đội và dân địa phương cảnh rực rỡ lung linh của đêm liên hoan được cảm nhận với niềm say sưa, ngỡ ngàng của người lính.
b) Cảm nhận của người lính Tây Tiến về người con gái miền núi Tây Bắc ?
+ Các cô gái đến với buổi liên hoan mà như các cô dâu trong lễ cưới (xiêm áo tự bao giờ) khi e ấp trong điệu nhạc đặc trưng của dân tộc mình, người lính say mê trong tiếng nhạc, tâm hồn đầy ý thơ và mơ tưởng đến những ngày vui tươi ở Viên Chăn.
c) Nhận xét về bức tranh sông nước qua các hình ảnh : hồn lau, hoa đong đưa, dáng người trên độc mộc ?
+ Cảnh tiễn đưa trên sông trong chiều sương cảnh vật trở nên có hồn (hồn lau) và đầy quyến luyến, tình tứ (hoa đong đưa). Bức tranh vì vậy có nét đẹp hoang dã nên thơ.
+ Nổi bật là hình ảnh “dáng người trên độc mộc" đem đến nét đẹp rắn rỏi, khoẻ khoắn cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng, mềm mại, mơ màng.
4. Đọc- hiểu đoạn thơ thứ ba
2.3: Đoạn thơ thứ ba
a) GV cho HS đọc lại đoạn thơ và yêu cầu phân tích nét bi tráng trong đoạn này khi nói về hình ảnh người lính Tây Tiến. Bức chân dung người lính hiện lên với đặc điểm gì ?
a) Bức “chân dung người lính Tây Tiến" được vẽ bằng những nét khác lạ, phi thường gợi nét đẹp hào hùng :
Tây Tiến................dữ oai hùm.
Không mọc tóc gợi nét ngang tàng (sự thật là vì sốt rét rụng hết tóc).
Quân xanh màu lá gợi vẻ bí hiểm (thực ra là nước da xanh tái và sốt rét).
b) Giáo viên liên hệ với câu thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
b) Người lính còn hiện lên với vẻ đẹp hào hoa :
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
"Dáng Kiều thơm" là nỗi nhớ da diết, là cõi đi về trong mộng của người lính là nguồn cổ vũ, động viên cho người lính.
c) Nhận xét về cách nói của nhà thơ khi nói về sự hi sinh của đồng đội mình ?
- Giáo viên thuyết giảng bổ sung về khái niệm “áo bào” và cho học sinh nêu ấn tượng, cảm xúc của mình về những câu thơ nói đến sự hi sinh của người lính.
c) Quang Dũng đã nói đến sự hi sinh của người lính một cách thấm thía :
Rải rác ..........anh về đất
+ Các từ Hán Việt (biên cương, viễn xứ) tạo không khí trang nghiêm, bi tráng.
+ "áo bào thay chiếu" (chiếu thay áo bào) tăng thêm màu sắc bi tráng.
+ Vẻ đẹp bi tráng còn được thể hiện qua khí phách của người lính (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh) và tiếng gầm của Sông Mã như một khúc độc hành (Sông Mã gầm lên khúc độc hành).
 Tác giả đã sử dụng thành công bút pháp lãng mạn để tạo ra màu sắc bi tráng cho đoạn thơ, bài thơ.
5. Đọc- hiểu đoạn thơ cuối
2.4: Đoạn thơ cuối
a) Đoạn thơ cuối đề cập đến khoảng thời gian nào trong mạch cảm xúc của bài thơ ?
- Nhà thơ dứt khỏi dòng hồi tưởng để trở về với hiện tại (đã xa Tây Tiến) :
Tây Tiến ... một chia phôi.
b) Nhà thơ khẳng định điều gì khi đã xa Tây Tiến ?
- Nhà thơ khẳng định tâm hồn mình luôn thuộc về Tây Tiến :
Ai lên ... chẳng về xuôi
“Mùa xuân” được dùng với nhiều nghĩa: thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến (mùa xuân 1947), mùa xuân của đất nước, mùa xuân (tuổi trẻ) của các chiến sĩ Tây Tiến.
c) Cách hiểu về câu cuối của bài thơ.
Câu cuối: Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
Dù đã ngã xuống (hay đã rời xa) nhưng hồn (tinh thần) vẫn đi cùng đồng đội, sống cùng đồng đội. Tứ thơ này nâng chất sử thi cho bài thơ.
Hoạt động 3 - Tổ chức tổng kết 
III. Tổng kết
GV nêu câu hỏi : Thành công của Quang Dũng trong bài thơ là gì ? Giá trị của bài thơ ?
- Quang Dũng thành công trong việc xây dựng hình tượng bi tráng về người lính với vẻ đẹp hào hùng và hào hoa.
- Bài thơ ghi lại một chặng đường anh hùng của một đơn vị anh hùng. Đó cũng là tinh thần chung của quân dân ta thời kỳ đầu chống Pháp.
- Tây Tiến được viết với bút pháp lãng mạn hào hoa.
C.Dặn Dò: - Đọc thuộc lòng bài thơ, làm bài tập trong sgk và soạn bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docTAY TIEN(1).doc