Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tây tiến

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tây tiến

A- Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức: Giúp h/s

- cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ- dữ dội, vừa thơ mộng và hình ảnh người lính Tây Tiến vừa hào hùng vừa hào hoa- lãng mạn

- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngon từ và giọng điệu

 2. Giáo dục: Giáo dục học sinh niềm cảm phục đối với người lính sẵn sàng vượt qua gian khổ, thử thách mất mát để sống và chiến đấu vì tổ quốc.

 3. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu tác phẩm thơ trữ tình

B- Phương pháp và tiến trình tổ chức bài dạy

1. Phương pháp: Kết hợp đàm thoại, phát vấn, diễn giảng và hoạt động nhóm

2. Tiến trình tổ chức bài dạy:

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1157Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tây tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày 6 tháng 9 năm 2010
Tiết PPCT:
§äc v¨n: Tây tiến
 ( quang Dũng)
Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức: Giúp h/s 
- cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ- dữ dội, vừa thơ mộng và hình ảnh người lính Tây Tiến vừa hào hùng vừa hào hoa- lãng mạn
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngon từ và giọng điệu
 2. Giáo dục: Giáo dục học sinh niềm cảm phục đối với người lính sẵn sàng vượt qua gian khổ, thử thách mất mát để sống và chiến đấu vì tổ quốc.
 3. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu tác phẩm thơ trữ tình
B- Phương pháp và tiến trình tổ chức bài dạy
1. Phương pháp: Kết hợp đàm thoại, phát vấn, diễn giảng và hoạt động nhóm
2. Tiến trình tổ chức bài dạy:
* Bài cũ:
* Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
H/S đọc Tiểu dẫn và trả lời 2 câu hỏi:
- Theo em, chúng ta cần nắm điều được những gì cơ bản nhất về tg để hiểu thêm về bài thơ?
- Nêu những hiểu biết về h/c ra đời bài thơ?
Câu hỏi: Theo em, nét đặc sắc của bài thơ là gì?( Cảm hứng và tính chất)
Hướng dẫn h/s đọc diễn cảm bài thơ. Chú ý cách ngắt nhịp, giọng đọc biến đổi phù hợp
Câu hỏi: Nêu bố cục bài thơ?
Hoạt động nhóm:
Nhóm 1:Qua đoạn thơ, em thấy bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân hiện lên ntn?
: Phân tích đoạn thơ để làm nổi bật bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân?
Nhóm 2: Nét vẽ thiên nhiên và con người trong đoan thơ này có gì khác đoạn trước? Thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào?
 Phân tích làm nổi bật vẻ đẹp của đoạn thơ?( qua hai cảnh: Cảnh đêm lien hoan và cảnh buổi chiều trên sông nước)
Nhóm 3: Nhận xét cách miêu tả chân dung người lính trong khổ thơ?
 Phân tích khổ thơ để làm nổi bật vẻ đẹp bi- tráng của người lính?
GVliên hệ những câu thơ miêu tả bệnh sốt rét của Chính Hữu, Tố Hữu để thấy được nét tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật miêu tả
Câu hỏi: Cảm nhận của em về đoạn thơ?
I. Tìm hiểu chung
1-Tác giả:
- Một nghệ sỹ đa tài: Làm thơ, vẽ tranh, làm thơ, soạn nhạc
- Hồn thơ lãng mạn, tài hoa; thơ giàu chất nhạc, chất hội họa
2- Hoàn cảnh ra đời bài thơ:
- Đoàn quân Tây Tiến:
+ Thành lập năm 1947
+ Địa bàn hoạt động rất rộng, rừng núi hoang vu, hiểm trở
+ Đời sống rất gian khổ,đặc biệt nạn sốt rét hoành hành dữ dội, nhiều người xanh da, trụi tóc.
+ Lính TT phần đông là TN Hà Nội. Họ trẻ trung, hào hoa, lãng mạn, nhưng cũng rất dũng cảm
- Quang Dũng: Gia nhập TT vào cuối năm 1947 và làm Đại đội trưởng ở đó, một thời gian rồi chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị một thời gian- năm 1948 ông sáng tác bài thơ này
3- Nét đặc sắc của bài thơ:
=> Cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng:
- Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cái “ tôi” tràn đầy tình cảm, cảm xúc. Phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi yếu tố cường điệu, thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ cái hùng vĩ, và cái tuyệt mỹ của thiên nhiên, cái hào hùng, hào hoa của con người
- Tính chất bi tráng: không hề che dấu cái bi( Gian khổ, tổn thất), Nhưng được thể hiện bằng giọng điệu , âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng
II. Đọc – hiểu văn bản
Bố cục: 3 đoạn
 Khổ thơ đầu: Bức tranh thiên núi rừng Tây Bắc quavà những chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến
Khổ thơ thứ 2: Những kỷ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng
Khổ thơ thứ 3 : Bức chân dung người lính Tây Tiến
:Khổ thơ cuối: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và Miền Tây
2. Phân tích:
Bức tranh thiên nhiên núi rừng TB qua những chặng đường hành quân của người lính Tây tiến 
* Yêu cầu cần đạt: Bức tranh thiên nhiên miền Tây lần lượt hiện ra qua những khung cảnh của địa bàn hoạt động, những chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến. Hình ảnh đoàn quân cũng thấp thoáng hiện lên trên nền cảnh thiên nhiên ấy. Đó là một thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng không kém phần thơ mộng; đó là đoàn quân gian khổ nhưng kiên cường và lãng mạn:
- Hai câu mở đầu trực tiếp diễn tả nỗi nhớ, hai chữ “ chơi vơi” như vẽ ra cụ thể trạng thái nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ
- Nỗi nhớ làm hiện lên những địa danh gợi sự xa xôi, hoang vắng nơi đoàn quân đi qua: Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Mai Châu
- Đoạn thơ tái hiện cảnh núi rừng hiểm trở, cảnh hành quân gian khổ:
 Với nét vẽ bạo khỏe, gân guốc => diễn tả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng: 
+ Hai câu đầu: Các từ giàu giá trị tạo hình “ khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời” diễn tả thật độc đáo sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây. Hai chữ “ ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên và táo bạo => độ cao và sự tinh nghịch của người lính
+ câu thứ ba như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên rồi đổ ập xuống gần như thẳng đứng
+ Câu thứ tư toàn thanh bằng như nét vẽ mềm mại vừa tả cảnh vừa tả tình: Thiên nhiên huyền ảo, người lính lãng mạn 
- Vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí mật ghê gớm của núi rừng được nhà thơ tiếp tục khai thác: 
 Chiều chiều, thác gầm thét; đêm đêm, cọp trêu người=> Mở ra cả chiều thời gian và cả không gian
- H/a người lính được miêu tả trực tiếp: Không bước nữa, bỏ quên đời => Sự dãi dầu thân xác và tư thế của cái chết nhẹ nhàng
- Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ như mở ra một thế giới hoàn toàn khác: Cơm lên khói, mùa em thơm nếp xôi => Cảnh tượng thật đầm ấm, câu thơ tạo cảm giác êm dịu.
Những kỷ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng
 * yêu cầu: Nét vẽ mềm mại,uyển chuyển, tinh tế => Thiên nhiên và con người hiện lên với vẻ đẹp mỹ lệ, thơ mộng, trữ tình.Đó là cảnh một đêm liên hoan văn nghệ và cảnh một chiều trên sông nước
- Cảnh đêm liên hoan văn nghệ của chiến sỹ Tây Tiến có đồng bào đến góp vui được miêu tả rất thực và cũng rất ảo:
 + Hội đuốc hoa : Tưởng tượng độc đáo của lính Tây Tiến
+ Kìa em: Một cái nhìn vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên, vừa mê say, vui sướng
+ Nàng e ấp: Những cô gái Miền Tây dịu dàng, e ấp
 =>Cả doanh trại bừng sáng, tưng bừng, sôi nổi hẳn lên khi đêm liên hoan văn nghệ bắt đầu. Trong ánh sáng lung linh của lửa đuốc, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn cả cảnh vật, con người đều như ngả nghiêng, bốc men say, rạo rực. Bốn câu thơ góp phần diển tả tâm hồn hào hoa, lãng mạn của người lính
- Cảnh buổi chiều trên sông nước miền Tây
Chất thơ được tạo nên bởi các hình ảnh chọn lọc, gợi cảm: Chiều sương, hồn lau, hoa đong đưa => Gợi cảm giác mênh mang, mờ ảo của một buổi chiều trên sông nước miền Tây hoang vắng mà nên thơ
Bức chân dung người lính tây tiến
* Yêu cầu cần đạt: Cảm hứng lãng mạn chi phối cách nhìn và miêu tả hình ảnh người lính, tạo nên bức chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi – tráng
 - Đoàn binh không mọc tóc = >Miêu tả sự thật nghiệt ngã: ngoại hình khác thường là kết quả của bệnh sốt rét, hoặc cạo trọc để đánh địch thuận lợi
 Thủ pháp đối lập vẻ đẹp oai phong lẫm liệt:
 Quân xanh màu lá >< Dữ oai hùm
- Mắt trừng gửi mộng
Mơ Hà Nội dáng Kiều thơm => Khám phá tâm hồn người lính TT hào hoa, lãng mạn. Đời sống gian khổ, ý chí chiến đấu mãnh liệt, nhưng tâm hồn khao khát yêu đương
- Mồ viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh: Cái chết không làm người lính nhụt chí, họ sẵn sàng dấn thân bằng niềm đam mê của tuổi trẻ
- Cái chết được miêu tả bằng bút pháp lãng mạn nên trở nên khác thường:
+ Áo bào thay chiếu=> Người lính hy sinh được bọc trong tấm chiến bào sang trọng
+ Anh về đất => Nói giảm làm giảm sự đau thương
 d) Lời thề gắn bó với Tây Tiến và Miền Tây
 - Bốn câu thơ tô đậm thêm không khí chung của một thời Tây Tiến, tinh thần chung của người lính Tây Tiến
- Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn, nhưng vẫn toát lên vẻ hào hùng được tạo nên bởi lời thề gắn bó máu thịt với Tây Bắc và Tây Tiến.
III. Tổng kết:
- Nghệ thuât: Bút pháp lãng mạn, dùng từ mộc mạc nhưng tinh tế, gợi cảm làm nổi bật bức tranh núi rừng Tây Bắc với vẻ đẹp độc đáo, đa dạng; hình tượng người lính với vẻ đẹp bi tráng
- Nội dung: Bài thơ làm sống lại một thời 
* Kiểm tra- đánh giá và luyện tập: Hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docTay Tien Quang Dung(1).doc