Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Rừng xà nu

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Rừng xà nu

A. Yêu cầu:

- Giúp HS:

+ Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, bất diệt của thiên nhiên và con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

+ Phân tích được nghệ thuật xây dựng hình tượng đặc sắc và lối kể truyện hấp dẫn của nhà văn.

+ Tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, về vẻ đẹp kieu dũng của thiên nhiên đất nước.

B. Phương tiện thực hiện:

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài học

 - Các tài liệu tham khảo: tư liệu về nhà văn Nguyễn Trung Thành.

C. Cách thức tiến hành:

 - Đọc sáng tạo, đối thoại, nêu vấn đề, giảng bình .

D. Tiến trình dạy học:

 1 – Kiểm tra bài cũ.

 2 – Giới thiệu bài mới.

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2539Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Rừng xà nu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24:Tiết: 64+65, Ngày soạn: 05/01/2012; ngày dạy:...Lớp dạy:12C1, 12C3, 12C6
Rừng xà nu
 Nguyễn trung thành
A. Yêu cầu:
- Giúp HS:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, bất diệt của thiên nhiên và con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 
+ Phân tích được nghệ thuật xây dựng hình tượng đặc sắc và lối kể truyện hấp dẫn của nhà văn.
+ Tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, về vẻ đẹp kieu dũng của thiên nhiên đất nước.
B. Phương tiện thực hiện:
 - SGK, SGV 
 - Thiết kế bài học
 - Các tài liệu tham khảo: tư liệu về nhà văn Nguyễn Trung Thành.
C. Cách thức tiến hành:
 - Đọc sáng tạo, đối thoại, nêu vấn đề, giảng bình.
D. Tiến trình dạy học:
 1 – Kiểm tra bài cũ.
 2 – Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV & học sinh
Kết quả cần đạt
H/ S đọc SGK
- Nêu những nét cơ bản về Nguyễn Trung Thành ?
- Giáo viên nhấn mạnh thêm!
- HS nêu hoàn cảnh sáng tác, GV nhấn mạnh!
- Cây xà nu xuất hiện như thế nào trong truyện ngắn này? (trong phạm vi toàn tác phẩm hay chỉ ở phần đầu và cuối tác phẩm)
- Tại sao có thể nói cây xà nu, rừng xà nu là loại cây đặc trưng cho mảnh đất Tây nguyên trong cuộc kháng chiến?
- Phát hiện ý nghĩa tả thực của hình tượng cây xà nu?
- Từ việc tìm hiểu lớp nghĩa tả thực cây xà nu hãy chỉ ra lớp nghĩa biểu tượng tương đồng của cây xà nu?
- Hãy nhận xét nghệ thuật miêu tả cây xà nu?
ấn tượng của em về nhân vật Tnú?
Qua việc phân tích nhân vật Tnú, em hãy rút ra nhận xét về tính biểu tượng của nhân vật Tnú?
A/ Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Sinh năm 1932. Tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu. Bút danh thời kì tập kết ra bắc (1954-1961) là Nguyên Ngọc. Từ 1962 vào Nam chiến đấu lấy bút danh là Nguyễn Trung Thành. Quê ở Thăng Bình –Quảng Nam. 
- Năm 1950. Nhập bộ đội, làm phóng viên báo Quân đội nhân dân ở Liên khu V. Thời kì này đã giúp Nguyễn Trung Thành hiểu biết nhiều về Tây Nguyên bất khuất. 
- Năm 1954 tập kết ra Bắc. Năm 1962 tình nguyện trở về chiến trường Miền Nam, hoạt động ở khu V, là Chủ tịch chi hội văn nghệ giải phóng miền Trung Trung bộ, phụ trách tạp chí văn nghệ Quân giải phóng của Quân khu V. 
- Sau năm 1975, Nguyễn Trung Thành ra Hà Nội là phó tổng thư kí Hội nhà văn khoá III và IV 
=> NTT là nhà văn gắn bó với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông được coi là nhà văn của Tây Nguyên ở hai nghĩa: Người viết hay nhất về Tây Nguyên và những sáng tác về Tây Nguyên của ông là những tác phẩm thành công nhất. Chín năm trước khi RXN ra đời, NTT đã viết “ĐNĐL”. Viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tác phẩm của ông đã đề cập tới những vấn đề có tính trọng đại đối với cả dân tộc, xây dựng những tính cách anh hùng tiêu biểu cho nhân dân.
1. Tác phẩm: SGK
3. Hoàn cảnh sáng tác “RXN”
- Tác phẩm ra đời năm 1965 ở khu căn cứ của quân giải phóng ở miền Trung Trung Bộ. Đây là thời điểm diễn ra “cuộc đổ quân đầu tiên của đế quốc Mỹ, ngày bắt đầu cuộc chiến tranh Cục bộ ở miền Nam”.
- Nhà văn NTT đã từng kể về việc viết truyện ngắn này “bắt đầu như thế nào? Quả thực bắt đầu tôi chưa hề có câu chuyện, cốt truyện nào cả. Bắt đầu đễn với ngòi bút gần như không hề tính trước là một khu rừng xà nu, rừng cây xà nu”.
- Những nhân vật trong tác phẩm đều có nguyên mẫu ngoài đời nhưng khi đi vào tác phẩm đã mang ý nghĩa khái quát, kể cả những cây xà nu, những cánh rừng xa nu đều là hiện thân của một đất nước anh hùng.
B. Đọc hiểu:
1. Đọc và tóm tắt tác phẩm
2. Tìm hiểu chi tiết.
a. Hình tượng cây xà nu.
- NTT đã có những trang viết rất hay và độc đáo về loại cây này. Nhà văn đã gần 20 lần nói đến xà nu: rừng xà nu, đồi xà nu, khói xà nu, lửa xà nunhưng đây không phải là một truyện ngắn viết về xà nu. Hình tượng cây xà nu, đồi xà nu với ý nghĩa tả thực tạo ra không gian nghệ thuật cho thiên truyện, làm nền cho cuộc sống của các nhân vật. Tính bi tráng của xà nu góp phần tạo nên chất sử thi đặc biệt của tác phẩm và cảm hứng lãng mạn cho thiên truyện.
- Vì cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Xô Man nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung (trong bếp mỗi nhà, khói làm bảng, tham dự và sự kiện trọng đại, chứng kiến t/y của Tnú và Mai, đi vào nếp nghĩ, cảm xúc của họtrở thành máu thịt trong đs vật chất và tinh thần của mảnh đất này) . Vì thế ngoài ý nghĩa tả thực, xà nu còn mang ý nghĩa biểu tượng tương đồng, bổ sung cho vẻ đẹp và phẩm chất của cộng đồng dân làng Xô Man.
- ý nghĩa tả thực: 
+ Chính nhà văn NTT đã nói về loại cây này” “Đấy là một loại cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi”. Rừng xà nu đã được mô tả hoành tráng, bi tráng có tầm khái quát cả không gian và thời gian. Trong chiến tranh, rừng xà nu luôn “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che trở cho dân làng”, hứng chịu hàng loạt đại bác, cả rừng xà nu không cây nào không bị thương.
+ Cây xà nu có sức sống mãnh liệt, bom đạn kẻ thù không ngăn được sức vươn lên mãnh liệt của xà nu. Lớp cây này ngã xuống, lớp cây khác lại nảy mầm, sự sống từng phút, từng giờ sinh sôi nảy nở vượt lên trên cái chết “cạnh một cây” Trong đau thương xà nu vẫn đẹp vẫn xanh, vẫn trẻ trung “ đứng trên đồi xà nu”
+ Cây xà nu thanh nhã rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời “nó phóng lên rất nhanh”
+ Cây xà nu bất chấp bom đạn, hào hùng, hiên ngang ngay cả khi gục ngã “ có những cây bị chạt đứt ngang ứa ra thơm ngào ngạt”
RXN không chỉ là khung cảnh thiên nhiên một vùng cụ thể, nó là không gian tiêu biểu cho rừng Tây Nguyên bất khuất trong những ngày dữ dội. Rừng xà nu mang một vẻ đẹp hoành tráng trong đau thương chiến tranh.
- ý nghĩa biểu tượng, tương đồng: 
+ Sự đau thương của xà nu có gì đó rất giống với sự đau thương của dân làng Xô Man. Cộng đồng nhỏ bé này đã chứng kiến biết bao người phải ngã xuống: bà Nhan bị chặt đầu, cột tóc treo đầu sáng, anh Xút bị treo cổ trên cây vả đầu làng, anh Quyết hy sinh, vợ con Tnú bị tra tấn đến chết, Tnú bị giặc đốt mười đầu ngón tay
+ Hình ảnh rừng xà nu tầng tầng lớp lớp kế tiếp nhau lớn lên trong bom đạn kẻ thù cũng là hình ảnh của làng Xô Man từ thế hệ này sang thế hệ khác, nối tiếp nhau đứng lên giữ gìn xứ sở và truyền thống của dân tộc mình. Lịch sử làng Xô Man là lịch sử của những chuỗi ngày đau thương mà anh dũng. Người này ngã xuống, người khác kế tiếp. Tiếp theo cụ Mết, anh Quyết là Tnú và Mai phía sau họ là Dít và Heng.
+ Cây xà nu bất chấp bom đạn cũng như con người Tây Nguyên kiên cường, dũng cảm không khuất phục trước kẻ thù: Tnú. Mai, Dít tiếp nhau đi nuôi cán bộ
+ Cây xà nu ham ánh sáng cũng như con người Xô Man ham ánh sáng cách mạng “ đảng còn núi nước này còn”
=> Chính vẻ đẹp thiên nhiên tương đồng, bổ sung cho vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp của cộng đồng. Điều đó càng làm cho thiên truyện thêm đậm chất tráng ca.
- Nghệ thuật miêu tả: 
+ Ngoài ý nghĩa tả thực và tượng trưng thì hình ảnh cây xà nu được mô tả lặp lại ở đầu và cuối tác phẩm như một kết cấu vòng tròn tạo ra được điệp khúc về sự vô cùng, bất tận.
+ Cây xà nu luôn đạt trong sự ứng chiếu với con người gợi số phận, đời sống và phẩm cách của cộng đồng, ngược lại nhiều chỗ miêu tả con người lại lấy xà nu để so sánh” cụ Mết ngựcxà nu lớn”, vết thương trên lưng Tnú Có thể nói hình tượng cây xà nu đã trở thành mô típ chủ đạo, có vai trò chủ âm của khúc ca sử thi Tây Nguyên.-
b. Nhân vật Tnú.
* Nhận xét chung: Trong tác phẩm Rừng xà nu, NTT đẫ xây dựng được một tập thể nhân vật anh hùng. Những nhân vật có đời tư nhưng không được quan sát từ cái nhìn đời tư vì tác giả xuất phát từ vấn đề cộng đồng mà phản ánh đời tư. Họ đại diện cho các thế hệ khác nhau của cộng đồng. Cụ Mết đại diện thế hệ cách mạng từ thời chống thực dân Pháp, đồng thời cũng là người truyền lại cho thế hệ sau truyền thống lịch sử của làng, của cộng đồng, anh Quyết người của đảng, người đi đầu trong phong trào đồng khởi. Tnú, Mai tiêu biểu cho một thế hệ thanh niên giác ngộ lý tưởng của đang, Dít, Heng là hình ảnh các thế hệ cách mạng lớn lên nhanh chóng tiếp nối thế hệ cha anh. Tính cách số phận và con đường đi của các nhân vật này đều mang ý nghĩa đại diện cho cộng đồng, cho nhân dân, số phận mỗi cá nhân thống nhất với cộng đồng.
- Tnú: “Ông già, bà già thì biết rồi. Thanh niên có đứa biết có đứa chưa biết rõ. Còn lũ con nít thì chưa biết() đêm nay tau se kể chuyện nó cho cả làng nghe” cụ Mết thường bắt đầunhững lần kể về Tnú bằng những lời như thế. Tnú đã thành một anh hùng, một huyền thoại của buôn làng, con người Tnú đã hoà đồng với núi nươc Tây Nguyên.
+ Gan góc, táo bạo.
 Cũng như bao con người khác của núi rừng Tây nguyên, ngay từ nhỏ Tnú đã có phẩm chất của một chiến sĩ dũng cảm. Giặc khủng bố gắt gao, cán bộ Quyết phải dạt vào rừng. Bà Nhan, anh Xút đi tiếp tế bị giết thế nhưng Tnú và Mai vẫn hăng hái vào rừng tiếp tế, làm liên lạc cho anh Quyết được anh quyết dạy chữđập đá vào đầu tự trừng trị mình. Học chữ chậm nhưng đi rừng thi Tnú lại nhanh nhẹn lạ thườngcá kình. Đi liên lạc bị giặc bắt, anh kịp nuốt bức thư để phi tang. Mỗi lần bọn giặc hỏi ...cứ như vậy máu trên lưng Tnú thẫm đẫm , đặc quện như nhựa xà nu
+ Tnú là người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng:
 Tham gia lực lượng vũ trang, nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng khi được phép của cấp trên mới về thăm. Băng rừng lội suối vất vả nhưng chỉ ở nhà một đêm theo đúng quy định.
 Khi bị địch bắt trói chuẩn bị tra tấn, anh vẫn nghĩ cho cách mạng. Kẻ thù đốt mười đầu ngón tay, ngọn lửa như thiêu đốt ruột gan nhưng Tnú quyết không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời anh quyết dạy “người cộng sản..” lòng trung thành của Tnú giống như lòng trung thành của cụ Mết “đảng còn núi nước này còn”. Tnú mang theo lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, Tnú lên đường chiến đấu với niền tin chiến thắng.
+ Tnú có một trái tim yêu thương và tấm lòng sục sôi căm giận kẻ thù.
 Anh là người chồng, người cha đầy trách nhiệm. Tình yêu và hạnh phúc giữa Tnú và Mai bình dị, tự nhiên như chính cuộc sống vốn có của họ. Ngày Tnú vượt ngục Kon Tum trở về gặp Mai ở đầu làngRồi đứa con ra đời là nguồn hạnh phúc vô cùng lớn lao của họ, ai cũng bảo nó giống Tnú lạ lùng. Chưa kịp mua vải Tnú xé đôi tấm dồ của mình ra làm tấm choàng để Mai địu con. Thàng bé thường ngủ say trên lưng mẹchứng kiến cảnh giặc tra tấn lúc đó súng đạn của bọn giặc, sự sống chết của bản thân không thể cản nổi bước chân của tình yêu thương và trách nhiệm “hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim” “Tnú không cứu được mẹ con Mai” cụ Mết nhiều lần nhắc lại câu nói đó
 Tnú là con người tình nghĩa với buôn làng. Anh lớn lên trong sự cưu mang đùm bọc của buôn làng, anh gắn bó với mảnh đất quê hương, yêu tha thiết những cánh rừng xà nu. Xa quê hương anh không thể k nhớ buôn làng, nhớ tiếng chày giã gạo, nhớ máng nước đầu làng. Mặc dù đã tắm ở xuối rồi nhưng khi cụ Mết dẫn ra máng nước đầu làng, Tnú vẫn xúc động để cho vòi nước của làng giội lên khắp người như ngày trước. Anh vẫn muốn tận hưởng niềm hạnh phúc thật riêng mà chỉ ở quê hương mới có được. Xa quê anh luôn có gắng phấn đấu để xứng đáng với người dân Strá, anh trở thành tấm gương sáng để cụ Mết giáo dục con cháu.
 Lòng căm thù của Tnú mang đậm chất Tây Nguyên. Tnú mang trong mình 3 mối thù: Mối thù bản thân; Mối thù gia đình và mối thù của quê hương (cánh rừng bị tàn phá, con người bị sát hại)
+ Hình tượng đôi bàn tay: mang dấu ấn tính cách, dấu ấn cuộc đời. Bàn tay trung thực, nghĩa tình khi lành lặn; Bị đốt, là chứng tích đau thương và tội ác; Bàn tay vẫn cầm sang giết giặc nó trở thành bàn tay quả báo.
Nhận xét:
+ Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đi đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên đồng thời làm sáng tỏ chân lý thời đại đánh Mỹ “chúng nógiáo”. Bi kịch của Tnú là bi kịch chung của cộng đồng
+ Nhân vật Tnú là kiểu nhân vật tư tưởng, có đời tư nhưng k được quan sát từ phí đời tư. Tác giả đã xuất phát từ vấn đề cộng đồng mà phản ánh đời tư. Phẩm chất của Tnú kết tinh phẩm chất của cộng đồng, đau thương của Tnú là nỗi đau của cộng đồng
+ Câu chuyện về cuộc đời Tnú được cụ Mết kể nhiều lần như kể về một huyền thoại, như một anh hùng của bộ tộc. Trong Tnú thấp thoáng ẩn hiện bóng hình của Đăm Săn, Sinh Nhã. Chính điều đó đx làm đậm chất sử thi anh hùng ca của tác phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docRung xa nu NTT.doc