Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Nguyễn tuân

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Nguyễn tuân

I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ - CON NGƯỜI

1. Tiểu sử:

- Nguyễn Tuân (1910_1987), quê xã Nhân Mục, quận Thanh Xuân (Hà Nội), sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.

- Học đến cuối bậc thanh chung thì tham gia bãi khóa bị đuổi học.

- Bắt đầu cầm bút từ những năm 30 của thế kỉ XX, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với những tác phẩm có phong cách độc đáo.

- Từ CMT8, nhiệt tình tham gia CM, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.

- Từ năm 1948 đến 1958: Tổng thư kí hội văn nghệ Việt Nam.

- Là một nhà văn có sự nghiệp VH phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa.

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệt huật.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Nguyễn tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN TUÂN
I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ - CON NGƯỜI
1. Tiểu sử: 
Nguyễn Tuân (1910_1987), quê xã Nhân Mục, quận Thanh Xuân (Hà Nội), sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. 
Học đến cuối bậc thanh chung thì tham gia bãi khóa bị đuổi học. 
Bắt đầu cầm bút từ những năm 30 của thế kỉ XX, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với những tác phẩm có phong cách độc đáo.. 
Từ CMT8, nhiệt tình tham gia CM, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. 
Từ năm 1948 đến 1958: Tổng thư kí hội văn nghệ Việt Nam. 
Là một nhà văn có sự nghiệp VH phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa.
Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệt huật.
2. Con người
Là một tri thức giàu long yêu nước và tinh thần dân tộc
Ý thức cá nhân phát triển rất cao
Con người rất mực tài hoa
Là một nhà văn biết quý trọng nghề nghiệp của mình
II. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1. Trước CMT8
Sáng tác chủ yếu xoay quang ba đề tài: ở cả ba đề tài này, nhà văn thường tập trung hướng vào những gì đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ của mình, nghĩa là nhũng gì đem lại cho ông những cảm giác mới lạ, mãnh liệt “tôi muốn mỗi ngày trong cuộc sống của tôi phải cho tôi cái say của rượu tối tân hôn”(một lá thư không gửi)
Chủ nghĩa xê dịch(một chuyến đi, 1938) ND: trong đó, xê dịch để luôn thay đổi món ăn cho cảm giác, thái độ bất mãn trước thời cuộc; Trên đường xê dịch, ông ghi chép lại phong cảnh quê hương đất nước một cách tài hoa -> tấm lòng gắn bó thiết tha với cảnh sắc đất nước
Đời sống trụy lạc(chiếc lư đồng mắt cua, 1941) ND: thể hiện một nhân vật “tôi” hoang mang bế tắc, muốn thoát ly trong rượu và thuốc phiện; mặt khác thể hiện những tâm trạng khao khát vươn tới một cái gì thanh cao, trong trẻo nhòe đôi cánh nghệ thuật
Vẻ đẹp vang bóng một thời(vang bống một thời, 1939) ND: cái nhìn hường về quá khứ, mô tả vẻ đẹp của một thời vang bóng với những phong tục đẹp, thú tiêu khiển thanh cao,lành mạnh; uống trà, thả thơ, đánh thơ, phong tục ngày tết cỗ truyền, nghệ thuật thư phápông phát hiện ra chất tài hoa nghệ sĩ của người xưa trong đời sống văn hóa và đời thường
Cuối giai đoạn có them đề tài yêu ngôn(xác ngọc lam): biểu hiện của tâm lí hoang mang, bế tắc cùng cực.
=> Nhìn chung: các tác phẩm thể hiện thái độ bất bình của nhà văn trước hiện thực nhưng vẫn nói lên tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc của nhà văn
2. Sau CMT8: “lột xác” thành nhà văn của thời đại mới-theo sát những nhiệm vụ chính trị của đất nước và có nhiều đóng góp cho nền văn học CM. Hình tượng chính trong các tác phẩm là nhân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Tác phẩm: tình chiến dịch, hà nội ta đánh mĩ giỏi, tùy bút sông đà (15 bài tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo - kết quả của chuyến đi thực tế vùng tây bắc năm 1958) ND: ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trong sản xuất và chiến đấu.
III. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT.
Nét khái quát: phong cách tài hoa uyên bác. Trước CMT8 : phong cách nghệ thuật có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”-biểu hiện một thái độ khinh đời ngạo mạng, dựa trên sự tài hoa uyên bác và nhân cách hơn người bình thường. sau CMT8: vẫn trung thành với những nét phong cách của mình ở giai đoạn trước CMT8 tuy vậy phong cách nghệ thuật có những thay đổi quan trọng
1. Sự thống nhất của phong cách nguyễn tuân thể hiện chủ yếu ở các phương diện:
Tiếp cận mọi sự vật ở phương diện văn hóa, thẫm mĩ của nó để khám phá, phát hiện
Quan sát, khám phá và nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ(chú ý:khái niệm tài hoa nghệ sĩ ở nguyễn tuân có nghĩa rộng và hẹp:nghĩa hẹp chỉ những người làm nghệ thuật và say mê nghệ thuật; nghĩa rộng là dù làm bất cứ việc gì, nếu công việc ấy được đẩy lên mức điêu luyện, thành thực, siêu việt, sẽ trở thành một thứ nghệ thuật)
Có cảm hứng đặc biết trước những gì phi thường,xuất chúng. Là nhà văn của những cảm giác mãnh liệt, những phong cảnh mãnh liệt, những phong cảnh tuyệt mĩ,của gió bão, thác ghềnh dữ dội
Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau để quan sát hiện thực sáng tạo, hình tượng (văn ông thường pha chất khảo cứu, giàu thông tin)
Luôn tìm tòi sáng tạo trong cách đặt câu, dùng từ (thường có cách ví von, phóng túng, bất ngờ khiến câu văn phong phú, biến hóa) à kết quả của qua trinh lao động nghệ thuật nghiêm khắc, sự “khổ hạnh” dù ít nhiều có sự cầu kì, khó hiểu.
à đã tìm đế thể tùy bút như một điều tất yếu (một thể văn in đậm dâu ấn chủ quan và khá tự do phóng túng).
2. Những chuyển biến phong cách của Nguyễn Tuân ở giai đoạn CMT8.
Không đối lập giữa quá khứ và hiện tại: cái đẹp có ở cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai: Tìm thấy chất tài hoa, nghệ sĩ không chỉ ở những con người đặc tuyển, những tính chat phi thường mà ở nha dân đại chúng: anh bộ đội, cô quân dân, ông lái đò, chị hàng cóm.
Tìm thấy những hiên tường gây cảm giác mạnh ở những phong cảnh đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên đất nước và ở cả những thành tích của nhân dân trong chiến đấu và xây dựng.
Vẫn dùng thể văn tùy bút nhưng có pha chất kí với bút pháp hướng ngoại để phản ánh hiện thực, ghi chép thành tích chiến đấu, xây dựng cá nhân.
* Nguyên nhân của sự biến đổi phong cách: do sự thay đổi của hoàn cảnh XH-lịch sử, do sự thay đổi nhận thức về tư tưởng, tình cảm.
IV. KẾT LUẬN
Có người nói: Nguyễn Tuân như là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ

Tài liệu đính kèm:

  • docTAC GIA NGUYEN TUANdung de hoc pho thong va luyen thidai oc.doc