Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Một số đề nghị luận xã hội

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Một số đề nghị luận xã hội

I. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ:

ĐỀ: “Người hạnh phúc là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác” (Đi-đơ-rô). Suy nghĩ của em về câu nói trên?

1. MỞ BÀI:

- Hạnh phúc là mục đích mà cả nhân loại hằng ao ước muôn đời. Hạnh phúc là gì? Sống như thế nào để có hạnh phúc.

- Đi-đơ-rô, nhà tư tưởng lớn của nước Pháp đã có câu trả lời đáng cho mọi người suy nghĩ.

2. THÂN BÀI:

- Luận điểm 1: Trả lời câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Câu nói có ý nghĩa gì?

+ Có nhiều cách trả lời khác nhau: là sự thoả mãn những khao khát trong đời sống; là sự thành công sau những thất bại để đạt được mục đích đã được đặt ra.

+ Điều chung nhất của hạnh phúc: sự mãn nguyện, cảm thấy mình đã sống đúng với ý nghĩa của sự sống.

 

doc 60 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Một số đề nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ:
ĐỀ: “Người hạnh phúc là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác” (Đi-đơ-rô). Suy nghĩ của em về câu nói trên?
1. MỞ BÀI:
- Hạnh phúc là mục đích mà cả nhân loại hằng ao ước muôn đời. Hạnh phúc là gì? Sống như thế nào để có hạnh phúc.
- Đi-đơ-rô, nhà tư tưởng lớn của nước Pháp đã có câu trả lời đáng cho mọi người suy nghĩ.
2. THÂN BÀI:
- Luận điểm 1: Trả lời câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Câu nói có ý nghĩa gì?
+ Có nhiều cách trả lời khác nhau: là sự thoả mãn những khao khát trong đời sống; là sự thành công sau những thất bại để đạt được mục đích đã được đặt ra.
+ Điều chung nhất của hạnh phúc: sự mãn nguyện, cảm thấy mình đã sống đúng với ý nghĩa của sự sống.
- Luận điểm 2: Đánh giá ý nghĩa câu nói
+ Câu nói đã khẳng định một số lối sống đúng đắn, tốt đẹp. Hạnh phúc của một các nhân phải gắn liền với hạnh phúc của người khác.
+ Đây cũng là lối sống mà các bậc hiền triết ngày xưa, dân tộc ta luôn đề cao. Dẫn chứng: Đạo phật khuyên người ta yêu thương muôn loài, dân tộc khuyên “Thương người như thể thương thân”; vua Lí Thánh Tông thấy con gái mình mặc áo ấm mà thương cho những tù nhân giá rét trong ngục
- Luận điểm 3: Bàn bạc, nêu ý kiến bản thân: Sống như thế nào là đem đến hạnh phúc cho nhiều người?
+ Là làm được những viện to lớn, thoả mãn niềm mong ước của nhiều người, của nhân loại. Dẫn chứng: nhà phát minh, một bậc anh hùng giải phóng dân tộc.
+ Trong cuộc sống đời thường: hết lòng giúp đỡ người khác không chỉ một lần mà là suốt cả cuộc đời.Dẫn chứng: Nhà bác học Pax-tơ hạnh phúc khi cứu được em bé và tìm được thuốc chủng ngừa; một bà xơ chăm sóc những người bị bệnh phong,
+ Đạo lí của câu nói đòi hỏi hành động tích cực: không chỉ yêu thương mà còn “đem lại hạnh phúc” cho nhiều người. Đòi hỏi sự quên mình, lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc của mình, có thể xả thân vì hạnh phúc của mọi người.
3. KẾT BÀI:
- Ít nhất một lần trong đời, ai cũng đặt câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Sống như thế nào để có hạnh phúc?
- Hãy một lần nghĩ và làm theo phương châm của Đi-đơ-rô.
ĐỀ: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
“ Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? ”
* DÀN BÀI GỢI Ý:
I. MỞ BÀI:
- Tố Hữu tuổi thanh niên đã “Bâng khuâng đi kiếm lẽ yêu đời”, “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước” và đã chọn lí tưởng Cộng sản, chọn lối sống đẹp, “là con của vạn nhà”. Vì vậy, ông rất chú ý đến lối sống, “sống đẹp”.
- Cho nên trong những khúc ca của lòng mình, Tố Hữu đã tha thiết gieo vào lòng người, nhất là thế hệ trẻ, câu hỏi: 
“Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn.”
II. THÂN BÀI:
1.Giải thích “Sống đẹp”?
- Sống đẹp là sống có lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao cả, tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu, trí truệ (kiến thức) mội ngày mở rộng sáng suốt, hành động tích cực, lương thiện.
- Một tập thể có lối sống đẹp là một tập thể đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
 - Với thanh niên, học sinh muốn trở thành người “ sống đẹp” cần:
 + Chăm chỉ học tập, khiêm tốn học hỏi, biết nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ
 + Thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, có tinh thần bao dung, độ lượng
 - Những tấm gương hi sinh cao cả vì lý tưởng: Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Bình Trọng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu(Phân tích, chứng minh)
o “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
(Từ ấy - Tố Hữu). 
o “Sống là cho, chết cũng là cho”
(Tố Hữu).
- Một gương người tốt, việc tốt trong đời sống thường ngày (phân tích, chứng minh).
2. Khẳng định lối sống đẹp:
+ Là mục đích, lựa chọn, biểu hiện của con người chân chính, xứng đáng là người
+ Có thể thấy ở những vĩ nhân nhưng cũng có ở con người bình thường; có thể là hành động cao cả, vĩ đại, nhưng cũng thấy trong hành vi, cử chỉ thường ngày
+ Chủ yếu thể hiện qua lối sống, hành động.
2. Sống không đẹp: Những con người vì lợi ích riêng tư mà quên đi lợi ích chung của xã hội: bóp méo sự thật; nịnh bợ cấp trên, hạ uy tín của người khác nhằm trục lợi cho mình, chia rẽ tập thể.
- Đối với học sinh không nghe lời thầy, lừa cha mẹ để đi vào con đường xấu, sống không có mục đích, không có lý tưởng
 - Liên hệ bản thân
III. KẾT BÀI:
- Cần phải thường xuyên học tập và rèn luyện bản thân để từng bước hoàn thiện nhân cách.
- Là học sinh được trực tiếp nghe những lời chỉ dẫn và dạy bảo của thầy cô giáo, tôi vá các bạn hãy luôn sống sao cho cuộc sống của mình có ích cho xã hội
- Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp: là chuẩn mực đạo đức, nhân cách của con người
Nhắc nhở mọi người coi trọng lối sống đẹp, sống cho xứng đáng; cảnh tỉnh sự mất nhân cách của thế hệ trẻ trong đời sống nhiều cám dỗ hiện nay
ĐỀ: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống? 
(Lép-Tôn-xtôi). 
	Anh (chị) hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình.
* DÀN BÀI GỢI Ý:
I. MỞ BÀI:
1. Giải thích
- Giải thích lí tưởng là gì? (Điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất trở thành lẽ sống mà người ta mong ước và phấn đấu thực hiện.)
- Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng?
+ Không có mục tiêu phấn đấu cụ thể
+ Thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả
+ Không có lẽ sống mà người ta mơ ước
- Tại sao không có phương thì không có cuộc sống?
+ Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị, không có ý nghĩa, sống thừa.
+ Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không nhìn thấy đường.
+ Không có phương hướng, con người sẽ hành động mù quáng nhiều khi sa vào vòng tội lỗi (chứng minh)
- Suy nghĩ như thế nào?
+ Vần đề cần bình luận: con người phải sống có lí tưởng. Không có lí tưởng, con người thực sự sống không có ý nghĩa.
+ Vần đề đặt ra hoàn toàn đúng
+ Mở rộng:
* Phê phán những người sống không có lí tưởng
* Lí tưởng của thanh niên ngày nay là gì? (Phấn đấu có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí
* Làm thế nào sống có lý tư
III. KẾT BÀI
- Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều ‎nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khi ông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lí tưởng đối với mỗi người qua việc ví lí tưởng với phương hướng kiên định và cuộc sống. 
- Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần có một lí tưởng để thực hiện trong cuộc đời, luôn phấn đấu để hoàn thành lí tưởng của mình: trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Để mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lí tưởng cuộc đời..
I. NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG:
ĐỀ: Bày tỏ suy nghĩ về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
I. MỞ BÀI:
- Ngày nay, môi trường rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Môi trường cung cấp cho con người những điều kiện thiết yếu để sống: ăn, ở, mặc, hít thởNếu không có những điều kiện đó con người không thể sống, tồn tại và phát triển được.
- Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và cuộc sống của con người. - Để đảm bảo sự phát triển bền vững, con người cần phải sống thân thiện với môi trường, giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sạch.
- Cuộc sống sẽ ra sao nếu tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn tiếp diễn?
II. THÂN BÀI:
- Giải thích:
+ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
+ Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người.
- Vai trò của môi trường đối với đời sống con người:
+ Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.
+ Môi trường chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
+ Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải của đời sống và sản xuất.
+ Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Thực trang ô nhiễm môi trường:
+ Môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí,) bị ô nhiễm, bị huỷ hoại nghiêm trọng (chứng minh).
+ Nạn thải chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp ra sống (chứng minh).
+ Nạn tàn phá rừng bừa bãi (chứng minh).
+ Môi trường xã hội cũng bị ô nhiễm( chứng minh những địa bàn nghiện hút, cờ bạc,) ảnh hưởng xấu tới môi trường sống.
- Tác hại của ô nhiễm môi trường:
+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người (chứng minh)
+ Không khí bị ô nhiễm, nguy hại đến sự sống con người và sinh vật (chứng minh)
+ Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái (chứng minh)
- Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường:
+ Do sự thiếu ý thức của con người.
+ Chưa có công nghệ xử lí chất thải.
+ Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh.
- Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường:
+ Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông.
+ Tăng nguồn khinh phí cho công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường.
- Nhiệm vụ của đoàn viên, thanh nhiêN.
III. KẾT BÀI:
- Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng bỏng của nhân loại trên toàn thế giới.
- Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
ĐỀ: Bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của con người.
I. MỞ BÀI:
- Rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
- Rừng là lá phổi của hành tinh vừa lá máy điều hoà khí hậu, làm cho môi trường sống của chúng ta xanh, sạch, đẹp hơn. Vì vậy " bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của con người ".
II. MỞ BÀI:
- Vai trò của rừng trong bảo vệ môi trường sống của con người:
+ Rừng là lá phổi của hành tinh chúng ta vì nó hút khí CO2 và cung cấp O2, trong khi tất cả các sinh vật trên trái đất đều hút dưỡng khí và thải thán khí:
§ Nếu không có cây xanh, muôn loài sẽ ngạt thở. (Mỗi năm tất cả cây cối trên mặt đất và dưới biển hấp thụ 175 tỉ thấn thán khí và mỗi tấn thán khí biến thành 2,7 tấn dưỡng khí).
§ Đất nhờ cây xanh cũng được thở vì nó ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm cho đất.
§ Không khí nhờ có cây xanh cũng thoáng mát hơn vì cây xanh giữ độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và lưu thông gió.
+ Rừng là máy điều hoà khí hậu vĩ đại của chúng ta vì rừng có khả năng ngăn mặn và lọc bức xạ mặt trời. (Ngồi dưới gốc cây bàng, ta có thể bớt được 4 lần cái nóng da cháy thịt của mùa hè).
+ Rừng góp phần cải thiện khí hậu bằng cách làm sạch môi trường và không khí:
§ Cây cối như một cái máy lọc khí độc trong không khí.
§ Cây cối là hàng rào cách li tiếng động, hấp thụ và hắt lại những sóng âm thanh tránh khỏi chấn động thần kinh cho con người.
+ Rừng góp phần hình thành cảnh quan đẹp, hùng vĩ, nguồn đề tài sáng tác cho văn học nghệ thuật và là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật quý.
+ Rừng điều hòa nhiệt độ, cân bằng thời tiết, giữ mạch nước ngầm, giữ màu mỡ cho đất, chống xói mò, che chắn giông bão, hạn chế lũ lụt.
+ Rừng cung cấp nhiều tài nguyên quý giá: thực phẩm, cây thuốc quý, gỗ, quặng mỏvà là căn cứ địa cách mạng thời chống giặc ngoại xâm.
- Những hậu quả nghiêm trọng khi phá rừng:
+ Không khí bị ô nhiễm, thiếu dưỡng khí cho sự sống.
+ Thiên tai nghiêm trọng: trái đất nóng lên, hạn hán, lũ lụt, bão tố, động đất, song thần
+  ...  được tả như một người lao động chân chính lại đồng thời như một vị tướng tài ba nơi trận mạc.
- Một vị tướng đầy dũng khí mà cũng đầy sức mạnh, Với một mái chèo làm vũ khí như một thanh gươm xông thẳng vào giữa những trùng vây của kẻ địch, sử dụng món vũ khí lợi hại của mình để thắng địch:
“ Ông lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất tung lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình.”
- Một vị tướng dày dạn kinh nghiệm, biết rõ tất cả những nơi nguy hiểm, những thác ghềnh đầy cạm bẫy của sông Đà để có cách đối phó và chiến thắng.
+ Với những bãi đá nổi đá chìm của sông Đà như bày ra “ thạch trận” với đủ thứ mưu ma chước ma quỷ, đủ thứ cách đánh nham hiểm mà ác thứ binh pháp trên đời có thể nghĩ ra:
“Ông lái đò đã nắm chắt binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”.
+ Với những thác ghềnh với bao nhiêu luồng nước, có luồng sinh, có luồng tử, kẻ non tay 
có thể chết vì chỉ nhìn thấy đã hoảng, chần chừ không biết chọn lấy luồng nào, ông lái đò có cách đánh của người qua cảm:
“ Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chặt lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”.
- Một vị tướng quyết liệt đến tận cùng, vượt qua mọi đau đớn, có khi phải cắn răng mà lao vào chỗ hiểm nghèo bằng một sức chịu đựng phi thường:
“Sóng nước đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở vô bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đòNhưng ông đò cổ nén vết thương, hai chân vẫn kẹp lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lung, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm.”
Bị đánh ngón đòn hiểm độc nhất, đau đớn đến độ mặt méo bệch đi, mà vẫn nén vết thương để chiến thắng, còn có thể nói gì hơn nữa về về một dũng sĩ ngoài mặt trận?
3. Không chỉ một người lao động hay một vị tướng, người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân cũng thực sự là một người nghệ sĩ.
- Một con người tài ba đến độ tuyệt vời, lúc nào cũng đầy lòng tự tin, giữa muôn trùng nguy hiểm vẫn có phong thái ung dung của người làm chủ thế trận, hành động cứ như một nhà nghệ sĩ. Đây không chỉ là một người lao động làm ngề lái đò, đây là một nghệ sĩ thực thụ của nghệ thuật lái đò, nhất là lái đò trên sông Đà.
Hãy xem cách ông lái đò đưa thuyền lách qua những cửa đá trên dòng nước chảy xiết của sông Đà:
“Thuyền vút qua cửa đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa lái được lượn được. Thế là hết thác.”
- Coi nguy hiểm như chuyện thường ngày phải có của cuộc sống, đến những lúc nghỉ ngơi, hình ảnh người lái đò sông Đà cũng thật đẹp:
“Đêm áy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và hoàn toàn bàn tán về cá anh vũ, ca dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá màu khôCũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua.”
- Là một nhà nghệ sĩ, Nguyễn Tuân hoàn toàn đồng cảm với lối sống ấy:
 “Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy sự sống từ tay những cái thác, nên cũng chẳng có gì hồi hộp đáng nhớHọ 
nghĩ thế lúc ngừng chèo.”
III. KẾT BÀI:
- Yêu cái đẹp đến tận cùng máu thịt, nhưng phải sống giữa cuộc đời đầy chuyện gai mắt chướng tai, nhiều lúc Nguyễn Tuân từng ca ngợi lối sống truỵ lạc, cũng là một cách để chống lại cái thứ xã hội tầm thường danh lợi nhỏ nhen ấy, nên cũng là một lối sống đẹp.
- Thế rồi, đất nước mở ra cho ông một chân trời mới: cái đẹp không ở đâu xa, cái đẹp có ở ngay trên dáng hình Tổ quốc và nhân dân. Một nguồn cảm hứng tươi trẻ như được hồi sinh. Những trang viết về con sông Đà hùng vĩ, về người lái đò sông Đà, thật là thứ vàng mười như ông hằng ao ước.
ĐỀ: Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
v DÀN BÀI THAM KHẢO:
I. MỞ BÀI:
- Chiếc thuyền ngoài xa viết năm 1983, đây là những năm chuyển mình mạnh mẽ của đất nước và của văn học. Tác phẩm lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn in (in năm 1987).
- Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ 2.
- Nhân vật để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất là người đàn bà hàng chài, một người phụ nữ nghèo khổ, lam lũ nhưng có đức tính hi sinh cao cả, bao dung, hồn hậu và rất trải đời.
II. THÂN BÀI:
1. Giới thiệu nhân vật:
- Nhân vật người đàn bà hàng chài là hiện thân cho mảng đời tăm tối cơ cực vẫn tồn tại quanh cuộc sống của chúng ta.
- Dù cuộc sống riêng có phải chịu trăm nỗi cơ cực, tủi hờn nhưng ở chị vẫn toát lên những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: tấm lòng nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
- Người đàn bà ấy không tên nhưng là nhân vật quan trọng trong tác phẩm. Chị có vai trò khá quan trọng trong sự phát triển cốt truyện, mạch truyện, trong mối quan hệ với các nhân vật khác như Phùng, Đẩu, người chồng và chị em thằng bé Phác, trong việc thể hiện quan điểm nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với con người và cuộc sống.
2. Phân tích nhân vật:
* Ngoại hình:
- Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả, nhà ở phố huyện sống bằng nghề buôn bán bả lưới, nhưng ngay từ nhỏ chị đã có một ngoại hình xấu xí “Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa”. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy nên chị có mang với một anh con trai hàng chài hay đến nhà chị mua bả về đan lưới. Lúc ấy, chồng chị tuy cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh đập chị tàn nhẫn như bây giờ.
- Những nét xấu xí, thô kệch ấy, qua bao nhiêu năm tháng lam lũ, vất vả, lo toan vì cuộc 
sống nghèo khổ nên càng được thể hiện rõ hơn: một người đàn bà “trạc ngoài bốn mươi” với những “đường nét thô kệch”, “rỗ mặt”, “khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá”, “cặp mắt nhìn xuống chân”, tay “buông thõng xuống” ra vẻ nhẫn nhục, cam chịu.
* Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài khiến cho nhiều người phải ngỡ ngàng.
- Vừa ở dưới thuyền lội lên đến bên chiếc xe rà phá mìn, chị đã bị chồng dùng chiếc thắt lưng, chẳng nói chẳng rằng quật tới tấp vào người. Hắn vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng đau đớn rên rỉ: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hềt đi cho ông nhờ!”
- Chứng kiến cảnh người đàn bà bị chồng đánh đập dã man, nghệ sĩ Phùng tưởng chị sẽ 
né tránh, bỏ chạy hay kêu van nhưng anh rất ngạc nhiên, sửng sốt khi thấy chị hoàn toàn cam chịu, nhẫn nhục.
* Người đàn bà ấy cũng rất tự trọng:
- Bị chồng đánh đập dã man tàn nhẫn nhưng chị chỉ căn răng chịu đựng, không hề kêu rên. Nhưng khi biết chuyện mình bị chồng đánh đã bị Phác và nghệ sĩ Phùng chứng kiến, chị cảm thấy “vừa đau đớn vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương hại cho tình cảnh trớ trêu mà chị đang chịu đựng, dù cho đó là đứa con trai của chị. Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng chị không bận tâm, sẵn sàng nhẫn nhục chịu đựng. Và chị không muốn đứa con trai của mình cảnh cha nó đánh đập mẹ nó tàn nhẫn như thế, huống hồ chi lại có sự chứng kiến của một người lạ mặt. Đó chính là lòng tự trọng, là nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ đáng thương và đáng quý này.
* Vẻ đẹp khác trong tâm hồn của người đàn bà hàng chài:
- Khi ở toà án huyện, chính người phụ nữ ấy đã đem đến cho Phùng, Đẩu và người đọc nhiều nhận thức thật mới mẻ.
- Được mời lên toà án để giải quyết việc gia đình, lúc đầu chị lúng túng, sợ sệt, rụt rè nên “tìm đến một góc tường để ngồi”.
- Nhà văn đã dụng công nhấn mạnh vào sự thay đổi ngôn ngữ và tâm thế của người đàn bà hàng chài:
+ Với chánh án Đẩu và người nghệ sĩ Phùng, lúc đầu chị “thưa gởi”, xưng “con” và đã có lúc chắp tay vái lia lịa van xin “Con lạy quý toà (). Quý tào bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
+ Nhưng khi lấy lại được sự tự tin, tâm thế đã thay đổi, người đàn bà ấy đột ngột chuyển cách xưng hô: “Chị cảm ơn các chú, lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăncho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc.”
- Và qua những lời giãi bày rất chân tình, rất có sức thuyết phục của chị, Đẩu, Phùng và người đọc đã “vỡ ra” nhiều điều mà trước đây họ chưa biết về chị/
+ Các anh đã nhận ra đằng sau cái vẻ cam chịu, nhịn nhục, đáng thương là cả một tấm lòng vị tha và giàu đức hi sinh của chị. Chị nói: “đám đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Chị đã chấp nhận sự đau khổ để hi sinh cho cuộc sống của đàn con. Nếu người phụ nữ chấp nhận người đàn ông uống rượu, thì chị cũng chấp nhận bị đánh, có điều chị chỉ xin chồng đánh ở trên bờ để các con đừng nhìn thấy. Đó là một cách ứng xử rất nhân bản. Chị không muốn gieo vào lòng các con thái độ căm thù đổi với cha của chúng.
+ Đẩu và Phùng cũng nhận ra được lí do không thể bỏ chồng. Lời giải thích của chị thật có lí, điều đó chứng tỏ chị không phải là một người nhu nhược, hèn nhát mà là một người phụ nữ sâu sắc và từng trải. Chị đã cho các anh biết: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa”.
+ Chị còn cho các anh biết thêm: trong đau khổ triền miên chị vẫn có được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Chị nói:
§ “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”
§ “trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”
Có thể nói người đàn bà hàng chài là biểu tượng cho tình mẫu tử, biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc gia đình. Với chị, gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành 
viên, cho dù trong gia đình ấy còn nhiều cảnh ngang trái, khổ đau, nhưng chị vẫn nâng niu, trân trọng từng niềm hạnh phúc thật nhỏ nhoi.
III. KẾT BÀI:
- Xây dựng hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thế sự của Nguyễn Minh Châu, ông đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo khổ. Dù trong cảnh đói nghèo, lạc hậu, người phụ nữ vùng biển vẫn bộc lộ một tấm lòng và một tính cách đầy nữ tính.
- Qua hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài này, ta cũng cảm nhận được tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu: đó là cái nhìn yêu thương, thông cảm về số phận bất hạnh của con người; đó là việc phát hiện và khẳng định những phẩm chất cao đẹp của họ; đó còn là niềm khao khát có một chỗ dựa tinh thần, một cuộc sống ấm no bình yên, một niềm hạnh phúc gia đình bình dị.
- Cũng qua hình tượng nhân vật người đàn bà, ta nhận ra quan điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu rất sâu sắc, nhiều chiều về con người và cuộc sống. Ông nhận thấy cuộc sống này có cả ánh sáng và bóng tối, nước mắt và nụ cười, bề nổi và bề chìm.
- Cuộc đời người đàn bà hàng chài còn nhiều ngang trái, khổ đau nhưng ta vẫn cảm nhận được cái nhìn thật nhân hậu của nhà văn đối với con người và cuộc số

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI LIEU ON THI TOT NGHIEP THPT 20112012.doc