Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Hồ Chí Minh

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Hồ Chí Minh

I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ

- Sinh ngày (19/5/1890-2/9/1969)

- Quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước.

- Các tên gọi :

 Lúc nhỏ: Nguyễn Sinh Cung.

 Khi đi dạy học: Nguyễn Tất Thành.

 Khi hoạt động ở nước ngoài: Nguyễn Ái Quốc.

 Khi về nước (1941): Hồ Chí Minh

- Quá trình hoạt động:

 Năm 1911. Người ra đi tìm đường cứu nước.

 Từ 1919, Người tham gia nhiều hoạt động cách mạng ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.

 Năm 1925, Người tham gia thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội.

 Ngày 3/2/1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

 Năm 1941, Người về nước và thành lập mặt trận Việt Minh.

 Năm 1942, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ và giam cầm trong suốt 13 tháng.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒ CHÍ MINH
I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ
Sinh ngày (19/5/1890-2/9/1969)
Quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước.
Các tên gọi :
Lúc nhỏ: Nguyễn Sinh Cung.
Khi đi dạy học: Nguyễn Tất Thành.
Khi hoạt động ở nước ngoài: Nguyễn Ái Quốc.
Khi về nước (1941): Hồ Chí Minh
Quá trình hoạt động:
Năm 1911. Người ra đi tìm đường cứu nước.
Từ 1919, Người tham gia nhiều hoạt động cách mạng ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
Năm 1925, Người tham gia thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội.
Ngày 3/2/1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm 1941, Người về nước và thành lập mặt trận Việt Minh.
Năm 1942, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ và giam cầm trong suốt 13 tháng.
Năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” tại quảng trường Ba Đình.
Năm 1946, Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Năm 1990, UNESCO công nhận Người là Danh nhân văn hóa thế giới.
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1. Quan điểm sáng tác 
Văn học là vũ khí phụng sự cho sự nghiệp cách mạng qua hai câu thơ:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
HCM chú trọng tính chân thật tính dân tộc của văn học. Người đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
Phương châm sáng tác: HCM bao giờ cũng xuất phát từ mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi “viết cho ai” (đối tượng), “viết để làm gì” (mục đích), rồi mới quyết định “viết cái gì” (nội dung)và “viết như thế nào” (hình thức). Vì thế, những tác phẩm của Người vừa có nội dung sâu sắc, thiết thực vừa có hình thức NT sinh động, đa dạng.
2. Di sản văn học: HCM để lại một di sản văn học lớn lao về tầm voc tử tưởng, phong phú về thể lọai, đa dạng về phong cách NT.
a. Văn chính luận
Thể hiện tính chiến đấu cao, tấn công trực tiếp vào kẻ thù, đề cao nhiệm vụ cách mạng.
Lời văn chặt chẽ, súc tích.
Những tác phẩm chính: 
Tuyên ngôn độc lập (1945): bản tranh luận ngầm với các thế lực thù địch , ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Di chúc (1969): lời căn dặn thiết tha. 
Bản án chế độ thực dân Pháp (1925): tố cáo đanh thép tội ác thực dân Pháp.
b. Truyện và kí:
Được viết trong giai đoạn người hoạt động ở Pháp (1922-1925).
Nội dung: 
Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo , xảo trả của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa.
Đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.
Bút pháp hiện đại, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, bút pháp châm biếm sắc xảo.
Những tác phẩm chính: Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Vi hành, : lên án, vạch trần dã tâm của thực dân Pháp và bọn băn nước, bộ lộ lòng yêu nước; giai đoạn sau: Nhật kí chìm tàu (1931),
c. Thơ ca:
* Tập thơ chữ Hán : Ngục trung nhật kí”, được viết trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm (1942-1943).
Nội dung: 
+ Tái hiện chân thật bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù Quốc dân đảng và một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc những năm 1942-1943
+ Phản ảnh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của HCM.
- Nghệ thuật: bút pháp đa dạng và linh hoạt, kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ ca của HCM.
* Một số bài thơ Người làm ở Việt Bắc và trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp nhằm mục đích tuyên truyền CM và khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân. (Cảnh khuya, Nguyên tiêu ).
3. Phong cách nghệ thuật:
- PCNT của HCM độc đáo, đa dạng nhưng thống nhất 
+ Văn chính luận: ngắn gọn, tư duy săc xảo, lập luận chặc chẽ, lí lẽ đanh thép bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
+ Truyện và kí: thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén vừa hài hước.
+ Thơ ca: thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của HCM. Thơ ca của HCM được chia làm hai loại: 
Thơ hiện đại: nhằm mục đích tuyen truyền CM, thường giản dị, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.
Thơ tư tuyệt cổ điển: bằng chữ Hán, mang lại đăc điểm của thơ cổ phương Đông với sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và chất thép, giữa sự trong sáng, giản dị và hàm súc sâu sắc.dđuoươcợc chia 
- PCNT của HCM đều hết sức phong phú đa dạng mà thống nhất. Đó là cách ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc nhất tư tưởng và tình cảm cả người cầm bút.
III. KẾT LUẬN
Văn thơ HCM là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp CM vĩ đại của người.Văn thơ của Người có tác dụng to lớn đối với qua trình phát triển của CM VN, đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần của dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAC GIA HO CHI MINHdung de hoc pho thong va luyenthi dai hoc.doc