Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

- Giúp HS nhận thức được sự trong sáng là phẩm chất của TV, được biểu thi ở 1 số phương diện cơ bản; đồng thời nhận thức được yêu cầu về sự trong sang đối với việc sử dụng TV.

2. RLKN: rèn luyện các kĩ năng nói và viết đảm bảo giữ gìn phát huy được sự trong sáng của TV.

3. Về tư tưởng, tình cảm:

- GDHS có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của TV khi nói, viết.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

 1.Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng.

2.Trò: SGK, chuyển bị bài theo câu hỏi sgk

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /8/2011 Ngày giảng:12G: /8/2011
	 12H: /8/2011
	 12I: /8/2011
Tiêt 5: Tiếng việt
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: 
- Giúp HS nhận thức được sự trong sáng là phẩm chất của TV, được biểu thi ở 1 số phương diện cơ bản; đồng thời nhận thức được yêu cầu về sự trong sang đối với việc sử dụng TV.
2. RLKN: rèn luyện các kĩ năng nói và viết đảm bảo giữ gìn phát huy được sự trong sáng của TV.
3. Về tư tưởng, tình cảm: 
- GDHS có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của TV khi nói, viết.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
 1.Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng.
2.Trò: SGK, chuyển bị bài theo câu hỏi sgk
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 * Ổn định tổ chức lớp (1’) 12 G: 12H: 12I:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Kết hợp trong quá trình giảng.
2. Bài mới:
 * Lời vào bài (1’) Khi nghe 1 người nào đó phát âm không chuẩn, 1người quá lạm dụng từ hán việt hoặc tiếng nước ngoài ta thấy khó chịu. Tại sao tiếng việt phong phú sao không biết dùng? Để thấy được bản chất của vấn đề đó ta tìm hiểu bài: Giữ gìn sự trong sang của TV. Mời các ETr 30
 * ND bài:
 HĐ của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
? Em hiểu thế nào là sự trong sang của TV.
? Sự trong sáng của TV biểu hiện ở mấy phương diện .
? Phương diện thứ nhất là gì. thế nào là Chuẩn mực và hệ thống những qui tắc 
? Cho VD, PT.
? Chuẩn mực 2 là gì. Cho VD.
? Nêu chuẩn mực 3.
? Cho VD và PT.
?Ngoài 3 chuẩn trên còn chuẩn mực nầo về sự trong sáng của TV.
Gv nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học.
? Qua bài KQ những ý cơ bản
 HS đọc
? Xác định yêu cầu của bài.
? Chỉ ra những từ ngữ mà 2 nhà văn dùng.
? Vì sao nhà văn dùng những từ ngữ này mà không dùng những từ ngữ khác.
 HS đọc
? Hãy xác định ra chỗ sai và sửa để đảm bảo sự trong sáng.
I. Sự trong sáng của tiếng việt. (6’)
- Trong sáng thuộc về phẩm chất của ngôn ngữ nói chung và tiếng việt nói riêng.
+ “ Trong có nghĩa là trong trẻo, không có chất tạp, chất đục”.
+ “ Sáng là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng, tình cảm của người việt nam, nó diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói” ( Phạm Văn Đồng- Giữ gìn sự trong sáng của TV).
- 4 phương diện: 
a, Tiếng việt có những chuẩn mực và hệ thống những qui tắc chung làm cơ sở cho giao tiếp (nói và viết). (6’)
- Phát âm. - Đặt câu.
- Dùng từ. - Chữ viết.
- Cấu tạo lời nói, chữ viết.
 * VD:
- Qui định thanh phải đanh dấu đúng âm chính: Đóng không viết Đ’ong
- Phát âm chuẩn mực phân biệt: l/n
b, Tiếng việt có hệ thống qui tắc chuẩn mực nhưng không phủ nhận (loại trừ) những trường hợp sang tạo, linh hoạt khi biết dựa vào những qui tắc. (6’)
* VD:
 Lom khom dưới núi tiềú vài chú
 Lác đác bên song chợ mấy nhà.
-> Câu thơ đảo vị ngữ,
 Ước gì song ngắn 1 gang
 Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi.
-> Làm gì có sông ngắn 1 gang và giải yếm đào làm sao bắc được cầu. Cách dung ẩn dụ trong việc tỏ tình đày nữ tính của cô gái bao đời nay vẫn chấp nhận. Cách diễn đạt vẫn trong sáng
C, Tiếng việt không cho phép pha tạp lai căng 1 cách tuỳ tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác. (8’)
- Tiếng việt có vay mượn nhiều thuật ngữ chính trị, khoa học tiếng hán, tiếng pháp như: chính trị, cách mạng, dân chủ độc lập du kích, nhân đạo ..
- Song không vì vay mượn mà dung quá lạm dụng làm mất đi sự trong sang của TV. 
 VD:
+ Không nói xe cứu thương mà nói xe hồng trật tự.
+ Không nói xe lửa mà nói hoả xa.
+ Không nói máy bay lên thẳng mà nói trực thăng vận.
 Bắc Hồ đã dặn: “ Tiếng ta còn thiếu, lên nhiều lúc phải vay mượn tiếng nước khác nhất là tiếng trung quốc. Nhưng phải có chừng có mực. Tiếng nào sẵn có thì dùng tiếng ta”.
d, Thể hiện ở chính phẩm chất văn hóa lịch sự của lời nói. (7’)
+ Nói năng lích sự có văn hoá, chính là biểu lộ sự trong sáng củ TV. 
+ Ngược lại nói năng thô tục mất lịch sự, thiếu văn hoá sẽ làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng TV.
 Ca dao có câu:
 Lời nói chẳng mất tiền mua 
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
+ Phải biết xin lỗi người khác khi làm sai, khi nói nhầm.
+ Phải biết cám ơn người khác.
+ Phải biết giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí tuổi tác, đúng chỗ.
+ Phải biết điều chỉnh âm thanh khi giao tiếp..
*Củng cố và luyện tập: (8’)
- Phần ghi nhớ sgk
1. Bài tập1/33
- Yêu cầu phân tích tính chuẩn xác trong sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du và Hoài Thanh. Tính chuẩn xác là 1 biểu hiện về sự trong sang của ngôn ngữ Muốn thấy tính chuẩn xác cần đặt các từ trong mục đích chỉ ra những nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách nhân vật trong truỵen kiều đồng thời so sánh đối chiếu với các từ gần nghĩa, đồng nghĩa cùng biểu hiện tính cách đó mà 2 nhà văn đã không dung.
- Các từ ngữ nói về các nhân vật mà 2 nhà văn đã sử dụng :
+ Kim Trọng: Rất mực chung thuỷ.
+Thuý Vân: Cô em gái ngoan.
+ Hoạn Thư: Người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay ghiệt.
+ Thúc Sinh: Sợ vợ.
+ Từ Hải: Chợt hiện ra, chợt biến đi như 1 vì sao lạ.
+ Tú Bà: Mầu ra “nhợt nhạt”.
+ Mã giám Sinh: “Mày râu nhẵn nhụi” .
+ Sở Khanh: Chải chuốt dịu dàng.
+ Bạc Bà, Bạc Hạnh: Miệng thề “xoen xét”.
 - Đối với từ ngữ dù ng cho mỗi nhân vật đều rất chuẩn xác vì: Kim trọng yêu say đắm Thuý Kiều nhưng vì tai hoạ giáng xuống gia đình Thuý Kiều nên mối tnhf của họ không được toại nguyện. Mặc dù được thay thế = mố tình của Thuý Vân, nhưng Kim Trọng kông lúc nào nguôi tìh cảm với Thuý Kiều. Kim Trọng đã = mọi cách để tìm tung tích Thuý kiều và cuối cùng đã tìm được nàng bị lưu lạc ở phương xa, tìm được Thuý Kiều, tình cảm của Kim Trọng vân đằm thắm như xưa nghĩa là vẫn “ rất mực thuỷ chung”. 
2. Bài tập2/34.
- Đoạn văn đã lược bỏ 1 số dấu câu, do đó lời văn không gẫy gọn không được sang rõ. Muốn đạt được sự trong sang, cần khôi phục lại những dấu câu cần thiết vào các vị trí thích hợp như:
 Tôi có lấy VD về 1 dòng sông. Dòng sông vừa chôi chẩy, vừa phải tiếp nhận - dọc đường đi của mình - những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy- một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đai đem lai.
 (Chế Lan Viên)
 Ở 1 số vị trí trong đoạn văn trên có thể có những khả năng khác trong việc dung dấu câu nhưng vẫn đảm bảo ND cơ bản mà tác giả định biểu hiện. Do đó khi làm bài tập nàycó 1 * số phương án khác như:
 - Thay cho 2 dấu gạch gang ở câu 2 là 2 dấu ngoặc đơn.
 - Thay cho dấu gạch ngang ử câu 3 là 2 dấu chấm.
III. HƯỚNG DẪN HS HỌC VÀ CHUYỂN BỊ BÀI (2’)
1. Bài cũ: 
 - Học nắm vững ND
 - Đọc phần đọc them trong sgk.
2. Bài mới: 
 - Đọc trước 3 đề ở nhà ( tr 35). 
 - Tiết sau viết bài số 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 5 12cb.doc