Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử

1. TÁC GIẢ

CUỘC ĐỜI:

- Tên khai sinh là Nguyễn Trọng trí, quê ở tỉnh Đồng Hới, sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo.

- Cha mất sớm, ông sống với mẹ ở Quy Nhơn và có 2 năm học trung học ở Huế.

- Ông làm viên chức ở sở Đạc Điền rồi vào Sài Gòn làm báo.

- Năm1936, ông mắc bệnh phong, ông về Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa.

- Cuộc đời nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÂY THÔN VĨ DẠ - HÀN MẶC TỬ
1. TÁC GIẢ
CUỘC ĐỜI:
Tên khai sinh là Nguyễn Trọng trí, quê ở tỉnh Đồng Hới, sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo.
Cha mất sớm, ông sống với mẹ ở Quy Nhơn và có 2 năm học trung học ở Huế.
Ông làm viên chức ở sở Đạc Điền rồi vào Sài Gòn làm báo.
Năm1936, ông mắc bệnh phong, ông về Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa.
Cuộc đời nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới.
SỰ NGHIỆP:
Ông nổi tiếng là thần đồng thơ ở Quy Nhơn lúc 14, 15 tuổi.
Vị trí: Ông là một nhà thơ có sức sáng tạ mạnh, dồi dào nhất trong Trường thơ Loạn gồm Yến Lan, Bích Khuê, Chế Lan Viên và phong trào Thơ mới cũng như thơ hiện đại Việt Nam.
Phong cách thơ: Kỳ dị đầy bí ẩn và phức tạp, qua đó ta thấy một tài ăng lớn, một tình yêu đau đớn với con người và cuộc sống.
Tác phẩmt chính: tập thơ: Gái quê (1936), Thơ Điên (Đau thương) (1938), Kịch thơ: Duyên kỳ ngộ (1939), Quần tiên hội (1940) 
2. TÁC PHẨM:
Bài thơ được viết tại Quy Nhơn khi tác giả nhận được bức thư ảnh của Hoàng Thị Kim Cúc, người con gái xứ Huế mà ông yêu. Năm 1938 bài thơ in trong tập thơ Điên. Thôn Vĩ Dạ là một thôn nhỏ nằm bên bờ sông Hương.
Áp dụng vào bài làm: Đây thôn Vĩ Dạ sáng tác 1938, in trong tập thơ Điên. BÀi thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của HMT với một cô gái quê ở thôn Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.
3. GHI NHỚ: Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tình tế, giàu lien tưởng, bài thơ Đây thôn vĩ dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
CHIỀU TỐI –HỒ CHÍ MINH
Tác giả: HCM là một nhà CM thiên tài, là danh nhân văn hóa thế giới.
Tác phẩm: Bài thơ số 31 của tập “Nhật kí trong tù” được bÁc sáng tác vào cuối thu 1942 – trên con đường bị giải đi từ nhà lao Tình Tây đên Thiên Bảo. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ Cộng sản trong chốn lao tù.
Ghi nhớ: Bài Chiều tối cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ HCM. Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiên đại.
NHẬT KÍ TRONG TÙ
Ngày 13/8/1942, HCM lên đường sang TQ với danh nghĩa đại biểu của VN độc lập đồng minh hội và phân bộ quốc tế phản xâm lược của VN, dể tranh thủ sự viên trợ của thế giới. Sau nữa tháng đi bộ đến xã Túc Vinh, huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây thì bị tình nghi là Hán gian, chúng giam cầm và đày đọa người rất dã man trong 13 tháng, giải đi gần 18 nhà giam của 13 huyện.
Trong điều kiện bị giam cầm chờ đọi ngày được trả tự do, HCM làm thơ để giải trí và để tỏ chí và trang trải nỗi lòng. Đến ngày 10/9/1943, Người được trả tự do và tập Nhât jis trong từ kết thúc gòm 134 bài thơ chữ Hán (bao gồm cả bài đề từ).
Vượt ra khỏi ý nghĩa của tập Nhật kí, “NKTT” ko những là một văn kiên lịch sử vô giá mà còn là tp văn học lớn, đóng góp nhiều mặt vào sự phát triển của VHVN.
TỪ ẤY – TỐ HỮU
Xuất xứ: “Từ ấy” là tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, xiềng xích, giải phóng. Bài thơ trích trong tạp Máu lửa năm 1938.
Hoàn cảnh sáng tác: Ngày đứng được vào hang ngũ của Đảng của những người cuàng phấn đáu vì lí tưởng ca đẹp là bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu, ghi nhân lại kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc 1938 TH viết “Từ ấy”.
Ghi nhớ: Bài thơ Từ ấy là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự vân động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ bằng ngôn ngữ giàu nhac điệu.
TRÀNG GIANG – HUY CẬN
Tác giả
Huy Cận (1919-2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở tỉnh Hà Tây.
Ông vào Huế học đến hết bậc thành trung học.
Năm 1939: đỗ tú tài.
Năm 1943: đỗ kĩ sư canh nông.
Năm 1942: tham gi hội văn hóa cứu quốc, sau CMT8 ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chình phủ và Hội Liên hiệp Văn hoc-Nghệ thuật VN.
Sự nghiệp: Bắt đàu làm thơ hồi còn đi học:
Vị trí: thi sĩ hang đầu của phong trào thơ mới, sau CMT8 ông trở thành nhà thơ CM, đổi mới tiếng thơ.
Phong cách thơ: hàm súc, giàu chất suy tư triết lí, mang nỗi sầu thiên cổ.chịu ảnh hưởng thơ lãng mạn phương Tây. Ông luôn khao khát và lắng nghe sự hoà điều giữa hồn người với tạo vật, giữa cá thể với nhân quần.
Tác phẩm chính: Lủa thiêng, kinh cầu tự, Vũ trụ ca, Trời mỗi ngày lại sáng 
Tác phẩm: 
Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ được viết 1939, in trong tập “Lửa thiêng” là một bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận trước CMT8. Bài thơ được khơi nguồn cảm hứng từ một lần tác giả đứng ở bờ Nam bến Chèm, nhìn cảnh sông Hồng mênh mông vắng lặng mà nghĩa về kiếp người về cuộc đời.
Nhan đề: 
Gợi ra ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa cổ điển, vừa thân mật, ko dùng từ “Trường” sợ lầm với “Trường giang”, một dòng sông lớn của TQ. “Duy Kiến Trường Giang thiên tế lưu” (Lý Bạch).
Vần lưng “ang” gợi âm hưởng dài rộng, lan tỏa, ngân vang trong lòng người đọc, ánh lên vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiên đại. Cảnh ko chỉ là cảnh sông Hồng – sông lớn nữa mà là cảnh tràng giang khái quát trong không gian và thời gian.
Câu đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, định hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ “bâng khuâng”: nỗi buồn, sầu lan tỏa, nhẹ nhàng mà sâu lắng trước cảnh “trời rộng” “sông dài”; đồng thời tạo nên vẽ đẹp hài hòa vừa cổ điển vừa hiện đại của chàng thanh niên thời thơ mới.
Ghi nhớ: Qua bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.
HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM
Tác giả:
Thạch Lam (1910-1942)
Gia định: gốc công chức quan lại, nghèo.
Quê hương: thuở nhỏ sống ở quê ngoại ở phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nơi ấy có một chợ nhỏ, ga xếp và chuyến tàu đêm à không gian nghệ thuật trong nhiều tác phẩm của TL.
Con người: thong minh, làm báo, viết văn, cây bút chủ chốt của báo Phong Hóa và Ngày Nay; điềm đạm, trầm tĩnh tinh tế à dấu ấn trong văn phong.
Thời đại: nước mất nhà tan à đời sống nhân dân bần cùng.
Sự nghiệp: 
Đề tài: NTuân có nhận định “Xúc cảm của nhà văn Tlam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tang lớp dân nghèo”
Ông có quan niệm văn chường lành mạnh, tiến bộ.
Phong cách nghệ thuật:
Có biệt tài về truyện ngắn, Ông thuongf viết về nững truyện ko có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những xúc cảm mong manh,mơ hồ, tinh tế trong cuộc sống thường ngày.
Mỗi truyện của TL như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người.
Văn TL trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. Hai yếu tố hiện thực và thi vị, trữ tình luôn đan cài xen kẽ nhau, tạo thành hương vị khó lẫn trong phong cách NT của ông.
Tác phẩm chính: Nắng trong vườn, gió đầu mùa, sợi tóc.
Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác: Hai đứa trẻ là một trong những truyên ngắn đăc sắc của TL, in trong tập Nắng trong vườn. Tác phẩm có sự hòa quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.
Ghi nhớ: 
Bằng một truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản, TL đã thể hiện một cách nhẹ nhành mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước CM. Đồng thời ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ – NGUYỄN TUÂN
Tác phẩm: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng” in 1938 trên tạp chí Tao Đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện “Vang bóng một thời”
Ghi nhớ: 
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA – VŨ TRỌNG PHỤNG
Tác giả:
Vũ Trọng phụng (1912-1939) sinh tại HN, trong một gia đinh nghèo, quê ở tỉnh Hưng Yên.
Ông sống bấp bênh, chật vật bằng nghề viết báo, viết văn chuyên nghiệp.
Một người bình dị, chăm học, có sức sáng tạo dồi dào phong phú.
Căm ghét xã hội thực dân nủa phong kiến đương thời.
Không đầy 10 năm cầm bút, nhưng đã cho ra đời một khối lượng tp phong phú gồm nhiều thể loại: kịch, truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết.
Tác phẩm chính: giông tố, số đỏ, .
Tác phẩm: 
Tiểu thuyết số đỏ viết 1936, tác phẩm tiêu biểu nhất của Vũ Trọng Phụng, được đánh giá vào loại văn xuôi xuất sắc nhất của VHVN.
Đoạn trích: chương XV của tp. Trước đoạn trích Xuân vô tình gây ra cái chết của cụ tổ.
Chủ đề: bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén, qua chương “Hạnh phúc của một tang gia”, VTP đã phê phán mãnh liệt bản chất lố lăng, đồi bại của xh “thượng lưu” ở thành thị ngày trước.
Ý nghĩa nhan đề: Phản ánh đúng một sự thật mỉa mai hìa hước: con cháu của đại gia đinh này thật sung sướng hạnh phúc khi cụ tổ chết. Đây là tình huống trào phúng chính yếu của chương truyện. Tang gia mà hạnh phúc? Có người chết mà lại vui vẻ, sung sướng! Đúng là hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của lũ con cháu đại bất hiếu.
CHÍ PHÈO – NAM CAO
Nhan đề của truyện 
Nhan đề đầu tiên là cái lò gạch cũ nhưng khi in thành sách nxb tự ý dổi tên thành đôi lứa xứng đôi mãi đến năm 1946 tác giả mới đặt lại là Chí Phèo .
Đặt tên là cái lò gạch cũ tác giả muốn nói đến sự lẩn quần bế tắc, gắn với hình ảnh Cjhí Phèo ở đầu câu truyện và hình ảnh cuối truyện. Như vậy cái lò gạch cũ như là hình ảnh biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo, gắn kết với tuyến chủ đề của truyện.
Còn nhan đề đôi lứa xứng đôi thì hướng sự chú ý vào Chí Phèo và thị nở. Cách đặt tên này rất giật gân, gây sự tò mò, phù hợp với thị yếu của lớp công chúng lúc bấy giờ.
Nhan đề Chí Phèo nổi bật nhân vật chính của truyện. 
Ghi nhớ
Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn này Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn VN trước CM một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hóa nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tinh thần người nông dân lao động, đồng thời, khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính. Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ.
Chí Phèo thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của NC: xây dựng thành công những nhân vật điển hình bất hủ ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên và vẫn nhất quán, chặt chẽ ; ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI LIEU ON THI DAI HOC 1.doc