Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Bác Hồ - Một tấm gương tự học

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Bác Hồ - Một tấm gương tự học

Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người

Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người

Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người

Trong lý lịch tự khai tại Đảng Cộng sản Pháp cũng như tại một số đại hội, hội nghị của Quốc tế Cộng sản, Bác thường khiêm tốn ghi ở phần trình độ học vấn là: Tự học. Hay trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu”. Nhưng chúng ta ai cũng biết, Người có một trình độ học vấn rộng lớn, uyên bác mà cả thế giới phải khâm phục và thừa nhận. Nhà nghiên cứu Vasiliep đã viết trong tác phẩm “Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh” (Uỷ ban KHXH, 1990): “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời” Đây hoàn toàn không phải là sự suy tôn thái quá mà qua các tài liệu lịch sử cho thấy, Người đã miệt mài học tập cả cuộc đời, nói đúng hơn là không ngừng tự học. Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm (ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau : “ Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”.

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Bác Hồ - Một tấm gương tự học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bác Hồ - một tấm gương tự học
Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người
Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người
Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người
Trong lý lịch tự khai tại Đảng Cộng sản Pháp cũng như tại một số đại hội, hội nghị của Quốc tế Cộng sản, Bác thường khiêm tốn ghi ở phần trình độ học vấn là: Tự học. Hay trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu”. Nhưng chúng ta ai cũng biết, Người có một trình độ học vấn rộng lớn, uyên bác mà cả thế giới phải khâm phục và thừa nhận. Nhà nghiên cứu Vasiliep đã viết trong tác phẩm “Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh” (Uỷ ban KHXH, 1990): “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời”Đây hoàn toàn không phải là sự suy tôn thái quá mà qua các tài liệu lịch sử cho thấy, Người đã miệt mài học tập cả cuộc đời, nói đúng hơn là không ngừng tự học. Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm (ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau : “ Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”. 
Hồ Chủ tịch rất coi trọng việc đọc sách báo. Nhưng với Người, đọc sách không chỉ đơn thuần là để giải trí hay để giải quyết các công việc sự vụ, nâng cao các hiểu biết thông thường. Người đọc chủ yêú là để phục vụ cách mạng với niềm khao khát tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Niềm ham muốn khao khát ấy đã đi theo Bác suốt cuộc đời, chi phối mọi hoạt động của Người. 
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác cũng chính là cuộc đời tự học bền bỉ. Làm cách mạng bằng tự học và tự học để làm cách mạng, hai việc này luôn tương hỗ cho nhau. Với những tác phẩm đồ sộ và phong phú mà Người để lại cho chúng ta, ngoài giá trị lớn lao nhiều mặt của nó, còn là một bằng chứng sống về tấm gương tự học suốt đời của một nhà yêu nước vĩ đại, nhà văn hoá tài ba. Chúng ta ngạc nhiên và khâm phục trước khối lượng và kiến thức vừa phong phú vừa uyên thâm của Bác, không chỉ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế Nếu không có vốn kiến thức phong phú và sâu sắc tích luỹ bằng con đường tự học thì làm sao Người để lại cho dân tộc và nhân loại những tác phẩm bất hủ ấy. 
Khi tìm hiểu về phương pháp đọc của Bác Hồ, bài học đầu tiên mà chúng ta cần phải chú ý đến là : Muốn trở thành người hiểu biết phải đọc cho rộng và khi đọc phải có ghi chép và phân loại ngay các thông tin từ sách báo. Bác có một phương pháp tự học rất đáng chú ý và là kinh nghiệm quí cho chúng ta hiện nay. Chỉ nói riêng việc học ngoại ngữ và học viết báo của Bác là đủ rõ. Ra đi tìm đường cứu nước, vừa bước chân xuống tàu, anh Ba đã tranh thủ học tiếng Pháp ở mọi lúc, mọi nơi có thể, mỗi ngày học mấy từ thật chắc, ngày nào cũng như ngày nào, để đến khi sang Pháp, và sau đó , viết báo và viết truyện ngắn bằng tiếng Pháp. 
Trong bài cách viết, Người đã kể lại việc học viết của mình: Nhờ sự giúp đỡ của một đồng chí làm trong tờ báo “Sinh hoạt công dân”, Bác đã tự học cách viết báo. Ban đầu chỉ viết 3 dòng, 5 dòng, sau đấy viết 10 dòng rồi một cột rưỡi. Đến đây, đồng chí lại bảo viết rút ngắn lại. Bác lại tập rút ngắn lại cho đền khi chỉ còn 10 dòng. Tập đi tập lại nhiều lần như vậy, Bác viết được báo. Lúc viết được báo rồi, Bác lại có ý định thử viết truyện ngắn và Bác viết được truyện ngắn bằng tiếng Pháp. Bác đã tự rút kinh nghiệm trong việc học viết của mình: “Viết cũng như mọi việc khác, phải có chí, chớ dấu dốt, nhờ tự phê bình và phê bình mà tiến bộ, quyết tâm thì việc gì, khó mấy cũng làm được”. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Phát biểu với sinh viên trường đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia năm 1959, Người nói: Khi còn trẻ tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường đại học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hoà bình; căm ghét áp bức, ích kỷ Đó chính là bài học sâu sắc về tấm gương tự học của Bác, vừa tự học ngoại ngữ, vừa tự học viết văn, viết báo để đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nhân loại. 
Từ kinh nghiệp cuộc đời tự học của mình nên Bác rất quan tâm đến giáo dục, Người thường nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân: “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Người chỉ rõ cho chúng ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục với cách mạng; giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước. Người khẳng định: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. 
Muốn cho dân giàu nước mạnh thì dân trí phải cao, phải đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở trường vừa học vừa làm để tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ chiến sỹ được đi học. Bác đã chỉ cho chúng ta con đường đưa đất nước thoát khỏi cảnh yếu hèn, đó là con đường phát triển giáo dục. Bác nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Bác kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta thành một dân tộc “thông thái”. 
Ngày nay, khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, do đó xã hội cũng liên tục biến đổi. Cách đây không lâu nhiều người vẫn nói: cứ khoảng 7 năm, vốn kiến thức của nhân loại lại tăng gấp đôi, nhưng bây giờ, “7 năm” đã trở nên lạc hậu và phải thay bằng “18 tháng”. Trong khi đó thì thời gian học không tăng, điều đó đòi hỏi mọi người cần phải liên tục bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực để thích ứng với những biến đổi của xã hội, nếu không sẽ bị tụt hậu. Mặt khác, con người luôn ý thức về tương lai, chú trọng năng lực suy nghĩ, năng lực lý giải cho tương lai mình. Để có được những năng lực ấy, con người phải học tập không ngừng, học tập liên tục, học tập suốt đời thông qua nhiều hình thức, nhưng tự học là điều rất quan trọng. 
Những năm gầy đây, giáo dục nước ta đang trở thành đề tài nóng bỏng của báo chí và dư luận về những tồn tại và yếu kém. Năm học 2008-2009 là năm thứ 3 ngành giáo dục đào tạo thực hiện cuộc vấn động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Cuộc vận động này được xem là một bước đổi mới quan trọng của ngành giáo dục. Phụ huynh học sinh và xã hội rất kỳ vọng vào thành công của việc đổi mới trong giáo dục, trong đó có việc đổi mới chương trình học và phương pháp dạy học để mang lại chất lượng dạy và học ngày càng tốt hơn. Đặc biệt là coi trọng đến giảm tải chương trình, tránh tình trạng học thêm để học sinh có nhiều thời gian tự học, vui chơi và tham gia sinh hoạt tập thể. 
Lại một năm học mới bắt đầu. Một thế hệ măng non đang được gieo trồng và còn biết bao thế hệ trẻ nối tiếp. Chúng ta nhớ về Bác, về tấm gương tự học của Bác để cầu chúc cho những thành công của giáo dục nước nhà, để những thế hệ học sinh sau này thật sự được hưởng thụ một nền giáo dục tiên tiến, để đất nước có thể tin tưởng, hi vọng vào những công dân tương lai và cũng là thực hiện ý nguyện của Bác lúc sinh thời./. 
(Theo ÐCSVN) 
Nhớ những lời Bác Hồ dạy thanh niên
Bác Hồ thăm Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.
Trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1946, Bác Hồ viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội".
 Bác Hồ là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta và Bác cũng là người sáng lập và rèn luyện Đoàn. Bác không những quan tâm chăm lo cho thế hệ trẻ mà Bác còn là tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ noi gương học tập. Khi bắt đầu truyền bá tư tưởng cách mạng cho dân tộc, Bác đã chọn thanh niên là đối tượng đầu tiên - lực lượng trẻ đầy lòng yêu nước và sẵn sàng hy sinh cho cách mạng. Tháng 6-1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã thành lập "Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội", xuất bản tờ báo Thanh Niên. Năm 1926-1927, Bác trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo hơn 200 thanh niên Việt Nam yêu nước, rồi đưa trở về nước xây dựng phát triển phong trào cách mạng. Bác đã lựa chọn giới thiệu nhiều thanh niên ưu tú đến học tại Trường Đại học Phương Đông, trong số đó nhiều người sau này đã trở thành những cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta.
 Nhận rõ vai trò to lớn của thế hệ trẻ, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, trong ngày khai trường đầu tiên, Bác đã gửi gắm niềm tin yêu của mình vào thế hệ trẻ: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Ngày 17-8-1947, trong "Thư gửi các bạn thanh niên", Bác viết: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị tương lai đó". Đến thăm đơn vị thanh niên xung phong làm đường trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác đã khuyên thanh niên: "Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên".
 Để giáo dục thanh niên, Bác đã lấy những tấm gương tiêu biểu hy sinh vì nước, vì dân để thanh niên học tập. Bác viết: "Đồng chí Lý Tự Trọng đã nêu gương chân chính cách mạng cho chúng ta noi theo. Ngày nay được Đảng giáo dục, có Đoàn dìu dắt, thanh niên chúng ta phải xung phong gương mẫu trong đạo đức, trong sinh hoạt, trong học tập, trong chiến đấu phải thực hiện "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm". Như thế, chúng ta mới xứng đáng là thế hệ thanh niên xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa".
 Đến thăm và nói chuyện tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam (20-12-1961), Bác nói: "Bác rất yêu quý thanh niên:
- Vì thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng.
- Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Vì thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ Tổ quốc."
 Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, muốn xứng đáng vai trò làm chủ thì phải học tập. Vì vậy, Bác rất quan tâm đến việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ của thanh niên. Bác chỉ rõ: "Nhiệm vụ chính của thanh niên, học sinh là học. Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh tức là để làm trọn nhiệm vụ người làm chủ nước nhà". Và, "Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà, phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên". Bác luôn chăm lo bồi dưỡng đội ngũ thanh niên trí thức. Bác căn dặn: "Đối với thanh niên trí thức cần phải đặt câu hỏi: "Học để làm gì? Học để phụng sự ai?".
Ngày 22-9-1962, đến thăm Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam toàn miền Bắc, Bác nói: "Đảng, Chính phủ và Bác rất chú ý đến thanh niên. Bác vui lòng khen ngợi những cố gắng của thanh niên Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt". Bác dặn dò thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng, Bác nói: "Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:
- Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp.
- Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện "Gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người".
- Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là người tài giỏi, không khoe công, không tự phụ".
 Trước lúc đi xa, Bác đã căn dặn: "Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng", vừa "chuyên".
"Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".
 Đáp lại sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ, thanh niên cả nước mang theo hành trang của mình những lời dạy bảo ân cần của Bác, viết tiếp truyền thống của Đoàn vững bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước./. 
(Theo ĐT Tuyên Quang) 
BÀI HỌC VỀ THỜI GIAN
Năm 2008 ,phòng GD-ĐT và Công đoàn Giáo dục quận Thanh Khê đã tổ chức hội thi “kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”cho cán bộ,viên chức ,lao động của ngành .Với câu chuyện giản dị nhưng đầy ý nghĩa về sự yêu quí thời gian và thói quen làm việc đúng giờ ,giữ chữ tín của Bác Hồ ,cô Trần Thị Thanh Hải ,giáo viên dạy văn của trường THCS Phan Đình Phùng đã đoạt giải nhất kể chuyện của khối THCS.Trong phần thi ,bên cạnh việc truyền đạt những mẩu chuyện nhỏ về tấm gương đạo đức của Bác ,cô giáo Hải còn có phần liên hệ thực tế rất ý nghĩa được rút ra trong quá trình công tác giảng dạy của mình .Ngày nay , chúng ta thường nghe nói về tác phong công nghiệp như một sự so sánh về cách hành xử ,trong đó có vấn đè lề lối làm việc và thời gian.Hiện nay,tôi nhận thấy ở các trường học ,một số giáo viên có thói quen đủng đỉnh ,lề mề ,giờ cao su ,đó không chỉ là một cách nói mà sâu sa hơn là thói quen lãng phí thời gian .Biểu hiện rõ nhất là trong các cuộc họp hội đồng ,sinh hoạt tổ chuyên môn Nhiều giáo viên không hề có ý thức đến đúng giờ ,cứ nhẩn nha ra vào cuộc họp một cách tuỳ tiện .Do việc đi họp muộn thường xuyên nên đa số các cuộc họp đều phải thông báo sớm đểtrừ hao .Cuộc họp bắt đầu từ 8h sáng thì phải thông báo từ 7 giờ 30 để chờ đủ người .Như vậy việc đó đã làm lãng phí thời gian của những người có ý thức ,có trách nhiệm với công việc ”(Cô giáo Hải ).Có thể chính từ thực tế đó mà dẫn đến việc nhiều học sinh ngày nay cũng không coi trọng giờ giấc ,thường xuyên đến lớp muộn ,bỏ tiết ,phung phí thời gian vào những việc vô bổ Xuất phát từ suy nghĩ mỗi thầy ,mỗi cô giáo phải là một tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo ,cô giáo Hải luôn có ý thức về thời gian ,không lên lớp muộn dù chỉ vài phút ,vì mỗi phút mất đi là một lượng kiến thức mất đó .bên cạnh đó , trong quá trình giảng dạy ,cô luôn kết hợp liên hệ ,truyền đạt cho học sinh những bài học nhỏ về tấm gương đạo đức của Bác Hồ ,trong đó có bài học về thời gian ,một cách cụ thể ,sinh động ,gần gũi nhất để giúp hình thành trong các em lòng yêu mến ,ý thức noi theo gương Bác .
	Như vậy,có thể thấy rằng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân,không chỉ làm cho bản thân mình tốt hơn lên , mà còn phải giúp đỡ chung quanh mình tốt hơn.Đặc biệt là các em học sinh,những thế hệ tương lai của đất nước .Đó chính là ý nghĩa lớn lao nhất trong câu chuyện của cô giáo Hải nói riêng,và của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nói chung .
	Nguyệt Quế.

Tài liệu đính kèm:

  • doctam guong tu hoc cua Bac Ho.doc