Giáo án môn Ngữ văn 12 - Vợ nhặt (Kim Lân)

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Vợ nhặt (Kim Lân)

Tóm tắt: Tràng - gã trai ngèo khổ, dân ngụ cư làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró. Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu vượt dốc rất tình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, sau 2 lần gặp mặt thị quyết định theo Tràng về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tràng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Lần đầu nhà Tràng có dầu thắp đèn Tiếng ai hờ khóc người chết đói ngoài xóm lọt vào. Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm – cháo cám – đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tràng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào

1, Tác giả: Kim Lân – cây bút chuyên viết truyện ngắn với đề tài: nông thôn và người nông dân.

2, Tác phẩm:

a, HCST: “ Vợ nhặt” thực ra là một chương trong tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này . “Vợ nhặt” in trong tập “Con chó xấu xí” (1962).

b, Nội dung:

 

doc 23 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Vợ nhặt (Kim Lân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ NHẶT ( Kim Lân )
Tóm tắt: Tràng - gã trai ngèo khổ, dân ngụ cư làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró. Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu vượt dốc rất tình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, sau 2 lần gặp mặt thị quyết định theo Tràng về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tràng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Lần đầu nhà Tràng có dầu thắp đèn Tiếng ai hờ khóc người chết đói ngoài xóm lọt vào. Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm – cháo cám – đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tràng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào
1, Tác giả: Kim Lân – cây bút chuyên viết truyện ngắn với đề tài: nông thôn và người nông dân.
2, Tác phẩm:
a, HCST: “ Vợ nhặt” thực ra là một chương trong tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này . “Vợ nhặt” in trong tập “Con chó xấu xí” (1962).
b, Nội dung:
* Nhan đề: 
 - Vợ nhặt – nhặt được vợ (không phải cưới hỏi theo phong tục).
 - Phản ánh thân phận con người bị rẻ rúng như rơm rác, có thể nhặt ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng “nhặt” được vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
* Tình huống truyện: Nhân vật Tràng, một anh nhà nghèo xấu xí, dân ngụ cư (bị người làng khinh rẻ), giữa lúc đói khát lại lấy được vợ.
- Một người khó có thể lấy vợ như Tràng lại có vợ một cách dễ dàng, hơn nữa có vợ trong cảnh nạn đói đang đe dọa khiến cho người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, thậm chí mẹ Tràng, bản thân Tràng cũng ngạc nhiên. Điều này cho thấy đây là một tình huống độc đáo, bất ngờ và có lí.
- Tràng “nhặt” được vợ là “nhặt” thêm một miệng ăn, “nhặt” thêm tai họa cho mình. Dân làng, mẹ Tràng và bản thân Tràng đều lo lắng. Điều này chứng tỏ đây là một tình huống éo le.
- Gía trị của tình huống:
 + Hiện thực: phản ánh nạn đói và sự rẻ rúng của con người do đói.
 + Nhân đạo: ca ngợi tình nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau.
 ca ngợi khát vọng của con người hướng tới sự sống và hạnh phúc.
 tố cáo tội ác của thực dân, phát xít.
* Nhân vật Tràng:
- Lai lịch, ngoại hình: gã trai ngèo khổ, dân ngụ cư làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già => bị coi khinh.
- Tính cách:
 + Là người vô tư, nông cạn: không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình. Chuyện quan trọng trong đời là lấy vợ mà chỉ quyết định trong giây lát.
 + Tràng là người đàn ông nhân hậu, phóng khoáng:
 . Lấy vợ trước hết là lòng thương đối với một con người đói khát hơn mình.
 . Có ý thức chăm sóc vợ ngay từ buổi đầu (dắt vợ đi ăn, mua cái thúng, mua vài bạc dầu thắp trong đêm tân hôn ).
 + Sau khi có vợ Tràng trở thành một con người có trách nhiêm.
 . Trở về xóm ngụ cư có người đàn bà bên cạnh: vui vẻ, hãnh diện.
 . “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”.
 . “ Hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”.
* Nhân vật người vợ nhặt:
- Lai lịch, ngoại hình: không rõ lai lịch, không tên, không tuổi, không việc làm, không nhà cửa => thân phận rẻ rúng. Ngoại hình gầy yếu, xanh xao.
- Tính cách: 
 + Khi mới gặp Tràng: đanh đá, táo bạo, (chao chát chỏng lỏn).
 + Khi chấp nhận làm vợ Tràng: 
 . Rón rén, e thẹn, lo âu, băn khoăn, hồi hộp khi bước chân về “làm dâu nhà người” ( trên đường về xóm ngụ cư khép nép đi sau Tràng, tay vân vê vạt cáo; về nhà rón rén ngồi mớm ở mép giường)
 . Sau đêm tân hôn trở thành người vợ đảm đang, hiền hậu đúng mực, biết quan tâm chuyện ngoài xã hội (kể chồng và mẹ nghe chuyện người ta phá kho thóc Nhật).
=> Ở thị toát lên lòng khao khát sự sống. Thị tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ trong nạn đói năm 1945: nghèo đói, rẻ rúng, nhân phẩm trở lại trong tình người.
* Nhân vật bà cụ Tứ:
- Buổi chiều tối khi gặp con dâu mới: 
 + Lúc đầu ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ trong nhà.
 + Sau khi hiểu được cơ sự, bà tế nhị - gọi thị là con rất tự nhiên và nói chuyện rất thân tình.
 + Vui, buồn lẫn lộn: vui vì con trai có vợ, Bà đã có con dâu.
 + Buồn, tủi vì nghi không lo cưới vợ một cách đàng hoàng cho con.
 + Lo và thương con vì không biết con có qua khỏi nạn đói hay không.
- Buổi sáng hôm sau: 
 + Dậy sớm dọn dẹp nhà cửa, nói chuyện vui để tạo niềm vui cho con.
 + Bát cháo cám đắng chát và tiếng trống thúc thuế, bà lại khóc nhưng cố tình không cho con biết.
=> Người mẹ nhân hậu, giàu đức hi sinh.
* Giá trị tác phẩm:
 - Gía trị hiện thực:
 + Phản ánh tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
 + Phản ánh thực tế - trước nguy cơ của cái đói, cái chết thân phận con người trở nên “rẻ rúng” như rơn như rác.
 + Phản ánh xu hướng những người dân nghèo đã và sẽ đến với CM một cách tự nhiên.
 - Gía trị nhân đạo:
 + Lòng cảm thông sâu sắc của tác giả với những cảnh nghèo đói, trớ trêu. Đó cũng là lời tố cáo tội ác của những thế lực chà đạp lên quyền sống con người – thực dân và phát xít.
 + Phát hiện bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu ở người nông dân nghèo: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẩn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẩn nhau.
c, Nghệ thuật:
 - Xây dựng tình huống độc đáo.
 - Phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc (đặc biệt tân trạng bà cụ Tứ).
 - Ngôn ngữ nông thôn được thể hiện một cách nhuần nhị.
d, Chủ đề: Những con người bần cùng, lương thiện, trong cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây ra, đã cưu mang đùm bọc lấy nhau và hi vọng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà CM đem đến.
 LUYỆN TẬP: 
Câu 2 điểm:
1. Nêu HCST tác phẩm?
2. Ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện Vợ nhặt?
3. Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm?
Câu 5 điểm:
1. Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
2. Phân tích nhân vật Tràng?
3. Phân tích tâm trạng Bà cụ Tứ khi có con dâu? Anh chị hiểu gì về tấm lòng người mẹ qua hình ảnh bà cụ Tứ?
4. Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm?
5. Nét nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn? Chi tiết nào trong tác phẩm gây xúc động hơn cả? Tại sao?
 VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài)
* Tóm tắt: Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn. Năm đó, ở Hồng Ngài tết đến, A Sử con trai thống lí Pá Tra lừa bắt cóc được Mị về làm vợ cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ. Khổ hơn con trâu con ngựa, lùi lũi như con rùa trong xó cửa. Mị toan ăn lá ngón tự tử. Thương cha già, Mị chết không đành. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Một cái tết nữa lại đến. Mị thấy lòng phơi phới. Cô uống rượu ực từng bát, rồi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi. A Sử đã trói đứng Mị bằng một thúng sợi đay.
 A Phủ vì tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng. A Phủ trở thành người ở nợ cho Pá Tra. Một năm rừng động, A Phủ để hổ bắt mất một con bò. Pá Tra đã trói đứng anh vào một cái cọc bằng một cuộn mây. Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì được Mị cắt dây trói cứu thoát. Hai người trốn đến Phiềng Sa nên vợ nên chồng. A Phủ gặp cán bộ A Châu kết nghĩa làm anh em được giác ngộ trở thành chiến sĩ du kích đánh Pháp.
I. Tác giả: Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại VN. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động. Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường.
II. Tác phẩm:
 * HCST: “Vợ chồng A Phủ” (1952) in trong tập “Truyện Tây Bắc”, được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn Nghệ Việt Nam (1954 – 1955). “Truyện Tây Bắc” là kết quả chuyến thâm nhập thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Trong chuyến nđi này, Tô Hoài đã sống và gắn bó nghĩa tình với đồng bào các dân tộc: Thái, Mường, Mông, và chính cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để Tô Hoài hoàn thành ba truyện ngắn: “Cứu đất cứu mường”, “Mường Dơn” và “ Vợ chồng A Phủ”.
 * Nội dung:
Nhân vật Mị:
1, Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Phá Tra:
 - Mị là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời, có tài thổi sáo hay, có bao trai làng say mê.
 - Mị còn là người có ý thức về sự tự do của mình: “Con nay đã biết cuốc nương, làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố, bố đừng bán con cho nhà giàu”.
2, Khi mới về làm dâu:
 - Đêm nào Mị cũng khóc
 - Trốn về nhà.
 - Định tự tử.
=> Những hành động phản kháng.
3, Sau một thời gian làm dâu:
 - Mị không thể chết nên từ bỏ khát vọng tự do.
 - Mị sống một cuộc đời khác.
 + Quen khổ: tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa.
 + Lùi lũi: “lùi lũi như con rùa trong xó cửa”, “lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
 + Vô thức trước thời gian, mất cảm giác về không gian: buồng kín mít, có một của sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng không biết sương hay là nắng.
 => Sự đày đọa về thể xác và tinh thần đã bóp nghẹt sức sống trong Mị.
4, Cuộc trỗi dậy đầu tiên (những đêm tình mùa xuân trên đất Hồng Ngài):
 - Yếu tố tác động: không khí mùa xuân, những chiếc váy hoa, đám trẻ chơi quay, đặc biệt tiếng sáo gọi bạn tình.
 - Phản ứng của Mị: 
 + Mị uống rượu, thổi sáo, lòng Mị “đang sống về ngày trước” -> đột nhiên vui sướng, thấy mình còn trẻ và muốn đi chơi.
 + Kí ức càng đẹp Mị càng đau đớn trước thực tại -> có ý nghĩ tự tử.
 + Cuối cùng Mị quyết định thoát ra khỏi sự giam hãm tối tăm, chất chội -> hành động: làm cho đèn sáng thêm, quấn tóc lại, lấy cái váy hoa để sẵn sàng bước theo tiếng sáo, đi chơi xuân.
 - Khi bị trói (A sử xuất hiện, trói đứng Mị bằng một thúng sợi dây đay):
 + Tâm tưởng Mị vẫn bay bổng theo những cuộc chơi. Mị vùng bước đi; tay chân không cựa được; Mị lại đau đớn, thổn thức 
 => Sức sống chưa hoàn toàn lụi tắt; ở Mị đã có sự giải thoát về tinh thần.
5, Cuộc trỗi dậy thứ hai (đến cởi trói cho A Phủ):
 - Bối cảnh: A Phủ bị trói đứng tại nhà Thống lí Pá Tra.
 - Phản ứng của Mị:
 + Những đêm đầu thản nhiên thổi lửa hơ tay – có lẽ ở nhà “bố chồng” Mị quá quen với cảnh này.
 + Những giọt nước mắt của A Phủ làm cho Mị nhớ lại đêm năm trước Mị bị A Sử trói.
 + Mị lo cho A Phủ phải chết, chết đau, chết đói, chết rét.
 + Mị thấy căm bọn thống lí “chúng nó thật độc ác”.
 + Từ thương mình đến thương người Mị đã cắt dây trói cứu A Phủ rồi bỏ chạy theo A Phủ.
=> Mị cứu A Phủ xuất phát từ bản năng; những nguyên nhân sâu xa là sự trỗi dậy của khát vọng sống, tự do. Cho thấy sức sống tiềm tàng của người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.
Nhân vật A Phủ
1, Thân phận: Chàng trai nghèo, khỏe mạnh, mồ côi, sống tự lập từ bé, bị món nợ xô đẩy trở thành nô l ... à biển cả” đã minh họa như thế nào cho nguyên lí này?
 4. Ý nghĩa hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm?
 5. Sự cảm nhận về con cá của ông lão?
 6. So sánh hình tượng con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh (chị) say nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như một biểu tượng?
 7.Cảm nhận của anh (chị) về “phần chìm” của đoạn trích?
 8. Anh (chị) hiểu thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi”? Tìm trong đoạn trích một vài câu văn có nhiều “khoảng trống” và lấp đầy vào đó lời văn của mình.
 Gợi ý: + Câu văn “Ta đã di chuyển được nó” -> Ta đã di chuyển được nó, ông lão nói. Trên khuôn mặt ông lão hiện lên những nét rạng rỡ, phấn khởi .
 + Câu văn: “Con cá là vận may của ta’-> Con cá là vận may của ta! Và việc ta bắt được nó đã chứng minh rằng ta đã vượt qua được vận đen đủi.
 9. Tóm lược trận chiến của ông lão với con cá kiếm?
 Gợi ý: + Con cá mắc lưỡi câu, bắt đầu chậm rãi lượn vòng hai giờ đồng hồ; ông lão thu dây, lão mệt nhoài, người đẫm mồ hôi.
+ Con cá đột ngột quật, nhảy lên để hít không khí; ông lão nới thêm chút dây.
+ Con cá lại bắt đầu lượn vòng chầm chậm; ông lão liên tục thu dây ; thoạt tiên thấy một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền, sau đó là chiếc đuôi nhô khỏi mặt nước.
+ Con cá cập sát thuyền, khi ông lão chuẩn bị phóng lao, nó khẽ nghiêng mình, trở mình thẳng dậy và bắt đầu lượn thêm vòng nữa.
+ Thời điểm quyết định đã tới, ông lão vận hết sức bình sinh phóng lao xuống sườn con cá ; con cá phóng vút lên khỏ mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Ông lão giết được con cá.
 10. Theo anh (chị), Xan-ti-a-gô có những nỗi đau tinh thần nào?
Gợi ý : + Con cá kiếm là mục đích cuối cùng mà ông lão phấn đấu theo đuổi. Tuy nhiên vì cuộc sống và để khẳng định sự tồn tại và ý nghĩa của sự tồn tại con người phải hủy hoại cả những cái thân yêu, quý trọng của cuộc đời mình – ông lão phải giết con cá. Đó chính là sự dằn vặt lớn ở ông.
 + Bắt được con cá là một vận may của ông lão; nhưng để bắt được nó ông lão phải theo nó, bị con cá ‘tha’ đi khắp nơi. Ngay cả khi nó chết rồi thì vận may lại thành vận rủi – ông lão lại phải đương đầu với đàn cá mập. Đó là sự trăn trở vì bị lệ thuộc, bị tước đoạt thành quả lao động.
HỒN TRƯƠNG BA, RA HÀNG THỊT (Lưu Quang Vũ)
Tóm tắt: Trương Ba, gần 60 tuổi- là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích,  Đế Thích sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống lại, ,. 
Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng.  Đặc biệt, sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ  với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị . Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô  đau khổ.
Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập vào xác cu Tị , kiên quyết chấp nhận cái chết.
I. Tác giả: Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài – làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh, đặc biệt là viết kịch. Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là mộttrong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
II, Tác phẩm:
* HCST: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (viết năm 1981 đến năm 1984 mới ra mắt công chúng) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
* NỘI DUNG:
 * CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA HỒN VÀ XÁC: 
 - Linh hồn: cao khiết, có đời sống riêng nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn. 
 - Xác: sức mạnh âm u, đui mù, một cái vỏ bên ngoài không có tư tưởng, không có cảm xúc, chỉ toàn những đòi hỏi dung tục, tầm thường. 
 - Vì sống phụ thuộc vào xác cho nên cuối cùng hồn Trương Ba cũng phải miễn cưỡng nhập vào xác hàng thịt trong đau khổ, bế tắc.
=> Cuộc độc thoại trong tâm trạng một con người : giữa mơ ước đẹp đẽ và những dục vọng bản năng thấp hèn, tầm thường. 
=> Cảnh báo : khi con người sống chung với dung tục, sẽ bị dung tục lấn át, thắng thế, ngự trị, tàn phá những gì tốt đẹp, cao quý trong con người.
=> Đồng thời khẳng định ý nghĩa của sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác – sống là chính mình, sống thật, sống trung thực, không thể nghĩ một đằng làm một nẻo.
* MÀN ĐỐI THOẠI GIỮA TRƯƠNG BA VÀ NGƯỜI THÂN:
 - Sự thay đổi của Trương Ba khi phải mang thân xác của hàng thịt: từ một con người có tâm hồn cao khiết, có học thức, giỏi cờ, thích chăm sóc cây cối, khéo léo, gia đình tin yêu trở nên một người khác hẳn: thân xác phì nộm, vụng về, luôn đòi hỏi những ham muốn tầm thường (thích uống rượu, thích ăn ngon, chăm sóc cây thì làm gẫy mầm cây, sửa diều cho cu Tị thì làm hỏng cả diều,).
 - Thái độ của mọi người:
 + Vợ: buồn bã, tủi hờn, định bỏ đi cho Trương Ba thanh thản.
 + Con dâu: cảm thông, xót thương nhưng thừa nhận là không hiểu cha.
 + Cháu gái: phản ứng quyết liệt, dữ dội, không chấp nhận sự có mặt của ông nội: “Ông xấu lắm, ác lắm! cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”.
 - Thái độ của Trương Ba: đau khổ, tuyệt vọng, sự tồn tại như thế càng trở nên vô nghĩa, thậm chí gây nặng nề, bức bối.
=> Sống biểu hiện bên ngoài không thật với lòng mình là cuộc sống giả tạo, người xung quanh sẽ nhận ra và xa lánh ta. Cách sống như thế là vô nghĩa. Cần phải có sự thống nhất giữa tâm hồn và thể xác, sống là chính mình.
* MÀN ĐỐI THOẠI GIỮA TRƯƠNG BA VÀ ĐẾ THÍCH:
 - Quan niệm vế ý nghĩa sự sống của Trương Ba: “Không thể sống bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo được” 
=> Quan niệm: sống phải có sự thống nhất giữa nội dung (bên trong) và hình thức (bên ngoài), giữa tư tưởng và biểu hiện, giữa suy nghĩ và hành động. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thế xác và tâm hồn. Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.
 - Đế Thích cho TB sống mà sống như thế ông chẳng cần biết; chỉ cần có đối thủ để khẳng định vị trí tiên cờ của mình.
=> Phê phán lối sống vì mục đích của mình mà bất chấp mọi thủ đoạn.
* TRƯƠNG BA TRẢ XÁC, XIN CHO CU TỊ SỐNG, HỒN TRƯƠNG BA HÓA THÂN VÀO NHỮNG VẬT THÂN THƯƠNG TRONG GIA ĐÌNH:
 => Ca ngợi sự chiến thắng, vẻ đẹp của tâm hồn con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên cùng với sự hoàn thiện nhân cách. Cái đẹp, cái thiện luôn tồn tại bất diệt ( sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng).
* NGHỆ THUẬT:
 - Đối thoại giàu kịch tính, đậm chất triết lí.
 - Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách. 
 - Độc thoại nội tâm sâu sắc.
* CHỦ ĐỀ: Qua đoạn trích và cả vở kịch, tác giả muốn khẳng định: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn còn quý giá hơn. Con người phải luôn luôn đấu tranh với nghịch cảnh, chống lại sự tầm thường, dung tục để hoàn thiện nhân cách.
LUYỆN TẬP:
Đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt thể hiện ý nghĩa gì?
Phân tích những mâu thuẫn, xung đột trong con người Trương ba và thái độ của nhân vật trước hoàn cảnh đó.
Chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của trương Ba và đế thích về ý nghĩa sự sống.
NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC (Trần Đình Hượu)
I. Tác giả: Trần Đình Hượu là một chuyên gia về các vấn đề văn hóa, tư tưởng Việt Nam. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, tư tưởng có giá trị: Đến hiện đại từ truyền thống (1994), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (2001),
II. Tác phẩm.
* Xuất xứ: đoạn trích trích từ phần II, bài Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc, in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống. Nhan đề do người biên soạn đặt.
* Nội dung:
 1. Tác giả đã đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt Nam trên cơ sở các phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần và vật chất:
 - Tôn giáo: Người Việt không cuồng tin, không cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau để tạo nên sự hài hòa nhưng không tìm sự siêu thoát, siêu việt về tinh thần bằng tôn giáo.
 - Nghệ thuật: Người Việt sáng tạo được những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ, phi thường.
 - Về ứng xử: Người Việt trọng tình nghĩa nhưng không chú ý nhiều đến trí, dũng, khéo léo, không kì thị cực đoan, thích yên ổn.
 - Về sinh hoạt: Người Việt ưa sự chừng mực, vừa phải (khéo ăn thì no, khéo co thì ấm; thái quá bất cập)
 2. Đặc điểm nổi bật trong các sáng tạo văn hóa Việt Nam:
 - Đặc điểm nổi bật trong các sáng tạo văn hóa của Việt Nam: hướng đến tính chất thiết thực, linh hoạt, dung hòa.
- Thế mạnh: nhạy cảm, tinh nhanh, khôn khéo gỡ các khó khăn tìm được sự bình ổn.
 + Tôn giáo: 
 Phật giáo: từ bi bác ái, hướng thiện.
 Nho giáo: tư tưởng tôn sư trọng đạo, cách cư xử trong các mối quan hệ.
-> Việt Nam có nhiều tôn giáo nhưng không xảy ra xung đột
 + Cách sống trọng tình nghĩa -> sống hòa hợp.
 + Tính thiết thực -> văn hóa gắn bó sâu sắc với đời sống thường nhật
- Hạn chế:
 + Văn hóa Việt chưa có một tầm vóc lớn lao, chưa có một vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng tạo được ảnh hưởng sâu sắc tới các nền văn hóa khác.
 + Gây ra sức ì, cản trở những bước phát triển mạnh mẽ, những cách tân táo bạo, những khám phi thường – điều kiện để tạo nên tầm vóc lớn lao của các giá trị văn hóa.
3. Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc:
 - Khả năng tạo tác chỉ là một phần: nguyên nhân dân tộc ta đã trải qua thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một -> tạo tác.
- Chiếm lĩnh, đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài: trong quá trình giao lưu, chúng ta tiếp thu nhưng không rập khuôn mà cải biến theo những ý nghĩa riêng, phù hợp với đặc trưng riêng của dân tộc.
* Gía trị nghệ thuật:
 - Bố cục rõ ràng.
 - Lập luận chặt chẽ.
 - Văn phong khoa học
LUYỆN TẬP:
1.Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất và tinh thần?
2. Đặc điểm nổi bật trong các sáng tạo văn hóa ở Việt Nam theo Trần Đình Hựơu là gì? Thế mạnh (ưu điểm) của đặc điểm đó là gì? Hãy chứng minh qua các lĩnh vực văn hóa?
3. Bên cạnh những ưu điểm cũng là thế mạnh thì hạn chế là gì?
4. Vì sao có thể khẳng định “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài”?

Tài liệu đính kèm:

  • doc_ c_ng 12 - k_ II.doc