Giáo án môn Ngữ văn 12 - Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

A. Mục tiêu bài học

 Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

 1. Hiểu được cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình đồng bào cac dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng lên tự giải phóng khỏi ách áp bức, kìm kẹp của bọn chúa đất thống trị câu kết với thực dân. Hiểu được giá trị nhân đạo của tác phẩm trong việc khẳng định sức sống tiềm tàng của người lao động.

 2. Nắm được những đóng góp của nhà văn trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật, sự tinh tế trong việc diễn tả cuộc sống nội tâm, sở trường quan sát, miêu tả những nét riêng về phong tục, tập quán và lối sống của người H'mông; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế mang mầu sắc dân tộc và giàu chất thơ.

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2070Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55 - 56. Đọc văn
VỢ CHỒNG A PHỦ
(trích) 
	Tô Hoài
	Ngày soạn: 14.12.10
	Ngày giảng:
	Lớp giảng: 	12A	12C
	Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
	Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
 1. Hiểu được cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình đồng bào cac dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng lên tự giải phóng khỏi ách áp bức, kìm kẹp của bọn chúa đất thống trị câu kết với thực dân. Hiểu được giá trị nhân đạo của tác phẩm trong việc khẳng định sức sống tiềm tàng của người lao động.
 2. Nắm được những đóng góp của nhà văn trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật, sự tinh tế trong việc diễn tả cuộc sống nội tâm, sở trường quan sát, miêu tả những nét riêng về phong tục, tập quán và lối sống của người H'mông; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế mang mầu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
B. Phương tiện thực hiện
	- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12	
	- SGK, SGV
	- Giáo án
	- Thiết kế bài giảng
	- Các tài liệu tham khaoe khác
C. Cách thức tiến hành
	- Đọc hiểu
	- Đàm thoại phát vấn
	- Thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
	1. Ổn đinh
	2. KTBC (không kiểm tra)
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thày và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn
Nêu những nét chính cần nắm về nhà văn Tô Hoài?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: trình bày những hiểu biết của em về truyện ngắn Vợ chồng Aphủ?
HS trả lời bằng cảm nhận sơ khai về tác phẩm thông qua sự chuẩn bị bài ở nhà. -> GV chốt lại
GV: Năm 1952, Tô Hoài có chuyến thâm nhập thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, chuyến đi dài 8 tháng này, Tô Hoài đã sống và gắn bó nghĩa tình với đồng bào các dân tộc Thái, H'mông, Mường và đất nước, con người Tây Bắc đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để Tô Hoài hoàn thành truyện Tây Bắc gồm 3 truyện ngắn: Cứu đất cứu mường, Mường Giơn, Vợ chồng A phủ
GV: qua sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy tóm tắt nội dung của truyện Vợ chồng A phủ
HS tóm tắt -> GV tóm tắt lại
GV định hướng cách đọc hiểu cho HS
GV: tìm những chi tiết thể hiện được bản chất của nhân vật Mị
HS tìm chi tiết GV ghi bảng
GV: Mị đã ý thức được khả năng lao động của mình có thể trả nợ được, ý thức được trách nhiệm của người con, ý thức được cuộc sống ở nhà giàu.
GV: Mị là cô gái được nhiều bạn trai để ý, muốn lấy Mị về làm vợ
GV: qua những chi tiết đó em có nhận xét gì về nhân vật Mị?
HS trả lời GV chốt lại
GV: nhà văn đã giới thiệu cảnh ngộ của Mị như thế nào?Qua cảnh ngộ đó giúp em hiểu về số phận Mị như thế nào?
HS trả lời GV chốt lại
GV: cha mẹ Mị vi không có tiền cưới nhau nên đã vay tiền nhà thống lí, gia đình nghèo không có tiền trả.Mị phải làm dâu gạt nợ. Như vậy Mị vừa là con nợ vừa là con dâu. Là con nợ, trả nợ xong là thôi nhưng đằng này Mị còn là một con dâu. Con nợ bắt buộc và con dâu ép buộc, một cổ 2 gông, đời Mị khổ nhục.
GV: cuộc sống làm dâu của Mị trong nhà thống lí được miêu tả qua những chi tiết nào?
HS tìm chi tiết GV ghi bảng
GV bình thêm về căn buồng Mị ở: nhà tù 
-> tố cáo tội ác
GV: Qua cảnh ngộ và cuộc sống của Mị, em có nhận xét gì về số phận của Mị?
HS trả lời GV chốt lại
GV: cô sống mà như đã chết, Mị không còn ý thức về thời gian, tuổi tác và cuộc sống. Mị sống như một cỗ máy, một thói quen vô thức. Mị vô cảm, không tình yêu, không khát vọng, thậm chí không còn biết được khổ đau. Điều đó có sức ám ảnh đối với độc giả, gieo vào lòng người nỗi xót thương.
GV: sức phản kháng của Mị được thể hiện ở những thời điểm nào?
HS: đêm tình mùa xuân và khi cởi trói cho A phủ
GV: vào đêm tình mùa xuân, Mị đã có hành động gì? hành động đó có bất ngờ đối với em không? Tại sao?
HS: Mị đã uống rượu. Bất ngờ đến không ngờ 
GV: chú ý việc tác giả miêu tả cách uống rượu của Mị -> báo hiệu sự nổi dạy trong lòng Mị
Diễn biến tâm trạng của Mị diễn ra như thế nào?
GV yêu cầu HS đọc lại đoạn: "rượu đã tanđi ra, khép cửa buồng lại" (T7,8)
HS: tóm tắt diên biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân, GV chốt lại
GV: vào thời trẻ Mị cũng hay đi chơi vào những đem tình mùa xuânnghĩ lại hiện tại Mị thấy buồn và đau khổ
GV: Mị muốn ăn lá ngón chết ngay có nghĩa là Mị còn ham sống, càng ham sống Mị càng muốn chết ngay trong hoàn cảnh hiện tại đối lập với quá khứ.
GV: em có nhận xét gì về ngòi bút của Tô Hoài khi miêu tả tâm trạng của Mị ở đoạn này?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: Khi nhìn A phủ bị trói Mị ngay lập tức cắt dây trói cho A phủ?
HS: không
GV: có thể nói lúc này Mị đã tê liệt về lòng ngườu, Mị đã mất luôn cả tính đồng loại -> sức tố cáo mạnh mẽ.
GV: nguyên nhân nào khiến Mị cắt dây cởi trói cho A phủ?
HS tìm chi tiết GV ghi tóm tắt lên bảng
GV: trước tình cảnh của A phủ, Mị nhớ lại đêm năm trước ASử trói Mị và những dự cảm về số phận nay mai của A phủ -> xót thương cho A phủ. Dòng nước mắt của A phủ như đã thổi bùng khát vọng sống trong Mị mà lâu nay bị lớp tro tàn pho kiến phủ kín.
GV: qua nét tâm trạng đó, em có nhận xét gì về con người của Mị lúc này?
HS: Mị đã sống với chính mình
GV: sau đó Mị đã có hành động gì? Ý nghĩa của hành động đó?
HS: chạy theo A phủ.
GV: đây là 2 hành động bất ngờ nhưng lại rất hợp logích (GV có thể bình sau hơn về 2 hành động này)
GV: Bản chất của A phủ được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào?
HS tìm chi tiết GV ghi bảng
GV: hoàn cảnh xuất thân?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: số phận của Aphủ được nhà văn miêu tả như thế nào?
HS trả lời GV ghi bảng
GV yêu cầu HS khái quát lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
I. Khái quát về tác giả và tác phẩm
1. Tác giả
- Tô Hoài (Nguyễn Sen), sinh trưởng trong một gia đình làm nghề thủ công ở ngoại thành Hà Nội.
- Ông có nhiều sáng tác nổi tiếng từ trước Cách Mạng và đã tham gia tổ chức văn hoá cứu quốc từ 1943.
- Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 1996.
- Các tác phẩm chính: SGK
- Tô Hoài là 1 trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nghệ thuật văn xuôi của Tô Hoài khá đặc sắc thể hiện ở lối kể truyện tự nhiên, sinh động, cách miêu tả giàu chất tạo hình, ngôn ngữ phong phú đậm chất khẩu ngữ.
2. Tác phẩm
- Tác phẩm được trích từ tập truyện Tây Bắc (1953), đã đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam 54 - 55
- Tóm tắt tác phẩm:
+ Mị là một cô gái xinh đẹp, yêu đời có khát vọng tự do, hạnh phúc, bị bắt về làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra
+ Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa"
+ Đem tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà.
+ A phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau với A Sử. Sau đó bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra
+ Không may hổ vồ mất con bò, A phủ bị đánh và bị trói đứng vào cột gần chết
+ Mị đã cắt dây trói cho A phủ, hai người chạy trốn đến Phiềng Sa
+ Mị và A phủ được giác ngộ và trở thành du kích.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật Mị
a. Bản chất của nhân vật Mị
- Chi tiết:
+ Qua lời nói của Mị với bố: "con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu"
+ Trai đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị
+ Mị thổi sáo giỏi, đặc biệt là thổi lá cũng hay như thổi sáo
=> Mị là một cô gái H'mông xinh đẹp, tài hoa, hiếu thảo, hứa hẹn một cuộc đời hạnh phúc.
b. Số phận của Mị
- Cảnh ngộ: Mị là con dâu ngạt nợ nhà thống lí
-> Cảnh ngộ của Mị - thân phận đau khổ của người dân nghèo, phụ nữ nghèo miền núi trước ách phong kiến thực dân.
- Cuộc sống làm dâu của Mị:
+ Cúi mặt, mặt buồn rười rượi
+ Cô tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa. Còn không bằng con trâu con ngựa
+ Vùi vào việc làm cả đêm lẫn ngày
+ Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa
+ Buồng Mị nằm kín mítMị nghĩ chỉ ngồi trong buồng ấy đến bao giờ chết thì thôi.
-> Mị phải chịu một số phận vô cùng đau khổ, 3 ách nặng: đồng tiền, cường quyền, bạo lực của giai cấp thống trị và thần linh ma quái -> thân phận nô lệ. 
c. Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
* Vào đêm tình mùa xuân
- Mị uống rượu ừng ực từng bát một và muốn đi chơi
+ Mị hồi tường lại những kỉ niệm của thời trẻ
+ Mị đã có ý nghĩa phản kháng: "nếu có nắm lá ngòn trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa" -> Mị đã ý thức sâu sắc được thân phận của mình trong nhà thống lí
+ Hành động: thắp đèn cho sáng, quấn lại tóc, lấy vấy hoa chuẩn bị đi chơi.
+ Tâm trạng: phơi phới, vui sướng
- Nghệ thuật:
+ Tinh tế và sâu sắc
+ Đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống đối nghịch, mâu thuẫn giữa khát vọng sống mãnh liệt với hiện thực phũ phàng -> sự hồi sinh của Mị mãnh liệt và dữ dội
* Khi chứng kiến tình cảnh A phủ bị trói
- Diễn biến tâm trạng:
+ Lúc đầu Mị thản nhiên thổi lửa, hơ tay 
-> dửng dưng trước cảnh A phủ bị trói
+ Nguyên nhân khiến Mị cắt dây trói cứu A phủ: " Mị lé trông sáng thấy một dòng nước mắtlòng thương người và tính giai cấp đã khiến cho Mị có hành động mạnh bạo cắt dây trói cứu A phủ" -> lòng thương người đã sống dậy trong Mị
=> Mị đã thực sự sống lại, cô biết thương người và thương mình.
+ Hành động của Mị: cắt dây trói cứu thoát A phủ và chạy khỏi nhà thông lí theo A phủ -> sự trỗi dậy của sức sống tuổi trẻ: khao khát tự do hạnh phúc, sự vùng dậy, tháo cũi sổ lồng
* Tóm lại: nhân vật Mị có một số phận đau khổ nhưng tiềm tàng sức sống, tiêu biểu cho phụ nữ miền núi nước ta trong thời kì trước CM đến những năm kháng chiến chông Pháp.
2. Nhân vật A phủ
a. Bản chất và hoàn cảnh xuất thân
- Bản chất: 
+ chăm chỉ lao động
+ Qua hành động đánh A sử-> bộc trực thẳng thắn, ghét bọn người cậy quyền, cậy thế làm điều ngang trái.
- Hoàn cảnh xuất thân:
+ mồ côi cả cha lẫn mẹ, không có anh em họ hàng
+ Làm thuê làm mướn cho dân làng
+ Biết nhiều nghề
=> Tuy cuộc sống khổ cực nhưng ở nhân vật vẫn co một sức sống mạnh mẽ, một tài năng lao động đáng quý.
b. Số phận của A phủ
- Sau khi đánh A sử, A phủ bị bắt, bị trói, bị đánh, bị phạt vạ -> trở thành nô lệ cho nhà thống lí
- Sau vụ Aphủ bị mất bò: tự đào hố chôn cột lấy dây mây tự trói mình, bị bỏ đói bỏ khát.
- Sau đó được Mị cắt dây trói cứu thoát
=> Aphủ mang nét đẹp tiêu biểu cho những thanh niên dân tộc miền núi Tây Bắc: thật thà, chất phát, khoẻ mạnh tuy bị đẩy vào số phận khổ đau nhưng không nguôi khát vọng tự do.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ dồi dào, giù tính sáng tạo
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật sắc sảo
- Kết cấu tác phẩm hấp dẫn bởi tình huống chặt chẽ, hợp lí.
2. Nội dung
- Phản ánh chân thực mâu thuẫn giai cấp căng thẳng và cuộc sống tăm tối của nhân dân lao động miền núi Tây Bắc
- Ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng của người dân lao động miền núi và khẳng định khả năng đến với cách mạng của họ.
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại đơn vị kiến thức cơ bản
	- Chuẩn bị bài viết số 5 

Tài liệu đính kèm:

  • docVo chong A Phu(6).doc