Giáo án môn Ngữ văn 12 - Về Tây Ninh (Hưởng Triều)

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Về Tây Ninh (Hưởng Triều)

I. MỤC TÊIU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được cái lớn lao, đẹp đẽ đồng thời những nét riêng hào hùng của đất nước và con người Tây Ninh.

2. Kĩ năng:Đọc hiểu văn bản

- Rèn kĩ năng tự nhận thức

3. Thi độ: Bồi dưỡng tình cảm yu mến, tự ho về đất nước và biết ơn thế hệ đi trước, ý thức trách nhiệm đúng đắn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

II. TRỌNG TÂM:

1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được cái lớn lao, đẹp đẽ đồng thời những nét riêng hào hùng của đất nước và con người Tây Ninh.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Về Tây Ninh (Hưởng Triều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Văn thơ Tây Ninh.	 Ngày dạy: 01 -03 -2011	
VỀ TÂY NINH
Hưởng Triều
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được cái lớn lao, đẹp đẽ đồng thời những nét riêng hào hùng của đất nước và con người Tây Ninh.
2. Kĩ năng:Đọc hiểu văn bản
- Rèn kĩ năng tự nhận thức
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, tự hào về đất nước và biết ơn thế hệ đi trước, ý thức trách nhiệm đúng đắn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
II. TRỌNG TÂM: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được cái lớn lao, đẹp đẽ đồng thời những nét riêng hào hùng của đất nước và con người Tây Ninh.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản. 
III. CHUẨN BỊ 
1. GV: Giáo án, SGK,SGV
2. HS: Đọc sgk và nắm nội dung cơ bản, định hướng tìm hiểu các câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
 	kiểm tra sĩ số:
12A2	12B4	 
2. Kiểm tra bài cũ:* Nêu vài nét về nghệ thuật? Ý nghĩa văn bản?
* Qua truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu muốn phát biểu điều gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời?
- Nghệ thuât chân chính phải luơn luơn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời . Khơng thể nhìn đời một cách giản đơn , cần phải nhìn nhận cuộc sống , con người một cách đa diện và cĩ chiều sâu
3. Bài mới
Ho¹t ®éng cđa gv & hs
Néi dung cÇn ®¹t
Ho¹t ®éng 1: T×m hiĨu chung 
-GV:Nêu vài nét chính về tác giả?
-Tác giả quê ở huyện Giồng Riêng tỉnh Kiên Giang, hoạt động CM từ 17 tuổi, giữ nhiều chức vụ quan trọng như UV đoàn, UVTWDTGP, Chủ tịch hội VH nghệ thuật miền Nam. 
-GV:Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
-GV:Nêu chủ đề của bài thơ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
-GV:Bài thơ được mở đầu như thế nào?
-GV:Những câu tiếp thơ tiếp theo tác giả muốn thể hiện nội dung gì?
-GV:Vì sao lại về Tây Ninh?
-GV:Nêu những kỉ niệm trong những năm tháng chống Mĩ như thế nào?
-GV:Tại sao lại có nhưng địa danh lại đi vào lịch sử?
-GV:Tây Ninh còn là nơi có những kỉ niện như thế nào đối với anh giải phóng quân?
-GV:Lời mệnh lệnh của tác giả thể hiện qua những câu nào? 
“Một đời người phải về Tây Ninh một chuyến”
-GV:Những hình ảnh này tác giả muốn thể hiện vấn đề gì?
“Rừng Bời Lời còn ngủ”, “Aùnh đuốc Cầu Xe đỏ cả một vùng” -> lịch sử đấu tranh của Tây Ninh.
-GV:Khái quát nội dung của bài thơ?
-GV:Nhận xét giọng điệu của bài thơ?
I. GIỚI THIỆU:
1.Tác giả:
-Sinh năm 1926, tên thật là Trương Gia Triều.Khi hoạt động CM lấy tên là Trần Bạch Đằng.Ngoài bút danh Hưởng Triều, tác giả còn một số bút danh khác: Nguyễn Hiểu Trường, Nguyễn Trương Thiên Lý.
-Tác phẩm: Ván bài lật ngửa, Ông Hai Củ.
2.Bài thơ:
a/Hoàn cảnh sáng tác:
Trong dịp tác giả về Tây Ninh vào mùa xuân năm 1982 để thăm lại căn cứ Trung ương cục miền Nam nơi ông hoạt động lâu năm thời chống Mĩ.
b/Chủ đề:
Nhà thơ kêu mời về Tây Ninh vùng đất thánh lịch sử để ghi nhớ công sức cha ông thời chống Mĩ đã qua và có ý thức viết tiếp trang sử hào hùng trong công cuộc xây dựng mảnh đất này.
II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. 8 câu đầu: Lời kêu gọi về Tây Ninh của bài thơ.
-Bài thơ mở đầu bằng lời mời gọi tha thiết gần như thúc giục “Về Tây Ninh, Về Tây Ninh”.
-Tiếp theo là lời giải thích: không phải về để viếng cảnh đẹp núi bà. Về Tây Ninh để nhớ, để nghĩ suy, về kỉ niệm 3 lần Tây Ninh đánh giặc Pháp, Mĩ, bọn Pôn pốt, bởi Tây Ninh là căn cứ địa của miền Nam.Tây Ninh là “cái nôi” sản sinh ra bao nhiêu con người, bao sự việc. Nhà thơ đã gọïi Tây Ninh là đất thánh “vì nơi đây ghi dấu bao chứng tích thần kì”
2.11 câu tiếp theo: Lời nhắc nhở những kỉ niệm trong những năm tháng chống Mĩ gian khổ của nhà thơ.
 a/ Đó là những cái tên đã đi vào lịch sử như Trảng Tà Nốt, Trảng Ba Chân, Suối Tiên Cô, là địa danh Đồng Hóa, Đồng Pan, Đồng Rùm,
 Những cái tên làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc.
 b/ Đó là những gốc cây, gộp đá mà anh giải phóng quân mắc võng nằm nghe mưa rơi: là quả xoài, quả gùi, là những bữa cơm hấp măng le, là nhưng nồi lá xông trị sốt rét rừng.
3. 29 câu cuối: Lời mệnh lệnh về Tây Ninh của nhà thơ.
 a/ Vì Tây Ninh là đất thánh là mảnh đất lịch sử . Tác giả không mời gọi, mà ra lệnh “ít ra một chuyến” Về nhiều lần.Ai về? là tất cả mọi người,ø phải “ rón rén mà về” lại “về lúc hoàng hôn lá đổ” hay “ nắng hé bình minh” và tất cả cháu con cùng về để suy nghĩ với Tây Ninh.
 b/ Về Tây Ninh để cùng nhớ lại lịch sử chiến đấu của Tây Ninh.
 -Kết thúc bài thơ là lời nhắn nhủ: thế hệ hiện tại, phải ghi nhớ quá khứ và có ý thức trách nhiệm đối với tương lai.
IV. Ý nghĩa văn bản
-Bài thơ là bản tổng kết về chặng đường anh hùng đã qua của Tây Ninh. Vùng đất từng 3 lần đánh giặc, vùng đất có sức sống diệu kỳ.
- Giọng điệu trầm hùng, phảng phất phong cách sử thi, cảm xúc mang đậm trí tuệ.
4. Củng cố, luyện tập:
 * Lời mời gọi -> mệnh lệnh của tác giả như thế nào? -Bài thơ mở đầu bằng lời mời gọi tha thiết gần như thúc giục “Về Tây Ninh, Về Tây Ninh”.
-Tiếp theo là lời giải thích: không phải về để viếng cảnh đẹp núi bà. Về Tây Ninh để nhớ, để nghĩ suy, về kỉ niệm 3 lần Tây Ninh đánh giặc Pháp, Mĩ, bọn Pôn pốt, bởi Tây Ninh là căn cứ địa của miền Nam.Tây Ninh là “cái nôi” sản sinh ra bao nhiêu con người, bao sự việc. Nhà thơ đã gọïi Tây Ninh là đất thánh “vì nơi đây ghi dấu bao chứng tích thần kì”
* Ýù nghĩa văn bản?Bài thơ là bản tổng kết về chặng đường anh hùng đã qua của Tây Ninh. vùng đất từng 3 lần đánh giặc, vùng đất có sức sống diệu kỳ.
- Giọng điệu trầm hùng, phảng phất phong cách sử thi, cảm xúc mang đậm trí tuệ.
5. Hướng dẫn tự học:
- Đối với bài học này: * Lời mời gọi -> mệnh lệnh của tác giả như thế nào?
* Ýù nghĩa văn bản?
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
 Chuẩn bị bài: Đọc thêm: Một người Hà Nội, Mùa lá rụng trong vườn.
Đọc và trả lời câu hỏi SGK 
Oân kiến thức:Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm; Dàn ý phân tích bài thơ.
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVE TAY NINH.doc