Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tựa “trích diễm thi tập”

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tựa “trích diễm thi tập”

A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

-Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của tác giả trong việc bảo tồn di sản văn học của dân tộc.

-Nắm được nghệ thuật lập luận của tác giả.

B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1/KIẾN THỨC:

-Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và nhắc nhở các thế hệ sau hãy biết trân trọng và yêu quý di sản văn học của dân tộc mình.

-Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm.

2/ KĨ NĂNG: Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ thể hiện quan điểm của người viết một cách thuyết phục.

 3/ THÁI ĐỘ: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của tác giả

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tựa “trích diễm thi tập”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Ngày soạn: 4/1/2011
Tiết PPCT: 62-63 Ngày dạy: Lớp 10A1.
 Lớp 10A2.
TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”
 ( “Trích diễm thi tập” tự - Hoàng Đức Lương )
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
-Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của tác giả trong việc bảo tồn di sản văn học của dân tộc.
-Nắm được nghệ thuật lập luận của tác giả.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1/KIẾN THỨC: 
-Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và nhắc nhở các thế hệ sau hãy biết trân trọng và yêu quý di sản văn học của dân tộc mình.
-Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm.
2/ KĨ NĂNG: Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ thể hiện quan điểm của người viết một cách thuyết phục.
 3/ THÁI ĐỘ: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của tác giả
C/ PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp vấn đáp; Phương pháp nêu & giải quyết vấn đề; Phương pháp thuyết trình, bình giảng
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ ỔN ĐỊNH LỚP: 10A1..
 10A2..
 2/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Em hãy chỉ ra một số biện pháp nhằm đảm bảo sự chuẩn xác của văn bản thuyết minh?
-Để văn bản thuyết minh được hấp dẫn, thu hút người nghe, người đọc, cần chú ý những yêu cầu gì?
.
 3/ BÀI MỚI:
 a/ Lời vào bài: Thi ca Việt Nam từ xưa đến nay rất phong phú. Nhiều người viết thơ nhưng số lượng các tác phẩm lưu lại đến ngày nay rất ít. Nguyên nhân vì đâu? Và đã có mấy người tâm huyết với việc sưu tầm lại những áng thơ văn để lưu truyền cho hậu thế. Để hiểu thêm về những vấn đề này, ta sẽ tìm hiểu tiết học hôm nay: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
 b/ Bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CHÍNH
TIẾT 1:
-Em hãy nêu vài nét về tác giả Hoàng Đức Lương
GV: -Tác giả đặt tên cho tập thơ là “Trích diễm thi tập” vì: Trong tiếng Hán, “Trích” là chọn hái một bông hoa đẹp, hay tuyển chọn. “Diễm” chỉ sự kiều diễm, diễm lệ, chỉ cái đẹp, cái hay đạt ở mức độ cao. “Thi” là thơ, “diễm thi” là những bài thơ hay ’ “Trích diễm thi tập” là tập thơ tuyển chọn những bài thơ hay.
 -“Tựa” là bài văn đặt ở đầu tác phẩm văn học, sử học, địa lí, âm nhạc, hội họanhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu của tác phẩm ấy. Bài tựa có thể do tác giả viết, cũng có thể do một ai đó vì yêu mến, thích thú tác phẩm mà viết.
-Lời tựa của tập thơ được tác giả viết vào thơi gian nào?
-Có thể chia bố cục bài tựu thành mấy phần? Nội dung các phần là gì?
’ Gợi ý: 2 phần
Phần 1: ( Từ đầurách nát tan tành ): Lí do biên soạn “Trích diễm thi tập.
Phần 2: ( còn lại ): Kể lại quá trình hình thành “Trích diễm thi tập”, nội dung và kết cấu tác phẩm
-Em hãy cho biết lí do mà Hoàng đức Lương biên soạn “Trích diễm thi tập”?
’ Gợi ý: văn thơ không được lưu hành hết ở đời.
-Vậy, nguyên nhân nào khiến thơ văn không được lưu hành hết ở đời?
’ Gợi ý: Có 6 nguyên nhân
-Việc sưu tầm thơ văn có phải là ý muốn chủ quan của tác giả không?
’ Gợi ý: không phải là ý muốn chủ quan của tác giả.
-Hãy nêu rõ quá trình hình thành “Trích diễm thi tập”?
+Động cơ nào khiến tác giả biên soạn “Trích diễm thi tập”?
’Tâm trạng của tác giả trước thực trạng văn bản thơ ca của dân tộc: “Than ôi! Một nước văn hiếnthương xót lắm sao?”
+Trong quá trình biên soạn, tác giả gặp phải những khó khăn gì?
-Em hãy cho biết kết cấu của tác phẩm?
-Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài tựa?
’Gợi ý: +Lập luận chặt chẽ, tiêu biểu cho thể nghị luận trung đại.
 +Chất nghị luận kết hợp với chất tự sự nhuần nhuyễn. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công của bài tựa.
-Khái quát nội dung chính của bài tựa?
I/ GIỚI THIỂU CHUNG:
1/ Tác giả: Hoàng Đức Lương ( ? - ? )
-Là một trí thức giàu lòng yêu nước, coi nền văn hiến dân tộc như là một bộ phận cấu thành của ý thức độc lập dân tộc.
-Việc sưu tầm, biên soạn “Trích diễm thi tập”:
 +Là một trong những minh chứng cụ thể, tiêu biểu nhất cho ý thức dân tộc.
+Nằm trong trào lưu phục hưng dân tộc, phục hưng văn hóa của các nhà văn hóa nước ta ở thế kỉ XV.
2/ Tựa “Trích diễm thi tập”:
Là lời tựa cho tập thơ “Trích diễm thi tập”, được viết năm 1497.
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1/ Đọc:
2/ Tìm hiểu văn bản:
2.1 Lí do biên soạn “Trích diễm thi tập”:
-Nguyên nhân khiến văn thơ không được lưu hành hết ở đời:
¯Nguyên nhân chủ quan:
(1) Chỉ có thi nhân biết được cái hay, cái đẹp của thơ ca.
(2) Người có học thì ít để ý đến thơ ca.
(3) Có người thích thơ văn, sưu tầm nhưng chỉ làm nửa chừng rồi bỏ dở ’ không đủ năng lực và kiên trì.
(4) Nếu chưa được lệnh vua thì chưa được khắc ván lưu hành ’chính sách in ấn còn hạn chế.
¯Nguyên nhân chủ quan:
(1) Thời gian làm hủy hoại sách vở
(2) Chiến tranh, hỏa hoạn làm sách vở rách nát, mai một
-Việc sưu tầm thơ văn rất có ý nghĩa, là yêu cầu của thời đại’ không phải là ý muốn chủ quan của tác giả.
2.2 Quá trình hình thành “Trích diễm thi tập”, nội dung - kết cấu tác phẩm:
-Quá trình hình thành “Trích diễm thi tập”:
+Động cơ biên soạn: Đau xót trước thực trạng văn bản thơ ca của dân tộc, thấy lòng tự tôn của dân tộc bị tổn thương.
 +Những khó khăn khi biên soạn: Thư tịch cũ không còn, tác giả phải:
“Tìm quanh hỏi khắp” để thu lượm các tác phẩm thời trước.
“Thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều...” rồi phân loại, chia quyển
-Kết cấu tác phẩm: 
+Gồm 6 quyển,
+Chia làm 2 phần: 
Phần chính là thơ của các tác giả thời Trần, đầu Lê.
Phần phụ lục là thơ ca của Hoàng Đức Lương
3/ Tổng kết:
3.1 Nghệ thuật:
-Cách lập luận chặt chẽ
-Sự hòa quyện giữa chất trữ tình và nghị luận.
3.2 Nội dung: Niềm tự hào sâu sắc, lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm cao trong việc trân trọng bảo tổn di sản văn học của dân tộc.
III/ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
-Nhận xét nào dưới đây là chính xác nhất về sức thuyết phục của bài Tựa “Trích diễm thi tập”:
a/ Văn phong sắc sảo, tỉnh táo
b/ Sự kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và nghệ thuật nghị luận.
c/ Dẫn chứng sinh động.
d/ Tình cảm chân thành, sôi nổi.
-Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị viết bài viết số 5 ( Văn thuyết minh)
ĐỌC THÊM:
HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
( TRÍCH “BÀI KÍ ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA NHÂM TUẤT, 
NIÊN HIỆU BẢO ĐẠI THỨ BA )
 Thân Nhân Trung
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
-Thấy được quan niệm đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh đất nước và ý nghĩa của việc khắc bia biểu dương họ.
-Hiểu được cách viết văn chính luận sắc sảo, lập luận, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1/KIẾN THỨC: 
-“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà.
-Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tướng sĩ.
-Cách lập luận, kết cấu chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận.
2/ KĨ NĂNG: Đọc – hiểu bài văn chính luận theo đặc trưng thể loại.
 3/ THÁI ĐỘ: Cảm nhận được vai trò của người hiền tài đối với đất nước
C/ PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp vấn đáp; Phương pháp nêu & giải quyết vấn đề; Phương pháp thuyết trình, bình giảng
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Lời vào bài: Người tài co1 vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Ta xa xưa, cha ông ta đã nhận thức rất rõ điều này. Điều đó được thể hiện rõ qua đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CHÍNH
-Em hãy nêu vài nét về tác giả Thân Nhân Trung?
’Gợi ý:
+Thân Nhân Trung ( 1418 – 1499), tự là Hậu Phủ, quê ở tỉnh Bắc Giang.
+Năm 1469 đỗ tiến sĩ
+Nổi tiếng giỏi văn chương, từng được vua Lê Thánh Tông phong là Tao đàn phó nguyên súy của hội Tao Đàn – một hội văn chương lớn nhất thời Lê.
-Em hiểu thế nào là “hiền tài” và “nguyên khí”? Khi nói “hiền tài là nguyên khí quốc gia, tác giả muốn khẳng định điều gì?
’Gợi ý:
+Theo quan niệm thời phong kiến, khái niệm “hiền tài” là chỉ người tài cao, học rộng và có đạo đức.
+“Nguyên khí” là chỉ khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
+Khi nói như vậy, tác giả muốn khẳng định tầm quan trọng có ý nghĩa lớn lao của tri thức và người trí thức trong xã hội. Bởi vì: người tài cao, học rộng là “khí chất” ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của quốc gia, xã hội.
-Vậy hiền tài có vai trò, vị trí quan trọng đối với đất nước như thế nào?
-Tại sao nhà nước phải khắc bia ghi tên tiến sĩ ?
’Gợi ý: để lưu danh sử sách, lấy đó làm gương cho người tài trong thiên hạ noi theo.
-Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tướng sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau như thế nào?
’Gợi ý:
-Đối với đương thời:
+Đề cao người tài, khiến họ “tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp”, “đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình”.
+Khuyến khích mọi người noi gương hiền tài“Khiến cho kẻ sĩ trông vào đó mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”.
+Ngăn ngừa điều ác : “kẻ ác lấy đó mà răn”, “ý xấu bị ngăn chặn”.
-Đối với đời sau:
+Tôn vinh quá khứ để làm gương cho thế hệ tương lai “dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai”.
+Tạo dựng truyền thống, làm cho “nguyên khí quốc gia” thêm bền vững “củng cố mệnh mạch của đất nước”.
-Hãy nhận xét nghệ thuật của đoạn trích?
-Khái quát nội dung chính của đoạn trích?
I/ GIỚI THIỆU CHUNG:
-Tác giả sgk/ 31 
-Bài văn bia
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1/ Đọc:
2/ Tìm hiểu văn bản:
2.1 Vai trò của người hiền tài đối với đất nước:
-Hiền tài là người học rộng, tài cao, có đạo đức tốt, được mọi người tín nhiệm, suy tôn.
-Hiền tài có vai trò quyết định sự hưng thịnh của đất nước, góp phần làm nên sự sống còn của quốc gia và xã hội.
2.2 Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tướng sĩ:
-Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương “Khiến cho kẻ sĩ trông vào đó mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”. Để kẻ ác “lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng”.
-Là lời nhắc nhở mọi người, nhất là trí thức nhận rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc.
3/ Tổng kết:
3.1 Nghệ thuật:
-Lập luận chặt chẽ.
-Có luận điểm, luận cứ rõ ràng.
-Lời lẽ sắc sảo, thấu lí đạt tình
3.2 Nội dung:
-Khích lệ kẻ sĩ đương thời luyện tài, rèn đức, nêu những bài học cho muôn đời sau.
-Thể hiện tấm lòng của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.
III/ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
-Phát hiện những luận điểm, luận cứ của văn bản.
E/ RÚT KINH NGHIỆM:
.........

Tài liệu đính kèm:

  • docTUA TRICH DIEM THI TAP.doc