I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức: Giúp HS củng cố và nâng cao thêm tri thức và kĩ năng viết bài nghị luận văn học.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận: dùng từ, viết câu, xây dựng đoạn, diễn đạt, hành văn.
- Tư tưởng: Rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho bài viết kiểm tra học kì 2 .
II- CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của giáo viên:
- Chấm bài, phát hiện ưu, nhược điểm trong bài làm của học sinh.
- Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thuyết trình
- Trên cơ sở chấm bài, thiết kế bài giảng.
2- Chuẩn bị của học sinh:
- Lập dàn ý chi tiết cho bài viết số 6
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ngày soạn: 20/02 /2011 Làm văn TRẢ BÀI KIỂM TRA SỐ 6 Tiết: 81 I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: Giúp HS củng cố và nâng cao thêm tri thức và kĩ năng viết bài nghị luận văn học. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận: dùng từ, viết câu, xây dựng đoạn, diễn đạt, hành văn. Tư tưởng: Rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho bài viết kiểm tra học kì 2 . II- CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của giáo viên: Chấm bài, phát hiện ưu, nhược điểm trong bài làm của học sinh. Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thuyết trình Trên cơ sở chấm bài, thiết kế bài giảng. 2- Chuẩn bị của học sinh: Lập dàn ý chi tiết cho bài viết số 6 III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có). 2- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3- Giảng bài mới: Giới thiệu bài: 1’ Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 4’ 18’ 6’ 14’ 1’ Hoạt động1: GV chép đề bài lên bảng -Gọi HS đọc lại đề bài? Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề bài. - Về kĩ năng, đề bài yêu cầu như thế nào? - Về kiến thức, đề bài yêu cầu cần có những luận điểm cơ bản nào? Hoạt động 3: Nhận xét về ưu khuyết điểm của bài làm học sinh -GV nêu cụ thể những lỗi sai của HS Hoạt động 4: Sửa lỗi sai cho HS và thống kê kết quả -GV ghi lỗi sai của HS lên bảng và yêu cầu HS sửa -GV công bố kết quả bài làm HS Hoạt động 1: HS chép đề vào vở Đọc lại đề văn Hoạt động2: xác định yêu cầu của đề bài. -Một HS trình bày, những HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung Hoạt động 3: Theo dõi nhận xét của GV để rút kinh nghiệm -Lưu ý lỗi sai để khắc phục Hoạt động 4: Theo dõi sửa lỗi và thống kê kết quả -Sửa lỗi I/ ĐỀ BÀI: Đề: Cảm nhận của anh/chị về Chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng Miền Nam thời chống Mĩ qua truyện ngắn “Rừng Xà nu” của Nguyễn Trung Thành. II/ XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI : 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học thông qua việc phân tích một số hình tượng nhân vật, hình tượng văn học trong tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện ngắn ; bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, văn lưu loát, có cảm xúc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, chữ viết cẩn thận. 2. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các nội dung sau: 2.1 Hình tượng cây Xà nu : + Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man. + Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh CM. Vẻ đẹp , những thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu, những đặc tính của xà nulà hiện thân cho vẻ đẹp, những mất mát, đau thương, sự khát khao tự do và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung. 2.2.Hình tượng những con người cụ thể làng Xô man: a/ Hình tượng nhân vật Tnú: + Là người gan góc, dũng cảm, mưu trí; + Có tính kỉ luật cao, trung thành với CM; + Có một trái tim yêu thương và sôi sục căm thù: Sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù: thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng. + Cuộc đời bi tráng và con đường đến với CM của T nú điển hình cho con đường đến với CM của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực CM để tiêu diệt bạo lực phản CM; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng. b/Hình tượng rừng xà nu và Tnú có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như T nú; sự hi sinh của những con người như T nú góp phần là cho những cánh rừng mãi mãi xanh tươi. c/Hình tượng các nhân vật khác: như cụ Mết, Dít, bé Heng là những con người cụ thể đồng bào Tây Nguyên. Họ đều có những phẩm chất cao đẹp của CNAHCM. 2.3.Hình tượng nhân vật lũ làng Xô man: + “Lũ làng xô man” chính là tập thể những người con anh hùng làng Xô man. Đó là những bà Nhan bị bọn Mĩ-Diệm chặt đầu, cột tóc treo lên đầu súng; đó là những anh Xút bị chúng treo cổ lên cây vả đầu làng; đó là những mẹ con như mẹ con Mai bị chúng hành hạ cho đến chết; đó còn là những bà già Blom, những anh Prôivà bao nhiêu người không tên khác. + Nhân vật “lũ làng Xô man” cũng chính là biểu hiện sâu sắc nhất, cao cả nhất của CNAHCMMN thời chống Mĩ. Qua nhân vật tập thể này, tác giả muốn khẳng định rằng: Đánh Mĩ , đâu chỉ có từng cá nhân anh hùng mà là cả một tập thể anh hùng. Sức mạnh có thể tiêu diệt được bọn Mĩ-Diệm chính là sức mạnh toàn thể dân tộc Việt Nam. 3. Cách cho điểm: -Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn lưu loát, có cảm xúc, có thể mắc vài lỗi -Điểm 7-8, : Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên, diễn đạt tốt, còn vài lỗi sai. -Điểm 5-6 : Nêu khoảng nửa số ý, hành văn có thể chưa trôi chảy. -Điểm 3-4 : Phân tích sơ sài, diễn đạt còn nhiều lỗi sai -Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, diễn đạt kém. -Điểm 0: không viết được gì, có thể bài làm lạc đề. III/Nhận xét: 1. Ưu điểm: - Đa số học sinh nắm được phương pháp làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. - HS nắm được luận đề của bài, biết cách phân tích dẫn chứng để chứng minh. - Một số em có cách viết khá tốt : khai thác sâu, từ ngữ chọn lọc, diễn đạt trôi chảy. 2.Khuyết điểm: -Chưa xác định đúng trọng tâm của đề . -Phân tích chưa đủ ý, vốn từ nghèo. -Diễn đạt yếu, lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu. IV/Sửa lỗi và thông báo kết quả: -Lỗi về câu, dùng từ, diễn đạt -Lỗi chính tả -Lỗi thiếu ý, lạc đề THỐNG KÊ ĐIỂM SỐ 0à3 3.5à4.5 5à6 6.5à7.5 8à Từ TBà 12TN1 12TN2 12TN3 12TN4 12CB1 13CB3 - Đọc bài khá nhất 4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: Bài tập về nhà: Ôn lại văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Chuẩn bị bài: Soạn “Ông già và biển cả (trích)- Hê min uê” IV- RÚT KINH KIỆM- BỔ SUNG KIẾN THỨC:
Tài liệu đính kèm: