Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 86 đến tiết 96

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 86 đến tiết 96

A, Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS nắm:

 1, Về kiến thức: Nắm được những luận điểm chính của bài viết cùng quan điểm của tác giả về những nét đặc trưng của vốn văn hoá dân tộc- cơ sở để xây dựng một nền văn hoá tiến tiển, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

 Về nội dung: Những ưu điểmvà nhược điểm, tích cực và hạn chế của văn hoá dân tộc.

 Về nghệ thuật: Cách trình bày sáng rõ và thái độ khách quan, khiêm tốn khi trình bày quan điểm.

 2, Về kĩ năng: Rèn luyền kĩ năng đọc hiểu văn bản khoa học và chính luận.

B. Ph­¬ng tiÖn thùc hiÖn

- SGK, SGV

- ThiÕt kÕ bµi häc

C.C¸ch thøc tiÕn hµnh

 §äc s¸ng t¹o, gîi ý tr¶ lêi c©u hái, th¶o luËn.

 

doc 20 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1585Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 86 đến tiết 96", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 22/3/2011
 Tiết 88- 89 
NHÌN VỀ VỐN VĂN HOÁ DÂN TỘC.
 ( Trần Đình Hượu).
A, Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS nắm:
 1, Về kiến thức: Nắm được những luận điểm chính của bài viết cùng quan điểm của tác giả về những nét đặc trưng của vốn văn hoá dân tộc- cơ sở để xây dựng một nền văn hoá tiến tiển, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
 Về nội dung: Những ưu điểmvà nhược điểm, tích cực và hạn chế của văn hoá dân tộc.
 Về nghệ thuật: Cách trình bày sáng rõ và thái độ khách quan, khiêm tốn khi trình bày quan điểm.
 2, Về kĩ năng: Rèn luyền kĩ năng đọc hiểu văn bản khoa học và chính luận.
B. Ph­¬ng tiÖn thùc hiÖn
- SGK, SGV
- ThiÕt kÕ bµi häc
C.C¸ch thøc tiÕn hµnh
 §äc s¸ng t¹o, gîi ý tr¶ lêi c©u hái, th¶o luËn.
D.TiÕn tr×nh d¹y häc
- KiÓm tra bµi cò
- Giíi thiÖu bµi míi
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
 Hoạt động 
Hướng dẫn HS tìm hiểu những kiến thức ban đầu về tác giả, tác phẩm. ( Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu khái quát, tóm tắt tiểu sử, trình bày vấn đề. GV khuyến khích động viên HS phát huy tính tích cực trong nhận thức trình bày)
? Phần tiểu dẫn có nhữnh kiến thức cơ bản nào ?
 ? Nêu vài nét về tác giả Trần Đình Hươu? 
 ? Kể tên một số tác phẩm của ông ?
 ? Trích trong bài viết nào ? 
 ? Hãy xác định vị trí của đoạn trích? 
 GV cho HS đọc tri thức đọc hiểu để thấy được tính thời sự của việc tim hiểu nét đăch sắc của văn hoá dân tộc trong thời hiện tại.
 Hoạt động 2 
 GV cho HS đọc doạn trích SGK, yêu cầu đọc to rõ, đúng những từ khó. ( Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu chú thích làm cơ sở ban đầu cho bài học; Kĩ năng tìm, khái quát ý, nêu luận điểm, luận cứ, lập dàn ý cho bài viết)
 ? Bài có mấy đoạn ? Tập trung nêu vấn đề gì?
 ? Nêu luận điểm của từng đoạn ?
 ? Tác giả tỏ thái độ ca ngợi, chê bai hãy phân tích KH đối với những đặc điểm nổi bật của vốn văn hoá Việt Nam ?
 ? Hãy nêu khái niệm văn hoá ?
 ? Văn hoá do con người sáng tạo ra hay có sẵn trong tự nhiên ?
 ? Em hiểu thế nào là bản sắc văn hoá dân tộc ? ổn định hay không ổn định ? Nghĩa rộng hay nghĩa hẹp ?
 Hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết văn bản ( Rèn luyện kĩ năng nhận biết, tìm ý, liệt kê, lí giải, trình bày và đánh giá được vấn đề; Kĩ năng liên hệ thực tế để rút rs kết luận cụ thể)
 HS theo dõi sách giáo khoa.
 GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm- Phân lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1 và nhóm 3 sẽ điền vào phiếu học tập về những ưu điểm của vốn VHDT. Nhóm 2, 4 sẽ điền vào phiếu học tập về những hạn chế của VHDT. Thời gian thực hiện 5 phút. 
 GV cho HS tìm, liệt kê và điền vào phiếu học tập.
 Phiếu học tập nhóm 1, 3:
ƯU ĐIỂM
Tôn giáo
Nghệ thuật
Quan niệm sống
Ứng xử
Sinh hoạt
 Phiếu học tập nhóm 2,4:
HẠN CHẾ
Tôn giáo
Nghệ thuật
Quan niệm sống
Ứng xử
Sinh hoạt
GV cho các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung và đưa ra kết quả phản hồi.
 ? Theo tác giả và theo anh/ chị vì sao văn hoá dân tộc ta có những hạn chế ấy?
? Dù có những ưu điểm và hạn chế, song về cơ bản người VN sống có VH, có nền VH của mình. Theo tác giả cái gốc, cái nền của văn hóa Việt là gì? Đâu là đặc trưng chung, bao trùm của " vốn văn hoá dân tộc"?
 HS theo dõi SGK vận dụng lí giải.
 ? Dựa vào bài viết và những hiểu biết của bản thân, hãy giải thích đặc trưng này?
VD: Thơ văn Lí Trần vừa thể hiện tư tưởng Nho giáo vừa ánh xạ triết lí nhân sinhkhoẻ khoắn của các nhà sư. Hoặc cảm hứng nhân nghĩa trong BNĐC của Ntrãi chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Phật từ bi bác ái vừa bắt nguồin từ học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho...
 ? Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam, theo tác giả là gì?
 ? Em hiểu như thế nào về câu nói này?
 GV Giải thích:
 . Khái niệm "tạo tác" ở đây là khái niệm có tính chất quy ước, chỉ những sáng tạo lớn, những sáng tạo mà không dân tộc nào có hoặc có mà không đạt được đến tầm vóc kì vĩ, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến xung quanh, tạo thành những mẫu mực đáng học tập. 
. Khái niệm "đồng hóa" vừa chỉ vị thế tồn tại nghiêng về phía tiếp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài, những ảnh hưởng lan đến từ các nguồn văn minh, văn hóa lớn, vừa chỉ khả năng tiếp thu chủ động của chủ thể tiếp nhận- một khả năng cho phép ta biến những cái ngoại lai thành cái của mình, trên cơ sở gạn lọc và thu giữ. 
. Khái niệm "dung hợp" vừa có những mặt gần gũi với khái niệm "đồng hóa" vừa có điểm khác. Với khái niệm này, người ta muốn nhấn mạnh đến khả năng "chung sống hòa bình" của nhiều yếu tố tiếp thu từ nhiều nguồn khác nhau, có thể hài hòa được với nhau trong một hệ thống, một tổng thể mới.)
 ? Tại sao nền văn hoá của ta không chỉ trông chờ vào sự tạo tác?
? Nếu không có nền tảng, nội lực thì nền văn hoá sẽ như thế nào?
 ? Nếu có nội lực mà không mở cửa để tiếp thu thì sẽ mất đi điều kiện gì?
 ? Ví dụ về phương diện chữ viết?
? Ví dụ về phương diện văn học?
 Hoạt động 3
 ? Hệ thống lập luận của tác giả giúp ta có cách nhìn mới như thế nào về vấn đề đi tìm nét đặc sắc của văn hoá dân tộc ?
 ? Nhận xét về văn phong của tác giả ?
 ? Các em phải làm gì để gìn giữ, phát huy những yếu tố nào của văn hoá truyền thống để xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa ?
 Hoạt động 4
I, Tiểu dẫn:
 1. Tác giả(1927- 1995) 
 - Trần Đình Hượu là một chuyên gia về các vấn đề văn hóa, tư tưởng Việt Nam. 
 - Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, tư tưởng có giá trị: “Đến hiện đại từ truyền thống” (1994), “Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại” (1995), “Các bài giảng về tư tưởng phơng Đông” (2001),
 2. Tác phẩm
 - “Đến hiện đại từ truyền thống” là một công trình nghiên cứu văn hóa có ý nghĩa. 
 - “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” được trích ở phần “Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc”
 - Thể loại: Văn bản thông dụng 
 + Nội dung: chức năng thông báo tri thức
 + Kết cấu : truyền đạt trực tiếp nội dung thông tin => Tính cập nhật, tính thời sự, tính hiện thực, chính xác. 
II, Đọc – hiểu văn bản:
1, Đọc- hiểu khái quát:
 a, Đọc – chú thích:
 b, Bố cục:
 - Phần 1: Giới thiệu về khái niệm " vốn văn hoá dân tộc": " Là cái ổn định dần, tồn tại cho đến....hiện đại"
 - Phần 2: Quy mô và ảnh hưởng của VHDT: + VHVN không đồ sộ..
 + Nguyên nhân: Do hạn chế... đời sống XH.
 - Phần 3: Quan niệm, lối sống...
 2, Đọc hiểu chi tiết:
 a, Những ưu điểm và hạn chế của vốn văn hoá dân tộc:
 - Những ưu điểm và hạn chế:
ƯU ĐIỂM
HẠN CHẾ
Tôn giáo
Không cuồng tín, mà dung hoá các tôn giáo -> Các tôn giáo đều có mặt nhưng không có những xung đột quyết liệt.
Ít quan tâm đến giáo lí nên tôn giáo không phát triển -> Khó tạo nên tầm vóc lớn lao của các giá trị VH.
Nghệ thuật
Sáng tạo được nhiều tác phẩm tinh tế, xinh xắn, có tính thẩm mĩ.
Không có quy mô lớn, không có những công trình kì vĩ, tráng lệ.
Quan niệm sống
Mong ước thái bình, sống thanh nhà, thong thả.
An phận thủ thường, không mong gì cao xa dẫn đến sức ì, e ngại phấn đấu.
Ứng xử
Trọng tình nghĩa
Không chuộng trí chuộng dũng.
Khôn khéo biết giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn.
Không đề cao trí tuệ.
Sinh hoạt
Hướng vào cái đẹp dịu dàng thanh lịhc, có quy mô vừa phải.
Hiếm có những vẻ đẹp phi thường, những cách tân táo bạo.
 - Lí do:
 + Xuất phát từ đặc trưng của nền VH nông nghiệp " Dân nông nghiệp định cư....nhiều bất trắc".
 + Đất nước nhỏ, tài nguyên chưa thật phong phú. Tâm lí thích cái vừa phải; Thường xuyên phải chịu ngoại xâm; Mong ước thái bình; Đới sống vật chất nghèo nàn; Không có ước mong phát triển mạnh mẽ..
 b, Đặc trưng chung của văn hoá Việt Nam: 
Thiết thực- Linh hoạt- Dung hoà.
 - Thiết thực: Ước mong thái bình làm ăn no đủ, sống thanh nhàn không mong cao xa, khác thường. Trong tâm trí thường có Bụt mà không có Tiên vì Thần uy linh bảo quốc hộ dân, Bụt hay cứu người...
 - Linh hoạt: Thể hiện ở sự tiếp biến: " sàng lọc, tinh luyện" các giá trị VH thuộc nhiều nguồn: Nho, Phật, Đạo giáo để thành bản sắc của mình. Thể hiện trong ứng xử: Nhất tự vi sư,...Hay Học thầy không tày...
 - Dung hoà: VHVN sử dụng linh hoạt, dung hoầcí vốn có của VH Phật giáo, Nho giáo...các giá trị nội sinh và ngoại lai.
 c) Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa Việt
- “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá những giá trị văn hoá bên ngoài”
à Ý nghĩa:
 + Các giá trị văn hoá của người Việt không chỉ là thành quả sàn tạo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam mà còn là kết quả của quá trình tiếp nhận có chọn lọc và biến đổi những giá trị lớn của các nguồn văn hoá khác.
 + Dân tộc trải qua thời gian dài bị đô hộ, đồng hoá à văn hoá bản địa phần nhiều bị mai một à không thể chỉ trông cậy vào sự tạo tác.
 + Nếu không có tạo tác à nền văn hoá không có nội lực bề vững. 
 + Có nội lực mà không mở rộng, tiếp thu văn hoá à không thừa hưởng tinh hoa và tiến bộ của văn hoá nhân loại à văn hoá không thể phát triển và toả rạng.
- Ví dụ: 
 + Chữ viết (một giá trị văn hoá quan trọng của nhân loại): Sáng tạo chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán, sáng tạo ra chữ Quốc ngữ để tạo nên các tác phẩm văn học mang đậm tâm hồn Việt Nam
 + Văn học: Sáng tạo các thể thơ dân tộc đi đôi với việc vận dụng, Việt hoá các thể thơ Đường luật của Trung Quốc, thơ tự do của phương Tây. (cách vận dụng đề tài, thi liệu trong Truyện Kiều, thơ Nguyễn Khuyến, thơ Trần Tế Xương)
III, Kết luận: 
 - Cách nhìn mới về vấn đề đi tìm nét đặc sắc của văn hoá Việt Nam:
 + Cách nhìn sát với thực tế Việt Nam.
 + Phương hướng để xây dựng một nền VH tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 
 - Cách trình bày chặt chẽ, biện chứng, lôgích, thể hiện được tầm bao quát lớn, chỉ ra được những khía cạnh quan trọng về đặc trưng VHDT.
 Thái độ khách quan, khoa học, khiêm tốn..tránh được một trong hia khuynh hướng cực đoan hoặc là chỉ tìm nhược điểm để phê phán hay chỉ tìm ưu điểm để ca tụng.
Dặn: Đọc lại văn bản, nắm kiến thức cơ bản. Làm bài tập vào vở soạn.
 Tiết sau học: Phát biểu tự do. Hãy đọc và soạn những câu hỏi trong SGK vào vở.
Bài tập:
? Qua bài viết này, theo em việc tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc có ý nghĩa gì trong đời sống hiện nay của cộng đồng nói chung và mỗi cá nhân nói riêng?
 - Giữa hai vấn đề hiểu mình và hiểu người có mối quan hệ tương hỗ.
 - Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước, trên tinh thần làm sao phát huy được tối đa mặt mạnh vốn có, khắc phục được những nhược điểm dần thành cố hữu để tự tin đi lên.
 - Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với việc quảng bá cái hay, cái đẹp của dân tộc để "góp mặt" cùng năm châu, thúc đẩy một sự giao lưu lành mạnh, có lợi chung cho việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển.
*******************************
Ngµy 23/3/2011
TiÕt 90
Ph¸t biÓu tù do
 A- Môc tiªu bµi häc
	1-KiÕn thøc:
	Kh¸i qu¸t vÒ PBTD
	Nh÷ng yªu cÇu cña PBTD
	2-KÜ n¨ng:
	Ph¶n x¹ nhanh linh ho¹t tr­íc c¸c t×nh huèng giao tiÕp
	BiÕt t×m néi dung vµ c¸ch PB thÝch hîp cã kh¶ n¨ng ®em l¹i høng thó cho ng­êi nghe
B- Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng tiÖn d¹y häc
 1. Ph­¬ng ph¸p d¹y häc:
 Bµi häc kÕt hîp lÝ thuyÕt vµ thùc hµnh. CÇn khai th¸c tÝnh tÝch cùc, chñ ®éng cña häc sinh. Cã thÓ cho häc sinh th¶o luËn, gîi cho häc sinh t­ ... n. Hoàn cảnh của ông giáo cũng hết sức bi đát.
Quan hệ giữa ông giáo và lão Hạc là quan hệ hàng xóm láng giềng. Lão Hạc có việc gì cũng tâm sự, hỏi ý kiến ông giáo.
+ Những điều nói trên chi phối đến nội dung và cách thức nói của các nhân vật. Trong đoạn trích, ở lời thoại thứ nhất của lão Hạc ta thấy rất rõ:
- Nội dung của lời thoại: Lão Hạc thông báo với ông giáo về việc bán "cậu vàng".
- Cách thức nói của lão Hạc: "nói ngay", nói ngắn gọn, thông báo trước rồi mới hô gọi (ông giáo ạ!) sau.
- Sắc thái lời nói: Đối với sự việc (bán con chó), lão Hạc vừa buồn vừa đau (gọi con chó là "cậu vàng", coi việc bán nó là giết nó: "đi đời rồi"). Đối với ông giáo, lão Hạc tỏ ra rất kính trọng vì mặc dù ông giáo ít tuổi hơn nhưng có vị thế hơn, hiểu biết hơn (gọi là "ông" và đệm từ "ạ" ở cuối).
3. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!":
- Nghĩa sự việc: thông báo việc con chó biết nó chết (c8u cậu biết là cu cậu chết).
- Nghĩa tình thái:
+ Người nói rất yêu quý con chó (gọi nó là "cu cậu".
+ Việc con chó biết nó chết là một bất ngờ (bấy giờ mới biết là).
4. Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa họ nhà văn Nam Cao:
+ Hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật là hoạt động giao tiếp trực tiếp có sự luân phiên đổi vai lượt lời, có sự hỗ trợ bởi ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt, Có gì chưa hiểu, hai nhân vật có thể trao đổi qua lại.
+ Hoạt động giao tiếp giữa nhà văn Nam Cao và bạn đọc là hoạt động giao tiếp gián tiếp (dạng viết). Nhà văn tạo lập văn bản ở thời điểm và không gian cách biệt với người đọc. Vì vậy, có những điều nhà văn muốn thông báo, gửi gắm không được người đọc lĩnh hội hết. Ngược lại, có những điều người đọc lĩnh hội nằm ngoài ý định tạo lập của nhà văn.
4. Hướng dẫn tự học:
- Tự lập các bảng tổng kết khác để hệ thống hóa kiến thức tiêng Việt đã học ở THPT về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
- Nhận xét về giao tiếp của các bạn bè trong lớp các giờ giải lao.
- Xem và soạn bài ôn tập phần làm văn.
*****************************
Ngày 1/4/2011
Tiết: 96
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	1. Kiến thức:
- Dạng bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học.. 
- Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường.
- Lập luận trong văn nghị luận.
- Bố cục bài văn nghị luận.
- Diễn đạt trong văn nghị luận.
	2. Kỹ năng:
- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học. 
- Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt trong viết đoạn văn, bài văn.
- Phát hiện và khắc phục các lỗi về diến đạt trong văn nghị luận.
- Viết văn bản tổng kết và hoạt động thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm	
	2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV yêu cầu HS nhớ lại và thống kê các kiểu loại văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THPT và cho biết những yêu cầu cơ bản của các kiểu loại đó.
- HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm thống kê một khối lớp) và các nhóm lần lượt trình bày.
- GV đánh giá quá trình làm việc của HS và nhấn mạnh một số kiến thức cơ bản.
- Để viết được một văn bản cần thực hiện những công việc gì?
- HS nhớ lại những kiến thức đã học để trả lời.
HĐ2
- GV nêu câu hỏi để HS ôn lại đề tài cơ bản của văn nghị luận:
+ Có thể chia đề tài của văn nghị luận trong nhà trường thành những nhóm nào? 
+ Khi viết nghị luận về các đề tài đó, có những điểm gì chung và khác biệt?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nêu câu hỏi ôn tập về lập luận trong văn nghị luận:
+ Lập luận gồm những yếu tố nào?
+ Thế nào là luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận? Quan hệ giữa luận điểm và luận cứ?
+ Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ cho luận điểm.
+ Nêu các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục.
+ Kể tên các thao tác lập luận cơ bản? 
- HS nhớ lại kiến thức đã học và trình bày lần lượt từng vấn đề. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung nếu chưa đủ hoặc thiếu chính xác.
- GV nêu câu hỏi ôn tập về bố cục bài nghị luận:
+ Mở bài có vai trò như thế nào? Phải đạt những yêu cầu gì? Cách mở bài cho các kiểu nghị luận.
+ Vị trí phần thân bài? Nội dung cơ bản? Cách sắp xếp các nội dung đó? Sự chuyển ý giữa các đoạn?
+ Vai trò và yêu cầu của phần kết bài? Cách kết cho các kiểu nghị luận đã học?
- HS khái quát lại kiến thức đã học và trình bày lần lượt từng vấn đề. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung nếu chưa đủ hoặc thiếu chính xác.
- GV nêu câu hỏi ôn tập về diễn đạt trong văn nghị luận:
+ Yêu cầu của diễn đạt? Cách dùng từ, viết câu và giọng văn?
+ Các lỗi về diễn đạt và cách khắc phục.
- HS khái quát lại kiến thức đã học và trình bày lần lượt từng vấn đề. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung nếu chưa đủ hoặc thiếu chính xác.
HĐ3
- GV yêu cầu 1 HS đọc 2 đề văn (SGK) và hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện tập.
- Tìm hiểu đề:
+ Hai đề bài yêu cầu viết kiểu bài nghị luận nào?
+ Các thao tác lập luận cần sử dụng để làm bài là gì?
+ Những luận điểm cơ bản nào cần dự kiến cho bài viết?
b. Lập dàn ý cho bài viết.
Trên cơ sở tìm hiểu đề, GV chia HS thành hai nhóm, mỗi nhóm tiến hành lập dàn ý cho một đề bài. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trên bảng để cả lớp phân tích, nhận xét.
I. ÔN TẬP CÁC TRI THỨC CHUNG:
1.Các kiểu văn bản:
a. Tự sự: 
 Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân - quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ,
b.Thuyết minh: 
 Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, của sự vật, hiện tượng, vấn đề, giúp gười đọc có tri thức và thái độ đúng đắn đối với đối tượng được thuyết minh.
c. Nghị luận: 
 Trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá, đối với các vấn đề xã hội hoặc văn học qua các
luận điểm, luận cứ, lập luận có tính thuyết phục.
Ngoài ra, còn có các loại văn bản: Kế hoạch cá nhân, quảng cáo, bản tin, văn bản tổng kết,
2. Cách viết văn bản:
- Nắm vững đặc điểm kiểu loại văn bản và mục đích, yêu cầu cụ thể của văn bản.
- Hình thành ý và sắp xếp thành dàn ý cho văn bản.
- Viết văn bản: Mỗi câu trong văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. 
II. ÔN TẬP CÁC TRI THỨC VĂN NGHỊ LUẬN:
1. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường:
a. Có thể chia đề tài của văn nghị luận trong nhà trường thành 2 nhóm: 
- Nghị luận xã hội (các đề tài thuộc lĩnh vực xã hội) 
- Nghị luận văn học (các đề tài thuộc lĩnh vực văn học)
b. Khi viết nghị luận về các đề tài đó, có những điểm chung và những điểm khác biệt:
- Điểm chung: 
+Đều trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá, đối với các vấn đề nghị luận.
+ Đều sử dụng các luận điểm, luận cứ, các thao tác lập luận có tính thuyết phục.
- Điểm khác biệt:
+ Đối với đề tài nghị luận xã hội, người viết cần có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế, hiểu biết xã hội phong phú, rộng rãi và sâu sắc.
+ Đối với đề tài nghị luận văn học, người viết cần có kiến thức văn học, khả năng lí giải các vấn đề văn học, cảm thụ các tác phẩm, hình tượng văn học.
2. Lập luận trong văn nghị luận:
- Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới. Lập luận gồm những yếu tố: luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận.
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết (nói) về vấn đề nghị luận. Luận điểm cần chính xác, minh bạch. Luận cứ là những lí lẽ và bằng cứ được dùng để soi sáng cho luận điểm.
- Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ cho luận điểm:
+ Lí lẽ phải có cơ sở, phải dựa trên những chân lí, những lí lẽ đã được thừa nhận.
+ Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu, phù hợp với lí lẽ.
+ Cả lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp với luận điểm, tập trung làm sáng rõ luận điểm.
- Các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục:
+ Nêu luận điểm không rõ ràng, trùng lặp, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.
+ Nêu luận cứ không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu chân thực, trùng lặp hoặc quá rườm rà, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày.
+ Lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm.
- Các thao tác lập luận cơ bản:
+ Thao tác lập luận phan tích.
+ Thao tác lập luận so sánh.
+ Thao tác lập luận bác bỏ.
+ Thao tác lập luận bình luận.
3. Bố cục của bài văn nghị luận:
- Mở bài có vai trò nêu vấn đề nghị luận, định hướng cho bài nghị luận và thu hút sự chú ý của người đọc (người nghe). 
->Yêu cầu của mở bài: thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài; hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên; gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.
->Cách mở bài: có thể nêu vấn đề một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thân bài là phần chính của bài viết. Nội dung cơ bản của phần thân bài là triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ với cách sử dụng các phương pháp lập luận thích hợp. 
->Các nội dung trong phần thân bài phải được sắp xếp một cách có hệ thống, các nội dung phải có quan hệ lôgíc chặt chẽ.
->Giữa các đoạn trong thân bài phải có sự chuển ý để đảm bảo tính liên kết giữa các ý, các đoạn.
- Kết bài có vai trò thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề; gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
4. Diễn đạt trong văn nghị luận:
- Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì; Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ từ vựng (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh,) và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
- Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: câu ngắn, câu dài, câu mở rộng thành phần, câu nhiều tầng bậc,Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, liệt kê, câu hỏi tu từ,
III. LUYỆN TẬP:
1. Đề văn (SGK).
2. Yêu cầu luyện tập:
a. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: 
+ Nghị luận xã hội (đề 1), 
+ Nghị luận văn học (đề 2).
- Thao tác lập luận: cả 2 đề đều vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. Tuy nhiên, đề 1 chủ yếu vận dụng thao tác bình luận; đề 2 chủ yếu vận dụng thao tác phân tích.
- Những luận điểm cơ bản cần dự kiến cho bài viết: 
+ Với đề 1: Trước hết cần khẳng định câu nói của Xô-cơ-rát với người khách và giải thích tại sao ông lại nói như vậy? Sau đó rút ra bài học từ câu chuyện và bình luận.
+ Với đề 2: Trước hết cần chọn đoạn thơ để phân tích. Sau đó căn cứ vào nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của đoạn để chia thành các luận điểm
b. Lập dàn ý cho bài viết:
 4. Hướng dẫn tự học: 
 - Củng cố và hoàn thiện kiến thức, kĩ năng qua việc thực hành lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
 -
***********************

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 128896.doc