Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 63: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 63: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức: Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh . để làm văn nghị luận văn học.

2. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm một trích đoạn văn xuôi.

3. Về thái độ: Tích cực trong việc rèn luyện các thao tác viết văn nghị luận.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài soạn. TLTK.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi. Bảng phụ

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện.

2. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 11770Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 63: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 12C3.vắng.. 
 12C5vắng.......................................
Tiết 63: LÀM VĂN
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Về kiến thức: Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh ... để làm văn nghị luận văn học.
2. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm một trích đoạn văn xuôi.
3. Về thái độ: Tích cực trong việc rèn luyện các thao tác viết văn nghị luận.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài soạn. TLTK.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi. Bảng phụ
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện.
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
*) Hoạt động 1: tìm hiểu cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
- Hs: đọc đề 1. 
- Gv: tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu (SGK).
Đề 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan.
- Gv: nêu yêu cầu và gợi ý, hướng dẫn.
- Hs: thảo luận về nội dung vấn đề nghị luận, nêu dàn ý đại cương.
- Gv: yêu cầu HS rút ra kết luận về cách làm nghị luận một tác phẩm văn học.
- Hs: trả lời.
I. CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI 
1. Gợi ý các bước làm đề 1:
a. Tìm hiểu đề, định hướng bài viết:
- Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan tức là phân tích nghệ thuật đặc sắc làm nổi bật nội dung của truyện.
- Cách dựng truyện đặc biệt: sau tờ trát của quan trên là các cảnh bắt bớ.
- Ngôn ngữ ng kể: Rất ít lời ( Chỉ có 2 dòng) còn ng.ngữ nhân vật sinh động thể hiện đúng thân phận và trình độ của họ
- Mâu thuẫn trào phúng cơ bản: tinh thần thể dục và cuộc sống khốn khổ, đói rách của nhân dân.
b. Cách làm nghị luận một tác phẩm văn học:
- Đọc, tìm hiểu, khám phá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Đánh giá được giá trị của tác phẩm.( Mối qhệ giữa văn học và thời sự)
*) Hoạt động 2: thực hiện yêu cầu đối với đề 2.
- Gv: tổ chức cho HS nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (có so sánh với chương Hạnh phúc một tang gia- Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).
HĐ nhóm : 4 nhóm thời gian 5p
- Gv: nêu yêu cầu và nhận xét.
- Hs: thảo luận và trình bày.
- Gv: yêu cầu HS rút ra kết luận về cách làm nghị luận một tác phẩm văn học.
- Hs: trả lời.
2. Gợi ý các bước làm đề 2:
a. Tìm hiểu đề, định hướng bài viết:
- Đề yêu cầu nghị luận về một kía cạnh của tác phẩm: nghệ thuật sử dụng ngôn từ.
- Các ý cần có:
+ Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù, nội dung và đặc sắc nghệ thuật, chủ đề tư tưởng của truyện.
+ Tài năng nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn ngữ để dựng lại một vẻ đẹp xưa- một con người tài hoa, khí phách, thiên lương nên ngôn ngữ trang trọng (dẫn chứng ngôn ngữ Nguyễn Tuân khi khắc họa hình tượng Huấn Cao, đoạn ông Huấn Cao khuyên quản ngục).
+ So sánh với ngôn ngữ trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Hạnh phúc của một tang gia : Cách chơi chữ giọng mỉa mai,giễu cợt
b. Cách làm nghị luận một khía cạnh của tác phẩm văn học:
- Cần đọc kĩ và nhận thức được khía cạnh mà đề yêu cầu.
- Tìm và phân tích những chi tiết phù hợp với khía cạnh mà đề yêu cầu.
*) Hoạt động 3: tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
- Gv: tổ chức cho HS rút ra cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
- hs :phát biểu. 
- Gv: nhận xét, nhấn mạnh những ý cơ bản.
3. Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:
- Có đề nêu yêu cầu cụ thể, bài làm cần tập trung đáp ứng các yêu cầu đó.
- Có đề để HS tự chọn nội dung viết. Cần phải khảo sát và nhận xét toàn truyện. Sau đó chọn ra 2, 3 điểm nổi bật nhất, sắp xếp theo thứ tự hợp lí để trình bày. Các phần khác nói lướt qua. Như thế bài làm sẽ nổi bật trọng tâm, không lan man, vụn vặt.
3. Củng cố luyện tập:
-Gv: hệ thống lại kiến thức trong bài (nhấn mạnh về cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi).
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Soạn bài: “Rừng xà – nu” của Nguyễn Trung Thành./.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 6364 van 12.doc