Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 51: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 51: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Liệt kê các lỗi thường gặp khi lập luận (qua bài viết số 3).

- Cách sửa các lỗi về lập luận.

 2. Kỹ năng:

 - Nhận diện, sửa một số lỗi cơ bản về lập luận trong những bài viết và một số văn bản.

 - Có kĩ năng tạo lập các văn bản nghị luận với lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 6922Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 51: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 4/12/2010
 	Tiết: 51
THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Liệt kê các lỗi thường gặp khi lập luận (qua bài viết số 3).
- Cách sửa các lỗi về lập luận.
	2. Kỹ năng:
	- Nhận diện, sửa một số lỗi cơ bản về lập luận trong những bài viết và một số văn bản.
	- Có kĩ năng tạo lập các văn bản nghị luận với lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS đọc lại các đoạn văn.
- GV yêu cầu HS nhận xét chung về các đoạn văn.
- HS trao đổi, trình bày.
- GV nhận xét định hướng: Lập luận trong các đoạn văn đều chưa chặt chẽ, lôgíc, thiếu thuyết phục, do còn mắc các lỗi.
- GV yêu cầu HS phân tích các lỗi trong các đoạn văn.
- HS làm việc theo nhóm; trình bày kết quả, các nhóm nhận xét bổ sung.
- GV Phân tích mẫu 2 đoạn văn (a và h)
HĐ2
- HS sửa chữa lại các đoạn văn (làm việc nhóm)
- GV nhận xét, định hướng.
Dựa vào đoạn a, h làm tiếp đoạn còn lại
1. Phát hiện và phân tích lỗi lập luận: 
a. Nhận xét:
Nêu luận điểm không rõ.
Ý trong đoạn văn không nhất quán trong một hệ thống; còn lộn xộn, rời rạc.
Triển khai các ý (luận cứ) không logic theo một lập luận chặt chẽ
Diẽn đạt chưa mang văn phong nghị luận
b. Phân tích.
Đoạn văn a:
Câu nêu luận điểm không chính xác. 
 (chữ "quan trọng nhất" ở đây chưa chính xác)
Lập luận để chứng minh, giải thích chưa rõ và chưa toàn diện (chưa giải thích rõ vì sao văn học dân gian lại có giá trị nhận thức, chỉ nêu thể loại ca dao, tục ngữ để chứng minh)
Ý "vừa có tác dụng mạnh mẽ đến tâm hồn con người" không nhất quán với luận điểm.
Đoạn văn h:
Câu nêu luận điểm không logic và không chính xác. (liên từ "nên" và cụm từ "việc bảo tồn")
Lập luận không chặt chẽ, ý triển khai không nhất quán ("văn học dân gian còn là kho tàng về nghệ thuật)
Phân tích các luận cứ dài dòng, không đúng văn phong nghị luận.
Câu cuối đoạn lại tiểu kết sang một ý khác, không logic với ý của đoạn văn.
2. Chữa lỗi:
Đoạn văn a: Bổ sung các luận cứ về giá trị nhận thức tự nhiê, xã hội, con người của văn học dân gian trong truyện cổ, ca dao, tục ngữ
Đoạn văn h: sửa lại luận điểm và sắp xếp lại luận cứ.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Tự kiểm tra và sửa một số lỗi thường gặp nhất trong hành văn, để chuẩn bị tốt cho thi HKI
************************
Ngày 6/12/2010
	Tiết 52
ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Phong cách và quan điểm văn học của các tác giả đã học.
	- Nội dung cơ bản, đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm văn học.
	- Kiến thức về lí luận văn học ở hai phạm trù thể loại và phong cách văn học.
	2. Kỹ năng:
	- Vận dụng kiến thức đã học vào việc hiểu các khái niệm lí luận.
	- Hệ thống hoá các kiến thức theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, hỏi đáp, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 
- Trình bày quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX (những giai đoạn và thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn)?
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận theo sự chuẩn bị ở nhà.
+ Nhóm 1: Thành tựu của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954.
+ Nhóm 2: Thành tựu của văn học Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1964.
+ Nhóm 3: Thành tựu của văn học Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975.
+ Nhóm 4: Thành tựu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
- Các thành viên của nhóm và của các nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày.
+ GV lưu ý: Ở mỗi giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX, các em cần nhớ những vấn đề cơ bản sau:
* Đề tài, cảm hứng chủ yếu
* Thành tựu:
-> Văn xuôi
-> Thơ ca
-> Kịch 
-> Nghiên cứu, lí luận, phê bình
* Những tác giả tác phẩm tiêu biểu.
+ Để giúp HS có thể khắc sâu kiến thức, GV cho HS lập bảng thống kê tác giả tác phẩm tiêu biểu của từng giai đoạn.
Bảng thống kê các tác giả tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX:
Văn xuôi
Thơ ca
Kịch
Từ 1945 đến 1954
..
..
Từ 1955 đến 1964
.
Từ 1965 đến 1975
..
.
.
Từ 1975 đến hết thế kỉ XX
.
.
.
- Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?
HĐ2 
- Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh? 
- HS xác định mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn độc lập.
- Phần phân tích nội dung và hình thức của tác phẩm để chứng minh Tuyên ngôn độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực vừa là một áng văn chan chứa những tình cảm lớn học sinh tiếp tục thực hiện ở nhà.
- Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị?
- Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu?
+ GV hướng dẫn HS về nhà tập trung phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của Tố Hữu: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Việt Bắc
- HS xác định các yếu tố để khẳng định Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho thể loại thơ trữ tình – chính trị.
- GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện câu 6, 7.
* HS có thể lập bảng so sánh nét riêng của hình tượng người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu để dễ ghi nhớ:
Tây Tiến
Đồng chí
Xuất thân
.
.
Bút pháp miêu tả
.
.
Khung cảnh
.
.
Tính chất hình tượng
.
.
- GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện các câu 9, 10, 11.
- So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn 11, tập Một) với Người lái đò Sông Đà, nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
+ GV lưu ý thêm cho HS vì sao lại có sự khác biệt đó trong phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân.
- Sau khi các nhóm trình bày, GV nhận xét và chốt ý.
I. Khái quát Văn học Việt Nam từ CM 8/45 đến hết thế kỉ XX:
Câu 1: Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX:
a.Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954:
- Chủ đề: 
+ Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng.
+ Kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân.
+ Cổ vũ phong trào Nam tiến.
+ Biểu dương những tấm gương vì nước quên mình
- Từ cuối năm 1946, VH tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống TD Pháp.
- Thành tựu:
+ Văn xuôi: truyện ngắn và kí: 
+ Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc. 
+ Kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng), Chị Hòa (Học Phi)
+ Lí luận, nghiên cứu, phê bình VH: b.Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964:
- VH tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Thành tựu:
+ Văn xuôi:
* Mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống: 
* Viết về hiện thực đời sống trước cách mạng với cái nhìn, khả năng phân tích và sức khái quát mới: 
* Hạn chế: Nhiều tác phẩm viết về con người và cuộc sống một cách đơn giản, phẩm chất nghệ thuật còn non yếu.
+ Thơ: phát triển mạnh mẽ
* Đề tài: sự hồi sinh của đất nước, thành tựu bước đầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nỗi đau chia cắt hai miền Nam – Bắc
* Kết hợp hài hòa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạng cách mạng.
c. Chặng đường từ năm 1965 - 1975:
- Tập trung viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
- Chủ đề bao trùm: Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Thành tựu:
+ Văn xuôi:
* Phản ánh cuộc chiến đấu và lao động.
* Khắc họa thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường.
+ Thơ: 
* Đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.
* Khuynh hướng mở rộng và đào sâu vào hiện thực.
* Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận.
+ Kịch: Đại đội trưởng (Đào Hồng Cẩm), Đôi mắt (Vũ Dũng Minh)
+ Các công trình nghiên cứu, lí luận, phê bình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh
d. Văn học Việt Nam từ 1975 - thế kỉ XX:
- Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Văn học bước vào chặng đường đổi mới.
- Văn học phát triển dưới tác động của nền kinh tế thị trường.
Câu 2: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975:
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước.
b. Nền văn học hướng về đại chúng.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
II. Những tác giả tiêu biểu và tác phẩm của những tác giả đó:
Câu 3: Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
a. Coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
b. Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
c. Phải xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm.
* Mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác và sự nghiệp văn học của Người: (chứng minh bằng việc phân tích các tác phẩm đã học)
Câu 4: Mục đích viết Tuyên ngôn độc lập của Bác:
- Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đồng thời còn là cuộc tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của bè lũ xâm lược Pháp, Mĩ
- Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Câu 5: 
a. Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị:
- Tố Hữu là một thi sĩ – chiến sĩ, một kiểu mẫu nhà văn – chiến sĩ thời đại cách mạng.
- Thơ Tố Hữu, trước hết nhằm phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị cơ bản của mỗi giai đoạn cách mạng.
- Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ tình cảm chính trị của chính bản thân nhà thơ.
b. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu:
- Thơ Tố Hữu mang đậm chất sử thi:
+ Tập trung thể hiện những vấn đề trọng đại, có ý nghĩa sống còn của cả cộng đồng, của cách mạng, của dân tộc.
+ Con người trong thơ Tố Hữu chủ yếu được nhìn nhận từ nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.
+ Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu, từ buổi đầu đến với cách mạng là cái tôi - chiến sĩ, sau đó là cái tôi – công dân mang hình thức trữ tình nhập vai.
- Thơ Tố Hữu cũng rất tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn. Đó là cảm hứng lãng mạn cách mạng.
Câu 8: Hình tượng người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu:
a. Nét riêng:
- Trong bài thơ Tây Tiến:
+ Người lính Tây Tiến phần lớn là học sinh, sinh viên được khắc họa chủ yếu bằng bút pháp lãng mạn: Họ hiện ra trong khung cảnh khác thường, kì vĩ, nổi bật với những nét độc đáo, phi thường.
+ Hình tượng người lính vừa có vẻ đẹp lãng mạn, vừa đậm chất bi tráng, phảng phất nét truyền thống của người anh hùng.
- Trong bài thơ Đồng chí:
+ Người lính được khắc họa chủ yếu bằng bút pháp hiện thực: hiện ra trong không gian, môi trường quen thuộc, gần gũi, cái chung được làm nổi bật qua những chi tiết chân thực, cụ thể.
+ Người lính xuất thân chủ yếu từ nông dân, gắn bó với nhau bằng tình đồng chí, tình giai cấp. Tình cảm, suy nghĩ, tác phong sống giản dị. Họ vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, thực sự là những con người bình thường mà vĩ đại.
b. Nét chung:
- Hình tượng người lính trong cả hai bài thơ đều là người chiến sĩ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, xả thân vì Tổ quốc, xứng đáng là những anh hùng.
- Họ mang vẻ đẹp của hình tượng người lính trong thơ ca giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và thể hiện cảm hứng ngợi ca của văn học kháng chiến.
Câu 12: Điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945 qua truyện ngắn Chữ người tử tù và tùy bút Người lái đò Sông Đà:
- Những điểm thống nhất:
+ Có cảm hứng mãnh liệt trước những cảnh tượng độc đáo, tác động mạnh vào giác quan nghệ sĩ.
+ Tiếp cận thế giới thiên về phương diện thẩm mỹ, tiếp cận con người thiên về phương diện tài hoa nghệ sĩ.
+ Ngòi bút tài hoa, uyên bác.
- Những điểm khác biệt:
+ Nếu trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp trong quá khứ “vang bóng một thời”, thì trong Người lái đò Sông Đà, nhà văn đi tìm cái đẹp trong cuộc sống hiện tại.
+ Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đi tìm chất tài hoa nghệ sĩ ở tầng lớp những con người thực sự là những nghệ sĩ. Còn trong Người lái đò Sông Đà, ông đi tìm chất tài hoa nghệ sĩ trong đại chúng nhân dân. Cái đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ của ông giờ đây là những thành tích của nhân dân trong lao động.
4. Hướng dẫn tự học:
	- Lập biểu đồ tác phẩm theo trình tự thười gian và thể loại.
Thể loại
Tác phẩm
Tác giả
*********************

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 12 5152.doc