Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 51: Ôn tập phần văn học

Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 51: Ôn tập phần văn học

ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Nắm một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 12, tập 1.Vận dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó.

- Rèn năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ : sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3436Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 51: Ôn tập phần văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Tuần 18
Tiết : 51. Ngày soạn : 12/12/09
Trường THPT Nguyễn Thị Định
Lớp 12. Môn : Đọc văn
ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
--------aðb--------
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 12, tập 1.Vận dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó.
- Rèn năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ : sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS:
1.GV: 
- Sách giáo khoa.
- Sách Giáo viên.
	- Thiết kế bài dạy.
 - Bài soạn hs ở nhà
 - Cách thức tiến hành:
	GV hướng dẫn học sinh tìm tòi, khai thác kiến thức đã học, trả lời câu hỏi và thảo luận .
2.HS: SGK , SBT , Soạn bài trước khi đến lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Họat động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
* Họat động 1: GV hệ thống củng cố và khắc sâu kiến thức nội dung ôn tập VN.
Thao tác 1 : GV hướng dẫn HS câu1 
+ HS : ôn tập bài cũ
* GV chốt lại ý chuính
- Thao tác 2: Hướng dẫn câu hỏi 2
+ HS xem lại bài học và ôn tập kiến thức cơ bản
* GV chốt ý
Thao tác 3: GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm - cử đại diện trình bày
+ HS làm viẹc nhóm 10 HS - Cử nhóm trưởng 
* GV định hướng chung
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS trả lời những câu hỏi nêu trong SGK (GV chọn câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 8, 12) 
- GV : phân thành 6 nhóm. Sau đó cử đại diện từng nhóm trình bày, cà lớp trao đổi góp ý. GV nhấn mạnh những điều cần thiết.
- Nhóm 1 trình bày câu 1 và 2. GV cho HS kẻ khung hệ thống ở 3 cột : Đặc điểm cơ bản, những giai đoạn, thành tựu chủ yếu (tác giả và tác phẩm tiêu biểu)
- Nhóm 2 nêu quan điểm sáng tác VHNT của Nguyễn Ái Quốc – HCM ?
+ HS làm việc nhóm 
* GV quan sát theo dõi và nhắc nhở HS 
- Nhóm 3 : nêu mục đích và đối tượng của TNĐL. Phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm để làm rõ TNĐL vừa là một áng văn chính luận mẫu mực vừa là một áng văn chan chứa tình cảm lớn.
- Nhóm 4 : trả lời vì sao Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị ? Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu.
- Nhóm 5 : phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong Tây tiến của Quang Dũng (so sánh với hình tượng người lính trong bài thơ đồng chí của Chính Hữu)
- Nhóm 6 : so sánh Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà để thấy những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau CMT8 1945.
* Hoạt động 3 : GV hướng dẫn cách làm của những câu còn lại cho HS về nhà tự ôn
I. Nội dung ôn tập 
 1. Bài khái quát về VHVN:
-Nắm hoàn cảnh lịch sửcủa đất nước 1945-1975 để giải thích đặc điểm cơ bản của VHVN.
- Nắm được nội dung đánh giá VH theo quan điểm lịch sử.
- VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX (hoàn cảnh xã hội và những chuyển biến bước đầu của VH).
 2. Về tác giả : HCM + Tố Hữu
- Nắm quan điểm sáng tác, sự nghiệp văn học, phong cách nghệ thuật .
- Nhấn lại nội dung Tuyên ngôn Độc lập (HCM), Việt Bắc (TH).
 3. Về tác phẩm : chia theo chủ đề.
- Viết về đất nước : Việt Bắc, Đất Nước, Ai đã đặt tên cho dòng sông.
- Viết về con người : Tiếng hát con tàu, Sóng, Người lái đò sông Đà, Đò lèn
 4. Về văn học nước ngoài:
- Đôt xtôi-ep-xki (Xvai-gơ)
- Tự do (Êluya). 
II. Đề cương ôn tập :
- Câu 1 + 2 : Dựa vào SGK + SGV
- Câu 3 :
 + Nêu 3 quan điểm sáng tác của HCM.
 + CM mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác của HCM với sự nghiệp văn học của Người :
* Vi hành : vạch trần tội ác của TD và PK, nêu cao ý chí chiến đấu của người CSCS.
* TNĐL, NKTT : khẳng định chủ quyền độc lập tự do của dân tộc, con người. Đặc biệt khẳng định tinh thần không có gì quí hơm ĐLTD, lập trường chính nghĩa, sức mạnh dân tộc và ý chí người CS.
- Câu 4 : 
 + Mục đích TNĐL :
 * Khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc VN, bác bỏ lí lẽ của thực dân Pháp.
 * Tuyên bố với đồng bào cả nước và thế giới về quyền ĐLTD của dân tộc VN.
 + TNĐL là áng văn chính luận mẫu mực.
 * Về nội dung tư tưởng :
 > CMVN góp phần làm phong phú 
 thêm lý tưởng của CMTG.
 > Đứng trên quyền lợi dân tộc, đất nước 
 để tiếp cận chân lí của thời đại.
 > Đứng trên quyền lợi dân tộc để kể tội 
 thực dân Pháp, thực chất là tranh luận 
 ngầm với chúng.
 * Về nghệ thuật : 
 > Bố cục rõ ràng.
 > Lập luận chặt chẽ.
 > Giọng văn hùng hồn đanh thép
- Câu 5 :
 + Vì sao nói TH là nhà thơ trữ tình chính trị?
 * Thơ nhằm phục vụ cho cuộc đấu tranh CM, nhiệm vụ chính trị cơ bản của mỗi giai đoạn CM.
 * Có sự kế thừa thơ ca yêu nước và CM đầu TK XX – 1930 mặt khác có đổi mới và phát triển đó là tiếng nói trữ tình mới với những cảm xúc tình cảm mang tính cụ thể, trực tiếp với cái tôi cá thể và thức tỉnh sâu sắc lý tưởng CM.
 * Chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, tình cảm chính trị của nhà thơ.Có sự kết hợp cả 3 phương diện : lẽ sống, niềm vui lớn và ân tình CM.
 + Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ TH :
 * Tính sử thi mang cảm hứng lịch sử dân tộc. Nhân vật trữ tình đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp, cho khí phách của cộng đồng, dân tộc. Cái tôi nhân danh dân tộc và CM.
 * Cảm hứng lãng mạn : 
 Thể hiện vẻ đẹp lí tưởng của con người và cuộc sống mới, niềm tin vững chắc vào tương lai của CM, của đất nước dù hiện tại nhiều gian khổ hy sinh.
- Câu 8 :
 + Nét riêng của hình tượng người lính.
 * Tây tiến :
 > Xuất thân là HS-SV khắc họa những bút pháp lãng mạn hiện lên trong khung cảnh khác thường, kì vĩ mang nét độc đáo phi thường.
 > Người lính vừa mang vẻ lãng mạn vừa đậm chất bi tráng phảng phất nét truyền thống của người anh hùng.
 *Đồng chí :
 >Xuất thân là nông dân khắc họa bằng bút pháp hiện thực hiện lên trong không gian môi trường gần gũi quen thuộc , mang nét chung qua chi tiết chân thực cụ thể.
 >Gắn bó với nhau bằng tình đồng chí ,giai cấp .Họ vượt qua nhiều khó khăn gian khổ ,là những con người bình thường mà vĩ đại.
 + Nét chung :
 * Họ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, xả thân vì TQ xứng đáng là những anh hùng.
 * Họ mang vẻ đẹp của hình tượng người lính trong thơ ca chống Pháp và thể hiện cảm hứng ngợi ca của VH kháng chiến.
- Câu 12 : 
Truyện Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân có những điểm thống nhất và khác biệt :
 + Điểm thống nhất :
 *Có những cảm hứng mãnh liệt trước những cảnh tượng độc đáo, tác động mạnh vào các giác quan nghệ sĩ .
 *Tiếp cận thế giới thiên nhiên về phương diện thẩm mỹ,tiếp cận con người về phương diện tài hoa nghệ sĩ.
 * Ngòi bút tài hoa ,uyên bác .
 + Điểm khác biệt :
 *Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp trong quá khứ .Người lái đò sông Đả đi tìm cái đẹp trong cuộc sống hiện tại.
 * Chữ người tử tù đi tìm chất tài hoa nghệ sĩ ở tầng lớp những con người nho sĩ trí thức. Người lái đò sông Đà đi tìm chất tài hoa nghệ sĩ trong đại chúng nhân dân. Đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ là những thành tích của nhân dân trong lao động.
III . CÁC KIẾN THỨC KHÁC 
 - HS tự ôn 
 * Hoạt động 4: . Hướng dẫn HS học bài và sọan bài ở nhà: 
 - Xem lại nội dung của các nội dung câu hỏi ôn tập.
 - HS học bài và chuẩn bị thi học kì.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiêt 51 - văn 12 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY.doc