Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 48: Làm văn Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 48: Làm văn Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức :

Giúp HS:

- Hệ thống hóa những lỗi thường gặp khi lập luận.

- Tự phát hiện, phân tích và sữa những lỗi về lập luận trong bài nghị luận.

- Có ý thức thận trọng để tránh những lỗi về lập luận trong các bài viết.

2.Kĩ năng

 - Nhận diện, phân tích được các lỗi về lập luận trong một số văn bản nghị luận

 - Sửa lỗi các lỗi về lập luận

 - Có kĩ năng tạo lập các văn bản nghị luận có lập luận chặt chẽ, sắc sảo

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV: - SGK , SGV, STK , soạn giáo án lên lớp

 -GV nêu vấn đề, gợi tìm hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và thảo luận.

2. HS : SGK. SBT , STK, và tài liệu văn bản cần sửa

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 48: Làm văn Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Lớp 12 . 
Môn : Làm văn
 Tiết 48
 Ngày soạn : 5/12/10
CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
 --------aðb-------- 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức :
Giúp HS:
- Hệ thống hóa những lỗi thường gặp khi lập luận.
- Tự phát hiện, phân tích và sữa những lỗi về lập luận trong bài nghị luận.
- Có ý thức thận trọng để tránh những lỗi về lập luận trong các bài viết.
2.Kĩ năng
 - Nhận diện, phân tích được các lỗi về lập luận trong một số văn bản nghị luận
 - Sửa lỗi các lỗi về lập luận
 - Có kĩ năng tạo lập các văn bản nghị luận có lập luận chặt chẽ, sắc sảo
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV: - SGK , SGV, STK , soạn giáo án lên lớp 
	-GV nêu vấn đề, gợi tìm hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và thảo luận.
2. HS : SGK. SBT , STK, và tài liệu văn bản cần sửa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài soạn của HS
 Vào bài mới( thuyết giảng):Văn nghị luận nói chung rất phong phú và đa dạng . Người viết thường mắc phải những lỗi diễn đạt do : thiếu kĩ năng diễn đạt , lập luận vè luận điểm và luận cứ ,,
 Tổ chức dạy học 	
Họat động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Họat động : GV hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm.
Mục tiêu
Hiểu về lỗi nêu luận điểm
Cách sửa lỗi luận điểm
Tổ chức dạy học 
 - GV Hướng dẫn HS phát hiện lỗi và sửa nêu luận điểm trong ví dụ a,b,c ở SGK.
+ GV cho HS thảo luận theo 3 nhóm với 3 đoạn văn a,b,c. Cử đại diện trả lời, có bổ sung trong nhóm và giữa các nhóm.(5ph).
 + HS thảo luận - HS trả lời
* Kết quả :
- GV chốt lại.
- HS ghi nhận
 - Câu a : Luận điểm nêu ra trong bài thu điếu chi tiết trùng lặp (“Cảnh vậtvắng vẻ”, “ngưng đọng im lìm” “cảnh sắc im ắng”)
 - Câu b : Ý nghĩa thật sự của 2 câu thơ trong Thuật hoài diễn đạt trùng lặp mà không trình bày được luận điểm quan trọng cần nêu: Ý nghĩa của nợ công danh theo quan niệm của riêng PNL là gì? 
- Câu c : Giữa luận điểm : “VHDG ra đời từphát triển”, với luận cứ tiếp theo “Nhắc đến nócuộc sống” rời rạc và không có liên kết về nội dung.
@ Kết luận :
 - GV củng cố những thao tác cách xây dựng luận điểm gợi SGK trang 198. 
HS phát biểu độc lập có bổ sung.
 @ GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ về các lỗi nêu luận điểm.
- HS ghi nhớ
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ.
Mục tiêu
Hiểu về lỗi liên quan nêu luận cứ
Nhận biết lỗi và sửa sai
Tổ chức dạy học 
- GV : Hướng dẫn HS lần lượt xác định các lỗi nêu luận cứ trong từng ví dụ và sửa lại bằng những cách khác nhau. 
+ GV yêu cầu HS lần lượt trả lời từng câu có nhận xét bổ sung.
* Kết quả :
GV nhận xét :
- Câu a : Cần nêu rõ luận cứ quan trọng đó là sự tương đồng giữa hình tượng thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ- tâm trạng riêng của Huy Cận nhưng trong đó cũng hàm chứa tâm trạng chung của cái tôi thơ mới. Sửa lại luận cứ : Nắng xuống trời lên sâu chót vót.
- Câu b : Luận cứ thiếu chính xác “ Đất nước sau hơn hai thế kỉhoàn toàn”. Luận cứ thiếu toàn diện vì chỉ nêu dẫn chứng về Hai Bà Trưng. Cần bổ sung các luận cứ phù hợp với luận điểm :”Dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có”.
- Câu c : Cần sắp xếp lại theo trình tự hợp lý. Luận cứ không phù hợp với luận điểm :”Ải Chi Lăng của biển Bạch ĐằngCác địa danh này không phải là tên tuổi”.
- HS ghi nhận 
@ Kết luận :
GV nhấn mạnh cho HS cách tạo lập luận chặt chẽ và chú ý về lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ (SGK / 199).Yêu cầu HS ghi nhớ 
HS đọc phần ghi nhớ
 Họat động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi về cách thức lập luận
Mục tiêu
Hiểu và nhận thức chỗ sai về lỗi lập luận
Nhận biết và sửa lỗi
Tổ chức dạy học 
- Hướng dẫn HS xác định phân tích các lỗi về cách thức lập luận và sửa theo một số cách. +Yêu cầu HS trả lời và nhận xét bài làm của bạn.
* Kết quả: 
- GV tóm lại :
-Câu a : Hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ luận điểm chính .
-Câu b : Luận cứ thiếu toàn diện (chỉ tập trung vào “cái đói “khi viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao).
- Câu c : Luận điểm không rõ ràng, chưa nêu bật được luận điểm chính . Luận cứ mở rộng , tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài được nêu : Tinh tế và sâu lắng nhất phải kể đến cảnh thu với nỗi sầu muộn vô biên của Đỗ Phủ( Thu hứng).
 * Kết luận :
- GV cần nhấn mạnh lại cách tổ chức lập 
luận.Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ 
- HS ghi nhớ bài - GK
I.Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm:
Câu a: Luận điểm nêu chưa rõ, nội dung trùng lặp không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý.
Câu b: Không nêu được luận điểm khái quát 
Câu c: Luận điểm không rõ ràng, chưa logic với luận cứ đưa ra.
* Ghi nhớ : SGK trang 196
II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ:
Câu a:Luận cứ mơ hồ, thiếu chính xác.
Câu b: Luận cứ thiếu chính xác và không phù hợp với luận điểm
Câu c: Luận cứ thiếu tính hệ thống , logic
* Ghi nhớ: SGK trang 196
III. Lỗi về cách thức lập luận: 
Câu a: Trình bày luận cứ thiếu logic ,lộn xộn . 
Câu b: Luận điểm không rõ ràng.
Câu c: Luận điểm và luận cứ lôn xộn không phù hợp.
* Ghi nhớ: SGK trang 196
4. Củng cố:1p
 GV hướng dẫn HS : phần luyện tập
GV hướng dẫn HS giải bài tập ở sách Bài tập Ngữ văn 12 ( tùy đối tượng và thời gian có thể lấy thêm bài tập từ thực tế bài làm hs
 5. Dặn dò :1p
 Hướng dẫn HS học bài và soạn bài ở nhà: 
- Gợi ý giải bài tập còn lại
Soạn bài:” Ai đã đặt tên cho dòng sông” –Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiêt 48 - GIÁO ÁN GIẢNG DẠY - SỬA RỒI - in.doc