Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 46, 47: Đọc văn Người lái đò sông Đà ( Trích) -nguyễn Tuân

Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 46, 47: Đọc văn Người lái đò sông Đà ( Trích) -nguyễn Tuân

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

( Trích)

 --Nguyễn Tuân

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức :

 Giúp HS:

 - Nhận rõ và yêu quý hơn vẻ đẹp của TN đất nước và CN lao động Việt Nam.

 - Cảm phục, mến yêu tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ uyên bác, tài hoa đã dùng văn chương để khám phá và ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân và Tổ quốc.

2. Kĩ năng

3. Tư tưởng :

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1.GV:

 - GV tiến hành giờ dạy theo các phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, thảo luận, so sánh, thuyết giảng.

 - SGK, SGV, thiết kế bài dạy.

2.HS: - SGK , SBT , đọc và soạn bài trước khi đến lớp. Chuẩn bị tư liệu về NT và sông Đà .

 

doc 10 trang Người đăng hien301 Lượt xem 4180Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 46, 47: Đọc văn Người lái đò sông Đà ( Trích) -nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Tiết 46- 47
Soạn ngày : 2.12.10
	 Tuần lễ thứ: 16.
 Lớp: 12.
Môn: Đọc văn. 	 
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ 
( Trích)
 --Nguyễn Tuân
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1.Kiến thức : 
 Giúp HS:
 - Nhận rõ và yêu quý hơn vẻ đẹp của TN đất nước và CN lao động Việt Nam.
 - Cảm phục, mến yêu tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ uyên bác, tài hoa đã dùng văn chương để khám phá và ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân và Tổ quốc.
2. Kĩ năng
3. Tư tưởng :
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1.GV:
 - GV tiến hành giờ dạy theo các phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, thảo luận, so sánh, thuyết giảng.
 - SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
2.HS: - SGK , SBT , đọc và soạn bài trước khi đến lớp. Chuẩn bị tư liệu về NT và sông Đà .
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1. Ổn định tổ chức( 1 phút)
 2. GV giới thiệu bài mới ( thuyết giảng)
 Lời vào bài: Có một nhà văn từng quan niệm: “Văn chương trước hết phải là phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. Và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo.” Nhà văn ấy chính là Nguyễn Tuân. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được tiếp xúc với tác giả này qua tùy bút Người lái đò sông Đà.
3.Tổ chức dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm.
Mục tiêu
Hiểu biết những cơ bản về tác giả - tác phẩm 
Hiểu văn phong và ý nghĩa tác phẩm – đề tài và phong cách tác phẩm
Tổ chức dạy học 
- Thao tác 1: Tìm hiểu chung về tác giả.
+ GV: Cho HS nhớ lại và trình bày những nét cơ bản về tác giả NT (đã được học ở CTNV 11) 
+ HS: Tái hiện kiến thức và trình bày
* Kết quả :
 - GV định hướng chung
- HS ghi nhớ
- Thao tác 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm.
+ GV: Gọi 1 HS đọc phần Tiểu dẫn. Cho biết thể loại và xuất xứ tác phẩm?
+ HS đọc, cả lớp theo dõi
+ HS: Nêu thể loại và xuất xứ
* Kết quả :
- GV chốt ý chính
- HS ghi nhận
+ GV: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? 
+ HS phát biểu
*Kết luận :
- GV định hướng chung
+ GV: Đề tài của tác phẩm là gì?
+ HS: Nêu đề tài của tác phẩm.
* GV nhận xét và chốt ý
+ GV hỏi HS : Nguyễn Tuân sáng tác tác phẩm với cảm hứng như thế nào? Thiên tùy bút đã kế thừa những nét riêng biệt, đặc sắc nào trong phong cách nghệ thuật của ?
+ HS trả lời - Nêu cảm hứng sáng tác. Nêu nét đặc sắc trong phong cách
* Gv định hướng - HS ghi nhận
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
 Xem lại phần Tiểu dẫn bài Chữ người tử tù, SGK Ngữ văn 11, tập I, tr 107.
2. Tác phẩm Người lái đò sông Đà:
- Bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).
- Hoàn cảnh sáng tác: trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi.
- Đề tài: Chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và thứ “vàng mười” ở tâm hồn của những con người lao động.
- Cảm hứng chủ đạo: khao khát được hòa nhịp với đất nước và cuộc đời (không giống với NT trước CM, con người chỉ muốn xê dịch cho khuây cảm giác “thiếu quê hương”)
- Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của NT: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề, nhằm tìm ra những chữ nghĩa xác đáng nhất.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
Mục tiêu
Đọc và phân tích giá trị nội dung & nghệ thuật tác phẩm
 Hiểu được hình tượng con sông Đà có tính cách : hung bạo dữ, dằn và thơ mộng trữ tình
Hiểu được chân dung người lái đò sông Đà có phẩm chất trí dũng và tài hoa trong nghệ thuật leo ghềnh vượt thác 
Hiểu được tài nghệ của NT
Tổ chức dạy học :
Bước 1: Đọc văn bản
- GV hướng dẫn HS đọc và cùng HS đọc văn bản
- giải thích từ khó
Bước 2: Tìm hiểu văn bản
- Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng con sông Đà hung bạo:
+ GV: Gọi HS đọc 2 đoạn văn :
1. “Cuộc sống của người lái đò ... hết thác”
à Giọng nhanh mạnh, thể hiện không khí dữ dội của trận đánh giữa người lái đò và con sông Đà hung bạo.
2. “Tôi có bay ... dòng trên”
à Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, làm toát lên vẻ dịu dàng, trữ tình của dòng sông.
+ GV: Có những hình tượng nào hiện lên trong 2 đoạn văn vừa đọc? Cảm nhận của em về những hình tượng đó?
+ HS: Con sông Đà hung bạo và trữ tình và người lái đò dũng cảm, tài trí.
+ GV: Cho HS thảo luận câu 2 SGK: Trong thiên tùy bút, tác giả đã dùng những BP nghệ thuật nào để khắc họa một cách ấn tượng hình ảnh con sông Đà hung bạo? 
- GV: Gợi ý.
+ GV: Để diễn tả chính xác và sinh động những gì NT quan sát thấy về sự hung bạo của dòng sông, tác giả đã thêm vào rất nhiều nét tài hoa vốn có nào? Thử nêu vài dẫn chứng minh họa?
+ HS: Thảo luận chung để tìm dẫn chứng.
@ GV lần lượt giảng và gợi mở cho HS
+ GV: Nguyễn Tuân đã miêu tả lòng sông nhỏ hẹp như thế nào?
- HS xem sgk và lắng nghe ghi nhận bài 
+ GV: Cảnh mênh mông của dòng sông hiện lên như thế nào?
+ HS cùng GV khám phá nhận xét chung
+ GV: Cái hút nước của lòng sông Đà được miêu tả như thế nào?
+ GV: Mặt nước sông được miêu tả ra sao?
+ HS phát biểu 
* GV giảng và bình 
+ GV: Âm thanh của sóng thác được miêu tả như thế nào?
+ HS trả lời 
*Kết quả :
- GV giảng - bình
+ GV: Những hòn đá trên sông được miêu tả ra sao? Chúng tạo nên điều gì?
+ GV: Những vòng bao vây của con sông được miêu tả như thế nào?
+ HS nêu cách hiểu 
* Kết quả :
- GV Gợi dẫn vấn đề - giải thích 
- HS ghi nhận
-GV chia 6 nhóm và HS thảo luận tìm hiểu “ Hình tượng con sông Đà hung bạo”
- Mỗi nhóm thảo luận 6 phút- mỗi nhóm 1 câu hỏi
+ GV: Nguyễn Tuân đã giúp cho người đọc hình dung cảnh trên sông với cảnh ở nơi nào?
+ GV: Tác giả đã miêu tả cái hút nước của dòng sông như thế nào?
+ GV: Cách chèo thuyền vượt qua những chỗ nguy hiểm của con sông được liên tưởng với hình ảnh gì?
+ GV: Tác giả còn vận dụng kiến thức về bộ môn nào khi tả cái hút nước của con sông?
+ GV: Nguyễn Tuân đã dùng lửa để tả cái dữ tợn của nước sông như thế nào?
+ GV: Nguyễn Tuân còn cho ta thấy, bên cạnh và cả bên trong sự hung bạo ấy, hình ảnh con sông vẫn nổi bật lên như một biểu tượng cho điều gì?
+ GV: Nếu phải cho một lời nhận xét ngắn gọn về khả năng sử dụng ngôn từ của NT, em sẽ nói thế nào?
+ HS thảo luận và trình bày 
* Kết luận :
- GV định hướng chung và giảng , bình thêm 
- HS ghi nhận
Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng con sông Đà trữ tình.
+ GV: Cách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình? Dẫn chứng minh hoạ? (Câu 3, SGK)
+ HS: Tìm dẫn chứng và phát biểu.
* Kết quả :
- GV chốt lại.
- HS ghi nhận
* GV chia 8 nhóm cho HS thảo luận “ Hình tượng con sông Đà ”
1.Màu nước trêm sông qua miêu tả của tác giả hiện lên như thế nào?
2.Con sông đối với tác giả có mối quan hệ như thế nào?
3.Ánh nắng trên sông được miêu tả thơ mộng như thế nào?
4. Cảnh bên bờ sông có không khí kì ảo như thế nào?
5. Cái im lặng đã được miêu tả đến mức độ như thế nào?
6.Hình ảnh đàn hươu ven sông được miêu tả thơ mộng và kì ảo như thế nào?
7 .Đàn cá dầm xanh đẹp như thế nào?
8. Con thuyền trôi lững lờ trên sông như có tâm trạng gì?
+ HS lần lượt thảo luận và trình bày 
* Kết quả :
- GV Chốt lại và giảng – bình 
- HS lắng nghe - nhập tâm và ghi nhận
- Thao tác 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo:
- GV chia 13 nhóm cho HS thảo luận : 5 phút : 
1.Thoạt nhìn, em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến?
2.Đá trên sông đe doạ con người như thế nào?
3.Sóng nước và thác nước đã tấn công con thuyền như thế nào?
4.Con sông đã tạo nên bao nhiêu vòng vây để đe doạ con người, vòng vây của đá được bố trí như thế nào?
5.Nhận xét về thiên nhiên?
6.Thiên nhiên thì như vậy. Để chống chọi lại thì con người được trang bị những võ khí như thế nào?
7.Kết quả của trận thuỷ chiến ra sao?
8.Con người đã có những động tác thuần thục như thế nào để thu phục sự hung hãn của con sông?
9.Nguyễn Tuân cho thấy nguyên nhân làm nên chiến thắng của con người có hề bí ẩn không? Đó chính là điều gì?
10. Tác giả đã có cách nhìn như thế nào về con người?
11.Những con người quý giá ấy có xuất thân như thế nào?
12. Con người ấy nhờ lao động và đấu tranh chinh phục thiệ nhiên đã trở nên như thế nào?
13. Nét độc đáo trong cách khắc hoạ nhân vật ông lái đò?
+ HS thảo luận và lần lượt trả lời 
Kết luận :
GV chốt ý chính và giảng – bình
HS ghi nhận bài 
II. Đọc - hiểu văn bản:
@ ĐỌC VĂN BẢN
1. Hình tượng con sông Đà hung bạo:
- Quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều dạng vẻ:
+ Có lúc miêu tả trong phạm vi một lòng sông hẹp, như chiếc yết hầu bị đá bờ sông chẹt cứng:
“Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”
+ Khi thì hiện ra trong khung cảnh mênh mông hàng cây số của một thế giới đầy gió gùn ghè, đá giăng đến chân trời và sóng bọt tung trắng xóa:
“dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gió gùn ghè suốt năm”
+ Lúc lại là những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu:
“Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông”
+ Khi thì là mặt thác với dòng nước như hùm beo lồng lộn:
“Còn xa lắm mới đến cái thác nước. Nhưng đã thấy tiếng nươc réo gần mãi lại réo to mãi lên ... Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn”
+ Âm thanh của sóng thác luôn thay đổi: mới oán trách nỉ non đã chuyển sang khiêu khích, chế nhạo, rồi đột ngột rống lên.
+ Khi thì là những hòn đá sông lập lờ cạm bẫy:
“Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm đã mai phục hết trong lòng sông”
+ Những trùng vi thạch trận sẵn sàng nuốt chết con thuyền và người lái:
“”Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền”
- Mượn ở các ngành, các bộ môn trong và ngoài nghệ thuật để làm nên hàng loạt so sánh liên tưởng, tưởng tượng kì lạ, bất ngờ:
 + Hình dung một cảnh tượng hoang sơ bằng cách liên tưởng đến hình ảnh của chốn thị thành, có hè phố, có khung cửa sổ trên “cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.
 + Tả cái hút nước quãng Tà Mường Vát:
 o “nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”.
 o “ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”.
 + Lấy hình ảnh “ô tô sang số nhấn ga” trên “quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực” để ví von với cách chèo thuyền 
 + Tưởng tượng về cú lia ngược của chiếc máy quay từ đáy cái hút nước sông Đà, cảm thấy có “một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan”.
 + Dùng lửa để tả nước:
“Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá truông rừng lửa”
=> Hình ảnh con sông là biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước. 
 Đó cũng là sự phá cách, minh chứng cho kì tài của Nguyễn Tuân trong lĩnh vực sử dụng ngôn từ .
2. Hình tượng con sông Đà trữ tình:
- Viết những câu văn mang dáng dấp mềm mại, yên ả, trải dài như chính dòng nước: 
“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình,, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hao ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.”
- Dụng công tạo ra một không khí mơ màng, khiến người đọc có cảm giác như được lạc vào một thế giới kì ảo.
 + Quan sát nhiều lần để nhận thấy màu nước sông Đà biến đổi theo mùa:
“Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”
 + Con sông giống như “một cố nhân” lâu ngày gặp lại.
 + Nắng cũng “giòn tan” và cứ hoe hoe vàng mãi cái sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt”
“Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”
 + Bờ sông “hoang dại” và “hồn nhiên” như “một bờ tiền sử”, phảng phất “nỗi niềm cổ tích”.
 + Sự im lặng thì tịch mịch đến nỗi con người thèm được giật mình:
“Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp – lê của một chuyến xe lửa đầu tiên”
 + “Con hươu thơ ngộ” trên áng cỏ sương như biết cất lên câu hỏi không lời:
“Hươu vểnh tai nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”
 + Đàn cá dầm xanh: “quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi”
 + Con thuyền: lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ như “một người tình nhân chưa quen biết”.
=> Sự tài hoa đã đem lại cho áng văn những trang tuyệt bút. Nguyễn Tuân đã dựng nên cả một không gian trữ tình khiến người đọc say đắm, ngất ngây, thêm yêu thêm cuộc đời này.
3. Hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông Đà:
- Tính chất cuộc chiến: không cân sức
+ Sông Đà: 
 o Đá trên sông như bầy thuỷ quái dàn trận đợi sẵn:
“Đá ở đây ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông”
 o Khi thuyền đến nơi:
“Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi vật ngửa mình ra”
à sóng nước hò reo quyết vật ngửa mình thuyền, sóng thác tung ra những miếng đòn hiểm quyết bóp chết người lái đò.
 + Thạch trận với đủ 3 lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và nham hiểm:
“Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền”
à Thiên nhiên lớn lao, dữ dội và hiểm độc với sức mạnh được nâng lên hàng thần thánh.
 + Con người:
 nhỏ bé, không có phép màu, vũ khí trong tay chỉ là chiếc cán chèo trên “một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận điạ sẵn”
- Kết quả: 
Thác dữ đã không chặn bắt được con thuyền; con người chiến thắng sức mạnh thần thánh của tự nhiên:
 + Đè sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông:
“Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh về cửa sinh”
 + Con người cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận:
“Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh cửa mở cánh khép.” 
 + Những thằng đá tướng:
 “đã tiu nghỉu qua bộ mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng cửa sinh mà nó trấn lấy”.
- Nguyên nhân làm nên chiến thắng: 
 + Sự ngoan cường, dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua thử thách của cuộc sống
 + Tài trí, sự hiểu biết và nhất là kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với nghề sông nước, lên thác xuống ghềnh.
- Cảm hứng của tác giả:
 + Thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, còn con người lao động Tây Bắc là vàng mười của đất nước
 à trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả.
 + Con người quý giá ấy lại chỉ là những ông lái, nhà đò nghèo khổ, làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh.
 + Những con người vô danh đó đã nhờ lao động, nhờ đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà trở nên lớn lao, kì vĩ, hiện lên như đại diện của con người.
=> Người lái đò dũng cảm, tài hoa, trí dũng chính là “vàng mười” của vùng Tây Bắc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học
Mục tiêu
Khắc sâu kiến thức bài
Hiểu về giá trị nghệ thuật và nội dung văn bản
Cảm thụ được giá trị sâu sắc từ hình tượng dòng sông Đà ở nước ta và hình ảnh người lao động Tây bắc 
Hiểu được sự hùng vĩ của thiên nhiên và ý thức chinh ohục thiên nhiên của con người
Tổ chức thực hiện 
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh rút ra chủ đề của tác phẩm.
+ GV: Người lái đò sông Đà ngợi ca điều gì?
- HS suy nghĩ và trả lời
* kết quả :
- GV chốt ý chính
- HS ghi nhận
- Thao tác 2: Hướmg dẫm học sinh nhận xét về nghệ thuật tác phẩm.
+ GV: Qua tác phẩm, em có thể rút ra được điều gì về tác giả Nguyễn Tuân?
HS phát biểu
* Kết luận :
GV định hướng
HS đọc ghi nhớ - SGK
III. Tổng kết:
1. Nội dung
 Tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc 
2. Nghệ thuật:
 Công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hoá và những kì tích lao động của con người.
 4. Củng cố :1p
 - HS cần nắm vững :
 - Hình tượng con sông Đà hùng vĩ được miêu tả như thế nào qua bút pháp tài hoa của tác giả? Hình tượng con sông Đà trữ tình được thể hiện qua những câu văn như thế nào?
 - Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
5. Dặn dò :1p
 - Hoàn thiện 2 bài tập Luyện tập.
 - Soạn bài “Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận”
 &&&&&&&&&&&&&&&&

Tài liệu đính kèm:

  • doctiêt 46- 47 - GIÁO ÁN GIẢNG DẠY - sưa roi -in.doc