Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 4: Tuyên ngôn độc lập

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 4: Tuyên ngôn độc lập

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Nắm được những nét khái quát nhất về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người.

3. Thái độ:Kính yêu, học tập

 II. TRỌNG TÂM :

1. Kiến thức:

- Tác giả: Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 4: Tuyên ngôn độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết 4	Ngày dạy: 30 -08 -2010
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
( Hồ Chí Minh)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
 - Nắm được những nét khái quát nhất về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người.
3. Thái độ:Kính yêu, học tập
 II. TRỌNG TÂM :
1. Kiến thức:
- Tác giả: Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người.
III. CHUẨN BỊ 
1. GV: Giáo án, SGK,SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
2. HS: Đọc sgk và nắm nội dung cơ bản, định hướng tìm hiểu các câu hỏi theo các câu hỏi hướng dẫn học bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
 	kiểm tra sĩ số:
12A2	12B4	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975? Thử chứng minh qua một tác phẩm đã học.
 + Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.
 + Nền văn học hướng về đại chúng.
 + Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạng.
- Nêu những chuyển biến ban đầu và thành tựu cơ bản nhất của VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX?
+ Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc. Văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thuở.
 + Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: Tìm hiểu về tác giả
HS đọc thầm SGK
- Nêu vài nét về tiểu sử Hồ Chí Minh?
- Năm sinh, năm mất, quê quán, song thân, xuất thân, những mốc thời gian hoạt động cách mạng
HĐ 2: Tìm hiểu về sự nghiệp văn học
- Nêu quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh?
- Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học . Nó được thể hiện cụ thể như thế nào?
GV cho VD minh họa
- Trình bày di sản văn học của Hồ Chí Minh?
- Về Văn chính luận? Nêu mục đích các tác phẩm văn chính luận? Tác phẩm tiêu biểu?
GV minh họa
+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
o Nội dung: Lên án tội ác của thực dân Pháp và chính sách tàn bạo của Chính phủ Pháp đối với các nước thuộc địa
o Nghệ thuật: lay động tình cảm người đọc bằng những sự việc chân thật và ngịi bút châm biếm sắc sảo, giàu chất trí tuệ.
+ Tuyên ngơn độc lập (1945). 
à Giá trị: Một văn kiện cĩ ý nghĩa lích sử trọng đại và là một áng văn chính luận mẫu mực
+ Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến (1946); Khơng cĩ gì quý hơn độc lập, tự do (1966) 
à Được viết trong những giờ phút đặc biệt của dân tộc, văn phong hùng hồn, tha thiết làm rung động trái tim những người yêu nước
- Về truyện và kí?Trình bày nội dung, nghệ thuật, các tác phẩm tiêu biể của truyện và kí?
- Thơ ca? Kể tên một số tác phẩm, nêu nội dung và nghệ thuật các tác phẩm?
* Nhật kí trong tù:
- Thời điểm sáng tác: thời gian bị giam cầm trong nhà tù Quốc dân đảng tại Quảng Tây, Trung Quốc, từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943.
- Nội dung:
+ Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân Đảng- một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc. 
+ Tập thơ thể hiện bức chân dung tinh thần tự hoạ của Hồ Chớ Minh: 
o Khao khát tự do, 
o Nghị lực phi thường,
o Giàu lịng nhân đạo, 
o Yêu thiên nhiên, Tổ quốc 
 o Trí tuệ sắc sảo...
 - Nghệ thuật: 
Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh tế, vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng thơ luơn vận động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
- Trình bày những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
- Về Văn chính luận?
- Về truyện và kí?
- Thơ ca?
Phần I: Tác giả
1.Tiểu sử: 
Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969) gắn bó trọn đời với dân, với nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.
2. Sự nghiệp văn học
a.Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh: 
- Người coi văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ. 
- Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học .
 +Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” những đề tài hiện thực phong phú của cách mạng.
 +Người nhắc nhở giới nghệ sĩ “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao sự sáng tạo, “chớ gị bĩ họ vào khuơn, làm mất vẻ sáng tạo”.
- Khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng ( Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận (Viết để làm gì?) để quyết định nội dung (Viết cái gì?) và hình thức (Viết thế nào?) của tác phẩm.
b.Di sản văn học: những tác phẩm chính của Hồ Chí Minh thuộc các thể loại: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca.
* Văn chính luận:
- Mục đích: 
Đấu tranh chính trị, tiến cơng kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng và thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử..
- Các tác phẩm tiêu biểu: 
 + Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
+ Tuyên ngơn độc lập (1945). 
*Truyện và kí:
- Nội dung: 
+ Vạch trần bộ mặt, tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, 
+ Châm biếm một cách thâm thuý, sâu cay bọn vua quan phong kiến ơm chân thực dân, 
+ Mặt khác bộc lộ lịng yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc
- Nghệ thuật: 
+ Ngắn gọn, súc tích, 
 + Vừa thấm nhuần tư tưởng của thời đại vừa thể hiện một bút pháp mới mang màu sắc hiện đại trong lối viết nhẹ nhàng mà đầy tính trào lộng
- Các tác phẩm tiêu biểu: 
+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), 
+ Vi hành (1923), 
* Thơ ca:
- Nhật kí trong tù:.
- Những bài thơ làm ở Việt Bắc: (từ 1941- 1945. 
 +Viết với mục đích tuyên truyền: Dân cày, Cơng nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ ... . 
 +Viết theo cảm hứng nghệ thuật: Pắc Bĩ hùng vĩ, Tức cảnh Pắc Bĩ, Đăng sơn, Đối nguyệt, Nguyên tiêu, Thu dạ, Báo tiệp, Cảnh khuya...
c.Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thễ loại văn học đều có phong cách riêng, hấp dẫn.
Văn chính luận: thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa có cái hài hước, hóm hỉnh giàu chất uy-mua của phương Tây.
Thơ ca: những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, đễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn ; thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu.
4. Củng cố, luyện tập:
- Nêu quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh? - Người coi văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
- Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học .
- Khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng ( Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận (Viết để làm gì?) để quyết định nội dung (Viết cái gì?) và hình thức (Viết thế nào?) của tác phẩm.
- Trình bày những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh? Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thễ loại văn học đều có phong cách riêng, hấp dẫn.
5. Hướng dẫn tự học: Học bài.
- Chuẩn bị bài: “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt”
Câu hỏi:
 +Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?
 + Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện ở những phương diện nào?
V.Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUYEN NGON DOC LAP Ho Chi Minh.doc