Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 29: Đọc thêm Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 29: Đọc thêm Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

ĐẤT NƯỚC

 (Nguyễn Đình Thi)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

Giúp HS:

 - Cảm nhận được những xúc cảm và suy nghĩ của nhà thơ về ĐN qua những hình ảnh mùa thu và hình ảnh ĐN đau thương bất khuất, anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

2. Kĩ năng :

- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

3. Tư tưởng , tình cảm

- Yêu nước và tự hòa về ĐN

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 7267Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 29: Đọc thêm Đất nước (Nguyễn Đình Thi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Ngày soạn : 25/10/10
 Tiết 29 
Đọc thêm
ĐẤT NƯỚC
 (Nguyễn Đình Thi)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức 
Giúp HS:
 - Cảm nhận được những xúc cảm và suy nghĩ của nhà thơ về ĐN qua những hình ảnh mùa thu và hình ảnh ĐN đau thương bất khuất, anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Kĩ năng : 
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
3. Tư tưởng , tình cảm 
- Yêu nước và tự hòa về ĐN
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV :
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1.
 CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 * Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, 
2. HS :
 - SGK, SBT , tư liệu tham khảo, Đọc và soạn bài trước khi đến lớp 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1.ổn định kiểm tra bài cũ ( hình thức vấn đáp)(4p )
 Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
 1 - Tác giả cảm nhận Đất Nước theo phương diện nào?
 2 - Cơ sở tác giả xác định “ Đất Nước của Nhân Dân”?
 * HS thực hiện yêu cầu của GV trước lớp và GV nhận xét cho điểm
 2. Giới thiệu bài mới ( GV giới thiệu bài và HS chú ý lắng nghe) (1 p)
 Đất nước là chủ đề rộng lớn và đa dạng . Đến với Đát nứớc của Nguyễn Đình Thi sẽ giúp cho người đọc hiểu them về thời kì đau thương của đất nước trong những năm thực dân Pháp xâm lược. Bên cạnh đó còn có hình ảnh con người đi cứu nước với tư thế hiên ngang và ý chí sắt đá , long kiên định trong buổi ra đi. Với bản sắc riêng , âm điệu hào hung và xu hướng sáng tác Nguyễn Đình Thi đã sáng tác bài thơ rất giàu cảm xúc.Chúng ta sẽ vào bài.
3. Tổ chức dạy ( 35 p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn
Mục tiêu :
-Tìm hiểu và nhấn mạnh về tác gỉa 
- Nội dung và hoàn cảnh ra đời bài thơ 
- Chủ đề
Tổ chức dạy 
Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả.
+ GV: Gọi HS đọc phần Tiểu dẫn của SGK
+ GV: Em hãy trình bày sự hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi?
+ HS trả lời câu hỏi
* Kết quả 
- GV định hướng chung
- HS ghi bài
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản.
Bước 1 : : Hoàn cảnh ra đời
+ GV: Em giới thiệu đôi nét về bài thơ?
- HS trả lời
Bước 2: Bố cục
+ GV: Em hãy chia bố cục của văn bản?
+ HS thực hiện và chia bố cục
* Kết quả :
GV giải thích và chốt ý chính
Thao tác 3: GV yêu cầu HS phát biểu chủ đề bài thơ
+ HS phát biểu chủ đề theo cách hiểu
* Kết luận 
- GV định hướng chung
- HS ghi bài 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Mục tiêu :
Hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật bài
Nhận thức về ĐN sự trường tồn 
Tổ chức dạy học
@ ĐỌC BÀI THƠ
- HS đọc 
-- GV nhận xét và hướng dẫn cách đọc
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mùa thu trong hoài niệm của nhà thơ.
+ GV: Gọi HS đọc diễn cảm văn bản.
+ GV nêu aau hỏi : 
1.Mùa thu của Hà Nội năm xưa được tác giả miêu tả như thế nào?
2.Trong mùa thu ấy, những con người được miêu tả như thế nào?
+ HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi 
* Kết quả :
- GV định hướng chung 
- HS ghi bài
-Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mùa thu Mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc.
+ GV nêu câu hỏi: 
1.Mùa thu hiện tại đã có những thay đổi như thế nào?
2.Những hình ảnh, tính từ, điệp từ diễn tả điều gì?
3.Nhà thơ còn suy tư về những truyền thống gì của dân tộc?
+ HS lần lượt suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
* GV chốt ý , giải nghĩa và định hướng chung
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Những suy tư và cảm nhận về đất nước.
+ GV nêu câu hỏi : 
1.Câu thơ nào khái quát được hình ảnh đất nước ta dưới ách nô lệ?
2.Hình ảnh con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam hiện lên trong chiến đấu như thế nào?
_ HS phát biểu theo cách hiểu
 * Kết luận 
- GV định hướng chung
- HS ghi bài 
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
Mục tiêu
Khắc sâu kiến thức bài đọc 
Đánh giá nội dung và nghệ thuật
Tổ chức thực hiện 
- GV: Nội dung cơ bản của đoạn trích ?
- GV: Những đặc điểm đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
+ HS nhận xét chung
* GV định hướng chung
I. Giới thiệu:
1. Tác giả: 
(SGK)
- Là một trong những nhà thơ đa tài, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật và đều có sự thành công 
- Thơ ông có bản sắc và giọng điệu riêng, có nhiều tìm tòi theo xu hướng sáng tạo.
- Cảm xúc đậm nét nhất là về đất nước.
2. Văn bản:
 a. Hoàn cảnh sáng tác:
Hoàn thành 1955, đưa in trong tập “Người chiến sĩ”
 b. Bố cục: 2 phần. 
- Phần đầu: từ đầu đến “những buổi ngày xưa vọng nói về” 
 à Cảm hứng về đất nước.
- Phần sau: tiếp đến hết
à Những chặng đường kháng chiến.
c. Chủ đề :
- Cảm nghĩ của tác giả về hai mùa thu ( mùa thu Hà Nội và mùa thu ở chiến khu Việt Bắc). Đồng thời ca ngợi nhân dân ta , đất nước ta anh hùng
Đọc - hiểu văn bản.
@ Đọc bài 
- HS ĐỌC BÀI
1. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm 
- Sáng mùa thu trong thiên nhiên trong lành của núi rừng Việt Bắc à tác giả nhớ về mùa thu của Hà Nội năm xưa
- Một mùa thu đẹp, đặc trưng nhưng cũng rất buồn
- Những con người ra đi dứt khoát nhưng cũng đầy lưu luyến.
2. Mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc:
- Những thay đổi: 
 + Tâm trạng con người: hào hứng, sôi nỏi khi dứng giữa đất trời tự do.
 + Những hình ảnh, tính từ, điệp từ: khẳng định chủ quyền, sự trù phú, giàu có của đất nước.
- Sự suy tư, và tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
3. Những suy tư và cảm nhận về đất nước:
- Đau thương, căm hờn quyết tâm đứng lên chiến đấu:
+ Những hình ảnh tương phản: sự đau thương của đất nước trong chiến tranh.
+ Những từ ngữ diễn tả tâm trạng: sự hài hoà giữa cái chung – riêng, tình yêu lứa đôi – tình yêu đất nước.
+ Kẻ thù huỷ hoại tất cả đời sống tinh thần cũng như vật chất.
+ Những con người hiền lành biến tình yêu nước nồng nàn thành sự cháy bỏng căm hờn và kiên quyết chiến đấu giành quyền sống chính đáng 
- Đất nước anh dũng, kiên cường:
+ Biện pháp đối lập: sự tàn bạo của giặc và tấm lòng yêu nước của dân ta.
+ Sự thay đổi về cảnh vật: vừa chiến đấu vừa xây dựng.
+ Sự thay đổi con người: giản dị mà bất khuất, kiên cường, quật khởi.
- Con người VN đã đứng đúng tư thế hào hùng rũ bỏ vết nhơ nô lệ
III. Tổng kết:
- Đây là bài thơ hay nhất của đời thơ NĐT.
- Tiêu biểu cho cái nhìn của ông về đất nước: mang vẻ đẹp trong sự đau thương.
 4. Củng cố ( 3p)
 - Học thuộc bài thơ.
 - Cảm xúc 2 mùa thu?
 - Hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong chiến đấu?
 5. Dặn dò (2 p)
 Hướng dẫn chuẩn bị bài:
 - Các yếu tố tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
 - Làm bài tập 1, 2 SGK trang 130
 RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 29 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY -in.doc