Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 22: Luật thơ

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 22: Luật thơ

I, MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1, Về kiến thức: Giúp HS

- Nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ tiếng việt và biết vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc - hiểu và cảm thụ tác phẩm thơ ca.

Tiết1: Hs nắm được khái quát luật thơ, một số thể thơ truyền thống

 2, Về kĩ năng:

 - Rèn luyện các kĩ năng PT tìm hiểu 1 số qui tắc về các thể thơ: câu, tiếng, thanh cảm thụ thơ ca.

3, Về thái độ:

 - GDHS biết nhận ra giá trị nhạc tính và PT, biết làm thơ theo thể thơ mà em yêu thích.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 22: Luật thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / 10/ 2011 Ngày giảng:Lớp12G: / 10/ 2011
	 Lớp12H: / 10/ 2011
 Lớp12I: / 10/2011
 Tiêt 22: Tiếng việt
 LUẬT THƠ
I, MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1, Về kiến thức: Giúp HS 
- Nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ tiếng việt và biết vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc - hiểu và cảm thụ tác phẩm thơ ca.
Tiết1: Hs nắm được khái quát luật thơ, một số thể thơ truyền thống
 2, Về kĩ năng:
 - Rèn luyện các kĩ năng PT tìm hiểu 1 số qui tắc về các thể thơ: câu, tiếng, thanhcảm thụ thơ ca.
3, Về thái độ: 
 - GDHS biết nhận ra giá trị nhạc tính và PT, biết làm thơ theo thể thơ mà em yêu thích..
 II, CHUẨN BỊ:
Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng.
Trò: SGK, chuyển bị bài theo câu hỏi sgk
III, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 * Ổn định tổ chức lớp (1’) 12G: 12H: 12I:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra vở soạn của học sinh.5’
2. Bài mới:
 * Lời vào bài (1’)Thơ đươc chia làm thể, mỗi thể có những quy định riêng về luật thơ. Nắm vững được luật thơ giúp ta có điều kiện tìm hiểu tốt hơn các tác phẩm thơ ca. Để.. Tr 101
 * ND bài:
 HĐ của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
? Luật thơ là gì.
? Các thể thơ VN chia lám mấy loại. Kể tên, cho VD.
? Tiếng có vai trò quan trọng như thế nào trong sự hình thành luật thơ
? Hiệp vần có vai trò quan trọng như thế nào trong sự hình thành luật thơ
? Em có những hiểu biết gì về thơ lục bát
? Song thất lục bát là thể thơ NTN.
? Đọc 1 số bài thơ sáng tác theo thể thơ này và đưa ra những nhận xét.
? Thể thơ này có mấy loại . đó là những loại nào. nhận xét từng thể loại.
____________________________
GV chốt lại kiến thức cơ bản.
GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ 1 thể thơ và chỉ ra luật thơ trong bài thơ đó 
Tuỳ vào phần thực hành của hs, gv sửa và định hướng cho các em
I, Khái quát về luật thơ. (9’)
1, Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp. trong các thể thơ được KQ theo những mẫu nhất định.
- Các thể thơ VN chia thành 3 nhóm chính:
+ Các thể thơ DT: lục bát, song thất lục bát, hát nói. 
+ Các thể thơ đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn
+ Các thể thơ hiện đại: 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ văn xuôi
 2, Sự hình thành luật thơ, thể thơ Tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng:
+ Tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa và nhạc điệu dòng thơ, bài thơ.
+ Tiếng gồm có 3 phần:
 thanh
phụ
 vần
 Âm
 đầu
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
+ Tiếng tạo sự ngắt nhịp trong câu thơ.
+ Hiệp vần là 1yếu tố quan trọng xác định luật thơ:
 Tiếng việt có 6 thanh: Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã và thanh không dấu. chia thành 2 nhóm : Bằng ( Gồm thanh huyền và thanh không dấu). Trắc( Sắc, nặng, hỏi, ngã) Mỗi tiêng phải thuộc 1 trong 6 thanh ấy
 TL: Số tiếng và các đặc điểm về cách ngắt nhịp, cách hiệp vần, hài thanh. Là các nhân tố câu thành luật thơ.
 Ngoài căn cứ vào đặc điểm của tiếng, luật thơ còn được xác định theo số dòng trong bài, quan hệ của các dòng thơ, về kết cấu, ý nghĩa.
II, Môt số thể thơ truyền thống:
1, Thể thơ lục bát: (5’)
- Số tiếng: trên 6, dưới 8.
- Vần: tiếng cuối câu 6 cùng vần với tiếng 6 câu 8, tiếng cuối câu 8 cùng vần với tiếng cuối câu 6 tiếp theo.
- Nhịp: 2/2/2 cũng có thể 3/3 ở câu 6
 VD: 
 + Mình về/ mình có / nhớ ta.
 + Một nghìn năm / một vạn năm
 Con tằm / vẫn kiếp / con tằm / se tơ
- Thanh: Có sự đối xứng luân phiên: B-T-B .
2, Thể song thất lục bát: (5’)
 VD: SGK
- Số tiếng: 2 câu 7 và 1 cặp lục bát luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.
- Vần: Hiệp vần ở mỗi cặp ; cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất vầ cặp lục bát có vần liền.
- Nhịp: 3/4 ở 2 câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát.
- Hài thanh: Cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc trắc nhưng không bắt buộc.(VD:sgk) Còn cặp lục bát đối xứng B – T chặt chẽ.
3, Các thể ngũ ngôn đường luật: (5’)
a, Ngũ ngôn tứ tuyệt: 5 tiếng 4 dòng.
b, Ngũ ngôn bát cú: 5 tiếng 8 dòng. Thường có bố cục: đề, thực, luận, kết
 VD: sgk
- Số tiếng: 5 tiếng; 8 dòng.
- Vần: 1 vần (độc vận) gieo vần cách
- Nhịp: Lẻ 2/3.
- Hài thanh: Có sự luân phiên B – T; T - Tở tiếng thứ 2 và tiếng thứ 4.
4, Các thể thơ thất ngôn đường luật: (6’)
a, Thất ngôn tứ tuyệt ( tứ tuyệt hay tuyệt cú)
- Số tiếng: 7 tiếng; 4 dòng.
- Vần: vần chân, độc vận, vần cách
- Nhịp: 4/3
- Thanh: + Nhất tam ngũ bất luận
 + Nhị tứ lục phân minh.
- Niêm: 1-4; 2-3.
 (Mô hình sgk)
b, Thất ngôn bát cú đường luật
- Số tiếng: 7 tiếng, 8 dòng. Bố cục: đề, thực, luận, kết.
- Về thanh: + Nhất tam ngũ bất luận
 + Nhị tứ lục phân minh.
- Vần: 
+ Luật trắc vần bằng: Tiếng thứ 2 thanh trắc tiếng thứ 7 vần bằng
 VD: 
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa
+ Luật bằng vần bằng: Tiếng thứ 2 vần bằng thì tiếng thứ 7 vần bằng.
- Niêm:
+ Tiếng thứ 2 câu 1 với tiếng thứ 2 câu 8 cùng 1 liên (cùng thanh)
+ Tiếng thứ 2 câu 2 với tiếng thứ 2 câu 3 cùng 1 liên (cùng thanh)
+ Tiếng thứ 2 câu 4 với tiếng thứ 2 câu 5 cùng 1 liên (cùng thanh)
+ Tiếng thứ 2 câu 6 với tiếng thứ 2 câu 7 cùng 1 liên (cùng thanh)
+ Tiếng thứ 2 câu 8 với tiếng thứ 2 câu 1 cùng 1 liên (cùng thanh)
-- > Có 5 cặp có liên với nhau
 Lưu ý: Tiếng thứ 2 câu 1 là thanh trắc thì tiếng thứ 2 câu 2 là thanh bằng và ngược lại.
- Đối: 2 cặp câu thưc, luận 2 câu trong mỗi cặp phải có đối 
 TL: Thơ đường luật hết sức chặt chẽ về niêm, luật
_____________________________________
3. Củng cố và luyện tập: 7’
* Củng cố: 
* Luyện tập:
Chỉ đúng luật, nắm được bản chất
4, HƯỚNG DẪN HS HỌC VÀ CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ (1’)
a, Bài cũ: - Học nắm vững ND bài
 ? PT các đặc điểm luật thơ trong bài Mời trầu của Hồ Xuân Hương.
b, Bài mới:- Làm bài tập phần luyện tập/127 
 - Tiết sau học làm văn

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet2212cb.doc