Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 12 đến tiết 51

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 12 đến tiết 51

A.Mục tiêu bài học:

- Kiến thức:Nắm được những tri thức cơ bản về các t/g và t/p vh đã học, củng cố và hệ thống những kiến thức đã học trên hai phương diện lịch sử và thể loại. Hiểu đc một cách cơ bản những kiến thức lí luận văn học và thể loại và phong cách văn học.

- Kỹ năng: Trau dồi kĩ năng đọc- hiểu và viết văn nghị luận.

-Thái độ: Có ý thức ôn tập tốt để có kết quả thi học kì 1 đạt hiệu quả.

B. Chuẩn bị của GV-HS:

 GV: Bài soạn, Sgk, Tài liệu tham khảo

 HS: Vở ghi, Sgk, hệ thống hóa kiến thức .

C. Tiến trình bài giảng:

 1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện

 2. Bài mới:

 

doc 12 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 12 đến tiết 51", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: C3vắng
 C5vắng
 Tiết 51
 ÔN TẬP VĂN HỌC 
A.Mục tiêu bài học:
- Kiến thức:Nắm được những tri thức cơ bản về các t/g và t/p vh đã học, củng cố và hệ thống những kiến thức đã học trên hai phương diện lịch sử và thể loại. Hiểu đc một cách cơ bản những kiến thức lí luận văn học và thể loại và phong cách văn học.
- Kỹ năng: Trau dồi kĩ năng đọc- hiểu và viết văn nghị luận.
-Thái độ: Có ý thức ôn tập tốt để có kết quả thi học kì 1 đạt hiệu quả.
B. Chuẩn bị của GV-HS:
 GV: Bài soạn, Sgk, Tài liệu tham khảo
 HS: Vở ghi, Sgk, hệ thống hóa kiến thức .
C. Tiến trình bài giảng:
 1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện
 2. Bài mới:
 Hoạt động của GV-HS
 Nội dung chính
Hđ1. Hệ thống hóa kiến thức.
-Quá trình p/t của vh vn từ năm 1945-> hết thế kỉ Xx- những giai đoạn và thành tựu p/t.
-Những đặc điểm của vhvn từ năm 1945-1975.
 Y/c hs nhắc lại kiến thức
- Nhắc lại qđ sáng tác của HCM. Hứng minh mối quan hệ có tính chất nhất quán của q/đ với sự nghiệp vh.
GV lấy d/c để c/m cho mối q/hệ nhất quán của HCM “ Vi hành”
- Kiểm tra kiến thức của bài “ TNĐL”
+ Mục đích, đối tượng, nội dung.
-Vì sao nói TH là nhà thơ- tình chính trị? phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ.
Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính tây tiến so sánh với hình tượng người lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu.
GV hướng dẫn ôn lại kiến thức của bài: Đất nước( NKĐ), ĐN ( NĐT), Tiếng hát con tàu( CLV).
(GV lưu ý một số tác phẩm quan trọng để hs có cách ôn tập hiệu quả)
Hđ2. Hướng dẫn hs thảo luận theo bàn về các câu hỏi theo sgk.
 - Yêu cầu học sinh hệ thống kiến thức theo thể loại( Gv hướng dẫn kẻ bảng phân loại).
GV chốt kiến thức 
I.Nội dung ôn tập
1. Quá trình phát triển của VHVN từ năm 1945-> hết thế kỉ XX.
-Chặng đường từ 1945-1954
-Từ 1955-1964
-Từ 1965-1975
-Từ 1975- hết tk xx
2. Đặc điểm cơ bản của Vh VN từ năm 1945-1975.
a. VH vận động theo khuynh hướng c/m hóa, mang đậm tính dân tộc.
b. Vh gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước.
c. Vh phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng.
3. Quan điểm sáng tác nghệ thuật của HCM.
-Coi n/t là vũ khí sắc bén phục sự cho sự nghiệp c/m.
- Luôn chú trọng đến tính chân thực của văn chương.
- Bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức.
4. Tác gia Tố Hữu.
- Là một trong những nhà thơ lớn của nền vh Vn hiện đại, là nhà thơ trữ tình- chính trị.
-Một thi sĩ- chiến sĩ một kiểu mẫu nhà văn- chiến sĩ trong thời c/m.
- Thơ ông trước hết nhằm phục vụ cuộc đ/t c/m và những nhiệm vụ chính trị của mỗi g/đ lịch sử
- Thơ ông khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đ/n..
- Thơ ông còn tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn-> lãng mạn c/m
5. Bài thơ “Việt Bắc”
- nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà bản sắc dân tộc:
+phát huy nhiều thế mạnh của thể thơ lục bát: cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình “ta” và “mình”, sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao-> nhấn mạnh ý thơ tạo ra nhịp điệu thơ uyển chuyển cân đối nhịp nhàng.
+ ngôn ngữ thơ: giản dị, đời thường, giàu hình ảnh, nhạc điệu-> nhuần nhuyễn
=> giọng điệu trữ tình, thiết tha êm ái, ngọt ngào. 
6. Bài thơ “Tây tiến”
- Người lính hiện về trong hồi tưởng như một biểu tượng xa vời trong không gian và thời gian hoài niệm-> nỗi nhớ thương mênh mang.
+ người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể, trong những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân với những đói rét bệnh tật, với những nét vẽ tiều tụy về hình hài song vẫn phong phí trong tâm hồn với những khát vọng của tuổi trẻ.
-Có nét tương đồng với người lính của CH: họ đều là những ng lính trẻ trung yêu đời, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, với những cảnh sắc độc đáo, tinh tế, cháy bỏng khát vọng chiến công, lãng mạn đa tình, chân thực, rất hào hùng.
7. Đề tài quê hương, đất nước.
8. Bài thơ “ Sóng”
9. Những bài đọc thêm: dọn về làng, đò lèn
10. Hoàng Phủ Ngọc Tường ( Ai đã đặt tên cho dòng sông).
11. Phần Lí luận văn học: quá trình văn học và phong cách văn học.
II. Luyện tập.
Hệ thống các nhóm kiến thức theo thể loại văn học:
Thể loại
Tác phẩm
 Tác giả
Văn chính luận
TNĐL..
HCM..
Thơ
Tây tiến.
QD..
3. Củng cố: hệ thống kiến thức.
4. Hướng dẫn tự học: lập biểu đồ tác phẩm theo trình tự thời gian và thể loại. 
Ngày giảng: C3vắng
 C5vắng
 Tiết 52- 53
 KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KỲ I
A.Mục tiêu bài học:
- Kiến thức:Nắm được hệ thông những tri thức và kĩ năng của ba phần: Văn tiếng việt, tập làm văn. 
- Kỹ năng: Vận dụng tri thức và kĩ năng đã học để hoàn thành bài kiểm tra theo đính hương mới. 
-Thái độ: Có ý thức vận dụng các kĩ năng làm văn đẻ triển khai kiến thức đã học theo từng yêu cầu cụ thể của từng đề bài. 
B. Chuẩn bị của GV-HS:
 GV: Đề bài, đáp án
 HS: Giấy kiểm tra, kiến thức đã học.
C. Tiến trình bài giảng: 
 ĐỀ BÀI
 1. Nghị luận xã hội ( 3 điểm)
 Hãy viết một đoạn văn ngắn ( Khoảng 400 từ) để bày tỏ ý kiến của mình: Một trong những đặc trưng cơ bản của người dân Việt nam là lòng nhân hậu và thuỷ chung.
 2. Nghị luận văn học ( 7 điểm)
 Cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau trong đoạn trích “ đất nước” trích “ Trường ca mặt đường khát vọng” của NKĐ. Qua đó làm nổi bật cảm nhận mới mẻ của NKĐ về đất nước.
 “...Trong anh và em hôm nay
 ......Làm nên đất nước muôn đời”.
Ngày giảng: 12C3................vắng.................................................
 12C5.................vắng................................................
Tiết 54: TRẢ BÀI THI HỌC KỲ I
A. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn nghị luận, rút kinh nghiệm cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội. nhận ra những lỗi mắc cơ bản về kiến thức và kỹ năng.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập dàn bài và vận dụng các thao tác lập luận trong bài văn.
- Thái độ: Nâng cao nhận thức về kỹ năng làm văn nghị luận.
B. Chuẩn bị của GV- HS
 GV: Bài đã chấm, Bài soạn, Chuẩn bị một số lỗi cơ bản để chữa cho HS
 HS: Vở ghi, Sgk
C. Tiến trình bài giảng
 1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
 2. Bài mới
 Hoạt động của GV- HS
 Nội dung chính
HĐ1: Phân tích đề
 Tổ chức cho hs ôn lại cách pt đề bài. GV chép đề bài lên bảng -> HS tiện theo dõi ( Đề 2)
HĐ2. Tổ chức cho Hs xây dựng dàn ý chi tiết. Hương dẫn Hs hoàn chỉnh dàn ý làm cơ sở để học sinh đối chiếu với bài viết của mình.
- GV hương dẫn hs ôn lại cách viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn.
HĐ3. Nhận xét đánh giá bài viết và trả bài.
I. Phân tích đề
- Nội dung vấn đề:
+ Thể loại nghị luận: Nghị luận văn học 
+ Thao tác lập luận: Pt và chứng minh
+ Phạm vi sử dụng tài liệu: đoạn trích “ Đất nước”.
- Phân tích đề bài
+yêu cầu: kiểu bài nlvh( thơ)
+ yêu cầu về nội dung: phát hiện mới mẻ của NKĐ về đất nước
II. Lập dàn ý
 Bài viết đảm bảo các ý sau:
- T/g cảm nhận đất nước một cách trọn vẹn, tổng hợp từ nhiều phương diện: t/gian lịch sử và không gian địa lý, huyền thoại, truyền thuyết, đời sống sinh hoạt...
- đát nước được cảm nhận vừa thiêng liêng, sâu xa lại vừa gần gũi thân thiết.
- Cảm nhận về ĐN trong sự sống trong t/y trong vận mệnh và trách nhiệm của mỗi cá nhân.
 ĐN ko chỉ làmột khách thể ở ngoài mỗi chúng ta mà tồn tại ngay trong cơ thể, trong sự sống mỗi người=> ĐN trở nên thiêng liêng và gần gũi với mỗi con ng . Chân lí ấy luôn mới mẻ trong mọi cảm nhận về ĐN.
III. Nhận xét đánh giá bài viết của hs và trả bài
-Vẫn còn một số bài viết chưa nhận thức đúng về kiểu bài nghị luận. Chưa vận dụng đúng các thao tác lập luận. Hệ thống luận điểm còn thiếu chưa biết cách chọn và trình bày d/c sắp xếp chưa hợp lí.
- Luận cứ chưa chuẩn thiếu chặt chẽ.
- Khả năng cảm thụ còn còn kém. Thiếu ý, lặp ý. Dùng từ còn sai, diễn đạt tối nghĩa, trùng lặp.
- Trả bài: 12C3 45/46
 12C5 45/45
3. Củng cố. Luyện tập để thành thục các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận.
4. Dặn dò: Soạn “ Vợ chồng A Phủ”
Ngày giảng: C3vắng
 C5vắng
 Tiết 55
 THỰC HÀNH CHỮA LỖI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A.Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Củng cố kĩ năng tự phát hiện và chữa lỗi thường gặp trong lập luận . 
- Kỹ năng: Nâng cao kĩ năng tạo các lập luận chặt chẽ, sắc sảo. 
-Thái độ: Có ý thức vận dụng các kĩ năng làm văn để triển khai kiến thức đã học theo từng yêu cầu cụ thể của từng đề bài. 
B. Chuẩn bị của GV-HS:
 GV: bài soạn, thống kê những lỗi thường gặp trong quá trình chấm bài của hs , chọn những đoạn tiêu biểu để phân tích, sửa chữa.
 HS: Sgk, vở ghi, xem lại các bài viết của mình và đối chiếu những lỗi thường gặp trong bài làm.
C. Tiến trình bài giảng:
 1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện
 2. Bài mới
 Hoạt động của GV- HS
 Nội dung chính
HĐ1: phát hiện lỗi và nêu cách sửa cho các bài tập và chữa lại các đoạn văn để lập luận chặt chẽ, lôgic và có sức thuyết phục.
-HS: hoạt động nhóm
+ Nhóm 1: thực hiện đoạn văn a.
+ Nhóm 2: thực hiện đoạn văn b
+ Nhóm 3: thực hiện đoạn văn c
I.Thực hành chữa lỗi lập luận
a. Lỗi : Luận cứ không đầy đủ, chỉ đưa ra hai thể loại tục ngữ, ca dao. Về nội dung chỉ đưa ra một dẫn chứng: “ dự báo thời tiết” của tục ngữ nên ko làm rõ luận điểm.
 Chữa: bổ sung các luận cứ về giá trị nhận thức tự nhiên, xã hội, con người của vhdg trong các truyện cổ, ca dao tục ngữ.
b. Lỗi : luận điểm lộn xộn, ko rõ ràng. Diễn đạt câu ko rõ đạt ý trong luận điểm ra ngoài luận điểm ( “ thèm người” ra ngoài nội dung “ lạc quan yêu đời” ) tạo nên đẳng lập giữa hai luận điểm ( “lạc quan yêu đời” và ‘ thèm người’ ). mặt khác lại nhập một luận điểm thành một nội dung khác ( “say mê công việc” ) vào luận điểm của đoạn=> mâu thuẫn trầm trọng với kết luận: “ thèm người” “ đó là biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần lạc quan” -> do ko nắm vững vấn đề cần trình bày nên tách nhập luận điểm ko minh bạch.
Chữa: viết lại luận điểm: người thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa ko chỉ say mê công việc mà còn tha thiết yêu đời, yêu người. Một trong những biểu hiện cao nhất, cũng đặc biệt nhất, ấy là sự “ thèm người” 
c. Lỗi lập luận: chủ yếu ko làm rõ luận điểm mà phản lại luận điểm. 
+ Ý ở luận cứ “ bôi nhọ” ý ở luận điểm. “ nhờ có mấy bát bánh đúc” mà “ thành vợ của Tr “ ko thể cho thấy sức mạnh của tình người”. Luận cứ sơ sài đã vội vã đi đến kết luận có tính k/quát cao.
Chữa: trình bày lại luận cứ “ Tràng chia sẻ với người đàn bà xa lạ đang đói một bát bánh đúc để rồi họ thành vợ chồng. Một bát bánh đúc, “ tầm thường quá’, nhưng đấy chính là cái khát vọng của tình người”. Một khát vọng mãnh liệt nảy nở ngay cả khi ‘ thập tử nhất sinh’ . Tình ng chính là chốn lương thân để con ng vững tin mà sống”.
+ Nhóm 4: thực hiện đoạn văn d
d. Đoạn văn d:
- Lỗi: nêu lí lẽ và dẫn chứng không ăn nhập trong lập luận: “Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu về đâu ? Chính vì thế Xuân Quỳnh đã ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dộilặng lẽ”. Chính Xuân Quỳnh đã hóa thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.
- chữa: Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu về đâu? Xuân Quỳnh như hóa thân vào sóng để tự bộc lộ tình yêu của mình: “Con sóng dười lòng sâu Cả trong mơ còn thức”
Thực hiện yêu cầu của đoạn văn e
GV yêu cầu hoạt đông tại chỗ
HS tr phát hiện và chữa lỗi
Gv nhận xét, sửa lỗi
Thực hiện yêu cầu của đoạn văn g
e. Đoạn văn e:
- Lỗi: giữa luận điểm và luận cứ không ăn nhập với nhau và cách dùng từ không chính xác.
- chữa: Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều. Đoạn trích nào của truyện cũng thể hiện tấm lòng ấy của Nguyễn Du.Ông thương nàng Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Ông xót xa khi Kiều phải “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”. Ông cảm thông, chia sẻ với Kiều. Ta càng hiểu vì sao Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo.
g. Đoạn văn g:
- Lỗi: nêu luận điểm không tập trung, lan man.
(Cây xà nu là biểu tượng cho người dân Xô man).
- chữa: Qua hình ảnh cây xà nu, ta liên tưởng tới con người. Những cây xà nu trúng đạn như những con người của dân làng Xô-Man bị giặc giết hại. Sức sống của cây xà nu luôn vươn lên đón nhận 
- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu đối với đoạn văn còn lại.
-HS: suy nghĩ, chữa bài.
- GV: nhận xét, chuẩn kiến thức.
HĐ2. Thống kê những lỗi về lập luận
ánh sáng mặt trời như những con chim đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng. Đó cũng chính là hiện thân của hình ảnh Tây Nguyên kiên cường trước kẻ thù. Nguyễn Trung Thành đã khẳng định ú chí của những thế hệ người dân làng Xô-Man nối tiếp nhau đứng lên đánh giặc giữ làng. Những đồi xà nu nối tiếp “tới tận chân trời” là một biểu tượng cho thế và lực của cách mạng Việt Nam sau ngày đồng khởi.
II. Các lỗi về lập luận thường gặp và cách chữa
a.Lỗi khi nêu luận điểm: lđ ko rõ, ko khái quát, chập dính các luận điểm, nhiều luận điểm trong một đoạn văn.
b.Lỗi trong sử dụng luận cứ
c. Lỗi trong cách lập luận
* Cách chữa: 
- Nắm vững đối tượng cần nghị luận
- Phân tích, phân loại chính xác các nội dung phương tiện ở đối tượng
- Mỗi một nội dung, một phương diện phải nêu thành các luận điểm rõ ràng
- Viết thành câu ngắn gọn, thành đoạn riêng biệt
- Từ các nội dung, p/diện để tìm luận cứ. Chọn đầy đủ, tiêu biểu
- Chú ý tính liên kết của luận điểm với các ý triển 
3. Củng cố luyện tập:
- Nắm kỹ các kĩ năng viết văn . Rút kinh nghiệm và khắc phục lỗi lập luận mắc phải trong các bài viết.
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
 Soạn Vợ chồng A Phủ
Ngày giảng: C3vắng
 C5vắng
Tiết 56-57 VỢ CHỒNG A PHỦ (Trích)
 ( Tô Hoài )
 A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức	- Nắm được những nét khái quát về tác giả và tác phẩm. Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng. 
+Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông. Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
-Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu với tác phẩm thành công ở khả năng phân tích tâm lí nhân vật, kĩ năng tóm tắt tác phẩm.
- Thái độ: - Thêm trân trọng trước những vẻ đẹp trong tâm hồn con người. Biết đấu tranh chống lại những điều bất công, ngang trái trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị của GV- HS
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài soạn.TLTK.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
C. Tiến trình bài giảng:
 1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện
 2. Bài mới
 Hoạt động của GV- HS
 Nội dung chính
HĐ1. Tìm hiểu chung
 Dựa vào việc hs đã chuẩn bị bài ở nhà, Gv y/cầu hs nêu tóm tắt một số điểm quan trọng về t/g và tác phẩm.
- GV hướng dẫn Hs tóm tắt tác phẩm.
- Gv đưa ra một đoạn tóm tắt mẫu = bảng phụ
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản.
Gv gợi ý cho hS có sự đánh giá chung về nhân vật Mị.
- Gv yêu cầu HS xác định các chặng đời của Mị.
- Nắm được những biến cố chính trong c/đ của Mị, sự biến đổi s/p của M qua các biến cố.
- GV nhận xét chốt kiến thức.
(?) Những đày đọa tủi cực khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra ?.
(Chú ý vào những hình ảnh so sánh cuộc đời Mị -> thân phận, cảnh ngộ vô cùng đáng thương).
tìm hiểu về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.
Y/cầu Hs tìm những chi tiết cho thấy sức sống tiềm ẩn trong Mị và nhận xét.
Hình ảnh một cô Mị khi còn ở nhà ? 
 Phản ứng của Mị khi về nhà thống lí Pá Tra ?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của Vh VN hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
2. Tác phẩm.
- Vợ chồng A Phủ ( 1952) là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc, in trong tập Truyện Tây Bắc, được giải nhất giải thưởng Hội Văn nghệ VN 1954-1955.
- Tp gồm hai phần. Đoạn trích ở sgk là phần một.
II. Đọc- hiểu văn bản
Đọc
Tóm tắt tác phẩm
- Mị, một cô gái con nhà nghèo, xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc, bị A Sử cướp về làm vợ, làm con dâu gạt nợ nhà Thống Lí Pá Tra.
- Lúc đầu M phản kháng nhưng lâu dần trở nên tê liệt, chỉ “ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”
- Trong một đêm mùa xuân, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà. A Sử đi chơi tết, cậy thế con nhà quan, bị A Phủ đánh. A Phủ bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ trừ nợ cho nhà thóng lí. Vì ko may để hổ vồ mất một con bò, A phủ bị trói đứng vào cọc đến gần chết. Mị cắt dây trói cho A Phủ, hai người chạy trốn đến Phiềng Sa. Mị và A Phủ được giác ngộ c/m và trở thành du kích.
III. Tìm hiểu chi tiết 
Nhân vật Mị
* Mị- Cô gái trẻ đẹp, đầy sức sống, ước mơ, cuộc đời hứa hẹn tình yêu, hạnh phúc.
- Nhà nghèo ( bố mẹ cưới nhau ko có tiền cưới hỏi, vay nợ nhà thống lí Pá Tra, đến khi Mị lớn mà ko trả nổi nợ)
- Một cô gái trẻ đẹp đầy sức sống như đóa hoa rừng.
- Đang ở độ tuổi yêu đương mãnh liệt, Mị đã từng hồi hộp bước những bước đầu tiên theo khát vọng tình yêu: “ Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”. “ trai đến đứng nhẵn cả sàn vách đầu buồng Mị”.
* Mị- người đàn bà bị cầm tù, chết dần, chết mòn trong sự đầy đọa của chúa đất và thần quyền miền núi.
- Bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị bị “vật hóa”, bị biến thành vật sở hữu, bị cầm tù “ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa..đến bao giờ chết thì thôi” “ Mị tưởng mình cũng như con trâu con ngựa”, cam chịu “ ta là thân đàn bà nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi”.
- Tinh thần thì tê liệt, ko nói năng, chỉ “cúi mặt, ko nghĩ ngợi” chỉ “ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau”, không còn ý niệm về thời gian, tuổi tác và cuộc sống. Sống như một cỗ máy, theo thói quen vô thức. Mị vô cảm-> ko còn biết đến khổ đau.
* Mị hồi sinh với khát vọng tự do
- Sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khát khao hạnh phúc.
+ bị bắt về nhà thống lí, “ khóc mấy tháng ròng đêm nào Mị cũng khóc”
+ Mị trốn về nhà cầm theo một nắm lá ngón. Mị định tự tử- phản kháng tiêu cực -> sự quyết liệt trong con ng Mị => khát vọng tự do, ko chấp nhận c/sống cầm tù.
- Mị đã hồi sinh thực sự trong đêm tình mùa xuân ( thiên nhiên, tiếng sáo gọi bạn tình, bữa rượu) -> t/động đến tâm tư t/cảm của Mị: “ Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” “ngồi nhẩm thầm bài hát của ng đang thổi”
3. Củng cố: phân tích nhân vật Mị
4. Hướng dẫn học bài ở nhà: Xem lại bài cũ và soạn tiếp nhân vật APhủ

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 12 tu tiet 51.doc