Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 1: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8 - Hết thế kỉ XX

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 1: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8 - Hết thế kỉ XX

A/ Mục tiu bi học : Thống nhất sgv

B/ Phương tiện thực hiện: SGK , SGV Ngữ văn 12.

C/ Phương pháp:

- GV khơi gợi để HS có thể hệ thống hoá những kiến thức đ cĩ.

- Phối hợp giữa lý thuyết v thực hnh.

 D/ Tiến trình giờ học:

 1/ Ồn định lớp :

 2/ Kiểm tra bi cũ: Nêu những chặng đường phát triển của VHVN từ 1975 –> hết TK XX?

 3/ Bi mới:

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 1: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8 - Hết thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:1	 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8 - HẾT THẾ KỈ XX
A/ Mục tiêu bài học : Thống nhất sgv 
B/ Phương tiện thực hiện: SGK , SGV Ngữ văn 12.
C/ Phương pháp:
- GV khơi gợi để HS cĩ thể hệ thống hố những kiến thức đã cĩ.
- Phối hợp giữa lý thuyết và thực hành.
 D/ Tiến trình giờ học:
 1/ Ồn định lớp :
 2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu những chặng đường phát triển của VHVN từ 1975 –> hết TK XX?
 3/ Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Một số vấn đề tiếp cận VHVN từ 1945 à 1975 và sau 1975.
Cho hs nhắc lại những kiến thức đã học, củng cố lại đặc điểm VH giai đoạn này.
GV lưu ý những đặc điểm và những thành tựu nổi bật của nền VH mới là không nên tách nó với nền Vh trước CMT8.
HCM và TH là người đặt nền móng cho sự ra đời của nền văn học mới. GV cần phân tích cho hs thấy điều đó. Từng có ý kiến cho rằng VHVN sau 1945 chỉ tiếp tục công việc hiện đại hóa trước 1945; nhưng cũng có ý kiến cho rằng VH chỉ phục vụ cho kháng chiến, cho tuyện truyền mà không có giá trị VH.
@ Thơ trữ tình không như trước mà có những phát triển mới về cái tôi trữ tình của thơ hiện đại, không chỉ là cái tôi khép kín, riêng lẻ mà là cái tôi hóa thân vào cộng đồng, thống nhất cái riêng và cái chung, hòa cái tôi nhà thơ và cái tôi quần chúng.
GV phân tích minh họa một vài tác phẩm tiêu biểu.
Nguyễn Minh Châu – Bến quê.
Tố Hữu; Thanh Thảo; Hữu Thỉnh; Xuân Quỳnh
TP: Chiếc thuyền ngoài xa – NMC
TP: Bến quê
I/ Văn học 1945 à 1975.
CMT8 đánh dấu một mốc mới cho văn học dân tộc. Cùng với sự hồi sinh của một dân tộc là sự khai sinh của một nền VH mới. 
- Đó là nền VH của nhân dân với những nguyên tắc mới mẻ: dân tộc – khoa học – đại chúng, với nhiệm vụ phục vụ kháng chiến và lao động của nhân dân. 
- Nhân vật trung tâm là công – nông – binh.
- Nhà văn cũng là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, được tập hợp trong tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- VH Sau CMT8 có những kế thừa những thành tựu tiến bộ của nền VH trước đó.
- Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng là truyền thống tốt đẹp trong thơ văn dân tộc.
- Nền VH ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, kéo dài 30 năm, làm cho sự phát triển về đời sống XH bị hạn chế.
è Mỗi chúng ta có quan điểm lịch sử để nhìn nhận thực chất giá trị và tác dụng to lớn của VH kháng chiến trước yêu cầu cao cả của dân tộc đặt ra cho VH:
+ Nhà văn – công dân; nhà văn – chiến sĩ.
+ Sự giác ngộ sâu sắc về nhiệm vụ của người cầm bút. Phát triển toàn diện về đội ngũ, công chúng VH.
+ Nội dung VH . Thể loại.
II/ Văn học sau 1975.
- Năm 1975 là mốc son đánh dấu thời kì mới. Đến 1986, với Đại hội VI của ĐCSVN, tạo ra một bước ngoặt mới. Những đổi mới trong đường lối chính trị đưa đến những đổi mới về tư duy văn hóa và dân tộc.
+ Đời sống VH có nhiều khởi sắc, không khí dân chủ được đề cao hơn. Đây là điểm nổi bật của VH thời kì mới.
+ Nhà văn trẻ có những tìm tòi về đề tài, tư duy nghệ thuật mới, phương thức biểu đạt mới, kịp thời nói lên những bức xúc của đời sống sau chiến tranh.
+ Hiện thực đời sống được khám phá ở nhiều phương diện, nhất là đời sống nội tâm, những trăn trở, khát vọng thầm kín.
+ Tinh thần nhân văn, ý thức cá nhân trở thành cảm hứng cho sáng tạo cho các nhà văn thời kì đổi mới.
+ Thế giới bên trong con người được chú trọng hơn, với nhiều diễn biến phức tạp, đa dạng, nhân văn hơn mà trước đây chưa có điều kiện nói tới.
 4/ Củng cố: Những điểm tiếp cận VHVN từ CMT8 -> TK XX.
 5/ Dặn dò: T2 Luyện tập Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon bam sat.doc