Giáo án môn Ngữ văn 12 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

* Đặt vấn đề 1 :

Tên tuổi Nguyên Ngọc trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam có thể nói đã chợt loé lên khi các cây bút trước đó hầu như còn chưa ai biết đến, bỗng nhiên đạt được giải thưởng văn nghệ 1954-1955 với tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”. Không nên nghĩ rằng giá trị của cuốn tiểu thuyết ấy chỉ được xác định ở chỗ nó đã đưa lại cho văn học một mảnh đất mà trước đó còn đang là một khoảng trắng, mảnh đất Tây Nguyên. Giá trị của tác phẩm còn ở chỗ nó mở ra và định hình một nguồn cảm hứng sẽ còn theo đuổi Nguyên Ngọc trong những tác phẩm mà ông sẽ còn viết sau này. Mười năm sau câu chuyện của anh hùng Núp, chúng ta sẽ bắt gặp một “Đất nước đứng lên” khác, không mang tên ấy nhưng được viết với cùng một nguồn cảm hứng ấy, một tác phẩm tiêu biểu cho một thời đại mới hơn. Tác phẩm ấy được viết với trình độ mà chính nhà văn thưa nhận là : “ở thời “Đất nước đứng lên” còn chưa viết nổi”. Chúng ta đang nói đến một thiên truyện ngắn có chiều sâu, sự cô đúc hiếm có, đã từng làm ngây ngất nhiều người, thiên truyện mang cái tên rất Tây Nguyên - “Rừng xà nu”.

* Đặt vấn đề 2:

Nguyên Ngọc có thể được xem như là nhà văn đầu tiên viết về Tây Nguyên, và là người viết về Tây Nguyên thành công nhất. Nhưng so với thời điểm đỉnh cao của đời sáng tác văn học của Nguyên Ngọc thì 50 năm trước đó, Tây Nguyên vẫn còn là một vùng đất xa lạ, một xứ sở hoang vu trên bản đồ tự nhiên. Thế nhưng, giờ đây, dải đất cao nguyên hùng vĩ đã không còn xa lạ với mọi tâm hồn và hiểu biết của con người. Những khúc trường ca Tây Nguyên, điêu khắc và kiến trúc Tây Nguyên, âm nhạc và vũ đạo Tây Nguyên,. tất cả đều trở nên quen thân với đông đảo mọi người. Sự thật ấy lớn lao đến mức nhiều khi chúng ta lãng quên rằng chỉ hơn 50 năm trước đó, với phần lớn những người dân Việt Nam thì Tây Nguyên đang còn là một khoảng trống trên bản đồ văn học. Và những người đầu tiên hướng văn học đến với mảnh đất này, thật kì lạ lại là một cây bút mà vào giữa những năm 50 của thế kỉ trước còn chưa mấy ai biết đến : nhà văn Nguyên Ngọc. Cũng chính nhà văn ấy đã đưa lại cho chúng ta một “Đất nước đứng lên” - tác phẩm ngay lập tức đã nhận được giải thưởng cao nhất của giải thưởng văn nghệ 1954-1955. Nhưng “Đất nước đứng lên” không phải là đề tài duy nhất, bởi mười năm sau đó, Nguyên Ngọc lúc này mang bút danh Nguyễn Trung Thành lại trở lại Tây Nguyên. Nhưng không phải là một tiểu thuyết mà là một thiên truyện ngắn “thời Đất nước đứng lên”. Đó là thiên truyện mà không khí Tây Nguyên đã hiện lên rất rõ ngay từ nhan đề “Rừng xà nu”.

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rừng xà nuNguyễn Trung Thành 
* Đặt vấn đề 1 :
Tên tuổi Nguyên Ngọc trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam có thể nói đã chợt loé lên khi các cây bút trước đó hầu như còn chưa ai biết đến, bỗng nhiên đạt được giải thưởng văn nghệ 1954-1955 với tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”. Không nên nghĩ rằng giá trị của cuốn tiểu thuyết ấy chỉ được xác định ở chỗ nó đã đưa lại cho văn học một mảnh đất mà trước đó còn đang là một khoảng trắng, mảnh đất Tây Nguyên. Giá trị của tác phẩm còn ở chỗ nó mở ra và định hình một nguồn cảm hứng sẽ còn theo đuổi Nguyên Ngọc trong những tác phẩm mà ông sẽ còn viết sau này. Mười năm sau câu chuyện của anh hùng Núp, chúng ta sẽ bắt gặp một “Đất nước đứng lên” khác, không mang tên ấy nhưng được viết với cùng một nguồn cảm hứng ấy, một tác phẩm tiêu biểu cho một thời đại mới hơn. Tác phẩm ấy được viết với trình độ mà chính nhà văn thừa nhận là : “ở thời “Đất nước đứng lên” còn chưa viết nổi”. Chúng ta đang nói đến một thiên truyện ngắn có chiều sâu, sự cô đúc hiếm có, đã từng làm ngây ngất nhiều người, thiên truyện mang cái tên rất Tây Nguyên - “Rừng xà nu”. 
* Đặt vấn đề 2:
Nguyên Ngọc có thể được xem như là nhà văn đầu tiên viết về Tây Nguyên, và là người viết về Tây Nguyên thành công nhất. Nhưng so với thời điểm đỉnh cao của đời sáng tác văn học của Nguyên Ngọc thì 50 năm trước đó, Tây Nguyên vẫn còn là một vùng đất xa lạ, một xứ sở hoang vu trên bản đồ tự nhiên. Thế nhưng, giờ đây, dải đất cao nguyên hùng vĩ đã không còn xa lạ với mọi tâm hồn và hiểu biết của con người. Những khúc trường ca Tây Nguyên, điêu khắc và kiến trúc Tây Nguyên, âm nhạc và vũ đạo Tây Nguyên,... tất cả đều trở nên quen thân với đông đảo mọi người. Sự thật ấy lớn lao đến mức nhiều khi chúng ta lãng quên rằng chỉ hơn 50 năm trước đó, với phần lớn những người dân Việt Nam thì Tây Nguyên đang còn là một khoảng trống trên bản đồ văn học. Và những người đầu tiên hướng văn học đến với mảnh đất này, thật kì lạ lại là một cây bút mà vào giữa những năm 50 của thế kỉ trước còn chưa mấy ai biết đến : nhà văn Nguyên Ngọc. Cũng chính nhà văn ấy đã đưa lại cho chúng ta một “Đất nước đứng lên” - tác phẩm ngay lập tức đã nhận được giải thưởng cao nhất của giải thưởng văn nghệ 1954-1955. Nhưng “Đất nước đứng lên” không phải là đề tài duy nhất, bởi mười năm sau đó, Nguyên Ngọc lúc này mang bút danh Nguyễn Trung Thành lại trở lại Tây Nguyên. Nhưng không phải là một tiểu thuyết mà là một thiên truyện ngắn “thời Đất nước đứng lên”. Đó là thiên truyện mà không khí Tây Nguyên đã hiện lên rất rõ ngay từ nhan đề “Rừng xà nu”. 
*Hình tượng rừng xà nu : 
“Rừng xà nu” không chỉ góp vào đó một cái tên, một tựa đề trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn. Rừng xà nu còn là một hình tượng nghệ thuật, trở thành một phần mở đầu độc đáo trong thiên truyện ngắn. Có thể nói, trong văn xuôi đương đại Việt Nam, hiếm có một tác phẩm nào viết hay đến thế về một loài cây. Cánh rừng xà nu hiện lên trong văn chương Nguyên Ngọc không chỉ ở vẻ đẹp của hình sắc, chính tác giả sau này đã nói rằng mình đã cố gắng hết sức cho hình ảnh của loài cây như được chạm nổi lên. Nghĩa là cánh rừng xà nu ấy đã đến với người đọc nhờ ngòi bút không chỉ biết tạo hình mà còn biết tạo khối. Hơn thế nữa, đó còn là ngòi bút biết tạo hương, biết làm ra ánh sáng và sức nóng. Không ai lại không ngây ngất trước những câu văn về những khối nhựa xà nu “ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt”, cái mùi “thơm mỡ màng” giữa “long lanh nắng hè gay gắt”. Hay như hình ảnh của rừng xà nu dưới làn ánh sáng rọi chiếu xuống khu rừng, để chúng ta nhận ra “vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây” bay trong nắng. Có thể cảm thấy Nguyên Ngọc như đã quyết biến cánh rừng xà nu thành hình ảnh được tạo dựng trong một tấm sơn mài lộng lẫy, làm nên từ tất cả vẻ đẹp vàng son của ngôn từ. 
Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Trung Thành, đây là cánh rừng xà nu đặc biệt, bởi nó ở trong tầm đại bác, một rừng xà nu mà hàng ngày hứng chịu sự tàn phá, huỷ diệt. Nó đang ngạo nghễ thách thức cái chết. Khu rừng ấy đẹp một vẻ đẹp bi thương, vẻ đẹp tráng lệ nhưng ở đó, “hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. Và người đọc sẽ không thể quên được hình ảnh những cây xà nu ứa máu, và khối nhựa ứa ra từ vết thương để rồi quánh sánh, “đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, trong suốt dưới nắng hè. Nhà văn cũng đã không ít lần nói đến cái chết. Có những cái chết của những cây xà nu bé nhỏ, “nhựa còn trong, chất dầu còn loãng” hay cái chết của những cây xà nu đã kịp trở nên mạnh mẽ “như một thân thể cường tráng”, đổ ào ào khi đại bác phạt ngang thân. Hình ảnh ấy cứ ám ảnh từ đầu đến cuối thiên truyện , và cánh rừng xà nu do đó được nói đến như là hiện thân của đau thương, của chiến tranh. Nó đang đứng trước một mưu đồ huỷ hoại. 
Nhưng cảm hứng chủ đạo của Nguyên Ngọc khi viết về hình tượng cây xà nu ấy không phải là cảm xúc về sự đớn đau, càng không phải để nói lên những tình cảm bi luỵ. Dường như vút lên trên tất cả vẫn là những rung động về một cánh rừng xà nu đầy sức sống. Xà nu hiện lên như là một loài cây ham sống, khao khát sống, thiết tha hướng tới bầu trời và ánh sáng. Những cây xà nu lớn lên như là những “mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Trong cảm xúc và diễn đạt của nhà văn, sức sống ấy sẽ nhiều lần mạnh hơn cái chết. Không ít cây xà nu gục ngã, nhưng bên cạnh “những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người đã bị đại bác chặt đứt làm đôi” còn có những cây “vượt lên được đầu người” để cho cả cánh rừng xà nu có thể “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”. Và như thế, rừng xà nu chính là biểu tượng cho một sức sống chiến thắng cái chết, một sức sống bất diệt ngay cả trong huỷ diệt, và không có một sự tàn bạo nào có thể khuất phục được chúng. Rừng xà nu được viết ra dưới ngòi bút Nguyễn Trung Thành là hình tượng viết ra để ca ngợi sức sống, nhân danh sức sống, bảo vệ sức sống. Đó cũng là điệp khúc của một niềm tin, niềm tin lạc quan bất tận, cứ trở đi trở lại trong tác phẩm như một điệp khúc xanh. 
Tuy nhiên những người theo dõi những câu văn về cánh rừng xà nu ở trong tác phẩm của Nguyễn Trung Thành đều không thể không nhận thấy rằng ở đó tác giả đã sử dụng rất nhiều nhân hoá. Rừng xà nu luôn luôn được nói đến trong sự liên tưởng tới cơ thể và tới cả tính cách của những con người. “Cây ngang tầm ngực người, cây vượt đầu người”, rồi cả đến vết cắt trên thân cây cũng gợi ra liên tưởng về “những vết thương chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. Những cây xà nu dường như cũng có lứa tuổi, tình cảm. Và theo chiều ngược lại, khi viết về những con người ở buôn làng Xô Man, Nguyễn Trung Thành cũng luôn luôn cho người đọc thấy những nhân vật của mình cứ phảng phất bóng dáng của xà nu. Cụ Mết có bộ ngực “căng như một cây xà nu lớn”. Tnú khi bị dao của giặc chém vào lưng, “máu chảy ra rồi đặc quện lại, tím như nhựa xà nu”. Điều đó cho phép chúng ta tin rằng : Nguyễn Trung Thành viết về rừng xà nu như viết về một loài cây và một rừng cây. Cánh rừng ấy còn gợi nghĩ đến hình ảnh của những con người, trước hết là những người dân làng Xô Man. Sự tương ứng kì lạ giữa thế giới của rừng cây và thế giới của nhân vật sẽ được tác giả nói đến. Mỗi nhân vật của tác phẩm đều làm chúng ta liên tưởng đến một loại cây xà nu : cụ Mết, Tnú, Mai, đứa con chung của hai người, bé Heng,...Trên ý nghĩa ấy, hình ảnh của rừng xà nu góp phần không nhỏ làm tôn lên vẻ đẹp của những con người Xô Man đau thương và anh dũng. Đó là những con người luôn luôn đối mặt với huỷ diệt nhưng vẫn kiên quyết đấu tranh để sống và để cho làng Xô Man của mình trở nên bất diệt. 
Song giới hạn tượng trưng của cánh rừng xà nu hình như không chỉ bó hẹp trong phạm vi một buôn làng. Hoàn toàn không phải tình cờ mà Nguyễn Trung Thành đã nhắc đi nhắc lại tới hai lần - mở đầu và kết thúc thiên truyện - hình ảnh của những “ngọn đồi - cánh rừng” xà nu “chạy đến chân trời”, tràn ngập trước mắt con người và còn vượt ra khỏi tầm mắt của những người đang quan sát. Chỉ có thể hiểu rằng hình ảnh của cánh rừng xà nu gợi lên một cái gì rộng lớn hơn nhiều so với giới hạn của không gian được nói đến trong tác phẩm. Và về mặt ấy, nhà văn có lý, bởi vì nỗi thèm khát, sự tha thiết sống bất chấp đau thương là khả năng kì diệu không thể khuất phục, không thể mất đi ngay cả trong huỷ diệt. Những phẩm chất ấy trong những năm tháng chống Mĩ không thể chỉ có ở một làng Xô Man cụ thể. Nhà văn đã nghĩ và muốn chúng ta cùng nghĩ rằng : từ hình ảnh rừng xà nu kia, những phẩm chất, những số phận, vận mệnh của cả Tây Nguyên bao la và hơn thế nữa, của cả miền Nam và cả dân tộc Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ sẽ cứ ngời lên. Nhà văn cũng muốn chúng ta xúc động trước những nỗi đau thương tột cùng mà Tổ quốc và nhân dân mình phải chịu. Dân tộc Việt Nam hiện lên như là hiện thân của đau khổ trong thế giới này. Nhưng nhà văn còn muốn nói với chúng ta rằng : đất nước Việt Nam của chúng ta, dân tộc Việt Nam cũng như cánh rừng xà nu kia, không thể chết, không thể có một thứ đạn nào tiêu diệt được. Và như thế, “Rừng xà nu” đem lại cho chúng ta niềm tin bất diệt về một sức sống diệu kì. Sự nảy nở, sinh sôi luôn mạnh hơn cái chết. Và cảm hứng ấy cứ phát triển đến vô biên để rồi trở thành ấn tượng cuối cùng mà Nguyễn Trung Thành muốn để lại trong lòng người đọc, qua hình ảnh rừng xà nu nói riêng và truyện ngắn “Rừng xà nu” nói chung. 
*Hình tượng Tnú : 
Nhưng dù hình ảnh của cánh rừng xà nu có ý nghĩa đẹp đẽ và lớn lao đến mức nào thì đấy vẫn chưa phải là nội dung chủ yếu, càng không phải là nội dung duy nhất của thiên truyện này. Chính ... nhận, là cái chết kẻ thù đang dăng ra quanh những người như anh Xút, bà Nhan, hay những đòn tra tấn dã man của kẻ thù. Trước mắt chúng ta luôn luôn là một Tnú gan góc đến thành bướng bỉnh, tự hào đến thành kiêu hãnh, con người bất khuất như mọi anh hùng trong những sử thi như Đam San, Xinh Nhã. Và cũng như nhiều nhân vật ở trong thiên anh hùng ca, Tnú cũng là một người có tình yêu đẹp, như là một phần thưởng xứng đáng của cuộc đời. Chỉ khác mỗi một điều :Tnú đã không gặp gian truân gì nhiều lắm để có Mai, người phụ nữ xinh đẹp, trong sáng, dịu hiền, nhường nhịn. Và rồi họ cũng có một đứa con trai, kết quả của tình yêu, dòng máu tuyệt vời của hạnh phúc. 
Nhưng bên cạnh những hình tượng sử thi được thể hiện trong những tác phẩm anh hùng ca, Tnú vẫn có những nét rất riêng. Đây là một người anh hùng nhưng của một thời đại hoàn toàn khác. Cái khác biệt rõ rệt nhất là Tnú ngay từ đầu thiên truyện đã là một người Cách Mạng, rất sớm gặp anh Quyết, sớm giác ngộ và có ý thức rằng mình sẽ là người thay thế anh Quyết lãnh đạo phong trào Cách Mạng ở buôn làng Xô Man. Và phẩm chất tuyệt vời của một người lãnh đạo, lòng trung thành với Cách mạng của Tnú đã rất sớm được thử thách qua việc Tnú đến tiếp tế cho anh Quyết khi còn nhỏ và Tnú bị giặc bắt. Nhân vật trung tâm của “Rừng xà nu” đã có ngay từ đầu những điều mà những nhân vật trước đó như A Phủ, Núp chỉ gặp ở phần cuối trong câu chuyện được kể. Điều mà với những nhà văn khác là cái đích đến thì với Tnú, lại chỉ là điểm xuất phát. Chưa kể, người con trai của làng Xô Man ấy còn có những phẩm chất khác, như : chữ nghĩa, văn hoá, những tri thức cách mạng. Điều đó chứng tỏ rằng đây là nhân vật được sáng tạo nên để nói đến một điều khác hẳn với thời A Phủ và anh hùng Núp. Hình tượng Tnú chắc chắn được sinh ra như để lý giải, trả lời cho câu hỏi mà thời trước đó còn chưa thể đặt ra. Tnú chính là hình tượng người anh hùng mang một tầm vóc mới để có thể xứng đáng với một thời đại mới. 
Thế nhưng cho đến khi Tnú có hầu như đầy đủ vẻ đẹp, phẩm chất của một con người lý tưởng thì sự kiện chính trong đời anh vẫn còn chưa xảy ra. Bi kịch của anh còn chưa xuất hiện. Và vì thế, có thể nói rằng câu chuyện về đời anh, câu chuyện khiến cuộc đời Tnú được kể như một bản trường ca của một thời đại mới vẫn chưa thật sự bắt đầu. Bước ngoặt trong cuộc đời Tnú chỉ xảy ra trong một đêm đáng ghi nhớ ấy, khi kẻ thù trang bị đầy vũ khí kéo về làng, bắt bớ, đốt phá, đe doạ, tra tấn bằng sự dã man thời trung cổ. Không phải tình cờ mà tác giả viết chúng đánh mẹ con Mai bằng “gậy sắt”. Đứa con, hạnh phúc quí giá nhất của Tnú đã mất đi trong đêm đó, dù Mai đã cố sức bảo vệ nó bằng tất cả tình thương yêu của người mẹ và sự dẻo dai, nhanh nhẹn của một người phụ nữ sinh ra ở chốn núi rừng. “Chị lật đứa bé ra trước bụng lúc cây sắt giáng xuống trên lưng. Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng. Nó lại đánh sau lưng, chị lật thằng bé ra trước ngực”. Và chính Mai cũng sẽ gục xuống trước đón đánh của cây gậy sắt kia. Điều đau xót là Nguyễn Trung Thành đã để cho tất cả cảnh tượng ấy phời bày ra trước mắt của Tnú. Người thanh niên ấy đã tận mắt trông thấy thảm cảnh diễn ra đối với những người yêu quí nhất của mình - điều ít thấy ở trong những tác phẩm văn chương khác. Và Tnú đã không thể cứu sống những người thương yêu ấy. Theo dõi câu chuyện của cụ Mết, chúng ta có thể thấy rằng : không có điều gì mà bên bếp lửa hồng trong đêm thiêng ấy, được nhắc đi nhắc lại nhiều hơn là câu nói : “Tnú đã không cứu được vợ con”. Không dưới bốn lần cụ già có chất giọng nặng trầm đã nói lên sự thật ấy. Câu nói ấy cứ trở đi trở lại như một điều day dứt, và cũng chính là điều mà người già làng ấy muốn tạc khắc vào tất cả những người nghe chuyện. 
Nhưng vì sao Tnú đã không thể cứu sống được mẹ con Mai ? Không phải vì trong anh còn thiếu đi lòng căm thù mãnh liệt, bởi Nguyễn Trung Thành đã viết rằng “hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Cũng không phải vì Tnú thiếu sự dũng cảm bởi sau đó anh đã một bình xông vào kẻ thù. Càng không phải Tnú không có sự dũng mãnh bởi Nguyên Ngọc đã không quên cho ta thấy Tnú đã lao vào kẻ địch với tất cả sự dữ dội như của “hùm thiêng”. Vậy thì lí do duy nhất chúng ta chỉ có thể tìm thấy ở lời giải thích của cụ Mết : “Tnú chỉ có hai bàn tay không” giữa kẻ thù đầy vũ khí. Và lúc ấy không ai giúp gì được cho Tnú cũng chỉ vì họ chỉ có hai bàn tay không. “Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không”. Và diễn biến của câu chuyện cũng chỉ cho chúng ta thấy rằng : khi chỉ có hai bàn tay trắng, Tnú không thể bảo vệ chính mình. Người dũng sĩ ấy sẽ bị kẻ thù bắt, bị trói, không phải bằng thừng, xích sắt mà bằng chính những sợi dây rừng. Bàn tay anh cũng sẽ bị đốt, nhưng không phải bằng xăng như nhân vật chị Vân trong vở kịch “Nổi gió” của Đào Cẩm Hồng mà đốt bằng chính khối nhựa xà nu vốn “long lanh, thơm ngào ngạt”. Hình ảnh đôi bàn tay bị cháy lên bởi nhựa xà nu mang ý nghĩa biểu trưng lạ lùng và sâu sắc, sáng tạo mà nhà văn không dễ có đến hai lần. Phải như thế, chúng ta mới càng thấm thía đến tận cùng rằng khi quê hương bị đe doạ mà chúng ta chỉ có đôi bàn tay không thì chính những sản vật thân thiết của núi rừng cũng sẽ trở thành phương tiện để trừng phạt lại con người. Và thất bại của Tnú chính là cách thức để Nguyễn Trung Thành có thể làm cho người đọc phải suy nghĩ : sẽ như thế nào khi kẻ thù đã cầm súng rồi mà chúng ta còn chưa kịp cầm giáo ? Với tất cả những gì chúng ta có, chúng ta không thể cứu lấy sự sống của quê hương. 
Nhưng mọi chuyện sẽ thay đổi với Tnú và dân làng Xô Man khi mọi người đã trở lại làng. Nhưng lần này, trên tay họ sẽ là giáo mác, là dao, rựa mà trước đó họ còn cất giấu trên núi Ngọc Linh. Nhựa xà nu sẽ thôi không cháy trên bàn tay Tnú. Nhựa xà nu chỉ còn soi xác giặc chết ngổn ngang. Tnú sẽ được cứu và sẽ dần có lại những gì mà trước đó mình đã mất. Mai không còn nữa, nhưng Dít, em ruột Mai đã kịp lớn lên, giống Mai như hai giọt nước. Chính Nguyên Ngọc trong một bài báo của mình, cũng đã nói : “Dít là dự báo về một mối tình sau”. Đứa con của Tnú cũng không còn, nhưng trong thiên truyện xuất hiện một bé Heng, một đứa trẻ mà chính Nguyễn Trung Thành cũng sẽ nhận xét “còn đi rất xa, không biết tới đâu”. Tnú sẽ thay đổi từ một nạn nhân thành một người chiến sĩ. Và bàn tay của Tnú sẽ trở thành đôi bàn tay quả báo. Tnú sẽ tiêu diệt “những thằng Dục” không phải bằng súng, bằng dao mà bằng chính đôi bàn tay đã bị kẻ thù thiêu đốt. Với cách ấy, nhà văn muốn nói rằng : những kẻ gây tội ác sẽ bị trừng trị bởi chính những dấu tích của tội ác mà chúng đã gây nên. Nhà văn muốn chỉ ra rằng cầm lấy giáo, vũ khí là phương cách duy nhất, sự lựa chọn đúng đắn duy nhất trong hoàn cảnh bấy giờ. Chúng ta chỉ thật sự thấm thía điều ấy nếu biết đặt câu chuyện về Tnú vào thời đại mà nó đã sinh ra. Đó là khoảng thời gian mà hiệp định Giơnevơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền và kẻ thù đã quyết tâm tìm mọi cách tiêu diệt những mầm mống cuối cùng của cách mạng miền Nam. Bọn tay sai điên cuồng khủng bố, trong khi đế quốc Mĩ đổ bộ ào ạt. Lúc ấy, một vấn đề đặt ra không chỉ cho dân tộc mình mà còn cho những bạn bè của chúng ta, những con người có lương tri trên thế giới, và hơn nữa đặt ra cho thời đại : trong hoàn cảnh ấy, liệu chúng ta có thể tồn tại được không, và làm như thế nào để tồn tại ? “Rừng xà nu” được viết ra như để lý giải, bênh vực bằng hình tượng nghệ thuật cái con đường mà dân tộc và cách mạng ta đã chọn, con đường đồng khởi, con đường cầm vũ khí, phát động bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Câu chuyện của Tnú xét cho cùng là câu chuyện về một sự lựa chọn duy nhất đúng đắn trong hoàn cảnh bấy giờ. Chỉ có điều đó không chỉ là sự lựa chọn đúng của một cá nhân hay một buôn làng. Vì thế, cụ Mết đã nói lên chân lý : “Chúng nó cầm súng thì mình cầm giáo” bằng cách nói trang trọng, thiêng liêng như muốn ghi tạc vào kí ức, tâm khảm của rất nhiều thế hệ. Đó như là một lời truyền phán của lịch sử và truyền thống. “Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu : chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” Và vì thế, hình tượng Tnú, những bài học về cuộc đời Tnú sẽ hoà kết với hình tượng rừng xà nu để làm cho thiên truyện ngắn trở thành một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất. Với “Rừng xà nu”, Nguyễn Trung Thành đem đến một niềm tin : Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam, Cách mạng Việt Nam không thể chết, dẫu chiến tranh có ác liệt đến bao nhiêu. Sức sống của một đất nước như thế cũng giống như cánh rừng xà nu kia là bất diệt. Và câu chuyện về Tnú đem đến một sự bổ sung quan trọng : để có thể trở nên bất diệt, chúng ta, cũng như Tnú, dân làng Xô Man không còn cách nào khác hơn là phải chiến đấu, cầm vũ khí đứng lên để bảo tồn sự sống. 
“Rừng xà nu” chỉ là một truyện ngắn chứ không phải một thiên tiểu thuyết. Truyện ngắn ấy cũng chủ yếu kể về một đời người trong chỉ một đêm, và đó là một con người ở một miền quê xa xôi hẻo lánh, không mấy ai biết đến. Nhưng không vì thế mà ý nghĩa và giá trị của tác phẩm này trở nên nhỏ bé. Sự thật hoàn toàn ngược lại, “Rừng xà nu” đã đề cập tới những vấn đề quan trọng, bức thiết, lớn lao. Ai dám bảo rằng từ mỏm đá trơ trọi kia không thể vẫy lên đôi cánh đại bàng ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docon van 12(2).doc