Giáo án môn Ngữ văn 12 - Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.

DÀN Ý PHÂN TÍCH

Khái niệm sức sống tiềm tàng: sức sống tiềm tàng là sức sống nội tại bên trong, có sẵn ở bên trong nhưng bị che lấp, nó như một hòn than âm ỉ cháy trong lớp tro nguội lạnh và khi có điều kiện thì sẽ bùng cháy. Mị giống như cây hoa đào, hoa mận Tây Bắc: trước mùa xuân thì gầy guộc mong manh nhưng lại ẩn chứa một sức sống mãnh liệt ở bên trong để chờ ngày mùa xuân mà bung nở màu hoa đẹp nhất.

•§Sự tác động của bối cảnh bên ngoài đối với sự trỗi dậy của Mị:

•-Tạo điều kiện cho sự bừng tỉnh sức sống của Mị là Thiên nhiên: Mùa xuân năm ấy ở Hồng Ngài đẹp và gợi cảm biết bao: Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Trong các làng Mèo, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm, sặc sỡ.tiếng trẻ con nô đùa.Đó chính là một mùa xuân rộn rã âm thanh và màu sắc, là bước đệm cho sự bừng tỉnh của một tâm hồn nguội lạnh.

•-Tạo điều kiện cho sự bừng tỉnh sức sống của Mị là tiếng sáo: "Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Đó chính là tín hiệu đêm tình.Chính không gian rộn rã sắc màu cùng tiếng sáo tha thiết đã đánh thức cô Mị ngày xưa. Tiếng sáo như chạm vào nỗi nhớ. Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi. Tiếng sáo hối thúc Mị, tiếng sáo như cơn gió thổi bung đi lớp tro tàn nguội lạnh đang phủ lấy tâm hồn Mị. Tiếng sáo nhập vào hồn Mị làm đồng hiện quá khứ tươi đẹp của một cô gái giàu tài năng. Bước nhảy tâm lý đầu tiên của Mị đó là việc Mị ngồi nhẩm thầm lời của người đang thổi sáo " Mày có con trai con gái rồi/Mày đi làm nương/ Ta chưa có con trai con gái/Ta đi tìm người yêu".

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2060Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra. 
DÀN Ý PHÂN TÍCH
Khái niệm sức sống tiềm tàng: sức sống tiềm tàng là sức sống nội tại bên trong, có sẵn ở bên trong nhưng bị che lấp, nó như một hòn than âm ỉ cháy trong lớp tro nguội lạnh và khi có điều kiện thì sẽ bùng cháy. Mị giống như cây hoa đào, hoa mận Tây Bắc: trước mùa xuân thì gầy guộc mong manh nhưng lại ẩn chứa một sức sống mãnh liệt ở bên trong để chờ ngày mùa xuân mà bung nở màu hoa đẹp nhất.
•§Sự tác động của bối cảnh bên ngoài đối với sự trỗi dậy của Mị:
•-Tạo điều kiện cho sự bừng tỉnh sức sống của Mị là Thiên nhiên: Mùa xuân năm ấy ở Hồng Ngài đẹp và gợi cảm biết bao: Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội... Trong các làng Mèo, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm, sặc sỡ...tiếng trẻ con nô đùa...Đó chính là một mùa xuân rộn rã âm thanh và màu sắc, là bước đệm cho sự bừng tỉnh của một tâm hồn nguội lạnh.
•-Tạo điều kiện cho sự bừng tỉnh sức sống của Mị là tiếng sáo: "Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi... Đó chính là tín hiệu đêm tình.Chính không gian rộn rã sắc màu cùng tiếng sáo tha thiết đã đánh thức cô Mị ngày xưa. Tiếng sáo như chạm vào nỗi nhớ. Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi. Tiếng sáo hối thúc Mị, tiếng sáo như cơn gió thổi bung đi lớp tro tàn nguội lạnh đang phủ lấy tâm hồn Mị. Tiếng sáo nhập vào hồn Mị làm đồng hiện quá khứ tươi đẹp của một cô gái giàu tài năng. Bước nhảy tâm lý đầu tiên của Mị đó là việc Mị ngồi nhẩm thầm lời của người đang thổi sáo " Mày có con trai con gái rồi/Mày đi làm nương/ Ta chưa có con trai con gái/Ta đi tìm người yêu".
•§Chính tiếng sáo dẫn Mị đến hành động nổi loạn về nhân tính: Uống rượu: " Mị lén lấy hũ rượu. Cứ uống ực từng bát". Mị uống như nuốt cay, nuốt đắng, nuốt hận vào trong. Uống cho quên nhưng lại nhớ. Trong nhà thống lí là tù ngục, ngoài kia là thiên đường tuổi trẻ.
Nhận xét: Rượu chính là - chất men đánh thức phần đời đã mất của Mị. Rượu làm Mị sống lại một quá khứ đầy ắp niềm vui sướng: Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. Có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Sau bao nhiêu năm, giờ đây Mị đã tìm lại được cảm giác ấy bằng hành động " Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo".
•§Đêm tình mùa xuân cùng với rượu và tiếng sáo đã làm cho Mị thay đổi. Cô gái của ban chiều đã khác cô gái bây giờ. Mị vui lắm "Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước". Đó là niềm vui của một kẻ đã tìm lại được mình. Và Mị ý thức được rằng " Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi". Đúng là bi kịch. Khi một người đàn bà chợt nhận ra mình còn trẻ trong hoàn cảnh trớ trêu này thì đúng là một bi kịch.
•§Đỉnh điểm của cảm xúc bi kịch ấy là nỗi tủi thân: Mị đã có cuộc sống không hạnh phúc với A Sử. Mị đã sống kiếp ngựa trâu. Đau đớn quá, Mị khát khao "Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa". Muốn chết, nghĩa là Mị không còn như trước nữa, Mị muốn phản kháng lại hoàn cảnh. Mị đã không còn chấp nhận cái thực trạng ê chề này.
•§Từ đó, Mị đi đến quyết định táo bạo: Bỏ nhà đi theo những đám chơi. Đó là một ý định giải thoát lặng lẽ nhưng vô cùng mãnh liệt : Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng" . Ngọn đèn được thắp lên. Ánh sáng của nó đã xua tan cái bóng đêm ảm đạm đang vây quanh Mị,đang thắp lên ngọn lửa trong tâm hồn Mị. Một loạt các hành động gấp gáp được Tô Hoài diễn tả: "Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách...Mị rút thêm cái áo". Đó là nhu cầu làm đẹp bản thân trước lúc đi chơi. Mị làm tất cả, thật bình thản và không hề để ý đến thái độ của A Sử. Chứng tỏ, sức sống mãnh liệt trong Mị đang lớn hơn tất cả. Bóng ma thần quyền cũng không thể lớn hơn sức sống của Mị.
•§Ý định giải thoát của Mị không thành khi A Sử trở về: Hắn thẳng tay vùi dập tàn nhẫn sự trỗi dậy đó : Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa...
•§Nhưng A Sử chỉ trói được thể xác Mị chứ không trói được tâm hồn của Mị bởi tâm hồn Mị đang tự do dạo chơi trong thế giới của khát vọng sống : Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi... Mị khôngbiết mình bị trói nghĩa là cô không sống bằng thể xác nữa mà thực sự đang sống bằng tâm hồn và tiếng sáo gọi bạn tình đã nhập vào hồn Mị, Mị vui sướng quá đến nỗi "vùng bước đi". Và thực sự cô chỉ tỉnh khi "tay chân đau không cựa được". Tỉnh rồi mới thấy lòng cay đắng " Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa".
•§Cuộc trỗi dậy lần thứ nhất của Mị không thành. Mị không thoát khỏi căn nhà ấy, dù chỉ một phút giây. Nhưng Mị đã không còn là con ngựa, con rùa lùi lũi nơi xó cửa nữa. Mị đã sống lại những thời khắc của tuổi thanh xuân tươi trẻ và tự do. Vì thế, khi bị A Sử trói, lúc bàng hoàng tỉnh, Mị chợt nhớ đến câu chuyện một người đàn bà trong nhà này bị trói đến chết không ai hay. Và Mị đã sợ " Mị cựa quậy xem mình còn sống hay chết". Mị còn muốn sống nghĩa là Mị còn ham sống. Lòng yêu đời trong cô gái Mèo ấy chưa hẳn là đã nguội tắt.
•ØCuộc trỗi dậy như một đợt sóng dâng lên rồi tràn ra. Nó không làm mảy may thay đổi cuộc đời Mị. Nhưng từ đó, sóng ngầm vẫn không mất. Nó sẽ tuôn trào thành những đợt sóng mới, mãnh liệt hơn lúc nào hết, bằng chứng là hành động cởi trói cho A Phủ và cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài sau này.
Sau đó một năm, Sức sống của Mị lại một lần nữa trỗi dậy đó là cảnh cởi trói cho A Phủ. 
•§Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ 
A Phủ vì đánh con quan nên bị phạt vạ trở thành nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra. Mị và AP đồng cảnh ngộ: đều là thân phận nô lệ vì chính sách cho vay nặng lãi. Vì để hổ bắt mất một con bò nên AP phải chịu trói. Cha con nhà thống lí đã trói AP vào cái cọc đóng ở giữa nhà bằng dây mây. AP đang rơi vào tình trạng: chết đau, chết đói, chết rét.
Diễn biến:
Lúc đầu: Mùa đông rẻo cao rét buốt. Đêm nào Mị cũng thức dậy thổi lửa hơ tay. Những gì xảy ra xung quanh, Mị không cần biết, không đoái hoài, không quan tâm. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử đánh ngã xuống cửa bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước. Mị vẫn thừa biết A Phủ đang bị trói trên cái cọc đó, mỗi lần thổi lửa Mị vẫn thấy hai mắt AP mở trừng trừng. Nhưng " nếu AP là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi". Nghĩa là Mị vô cảm. Mị mất luôn cả cái tình thương người mà bất cứ ở người phụ nữ nào cũng có. Mị chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Lửa cũng cô đơn, Mị cũng cô đơn. Hai kẻ cô đơn ấy thức cùng nhau trong băng giá.
Sau đó: 
•§Chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, Mị trông sang và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ. Dòng nước mắt ấy là nước mắt của kẻ đang hấp hối, nước mắt của một thân phận nô lệ đang bất lực trước số phận. Và giọt nước mắt ấy đã làm tan đi giá băng của trái tim Mị. Đã thức dậy trong Mị lòng thương người cùng cảnh ngộ. Trái tim Mị quặn đau khi " trông người lại ngẫm đến mình". Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được. 
•§Từ đó Mị nhận thức rõ và căm thù sự độc ác của nhà Thống lí Pá Tra: Mị thốt lên "Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này". Mịnguyền rủa cha con nhà thống lí "Chúng nó thật độc ác". Khi một kẻ đang trong tình trạng mất hết ý thức lại nhận ra nguyên nhân của cái khổ mà mình ghánh chịu thì đúng là một cuộc lội ngược dòng của ý thức. Chắc chắn, ý thức này sẽ trỗi dậy, sẽ phản kháng mãnh liệt chứ không dừng lại ở đây.
•§Từ lòng thương người và lòng căm thù, Mị phảng phất nghĩ gần nghĩ xa : Cơ chừng này thì chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi... Người kia việc gì phải chết?. Mị nhìn thấy được sự phi lí của số phận A Phủ. Mị trân trọng giá trị con người, mạng sống con người. Lòng thương người thức dậy trong Mị và đang hình thành hành động.
•§Mị tưởng tượng rằng " Nếu Mị cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá Tra biết được, sẽ trói Mị thay vào đấy và cô lại phải chết trên cái cọc ấy". Nhưng Mị không sợ, điều gì đã làm cho Mị không sợ hãi. Phải chăng đó là :Lòng thương người.Tình thương ấy khiến cô đi đến hành động cởi trói cho A Phủ " Mị lấy con dao chấu nhỏ, cắt từng nút dây mây". Cuối cùng thì Mị đã cởi trói cho A Phủ. Đó là cuộc trỗi dậy mang tính tự phát.
•§Từ cứu người đến cứu mình: Mị cởi trói cho AP cũng chính là cởi trói cho cuộc đời mình.
Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị hốt hoảng. Ngay sau đó Mị đứng lặng trong bóng tối với bao dằng xé nội tâm. " Ở lại hay chạy trốn - Sống hay chết - tự do hay không tự do" . Cuối cùng Mị đã có sự lựa chọn đúng đắn khi mà khát vọng sống trỗi dậy thật mãnh liệt, Mị vụt chạy theo A Phủ, cũng có nghĩa là chạy thoát cuộc đời nô lệ, đến với ánh sáng của tự do. Bước chân Mị như đạp đổ thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến bao năm qua đè nặng lên Mị. Mị đã nói trong cơn gió thốc " A Phủ cho tôi đi! Ở đây thì chết mất". Đó là câu nói thể hiện lòng ham sống, khát vọng tự do đến mãnh liệt trong Mị.
•Ø Như vậy, diễn biến hành động cuả nhân vật Mị đi từ tự phát đến tự giác, tự cứu mình và đến với cách mạng sau này như là điều tất yếu.
•§Kết luận:
Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.
Nghệ thuật:
- Nghệ thuật trần thuật, miêu tả, cách dựng bối cảnh truyện sinh động hấp dẫn. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, dễ hiểu. 
- Bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí tinh tế và tinh thần nhân đạo sâu sắc, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị, đặc biệt là miêu tả tâm trạng và hành động cuả nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm cứu A Phủ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan tich tam trang nhan vat Mi.doc