Giáo án môn Ngữ văn 12 năm 2007

Giáo án môn Ngữ văn 12 năm 2007

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh cần nắm:

- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kt-xh của các nhóm nước phát triển và đang phát triển, công nghiệp mới.

- Trìnhbày được đặc điểm nổi bật của cuộc CM khoa học và công nghệ hiện đại và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế.

- Phân tích được các bảng thống kê; nhận xét được sự phân bố các nhóm nước/ tg.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ PHƯƠNH PHÁP:

- Bản đồ các nước trên thế giới.

- Phương pháp: Chia nhóm; giảng giải.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. ổn định lớp.

2. Giới thiệu chương trình của bộ môn trong năm học.

3. Bài mới:

 

doc 63 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4.9.2007
Ngày lên lớp: Tuần 1	Tiết theo PPCT: 1
A - khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới
Bài 1:
Sự tương phản về trình độ phát triển kt - xh của các nhóm nước.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần nắm:
Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kt-xh của các nhóm nước phát triển và đang phát triển, công nghiệp mới.
Trìnhbày được đặc điểm nổi bật của cuộc CM khoa học và công nghệ hiện đại và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế....
Phân tích được các bảng thống kê; nhận xét được sự phân bố các nhóm nước/ tg.
đồ dùng dạy học và phươnh pháp:
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Phương pháp: Chia nhóm; giảng giải.
hoạt động dạy học:
ổn định lớp.
Giới thiệu chương trình của bộ môn trong năm học.
Bài mới:
Hoạt động của thày & trò
Nội dung chính
- Trong đời sống hàng ngày ta thường nghe nói: nước pt & nước đang pt, NIC. Đó là những nước như thế nào ?
- Dựa vào hình 1: nhận xét sự phân bố của nhóm nước giầu nhất, nghèo nhất ?
* - Chuẩn kiến thức;
 - Giảng giải về khái niệm Bắc – Nam, Nam – Nam...
- Chia lớp thành 3 nhóm:
+Nhóm 1: Quan sát bảng 1.1 trả lời câu hỏi đi kèm.
+Nhóm 2: Quan sát bảng 1.2 trả lời câu hỏi đi kèm.
+ Nhóm 3: Quan sát bảng 1.3 trả lời câu hỏi đi kèm.
* Các nhóm cử đại diện trả lời.
* Giáo viên chuẩn kiến thức.
- Các cuộc CM kh & kt trong lịch sử phát triển...
- CM công nghiệp XVIII-XIX với đặc trưng là quá trình cải tiến kỹ thuật.
- CM kh & kt XIX – XX : đưa nền sản xuất cơ khí sang sx đại cơ khí và tự động hoá cục bộ.
- CM kh & cn hiện đại từ cuối XX: làm xuất hiện &bùng nổ cn cao, khcn trở thành lực lượng sx trực tiếp.
? Nêu 1 số thành tựu do 4 công nghệ trụ cột tạo ra ?
? Kể tên 1 số ngành dv cần đến nhiều kiến thức ?
* Trình bày sự ra đời của nền kt tri thức, nêu khái quát và các đặc trưng ? 
I. Sự phân chia thành các nhóm nước
- Thế giới gồm 2 nhóm nước:
+ Phát triển. + Đang phát triển.
Nhóm đang phát triển có sự phân hoá: NIC, trung bình, chậm phát triển.
Phân bố :
+ Các nước đang phát triển phân bố chủ yếu ở phía nam các châu lục;
+ Các nước phát triển phân bố chủ yếu ở phía bắc các châu lục.
II. Sự tương phản trình độ phát triển KT – XH của các nhóm nước
Tiêu chí
Nhóm PT
N. đang PT
GDP
Lớn
nhỏ
GDP/người
Cao 
Thấp
Tỉ trọng GDP
KV I thấp
KV III cao
KV I còn cao KV III thấp
Tuổi thọ
Cao
Thấp
HDI
Cao
Thấp
Trình độ pt KT-XH
Cao
Lạc hậu
III. Cuộc CM khoa học & CN hiện đại
1. Khái niệm:
- Cuộc CM làm xuất hiện & bùng nố công nghệ cao.
- Bốn công nghệ trụ cột:
+ Công nghệ sinh học; + CN vật liệu;
+ CN năng lượng; + CN thông tin.
2. Tác động
- Làm xuất hiện nhiều nghành mới: e, tin học,....
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế: giảm tỷ trọng KV I, II; tăng KV III.
- Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức
- Tác động khác: thúc đẩy phân công lao động QT, chuyển giao công nghệ...
-> xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá.
IV. Củng cố:
Hãy nối mỗi ý ở cột trái với 1 ý ở cột phải cho hợp lý:
Nhóm nước
đặc điểm
a. NIC
1. Nước dã thực hiện CN hoá, GDP/người cao, đầu tư ra nước ngoài nhiều.
b. Nước đang phát triển
2. Nước thực hiện CN hoá, cơ cấu KT chuyển dịch mạnh, chú trọng xuất khẩu. 
c. Nước phát triển
3. GDP lớn, bình quân theo đầu người cao, đang chuyển dịch cơ cấu KT
4. GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều, chuyển dịch cơ cấu KT còn chậm.
Nêu đặc trưng và tác động của CM khoa học CN đến nền KT thế giới ?
V. Dặn dò:
- Học và trả lời 3 câu hỏi tr. 9 sgk.
- Chuẩn bị bài 2.
VI. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 06. 09. 07
Ngày lên lớp: Tuần 2	Tiết theo PPCT: 2
Bài 2:
Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá
mục tiêu:
Sau bài học , học sinh cần:
Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá, khu vực hoá và hệ quả của toàn cầu hoá;
Biết lí do hình thành tổchức liênkết kinh tế khu vực và 1 số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
Sử dụng bản đồ tg để nhận biết lãnh thổ của các tổ chức liên kết kinh tế khuvực.
Phân tích bảng số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường của t/c liên kết kinh tế khu vực.
đồ dùng dạy học và phương pháp:
Bản đồ các nước / tg; lược đồ các t/c liên kết kt thế giới.
Đàm thoại gợi mở; chia nhóm; giảng giải...
hoạt động dạy học:
ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
 ? Trình bày sự tương phản về quả trình độ phát triển KT – XH của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển ?
3. Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Nội dung chính
* Học sinh đọc sgk.
? Toàn cầu hoá kinh tế là gì ?
GV chuẩn kiến thức.
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 nội dung của biểu hiện Toàn cầu hoá và có liên hệ với Việt nam.
GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới ngày càng lớn.
HS đọc sgk; từng bàn thảo luận và trả lời:
? Toàn cầu hoá kt tác động tích cực, tiêu cực tới nền kt thế giới ? Vì sao ?
GV chuẩn kiến thức.
Quan sát bảng 2.2 để so sánh dân số, GDP giữa các khối, rút ra nhận xét về quy mô, vai trò của các khối kt thế giới;
Xác định /bản đồ khu vực phân bố các khối liên kết kt khu vực
Nguyên nhân liên kết ?
HS nghiên cứu sgk;
 Chia các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời:
? Khu vực hoá có những măt tích cực nào? 
 Nó đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia ?
GV chuẩn kiến thức
xu hướng toàn cầu hoá kinh tế
Toàn cầu hoá kinh tế
Nguyên nhân:
Tác động của cuộc CM khoa học- công nghệ
Nhu cầu phát triển của từng nước
Xuất hiện các v/đ mang tính toàn cầu đòi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết.
Biểu hiện:
Thương mại quốc tế phát triển mạnh
Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh
Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng to lớn với nền kinh tế thế giới
Hệ quả của toàn cầu hoá
Mặt tích cực:
Sản xuất: thúc đẩy sx phát triển, nâng cao tốc độ tăng trưởng kt toàn cầu.
Khoa học – công nghệ: Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để hơn.
Hợp tác quốc tế: tăng cường sự hợp tác giữa các nước theo hướng ngày càng toàn diện trên phạm vi toàn cầu.
Mặt tiêu cực:
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, chênh lệch càng lớn giữa các tầng lớp xã hội, giữa các nhóm nước.
Số lượng người nghèo tăng.
Xu hướng khu vực hoá kinh tế
 các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
a. Các tổ chức lớn: NAFTA, eu, 
asean,apec, mercosur.
Các tổ chức liên kết tiểu vùng ( một số nước trong các tổ chức lớn kể trên liên kết với nhau hình thành nên) tam giác tăng trưởng Xinhgapo – Malaixia – Inđônêxia, hiệp hội thương mại tự do châu Âu...
Hệ quả của khu vực hoá kinh tế
Mặt tích cực:
Các tổ chức vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thúc đẩy tự do hoá thương mại, đầu tư dịch vụ.
Thúc đẩy mở cửa thị trường các quốc gia, tạo thị trường khu vực lớn hơn.
Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới.
Thách thức:
ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia.
Các nghành kinh tế bị cạnh tranh quyết liệt, nguy cơ trở thành thị trườngtiêu thụ... 
củng cố:
 Trả lời câu hỏi 1 tr 12.
dăn dò: học và trả lời các câu hỏi còn lại; chuẩn bị bài 3.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 12. 09. 07
Ngày lên lớp: Tuần 3	Tiết theo PPCT: 3
Bài 3:
Một số vấn đề mang tính toàn cầu
mục tiêu:
Biết và giải thích được tình trạnh bùng nổ dân số của các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển.
Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm mổi tường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ mt; bảo vệ hoà bình, chống nguy cơ chiến tranh.
Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ với thực tế.
đồ dùng và phương pháp dạy học:
Một số tranh ảnh về môi trường; về nạn khủng bố và chiến tranh.
Chia nhóm; đàm thoại; giảng giải.
hoạt động dạy học:
ổn định.
Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải liên kết khu vực kinh tế ? Hệ quả của nó ?
 - Xu hướng toàn cầu hoá kt dẫn đến những hệ quả gì? Kể tên một vài các tổ chức liên kết kt ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung chính
* Chia lớp thành 2 nhóm gteo dãy bàn:
-. Nhóm 1: tham khảo thông tin ở mục 1 ; phân tích bảng 3.1 và trả lời câu hỏi kèm theo.
- Nhóm 2 : tham khảo thông tin ở mục 2 ; phân tích bảng 3.2 và trả lời câu hỏi kèm theo.
* Các nhóm cử đại diện trình bày;
* GV chuẩn kiến thức.
* Liên hệ với Việt Nam.
 Yêu cầu học sinh ghi vào giấy tên các vấn đề môi trường mang tính toàn cầu mà mình biết;
 Gọi một vài em đọc lại ý kiến của mình;
 GV ghi lên bảng;
 Liên hệ với Việt Nam; đặc biệt các hiện tượng : 
- Khai thác than thổ phỉ;
- Ô nhiễm nguồn nước; 
- Ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp; 
- Hiện tượng váng dầu ở bờ biển miền Trung...
=> ảnh hưởng của các vấn đề này đến đời sống sinh hoạt, sản xuất...
? Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số loài động thực vật ở nước tahiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng, hoặc còn lại rất ít ?
? Em hãy kể các vấn đề, các hiện tượng có tính chất toàn cầu hiện nay cần giải quyết ?
I. Dân số:
1. Bùng nổ dân số:
- Năm 1987: tg có 5 tỉ người; 1999: 6 tỉ; 2005: 6.477triệu người; =>tăng rất nhanh.
- Tập trung chủ yếu ở các nước đang pt.
- Hậu quả: Gây sức ép nhiều mặt...
2. Già hoá dân số:
- Nhóm người 65 ngày càng nhiều; tuổi thọ tăng dần; => thể hiện rất rỏ ở các nước phát triển.
- Hậu quả: nguy cơ về lao động; tồn vong...
II. môi trường:
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn:
 Do hoạt động công nghiệp; khai thác tài nguyên...làm cho nhiệt độ không khí những năm gần đây tăng nhanh => mưa a xít; tầng ôdôn thủng ngày càng rộng...bệnh..tăng.
2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương:
 Do các nguồn chất thải sinh hoạt , công nghiệp...chưa qua sử lí đưa trực tiếp vào các sông hồ; các tàu thuyền đắm; hiện tượng dầu tràn; rửa tàu bừa bãi...=> làm cho các nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng nhiều=> gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của con người.
3. Suy giảm đa dạng sinh học:
 Do vấn đề môi trường bị suy giảm làm cho nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng .
III. một số vấn đề khác:
Vấn đề khủng bố;
Buôn bán vũ khí;
Buôn bán ma tuý;
Xung đột sắc tộc; tôn giáo...
củng cố: 
Hãy lập bảng trình bày về một số vấn đề môi trường toàn cầu theo gợi ý sau:
Vấn đề môi trường
Nguyên nhân
Hậu quả
Giải pháp
Biến đổi khí hậu
Ô nhiễm nguồn nước ngọt
Suy giảm đa dạng sinh học
dặn dò:
Học và trả lời 3 câu hỏi tr. 16;
Chuẩn bị bài 4 – thực hành.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 19. 09.07
Ngày lên lớp: Tuần 4	Tiết theo PPCT: 4
Bài 4:
Thực hành
Tìm hiểu những cơ hội và thách thức
Của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển
I. Mục tiêu:
 Sau bài thực hành, học sinh phải:
Hiểu được những cơ hội và thách thức cua toàn cầu hoá với các nước đang phát triển.
Rèn luyện được kỹ năng thu thập và sử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáovề một số vấn đề mang tính toàn cầu.
II. Đồ dùng dạy học và phương pháp :
Một số hình ảnh về áp dụng khkt & công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh...
Chia nhóm thảo luận; đàm thoại gợi mở.
III. hoạt động dạy học:
ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
 ? Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường cần phải : “ Tư duy toàn cầu, hành động địa phương” ? 
Bài mới:
hoạt động của gv - hs
Nội dung chính
HS: đọc sgk.
HS: đọc ô 1 và t ... t, đời sống của các quốc gia có sự thay đổi.
- Về môi trường chính trị: Tạo nên môi trường chính trị hoà bình, ổn định.
III. Những thách thức ở phía trước.
1. Trình độ phát triển giữa các nước chưa đồng đều
- Cao: Xin-ga-po, Bru-nây.
- Thấp: Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam 
2. Tình trạng đói nghèo
- Phân hoá giữa các tầng lớp nhân dân.
- Phân hoá giữa các vùng lãnh thổ.
3. Các vấn đề xã hội 
- Vấn đề môi trường.
Vấn đê tôn giáo, dân tộc.
IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập
1. Vị trí và lợi ích của Việt Nam trong ASEAN
Tích cực tham gia vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
Có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
2. Thách thức: Việt Nam gia nhập AFTA, sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn đòi hỏi Việt Nam phải tỉnh táo.
 Bài 11
Khu vực đông nam á
Tiết 4 	Thực hành
Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của 
Đông Nam á
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân tích được một số chỉ tiêu kinh tế (về du lịch và xuất khẩu của khu vực NĐá so với một số khu vực khác trên thế giới).
2. Kỹ năng
- Vẽ biểu đồ kinh tế
- Phân tích biểu đồ để rút ra nhận xét về vị trí địa lí.
II. Đồ dùng dạy học
Bản đồ các nước trên thế giới
III. Trong tâm bài học
- Vẽ biểu đồ về lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam á và chi tiêu của họ.
- Phân tích biểu đồ để rút ra nhận xét về địa lí.
IV. tiến trình dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
Những lợi thế và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN và AFTA?
2. Bài mới
GV đặt vấn đề, giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên – HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: 
GV yêu cầu HS nêu rõ công việc của bài thực hành, qua bài thực hành cần đạt được mục đích gì?
Hoạt động 2: 
GV hướng dẫn HS làm bài thực hành theo các nội dung SGK.
* Vẽ biểu đồ biểu hiện hai đại lượng: Số khách du lịch và chỉ tiêu của khách du lịch.
* Yêu cầu: Vẽ chính xác, đẹp, đầy đủ các dữ liệu, đặt tên, ghi chú.
Tính chi phí =
Số chi tiêu của khách
Số du khách
Sau khi tính toán xong thì so sánh ở khu vực Đông Nam á với hai khu vực còn lại: cao hay thấp hơn khoảng bao nhiêu lần.
Hoạt động 3:
GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ.
- Cán cân xuất nhập khẩu là gì?
- Như thế nào là xuất siêu, nhập siêu?
Hoạt động 4:
Sau khi hướng dẫn xong, GV yêu cầu tiến hành theo nhóm.
Nhóm 1,3: Làm bài tập 1.
Nhóm 2, 4: Làm bài tập 2 
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả sau 10 phút. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên kết luận.
* HS theo dõi và tự hoàn thiện bài thực hành của mình.
I. Yêu cầu của bài thực hành
* Tìm hiểu về hoạt động du lịch quốc tế ở Đông Nam á.
* Tìm hiểu hoạt động xuất nhập khẩu của Đông Nam á.
II. Hướng dẫn
1. Hoạt động du lịch
Dựa vào bảng 11 vẽ biểu đồ hình cột thể hiện: Số khách du lịch quốc tế và chi tiêu của khách du lịch của một số khu vực châu á.
- Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch phải chi tiêu ở từng khu vực (USD/người).
- So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam á với hai khu vực còn lại.
2. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của Đông Nam á.
- Dựa vào hình 11.8 nhận xét chênh lệch cán cân thương mại trong giai đoạn 1990-2004 của các quốc gia.
+ Các cân xuất nhập khẩu là chênh lệch giữa giá trị xuất và nhập.
+ Xuất siêu là khi giá trị xuất lớn hơn giá trị nhập, nhập siêu là ngược lại.
III. Tiến hành
1. Sự phát triển của ngành du lịch
- Vẽ biểu đồ hình cột.
- Chi tiêu trung bình: Cao nhất là Đông á, đến Đông Nam á thấp nhất là Tây Nam á.
- So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế: Đông Nam á chỉ ngang bằng Tây Nam á, thấp hơn nhiều so với Đông á.
2. Tình hình xuất khẩu của ĐNá
- Có sự chênh lệch giá trị xuất, nhập khẩu rất lớn giữa các nước.
- Tuy có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn Xin-ga-po và Thái Lan nhưng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm bốn nước.
- Việt Nam là nước duy nhất có cán cân thương mại âm còn lại đều dương.
Bài 12
ô-xtrây-li-a
Tiết 1 	 Khái quát về ô-xtrây-li-a
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Xác định và trình bày được những lợi thế và thách thức do điều kiện tự nhiên và dân cư xã hội tạo nên cho Ô-xtrây-li-a.
- Xác định và giải thích được các đặc trưng của Ô-xtrây-li-a.
2. Kỹ năng
Phân tích được các lược đồ, sơ đồ có trong bài học
3. Thái độ
Nhận thức rõ những nhân tố cơ bản tạo ra cho Ô-xtrây-li-a một môi trường đầu tư hấp dẫn và một sự phát triển ổn định và năng động.
II. Trong tâm bài học
- Thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, dân cư đối với phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a.
- Nền kinh tế Ô-xtrây-li-a phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp.
III. Đồ dùng dạy học
Bản đồ tự nhiên, kinh tế Ô-xtrây-li-a
IV. Tiến trình dạy học
1. Bài cũ
Kiểm tra vở thực hành.
2. Bài mới
GV giới thiệu sơ lược về Ô-xtrây-li-a.
Hoạt động của giáo viên – HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: 
GV giới thiệu về mối quan hệ Việt Nam và Ô-xtrây-li-a.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS làm việc với SGK theo hai nhóm để làm nổi bật đặc điểm tự nhiên và dân cư của Ô-xtrây-li-a? Qua đó phân tích những lợi thế có được từ những đặc điểm đó?
Nêu rõ những thách thức và giải pháp đối với những khó khăn do tự nhiên gây ra?
* Tại sao đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu khô hạn?
* Tại sao ở Ô-xtrây-li-a có nhiều dân tộc và đa dạng về văn hoá?
Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK để nêu khái quát nền kinh tế Ô-xtrây-li-a?
Hoạt động 4:
HS nghiên cứu SGK và giải thích tại sao thương mại và dịch vụ được coi là động lực của sự phát triển kinh tế của 
Ô-xtrây-li-a?
Hoạt động 5: GV hướng HS nghiên cứu SGK để làm rõ đặc điểm nền công nghiệp Ô-xtrây-li-a?
* Dựa vào hình 12.3 – Tại sao các trung tâm công nghiệp chủ yếu tập trung ven biển?
Hoạt động 6:
GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK, hình 12.4, 12.5 – Nêu đặc điểm nông nghiệp Ô-xtrây-li-a?
- Tại sao ngành chăn nuôi cừu ở Ô-xtrây-li-a phát triển mạnh?
I.Tự nhiên, dân cư và xã hội.
1. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên.
Vị trí địa lí:
Tự nhiên:
+ Địa hình: Cao nguyên ở phía Tây, vùng đất thấp ở giữa và núi cao ở phía đông. Cảnh quan đa dạng tạo lợi thế để phát triển du lịch.
+ Khí hậu phân hoá sâu sắc, tuy nhiên đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu khô hạn.
+ Khoáng sản giàu có.
+ Động vật đa dạng, nhiều loại quý hiếm.
2. Dân cư và xã hội.
- Dân cư:
* Quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá.
* Mật độ dân cư thấp nhưng phân bố không đồng đều. Mức đô thị hoá cao.
* Gia tăng tự nhiên thấp.
* Lao động trình độ cao, tỉ lệ thất nghiệp thấp.
- Xã hội:
* Đầu tư lớn cho giáo dục, khoa học
* Mức sống cao.
II. Kinh tế
1. Khái quát
Nền kinh tế phát triển (kinh tế tri thức) đóng góp 50% cho GDP. Mức tăng trưởng KT cao và ổn định.
2. Dịch vụ
- Vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Ô-xtrây-li-a, đóng góp 71% trong GDP.
Các loại hình dịch vụ đa dạng.
- Ngoại thương phát triển mạnh, trở thành động lực phát triển kinh tế ở Ô-xtrây-li-a. Cơ cấu hàng xuất khẩu đa dạng.
- Du lịch quốc tế phát triển mạnh.
3. Công nghiệp.
- Đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu khoáng sản: kim cương, than đá.
- Phát triển mạnh mẽ các ngành công nghệ kĩ thuật cao.
- Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven biển.
4. Nông nghiệp
- Sản xuất theo trang trại, quy mô lớn, năng suất cao và hiệu quả lớn.
- Cơ cấu ngành đa dạng.
Bài 12
ô-xtrây-li-a
Tiết 2 	 	Thực hành
Tìm hiểu về dân cư ở Ô-xtrây-li-a
I. Mục tiêu
Biết rõ thêm về dân cư Ô-xtrây-li-a
Rèn luyện và phát triển ở HS
- Các kỹ năng phân tích lược đồ, bảng số liệu, xử lý các thông tin cho sẵn.
- Kỹ năng lập dàn ý đại cương và chi tiết cho một báo cáo.
- Khả năng trình bày một vấn đề trước lớp trong khoảng thời gian ngắn 
 (5-7 phút)
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ tự nhiên, kinh tế Ô-xtrây-li-a
- Lược đồ phân bố dân cư (phóng to theo SGK)
III. Trong tâm bài học
Một số nét đặc trưng của dân cư Ô-xtrây-li-a
IV. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
Những biểu hiện của một nền kinh tế phát triển cao, năng động và ổn định ở Ô-xtrây-li-a?
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên – HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:
 GV yêu cầu HS nêu rõ công việc của bài thực hành cần đạt được mục đích gì?
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS làm bài thực hành, yêu cầu HS tiến hành theo 3 nhóm.
* Nhóm 1: Đọc ô thông tin số 1 SGK để nhận xét dân số và quá trình tăng trưởng dân số của Ô-xtrây-li-a.
* Nhóm 2: Phân tích hình 12.6 để nhận xét sự phân bố dân cư của Ô-xtrây-li-a.
* Nhóm 3: Đọc ô thông tin số 2 SGk để đánh giá chất lượng dân cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Ô-xtrây-li-a.
** Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm.
* HS theo dõi và tự hoàn thiện báo cáo của mình theo những nội dung trên.
Hoạt động 3:
Sau khi HS hoàn thành báo cáo GV yêu cầu HS trình bày báo cáo, số HS còn lại lắng nghe để nhận xét, bổ sung và GV có thể đánh giá cho điểm ngay tại lớp.
** Trong quá trình HS trình bày báo cáo GV có thể yêu cầu HS giải thích một số vấn đề:
* Tại sao dân cư chủ yếu tập trung ở vùng duyên hải: Đông, Đông Nam và Tây Nam?
Tại sao tỉ lệ dân thành thị cao?
I. Yêu cầu của bài thực hành
Viết báo cáo ngắn về dân cư ở Ô-xtrây-li-a với nội dung:
- Số dân và quá trình phát triển dân số.
- Sự phân bố dân cư.
- Chất lượng dân cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế – xã hội của Ô-xtrây-li-a.
II. Hướng dẫn 
1. Viết báo cáo ngắn về dân cư ở Ô-xtrây-li-a
- Dựa vào bài 12 tiết 1,2 ô thông tin và các bảng số liệu trong SGK, cùng với việc tìm kiếm kiến thức thực tế để viết một báo cáo ngắn về dân cư Ô-xtrây-lia
- Báo cáo cần đảm bảo được những nội dung sau:
* Số dân và quá trình tăng trưởng 
dân số.
* Sự phân bố dân cư và cơ cấu dân cư.
* Chất lượng dân cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Ô-xtrây-li-a.
2. Trình bày trước lớp kết quả làm việc của bản thân trong thời gian ngăn.
- Báo cáo cần ngắn ngọn nhưng đầy đủ nội dung yêu cầu.
- Trình bày báo cáo rõ ràng không trình bày theo kiểu đọc văn.
- Sau khi trình bày xong cần có lập trường để bảo vệ quan điểm của mình.
III. Tiến hành
Tên báo cáo: Những đặc điểm cơ bản của dân cư Ô-xtrây-li-a.
1. Dân số ít, dân số tăng chủ yếu do nhập cư.
a. Số dân ít (hơn 19 triệu người). Dân số tăng chậm (1900: 4,7 triệu người, 2000: 19,2 triệu người).
b.Tỉ lệ gia tăng dân số thấp: 1,3% năm (1975-2000).
c. Dân số tăng chủ yếu do nhập cư: 95% gốc Âu, 4% gốc á, 1% mang nét thổ dân và cư dân đảo. Là quốc gia đa văn hoá, đa dân tộc, đa tôn giáo.
2. Sự phân bố dân cư rất không đồng đều.
a. Có mật độ dân cư thưa thớt nhất (2,4 người/km2)
b. Phân bố rất không đồng đều: 90% tập trung ở phía Đông, Đông Nam, Tây Nam (chỉ 3% diện tích lãnh thổ). 97% diện tích còn lại hầu như không có dân cư, mật độ trung bình (TB) chỉ có khoảng 0,03 người/km2. Mật độ dân cư TB của vùng nội địa khoảng 0,3 người/km2. 85% dân số sống ở thành thị.
3. Những đặc tính chất lượng của dân cư.
* Có trình độ học vấn cao: Tỉ lệ phổ cập giáo dục và tốt nghiệp THPT đứng hàng đầu thế giới.
b. Chỉ số phát triển con người ở thứ hạng cao trên thế giới và nâng cao không ngừng.
c. Một trong 10 nước hàng đầu thế giới về lao động kĩ thuật cao chuyên gia tin học và tài chính chất lượng cao.
d. Lực lượng khoa học trình độ cao.

Tài liệu đính kèm:

  • doctran van kha ga 11.doc