Giáo án môn Ngữ văn 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng/8 năm1945 đến hết thế kỉ XX

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng/8 năm1945 đến hết thế kỉ XX

A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

-Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước.

-Thấy được những thành tựu của Vhọc CM VN.

-Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ.

 1.Kiến thức:

-Những đặc điểm cơ bản,những thành tựu lớn của VHVN từ CM/8-1945 đến 1975.

-Những đổi mới bước đầu của VHVN từ 1975 đến hết TK XX.

 2.Kĩ năng:

 Nhìn nhận đ/giá một Gđoạn vhọc trong một hoàn cảnh lịch sử đbiệt của đnước.

 3.Thái độ:

 Tự hào về những t/ tựu của nền vhọc dtộc gắn với những biến cố của l/sử XH.

C.PHƯƠNG PHÁP.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng/8 năm1945 đến hết thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT ĐẠ TÔNG G.A NGỮ VĂN 12 NGUYỄN THỊ BÉ HƯƠNG
Tuần:1 Ngày soạn:12.8.2010.
Tiết:1-2-3 Ngày dạy:16.8.2010
Bài: 
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
-Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước.
-Thấy được những thành tựu của Vhọc CM VN.
-Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ.
 1.Kiến thức:
-Những đặc điểm cơ bản,những thành tựu lớn của VHVN từ CM/8-1945 đến 1975.
-Những đổi mới bước đầu của VHVN từ 1975 đến hết TK XX.
 2.Kĩ năng:
 Nhìn nhận đ/giá một Gđoạn vhọc trong một hoàn cảnh lịch sử đbiệt của đnước.
 3.Thái độ:
 Tự hào về những t/ tựu của nền vhọc dtộc gắn với những biến cố của l/sử XH.
C.PHƯƠNG PHÁP.
 Phát vấn,diễn giảng,thảo luận nhóm.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1.Oån định lớp: .
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3.Bài mới:Lịch sử VN trải qua 2 cuộc k/c trường kì chống TDP và Đế quốc Mỹ.Trên những chặng đường cam go ấy,Vhọc đã góp phần ghi lại những dấu ấn khó phai của thời cuộc,làm nên những thành tựu vẻ vang có ý nghĩa sâu sắc đ/v đời sống con người,đó là những điều ta cần tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
-VHVN từ CM/8-1945 đến 1975 trải qua những chặng đường phát triển nào?
-GV nói thêm đặc điểm lịch sử của từng chặng đường.
*HS thảo luận nhóm 5 phút:
-Đọc SGK,khái quát những thành tựu chủ yếu của VHVN từ CM/8-1945 đến 1975?
-Trình bày ND biểu hiện của mỗi thành tựu?
-Nêu một vài ví dụ minh hoạ?
-Truyền thống yêu nước,nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng được biểu hiện ntn trong VH giai đoạn này?
-Những ND ấy được biểu hiện qua các TPVH ntn?
-GV nêu và phân tích một vài TP minh hoạ cho ND này.
-HS thảo luận nhóm 5 phút,trả lời các câu hỏi:
+VHVN từ CM/8-1945 đến 1975 có những đặc điểm cơ bản nào?
+Trình bày những biểu hiện cơ bản nhất của những đặc điểm ấy?
àGV thuyết giảng,minh hoạ qua các TP cụ thể.
-VHVN từ 1975 đến hết TK XX có sự chuyển biến ntn?Thành tựu nổi bật?
GV hướng dẫn HS ND học bài và soạn bài mới.
I.VHVN TỪ CM/8-1945 ĐẾN 1975.
 1.Những chặng đường phát triển.
-Từ 1945 đến 1954:Vhọc thời kì k/chiến chống TDP.
-Từ 1955 đến 1964: Vhọc trong những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam. 
-Từ 1965 đến 1975:Vhọc thời kì chống Mỹ cứu nước.
 2.Những thành tựu và hạn chế.
 a.Thành tựu:
-Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó;thể hiện hình ảnh con người VN trong chiến đấu và lao động:phản ánh chân thực những chặng đường lịch sử với những đổi mới về ND tư tưởng:
 +Cuộc k/c chống TDP,VH hướng tới đại chúng,phản ánh sức mạnh của quần chúng ND,thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến:Một lần tới thủ đô của Trần Đăng,Đôi mắt của Nam Cao,Làng của Kim Lân
 +Quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước,VH tập trung thể hiện hình ảnh người lao động,ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng CNXH với niềm lạc quan và tin tưởng,thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam,nói lên nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước:Mùa lạc của Nguyễn Khải,Vỡ bờ của NĐThi,Cửa biển của Nguyên Hồng
 +Cuộc k/c chống đế quốc Mỹ,VH tập trung ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng CM:Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi,Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành;hai tập Ra trận và Máu và hoa của Tố Hữu,Tôi giàu đôi mắt của Xuân Diệu
-Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc:truyền thống yêu nước,truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng: Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng CM,kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân,biểu dương những tấm gương vì nước quên mình,lòng căm thù giặc,ngợi ca tinh thần bất khuất,phản ánh những hi sinh gian khổ,những tổn thất và số phận con người trong chiến tranh,ca ngợi thiên nhiên nhiên đất nước và vẻ đẹp của con người lao động:Vui bất tuyệt của Tố Hữu,Cảnh khuya của HCM,Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm,Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng,Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam
-Những thành tựu NT lớn về thể loại,về khuynh hướng thẩm mĩ,về đội ngũ sáng tác,đặc biệt là sự xuất hiện những TP lớn mang tầm thời đại.
 b.Hạn chế: Giản đơn,phiến diện,công thức
3.Những đặc điểm cơ bản.
-VH phục vụ CM,cổ vũ chiến đấu:Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo của nền VH mới là tư tưởng CM.VH trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp CM.Trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ là gắn bó với dân tộc,với ND và đất nước,dùng ngòi bút để phục vụ k/c,cổ vũ chiến đấu là đòi hỏi,ycầu của thời đại.
-Nền VH hướng về đại chúng.
Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ,vừa là nguồn cung cấp,bổ sung lực lượng stác cho VH.Qniệm mới của nhà văn về đất nước:đất nước của ND.Chính ND đã xây dựng,giữ gìn và bảo vệ đất nước bằng mồ hôi,nước mắt và máu xương của mình qua hàng nghìn năm lịch sử.Đó là cảm hứng chủ đạo của VH gđoạn này.
-Nền VH mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+VH mang đậm chất sử thi,tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước:Tổ quốc còn hay mất,độc lập tự do hay nô lệ.Đây là VH của những vấn đề,những sự kiện có ý nghĩa lịch sử.Nhân vật chính thường tiêu biểu chi lí tưởng chung của dân tộc,gắn bó số phận mình với số phận đất nước,thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng.Lời văn sử thi mang giọng điệu ngợi ca,trang trọng và đẹp một cách tráng lệ,hào hùng.
+Cảm hứng lãng mạn thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của csống mới và vẻ đẹp của con người mới,ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
II.VHVN TỪ 1975 ĐẾN HẾT TK XX.
-Những chuyển biến:k/c kết thúc,VH của cái “ta” chuyển hướng về với cái “tôi”.
-Thành tựu cơ bản:ý thức về sự đổi mới,sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
-Học bài: 
+Nắm được những thành tựu và đặc điểm của VH từ CM/8-1945 đến 1975.
+Nêu suy nghĩ của bản thân về những thành tựu và đặc điểm ấy.
-Soạn bài: Tuyên ngôn độc lập của HCM (phần tác giả).Yêu cầu:
+Khái quát qđiểm stác và phong cách NT củ HCM.
+Những nét kquát về sự nghiệp VH của Người. 
 E.RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 123.doc