A. Mục tiêu bài dạy: Giúp h/s
- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu- nhà hoạt động CM ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam
- Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dan tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu
B. Tiến trình tổ chức bài dạy
I. Bài cũ:
II. Bài mới:
Hồ Minh Nhân- Trường THPT Diễn Châu 4- tỉnh Nghệ An Ngày soạn: 24 tháng 9 năm 2010 Tiết PPCT: TÊN BÀI DAY: ĐỌC VĂN VIỆT BẮC (TỐ HỮU) PHẦN I: TÁC GIẢ Mục tiêu bài dạy: Giúp h/s - Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu- nhà hoạt động CM ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam - Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dan tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu B. Tiến trình tổ chức bài dạy I. Bài cũ: II. Bài mới: TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt 5’ 10’ 10’ H/S đọc SGK và trả lời: Nêu những nét chính về cuộc đời nhà thơ có ảnh hưởng đến sáng tác thơ ca? GV nêu câu hỏi định hướng tìm hiểu: Con đường CM, con đường thơ của Tố Hữu có đặc điểm gì nổi bật? Câu hỏi: Em hiểu như thế nào là tính chất trữ tình chính trị? Câu hỏi: Nêu những biểu hiện tính chất trữ tình chính trị của thơ TH? GV nêu VD minh họa và pt sơ lược( Nên lấy những câu thơ quen thuộc): - “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước- Mà lòng phơi phới dậy tương lai” - “ Những đường Việt Bắc của ta- Đêm đêm rầm rập như là đát rung” - “ Hoan hô anh Giải phóng quân- Kính chào anh con người đẹp nhất” VD: Mình về, mình có nhớ ta- Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồngTiếng ai tha thiết bên cồn- Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi” I-Vài nét về tiểu sử - Gia đình: Sinh ra trong gia đình Nho học, cả bố và mẹ đều yêu thích và có hiểu biết về thơ ca, nhất là ca dao - Quê hương: Xứ Huế với thiên nhiên thơ mông, có nhiều nết độc đáo về văn hóa - Con đường CM: Thời Thanh niên sớm giác ngộ và say sưa hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân. Sau đó đảm đương nhiều cượng vị trọng yếu trong công tác văn nghệ và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước II- Con đường cách mạng, con đường thơ Lá cờ đầu của nền thơ ca CM Việt Nam Các chặng đường thơ luôn gắn bó song hành và p/a chân thật những chặng đường CM của dân tộc, cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và nghệ thuật của bản thân Các chặng đường đó thể hiện qua các tập thơ: 1) Tập “ Từ ấy” Sáng tác từ 1937 đến 1946 Ghi lại bước đường trưởng thành của người thanh niên CM qua 3 chặng đường- 3 phần của tập thơ “ Máu lửa”, “ Xiềng xích”, “Giải phóng” 2) Tập “ Việt Bắc” - Sáng tác từ 1946 đến 1954 - Là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến 3) Tập “ Gió lộng” - Sáng tác từ 1955 đến 1961 - Khai thác 2 chủ đề lớn: Xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà 4) Hai tập “ Ra trận” ( 1962- 1971)và “ Máu và hoa”( 1972- 1977): Âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ và niềm vui toàn thắng 5) Tập thơ “ Một tiếng đờn” và tập “ Ta với ta”: Đánh dấu bước chuyển mới trong thơ Tố Hữu III- Phong cách thơ Tố Hữu 1) Về nội dung thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc * => Là nội dung chính trị hòa hợp với t/c tâm tình, làm cho những vấn đề chính trị vốn khó diễn tả bằng thơ trở nên hết sức gợi cảm * Biểu hiện: - Trong việc biểu hiện tâm hồn: Hướng tới biểu hiên cái chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui - Trong việc miêu tả đời sống : Mang đậm tính chất Sử thi: + Đối tượng thể hiện là những vấn đề lớn của CM, dân tộc + Tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn, những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh dân tộc + Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử- dân tộc + Con người trong thơ là con người của sự nghiệp chung, mang tầm vóc tiêu biểu cho dân tộc - Những điều đó trong thơ TH được thể hiện qua giọng điệu tâm tình 2) Về nghệ thuật biểu hiện trong thơ TH mang tính chất dân tộc đậm đà - Thể thơ dân tộc: Thơ Lục bát - Ngôn ngữ: Từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy nhạc điệu phong phú của Tiến Việt IV- Kết luận ( Cho 1 học sinhđọc SGK) III.Luyện tập- củng cố: H/S trả lời câu hỏi: Kể tên các tập thơ của TH theo thời gian sáng tác? Nêu những nét cơ bản của phong cách thơ TH? Hồ Minh Nhân- Trường THPT Diễn Châu 4- tỉnh Nghệ An Ngày soạn: 28 tháng 9 năm 2010 Tiết PPCT: TÊN BÀI DAY: ĐỌC VĂN VIỆT BẮC (TỐ HỮU) PHẦN II. Tác phẩm Mục tiêu bài dạy: Kiến thức: Giúp h/s Cảm nhận được Kỹ năng: Đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình giàu tính dân tộc Giáo dục: Phương pháp và tiến trình tổ chức bài dạy I-Bài cũ: Nêu đặc điểm con đường thơ của Tố Hữu và kể thứ tự tên các tập thơ của ông? Nêu những biểu hiện tính chất trữ tình chính trị của thơ Tố Hữu? Đặc điểm nổi bật về nghệ thuật trong p/c thơ Tố Hữu? II-. Bài mới: TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Câu hỏi: Nêu và nhận xét cấu tứ bài thơ?( Cách bộc lộ cảm xúc, kết cấu) Câu hỏi: Lời ướm hỏi của người ở lại đã diễn tả điều gì? Câu hỏi: Lời người ra đi được tác giả diễn tả như thế nào? Câu hỏi: Lời hỏi của người ở lại gợi lại những kỷ niệm như thế nào? Câu hỏi: Em có nhận xét về nghệ thuật đoạn thơ? Câu hỏi: Mượn lời đáp của người ra đi, tác giả đã thể hiện được điều gì? GV đọc đoạn thơ từ câu “ Nhớ gì như nhớ người yêu” đến câu “ Ngòi Thía, Sông Đáy, Suối Lê vơi đầy” GV đọc đoạn thơ từ câu “ Ta đi ta nhớ những ngày” đến câu “ Chày đêm nện cối đều đều suối xa” => Câu hỏi: Nội dung đoạn thơ là gì? Những hình ảnh thơ có ý nghĩa như thế nào? Gọi h/s đọc đoạn thơ từ câu “ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” đến câu “ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” Câu hỏi: Những cảm nhận của em về đọa thơ? GV d ẫn đoạn thơ từ câu: “Những đường Việt Bắc của ta” đến câu “ Vui lên VB, Đèo De, Núi Hồng” Gọi h/s đọc đoạn thơ cuối. I)Tìm hiểu chung Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến thắng Điện Biên phủ, tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng và chính phủ kháng chiến rời chiến khu Việt Bắc về Hà nội Cấu tứ: Sáng tạo 1 hoàn cảnh đặc biệt để bộc lộ cảm xúc dào dạt thương nhớ: Cuộc chia tay đầy lưu luyến có kẻ ở, người đi- Người đi là người cán bộ CM, người ở lại là nhân dân VB Kết cấu theo lối hát đối đáp của ca dao, qua hai nhân vật “ Mình” và “Ta”. Thực chất là lời độc thoại nội tâm của nhà thơ để bộc lộ tâm trạng đắm chìm trong hoài niệm ngọt ngào về qua khứ đẹp đẽ với nghĩa tình CM tha thiết => Chuyện ân tình CM được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi, làm cho vấn đề chính trị trở nên tha thiết, ngọt ngào Vị trí đoạn trích: II) Đọc – hiểu văn bản Tám câu đầu: Khung cảnh cuộc chia tay và tâm trạng con người Bốn câu đầu: Lời ướm hỏi của người ở lại Khơi gợi lại kỷ niệm 15 năm chung sống với biết bao nghĩa tình, về không gian cội nguồn CM; qua đó để thể hiện tâm trạng nuối tiếc, lưu luyến - Bốn câu tiếp: Lời người ra đi => Tác giả thể hiện rất tinh tế: Không trả lời trực tiếp câu hỏi của người ở lại mà tự giải bày nỗi lòng mình: Tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn, biết nói gì hôm nay => Tâm trạng lưu luyến, bâng khuâng, nghẹn ngào không nói nên lời- nhưng lại nói rất nhiều 2) Tám mươi hai câu còn lại: Những kỷ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm a) Mười hai câu hỏi của người ở lại: => Gợi lên những kỷ niệm ở VB trong những năm tháng đã qua- những năm tháng CM và kháng chiến. Lời hỏi làm sống lại những kỷ niệm về một VB từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với CM và kháng chiến Đoạn thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật: Liên tiếp những từ “ Mình đi”, “ Mình về” tạo nên âm điệu luyến láy diễn tả nỗi lòng con người ở lại- cũng là sự day dứt, lưu luyến của nhà thơ Phép tiểu đối tài tình làm nổi bật tấm lòng người dân VB: Trám bùi để rụng- măng mai để già; hắt hiu lau xám- đậm đà lòng son Hình ảnh thực đồng thời có ý nghĩa biểu tượng: Mưa nguồn- suối lũ, miếng cơm chấm muối b)Bảy mươi câu đáp:của người ra đi: Mượn lời đáp của người ra đi, tác giả bộc lộ nỗi nhớ da diết với VB; qua đó dựng lên hình ảnh chiến khu anh hùng trong kháng chiến và tình nghĩa thủy chung - Bốn câu đầu khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắt của người cán bộ với VB - Hai mươi câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng, nỗi nhớ con người và cuộc sống nơi đây: Nỗi nhớ thiết tha của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu hình ảnh thiên nhiên núi rừng VB với vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vị, gợi rõ những nét riêng biệt, độc đáo + Diễn tả độc đáo nỗi nhớ : Nhớ gì như nhớ người yêu => Nỗi nhớ da diết : Ánh trăng đêm, nắng chiều, bản làng mờ trong sương, bếp lửa hồng , rừng nứa, bờ tre, Ngòi Thia, Sông Đáy, Suối Lê => tất cả là khoảng thời gian, không gian lung linh kỷ niệm. + Qua nỗi nhớ hiện lên hình ảnh người dân VB kháng chiến và cuộc sống kháng chiến: => Những hình ảnh tả thực, giàu sức gợi làm nổi bật cuộc sống của người dân VB và những người kháng chiến: Chịu đựng gian khổ, cùng chung lưng đấu cật; núi rừng âm u vẫn có những cảnh sống thanh bình, nên thơ; cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn vui vẻ, lạc quan + Đẹp nhất là trong nỗi nhớ về VB là sự hòa quyện thắm thiết giữa cảnh và người dân VB: => Thiên nhiên VB hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng, phong phú, sinh động, thay đổi theo từng thời tiết, từng mùa. Gắn bó với từng khung cảnh ấy là h/a những con người bình dị, cần cù trong lao động, thủy chung trong nghĩa tình => Đoạn thơ như một bức tranh tứ bình; mỗi mùa có một vẻ đẹp khác nhau; bức tranh có hình ảnh, màu sắc, âm thanh hòa quyện.; con người và cảnh vật hài hòa - Theo dòng hồi tưởng của chủ thể trữ tình, bài thơ dẫn người đọc vào khung cảnh chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn, những hoạt động tấp nập + Hình ảnh hào hùng + Âm thanh sôi nổi + Nhiều động từ mạnh, từ láy hoàn toàn + Nhịp êm ả, ngọt ngào => dồn dập, sôi nổi, náo nức Diễn tả khí thế, sức mạnh, niềm vui chiến thắng của dân tộc Đoạn thơ kết thúc là âm hưởng tha thiết mà trang trọng khi thâu tóm lại hình ảnh VB là quê hương CM, đầu não cuộc k/c trở thành niềm tin của cả dân tộc. III- Tổng kết: - Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu cho nhiều mặt của thơ Tố Hữu - VB là khúc hát ân tình chung của những người CM, những người VN kháng chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ - VB cũng rất tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của TH và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc: Cấu tứ, lối tiểu đối của ca dao; ngôn ngữ dân gian IV- Kiểm tra, đánh giá, luyện tập: Những cảm nghĩ, thu hoạch của em sau khi học xong bài thơ. Em thích nhất là đoạn thơ nào? Vì sao?
Tài liệu đính kèm: