Câu 1: Cho biết ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa”
Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người đàn bà hàng chài. Ở đó ngoài vợ chồng họ còn có cả một đàn con. Cuộc sống khó khăn đói kém, nơi ở chặt chội làm con người thay đổi tâm tính. Trước đây anh là một người hiền lành, lấy chị-một người đàn bà xấu xí nhưng hết sức chăm lo cho cuộc sống gia đình; đông con, khó kiếm ăn, cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó, nếu nhìn từ xa thì sẽ không thấy được.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA NGUYỄN MINH CHÂU Câu 1: Cho biết ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người đàn bà hàng chài. Ở đó ngoài vợ chồng họ còn có cả một đàn con. Cuộc sống khó khăn đói kém, nơi ở chặt chội làm con người thay đổi tâm tính. Trước đây anh là một người hiền lành, lấy chị-một người đàn bà xấu xí nhưng hết sức chăm lo cho cuộc sống gia đình; đông con, khó kiếm ăn, cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó, nếu nhìn từ xa thì sẽ không thấy được. Nhưng cũng chính ví ở ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn. Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, đơn độc của con người trong cuộc đời. Chính sự thiếu gần gũi, sẻ chia ấy là nguyên nhân của bế tắc và lầm lạc. Phùng đã chụp được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm-một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, một chân lí của sự toàn thiện. Chiếc thuyền là biểu tượng của sự toàn mĩ mà chiêm ngưỡng nó, anh thấy tâm hồn mình trong ngần .Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc và vứt chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng, cái đẹp ngoài kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh có thể phát hiện ra. Xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính. Câu 2: Chủ đề Bằng tài năng của một cây bút giàu bản lĩnh, qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện tình yêu tha thiết đối với những cảnh đời, thân phận trớ trêu của con người và gửi gắm chiêm nghiêm sâu sắc của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời; người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách giản đơn, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều. Câu 3: Nghệ thuật Nguyễn Minh Châu đã tạo được một tình huống truyện độc đáo, “tình huống nhận thức”, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về chân lí đời sống, chân lí nghệ thuật. Phùng đã phát hiện sau cảnh đẹp như mơ kia là những ngang trái, nghịch lí của đời thường. Anh và chánh án Đẩu đã hiểu ra những điều thật lớn lao, sâu sắc của cuộc sống con người kia khi đối diện và nghe những lời giải bày của người đàn bà hàng chài. Tình huống ấy đã được kể, được nhìn qua điểm nhìn nghệ thuật của nghệ sĩ Phùng, một nhân vật trong câu chuyện. Nhờ hình thức này, câu chuyện trở nên gần gũi, khách quan, chân thực và giàu sức thuyết phục. Hơn nữa, nhà văn còn có cách triển khai cốt truyện sáng tạo, khắc họa nhân vật sắc sảo, giọng kể thủ thỉ, trầm tĩnh, lời văn giản dị mà sâu sắc. Tất cả làm nên vẻ đẹp của văn xuôi Nguyễn Minh Châu. RỪNG XÀ NU NGUYỄN TRUNG THÀNH Phân tích truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và nêu rõ những ấn tượng sâu sắc của mình về cuộc sống và con người trong tác phẩm. Nguyễn Trung Thành là một nhà văn gắn bó sâu sắc với Tây Nguyên và các dân tộc vùng đất này. Cuộc chiến đấu anh hùng của nhân nhân Tây Nguyên đã khới nguồn cho ông viết truyện ngắn “Rừng xà nu”. Tác phẩm được viết vào mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta. Qua câu chuyện kể về cuộc đời Tnú và việc nổi dậy của dân làng Xôman, nhà văn ca ngợi ý chí kiên cường, bất khuất và sức mạnh của nhân dân Tây Nguyên đứng lên từ đau thương để chiến đấu vì độc lập, tự do. Mở đầu tác phẩm là đoạn văn miêu tả rừng xà nu kiên cường trước mưa bom khốc liệt của kẻ thù. Kết thúc tác phẩm nhà văn lặp lại nguyên văn ở phần đầu chỉ khác chữ “rừng” và chữ “đồi”. “đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời”. Cách mở đầu và kết thúc như vậy đã để lại ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc về cây xà nu. Ngoài ra trong câu chuyện về Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xôman, cây xà nu luôn được nhắc tới với dụng ý nghệ thuật rõ nét.Nó không chỉ gắn với sinh hoạt hàng ngày của người Xôman, “lửa xà nu cháy trong bếp mỗi nhà”, “trẻ con mặt mày lem luốc khói xà nu” mà còn gắn với những sự kiện trọng đại của dân làng “giặc tẩm nhựa xà nu đốt cháy mười ngón tay Tnú” ; “lửa xà nu soi rõ xác mười tên lính giặc”. Cây xà nu còn thấm sâu vào nếp nghĩ và cảm xúc của dân làng Xôman. Tnú đi lính trở về nhìn thấy cụ Mết “ngực căng như một cây xà nu lớn”. Cụ Mết tự hào “không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”. Cây xà nu được miêu tả như một sinh vật có linh hôn, có tính cách và được khắc họa trong sự tương ứng với những phẩm chất của dân làng Xôman: Dân làng yêu tự do cũng như cây xà nu ham ánh sáng và khí trời. Dân làng Xôman bị giắc giết cũng như cây xà nu bị đạn giặc tàn phá “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. Cây xà nu có sức sống mãnh liệt “Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành trên một thân thể cường tráng”. Cây xà nu nối tiếp nhau vươn tới cũng như các thế hệ dân làng Xôman kiên cường thay nhau đứng lên chiến đấu. Bên cạnh hình tượng cây xà nu thì các thế hệ dân làng Xôman Tnú, Dít, cụ Mết, bé Heng là những hình tượng nhân vật anh hùng nổi bật trong truyện. Mỗi nhân vật có một vẻ đẹp riêng và đều mang ý tưởng sâu sắc. Trước hết là ở nhân vật Tnú. Tnú là người con anh hùng của dân làng Xôman được khắc họa bằng những đường nét độc đáo giàu chất sử thi.Tnú là người gan góc táo bạo, dũng cảm và trung thực. Từ nhỏ Tnú vào rừng cùng Mai tiếp tế và liên lạc cho anh Quyết. Khi học chữ thua Mai anh lấy đá đập vào đầu. Khi bị bắt, bị tra khảo thì chỉ tay vào bụng nói “cộng sản đây này” khi đi đưa thư Tnú “xé rừng mà đi”, “chọn con thác dữ mà vượt” vì nghĩ những chỗ đó giặc không ngờ tới. Bị giặc bắt tra tấn Tnú kiên quyết không chịu khai. Giặc đốt mười đầu ngón tay thì cắn nát môi mà không hề kêu van. Tnú là người có ý chí, có nghị lực, biết vượt lên nỗi đau của gia đình và bi kịch cá nhân để sống đẹp, sống đúng . Khi mới chỉ là một đứa trẻ Tnú đã biết chọn cho mình một cuộc sống có ý nghĩa là theo cụ Mết, theo gương những người dân làng Xôman yêu nước đi nuôi giấu cán bộ. Lúc Tnú bị giặc bắt, quấn giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt cháy mười ngón tay “mười ngón tay trở thành mười ngọn đuốc” nhưng Tnú không đầu hàng số phận, dù mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt anh vẫn tình nguyện đi bộ đội để được cầm súng giết giặc để trả thù cho quê hương và người thân. Tnú hết lòng yêu thương vợ con. Khi mẹ con Mai bị đánh đập dã man anh rất đau xót và câm thù bọn giặc “Anh bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay”. Lòng anh sôi sục như lửa đốt “Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Vì yêu thương vợ con mặc dù tay không anh cũng xông ra giữa bầy lính để cứu lấy vợ con. Tình cảm của anh đối với gia đình và quê hương thật đằm thắm và sâu nặng. Tnú còn là một người có tính kỉ luật cao. Tuy nhớ nhà nhớ quê hương nhưng được cấp trên cho phép mới về và cũng về ở đúng một ngày như trong giấy phép quy định. Tóm lại Tnú là người anh hùng, là người con trung dũng là niềm tự hào của dân làng Xôman. Tnú như là một cây xà nu mạnh mẽ nhất , đẹp nhất của núi rừng Tây Nguyên. Cùng thế hệ với Tnú còn có Dít- cô bí thư chi bộ xã, kiêm chính trị viên xã đội làng Xôman. Dít là cán bộ trẻ, vững vàng thay thế cho Tnú và Mai lãnh đạo dân làng Xôman đánh giặc. Lúc nhỏ rất gan dạ, thông minh và nhanh nhẹn, làm liên lạc giỏi. Dít thể hiện tính nguyên tắc của một nữ cán bộ chính trị rất nghiêm khi hỏi giấy phép Tnú. Cô có tình cảm trong sáng, sâu sắc nhưng lặng lẽ, kín đáo thể hiện qua đôi mắt mở to, bình thản trong suốt. Ngoài Tnú, Dít còn còn có một người được xem là chỗ dự tinh thần của buôn làng, là pho sử sống của dân làng Xôman đó chính là cụ Mết. Cụ là một già làng cao niên nhưng rất khỏe mạnh “Sau mươi tuổi rồi mà tiếng nói vẫn ồ ồ dội vang lồng ngực”. Hình dáng quắc thước “ngực căng như một cây xà nu lớn” mắt sáng xếch ngược, râu dài đen bóng, hai bàn tay chắc nịch như hai giọng kiềm. Phong thái uy nghi, mỗi khi cụ nói tất cả đều im lặng , lũ trẻ con thì chăm chú nhìn như dán mắt, như nuốt lấy từng lời. Cụ Mết giàu tình yêu thương dân làng, quê hương. Cụ từng nhường muối cho người đau, yêu thương Tnú, đãi Tnú những món ăn ngon của quê hương. Cụ luôn tự hào về truyền thống của bản làng. “Gạo Strá của mình ngon nhất núi rừng ” luôn có ý thức dạy cho các thế hệ con cháu làng Xôman nhớ câu chuyện của Tnú-câu chuyện đấu tranh lịch sử của làng Xôman. Cụ Mết tin tưởng tuyệt đối cách mạng. Cụ tổ chức nuôi giấu cán bộ. Năm năm liền không có người cán bộ nào bị bắt. Cụ dạy người dân làng Xôman từ già đền trẻ phải biết găn bó với cách mạng, tin vào Đảng. Cụ chỉ huy dân làng cầm vũ khí đứng lên chiến đấu “Chúng nó đã cầm súng, mình phải câm giáo”. Cụ Mết là hình tượng tiêu biểu cho truyền thống lịch sử của cha ông; là gạch nối giữa Đảng, cách mạng và người dân làng Xôman. Và không phải chỉ có lớp người như Tnú mà còn có bé Heng thế hệ tương lai. Bé Heng tượng trưng cho cây xà nu mới lớn còn mang trong mình bao sinh lực và nhựa sống hứa hẹn sẽ trở thành cây xà nu mạnh mẽ và bất tử. “Rừng xà nu” là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Qua tác phẩm Nguyễn Trung Thành đã khắc họa lên những nhân vật anh hùng gắn bó với nhau tạo thành tập thể anh hùng vừa mang dấu ấn thời đại vừa đậm đà phong cách sử thi. Đọc “Rừng xà nu” hôm nay ta vẫn thấy âm vang hào hùng của một thời chống Mĩ, thời có những con người đẹp như Tnú, cụ Mết.
Tài liệu đính kèm: