Giáo án môn Ngữ văn 12 - Bài: Thuốc - Lỗ Tấn

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Bài: Thuốc - Lỗ Tấn

1. Lỗ Tấn

- Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược)

- Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ nghề khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.

- Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

- Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới , hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1616Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Bài: Thuốc - Lỗ Tấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : Thuốc - Lỗ Tấn
1. Lỗ Tấn
Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược)
Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ nghề khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.
Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao
2. Thuốc
a. Hoàn cảnh ra đời
Thuốc là một truyện ngắn đa nghĩa như nhiều truyện ngắn khác của Lỗ Tấn. Ông sáng tác truyện “Thuốc” vào ngày 25/4/1919, đúng một năm sau “Nhật ký người điên” ra đời. Nó được đăng trên báo “Tân Thanh niên” số thang 5/1919 giữa cơn bão táp phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919) do học sinh, sinh viên Bắc Kinh phát động, mở đầu cuộc vận động “cứu vong” - cứu đất nước Trung Hoa khỏi diệt vong.  
b. Nội dung
Thuốc là hồi chuông cảnh báo về sự mê muội, đớn hèn của người Trung Hoa vào cuối thế kỉ XIX và sự cấp thiết phải có phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân: làm cho người dân giác ngộ cách mạng và cách mạng gắn bó với nhân dân.
* Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:
 Nhan đề thiên truyện là Thuốc (nguyên văn là Dược) . Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .
 -Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh : chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.
 -Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn : đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
 -Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người : là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.
c. Nghệ thuật
Trong truyện ngắn Thuốc từ cách đặt tên tác phẩm cho đến cách dẫn truyện đều toát lên đặc điểm văn phong của Lỗ Tấn: dung dị, trầm lắng nhưng rất sâu xa.
Cô đọng và súc tích Thuốc là một truyện ngắn mang kích thước của một truyện dài.
Hình ảnh ngôn từ giàu tính biểu tượng
Lời dẫn chuyện nhẹ nhàng tự nhiên có sức hấp dẫn lôi cuốn
d. Ý nghĩa văn bản
Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”
Ý nghĩa vòng hoa trên mộ Hạ Du : 
 Vßng hoa trªn mé lµ h×nh ¶nh t­îng tr­ng næi bËt.
 T¸c gi¶ ngîi ca sù bÊt diÖt cña lÝ t­ëng c¸ch m¹ng khi nã bÐn rÔ s©u trong lßng quÇn chóng. 
 §øng tr­íc vßng hoa bÊt ngê xuÊt hiÖn, ng­êi mÑ tö tï lÈm bÈm mét c©u hái: thÕ nµy lµ thÕ nµo? chi tiÕt nµy nãi lªn sù bµng hoµng, s÷ng sê võa Èn giÊu mét niÒm vui cã ng­êi hiÓu con m×nh .
3. Tóm tắt truyện ngắn Thuốc
Một đêm thu gần về sáng, theo lời bác Cả Khang, lão Hoa trở dậy đi đến pháp trường để mua “thuốc” chữa bệnh cho thằng Thuyên – con trai lão, đang bị mắc bệnh lao. Bị chém hôm đó ở pháp trường là Hạ Du, một người làm cách mạng, do bị cụ Ba tố giác cháu với chính quyền để kiếm hai mươi lạng bạc mà bị bắt và hành hình. Nghe mọi người kể lại trong quán trà của gia đình lão Hoa, vào trong ngục, Hạ Du vẫn không sợ chết, còn dám cả gan rủ cả lão Nghĩa “làm giặc”. Mặc dù được chữa bằng bánh bao tẩm máu người nhưng cuối cùng thằng Thuyên vẫn không khỏi.
Một buổi sớm mùa xuân, trong tiết thanh minh, tại nghĩa địa mẹ của Thuyên và mẹ của Hạ Du đều đến thăm mộ con. Hai người rất ngạc nhiên, băn khoăn tự hỏi “Thế này là thế nào?” khi nhìn thấy một vòng hoa đặt trên mộ người cách mạng. Bà mẹ của Thuyên đã bước qua con đường mòn cố hữu ngăn cách giữa nghĩa địa của người chết nghèo và nghĩa địa của người chết chém hoặc chết tù để sang an ủi mẹ Hạ Du.
Bài : Số phận con người - Sô-lô-khốp
M. Sôlôkhốp
M. Sôlôkhôp (1905-1984) là một nhà văn Nga lỗi lạc
Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở thị trấn Vi- ô- xen-xcai-a thuộc tỉnh Rô-xtôp trên vùng thảo nguyên sông Đông.
Ông sớm tham gia công tác cách mạng từ khá sớm Cuối năm 1922 ông lên Maxtcơva làm đủ mọi nghề: đập đá, khuân vác, kế toán để thực hiện giấc mơ viết văn, thời gian rảnh ông dành cả cho việc tự học và đọc văn học.
1925 ông trở về sông Đông bắt đầu viết “Sông Đông êm đềm”, cuốn tiểu thuyết lớn nhất của đời mình
Năm 1926, ở tuổi 21, ông cho in 2 tập truyện ngắn là :Truyện sông Đông, Thảo Nguyên Xanh
Năm 1932 là Đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô.
1939 ông được bầu làm viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô.
Trong thời kỳ chiến tranh Vệ quốc (1941-1945) với tư cách là phóng viên chiến tranh, ông xông pha nhiều mặt trận và cho ra đời nhiều tác phẩm phản ánh cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
1965 ông được tặng giải thưởng Nôben về văn học với tiểu thuyết Sông đông êm đềm
Vị trí: Sôlôkhôp là nhà văn hiện thực lớn của nền văn học Xô Viết cũng như nền văn học thế giới thế kỷ XX.
“Sông đông êm đềm” là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của Sôlôkhôp, tác phẩm đã được nhận giải thưởng quốc gia, đã được nhà văn lão thành của Nga đánh giá Sô- lô- khốp “Con đại bàng non tung cánh trên bầu trời văn học”. Và năm 1965, bộ tiểu thuyết này đã đạt giải Nô- ben về văn học.
Ngoài ra ông còn có tiểu thuyết “Đất vỡ hoang” “Họ chiến đấu vì tổ quốc” và nhiều bài ký, chính luận, truyện ngắn nổi tiếng khác (Số phận con người)
Tác phẩm của ông phản ánh chân thực cuộc sống và con người Nga với những nét tính cách điển hình trong cả thời chiến và thời bình.
2. Số phận con người
 a. Hoàn cảnh sáng tác
Số phận con người được viết năm 1957, mười hai năm sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.
Nội dung
Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.
Xô-cô-lốp là biểu tượng của tính cách Nga, tâm hồn Nga, biểu tượng của con người thế kỷ XX: kiên cường, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, nhân vật mang tầm sử thi.
Sô-lô-khốp suy nghĩ sâu sắc về số phận con người- tin tưởng vào nghị lực phi thường của con người có thể vượt qua số phận.
* Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm
Lên án chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh phũ phàng của nó.
Sự khâm phục và tin tưởng của nhà văn trước tính cách Nga kiên cường và nhân hậu
Sô- lô- khốp thong báo trước muôn vàn khó khăn và trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai và hạnh phúc. Ông tin tưởng rằng: Con người vượt qua bất hạnh bằng tình yêu thương và lòng nhân ái. Tác giả tin tưởng vào tương lai của nước Nga qua thế hệ của bé Va-ni-a.
Xác nhận thêm quan điểm nghệ thuật của Sô-lô-khốp: nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi sáng tạo. Trước số phận trớ trêu, bi thảm của con người, nhà văn cũng bất giác để lộ sự đồng cảm và nhân hậu của mình.
Xã hội cần quan tâm hơn tới số phận của những người “đã chiến đấu vì tổ quốc” 
Nghệ thuật
Kiểu truyện lồng truyện, hai người kể chuyện (tác giả và nhân vật). Nhờ đó, đảm bảo tính chân thực, tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân.
Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết để khám phá chiều sâutính cách nhân vật.
3. Tóm tắt Số phận con người
 Tác phẩm kể về cuộc đời của người lính Hồng quân tên là Xô-cô- lôp. Trước chiến tranh anh có một gia đình hạnh phúc, một vợ và ba con. Chiến tranh bùng nổ, Xô- cô- lôp ra mặt trận, rồi bị thương. Sau đó anh bị bọn pháp xít bắt làm tù binh và bị tra tấn dã man. Cuối cùng anh trốn thoát trở về đơn vị. Anh được tin vợ anh và hai con gái bị máy bay phát xít Đức giết hại. Anh chỉ còn một niềm hy vọng duy nhất là đứa con trai hiện đang là đại uý pháo binh. Khi chiến tranh gần kết thúc, Xô-cô-lốp cùng Hồng quân tiến vào Beclin, anh hy vọng sẽ gặp con trai. Nhưng nghiệt ngã thay, con trai anh đã hy sinh đúng vào ngày chiến thắng. Chiến tranh kết thúc, anh giải ngũ đến quê hương của một người bạn sinh sống và làm nghề lái xe tải. Tại đây anh gặp bé Va-ni- a, một chú bé cả cha lẫn mẹ đều chết trong chiến tranh. Anh nhận bé làm con nuôi, trái tim anh đã ấm lại phần nào. Trong đời thường anh gặp phải rủi ro và bị tước bằng lái xe. Nỗi đau mất mát trong chiến tranh vẫn luôn ám ảnh anh. Hai cha con anh, phải thay đổi chỗ ở, đến Ka-sa-rư để tìm cuộc sống mới. Anh luôn giấu mọi nỗi đau để đem lại niềm vui cho Vania.
Bài : Ông già và biển cả - E. Hê-minh-uê
1. E. Hê-minh-uê
Ơ- nít Hê- minh-uê (1899-1961) sinh tại bang I-li-noi thuộc Hoa Kỳ trong một gia đình tri thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên.
Tham gia tích cực chống chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai .
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cảm thấy mình là thế hệ mất mát, khó hoà nhập với cuộc sống đương thời, tìm sự bình yên trong men rượu và tình yêu.
Sang Pháp, làm báo và sáng tác, 1926 cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Mặt trời vẫn mọc”
Số lượng các tác phẩm đồ sộ, ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, một số bài thơ, hồi kí
Tác phẩm tiêu biểu: Chuông nguyện hồn ai; ông già và biển cả.
Thống nhất trong ý đồ sáng tác: viết một áng văn xuôi trung thực giản dị về con người.
Là người đề ra nguyên lí sáng tác: tác phẩm văn chương như một tảng băng trôi- Nhà văn nhấn mạnh vào yếu tố hàm súc, ngụ ý trong mạch ngầm văn bản, tạo ra được và khẳng định hiệu quả của cách viết ấy. Tác giả phải hiểu biết cặn kẽ những điều mình muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc khi tiếp xúc với chúng vẫn có thể hiểu được những gì mà tác giả đã lược bỏ đi. Nhiệm vụ của người đọc tự tìm ý nghĩa, giá trị qua phần chìm của tảng băng, những hình tượng, hình ảnh giàu tính tượng trưng, đa tầng nghĩa.
c. Đóng góp, vị trí.
Nhà văn Mĩ vĩ đại nhất thế kỉ XX
Được nhận giải thưởng Pu-lit-dơ- giải thưởng văn chương cao quý nhất của nước Mĩ. 
Nhận giải Nô-ben về văn chương.
2. Hoàn cảnh sáng tác
Viết năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu- ba. Bối cảnh câu chuyện là ngôi làng chài yên ả bên bến cảng La- ha- ba- na. Phu- en-tec một thuỷ thủ trên tàu được coi là nguyên mẫu của ông lão Xan-ti-a-gô.
3. Tóm tắt tác phẩm
Ông lão Xan- ti- a- gô 74 tuổi thường đánh cá trên vùng biển Nhiệt lưu. Đã 84 ngày ông đi biển cùng chú bé Manôlin mà chẳng kiếm được con cá nào. Đêm ngủ ông vẫn mơ về thời trai trẻ. Một ngày kia ông quyết định một mình ra khơi tới vùng “Giếng lớn”. Thế rồi một con cá lớn mắc mồi. Đó là con cá kiếm mà ông hằng mơ ước. Bằng ý chí, sức chịu đựng phi thường và phải chiến đấu gần như kiệt sức, đến ngày thứ 3 ông mới hạ được con cá. Nhưng sau đó, cả một đàn cá mập bao vây, tấn công con cá kiếm. Ông lại phải chiến đấu đơn độc với cả đàn cá mập hung dữ, tuy nhiên ông vẫn nghỉ “không một ai cô đơn nơi biển cả”. Cuối cùng khi đưa được thuyền trở về bến ông chỉ còn bộ xương con cá kiếm trơ trụi.
4. Hình tượng con cá kiếm và ý nghĩa biểu tượng
Rất lớn và đẹp
Đầy sức mạnh
Kiêu hùng, bất khuất.
Ý nghĩa biểu tượng : tượng trưng cho vẻ đẹp và sức mạnh của thiên nhiên; cho những trông gai thử thách của cuộc đời; cho ước mơ, sáng tạo của nghệ thuật; cho lí tưởng và hoài bão cao đẹp mà con người theo đuổi.
5. Hình tượng ông lão đánh cá Xan-ti-a- gô 
Ông lão là người thạo nghề 
Ông có sức mạnh tinh thần của người chiến thắng : Luôn có niềm tin vào bản thân , có ý chí và nghị lực phi thường 
Là biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của con người. 
Từ hình tượng ông lão đánh cá, toát lên bài học của thành công : Phải có trí tuệ và hiểu biết, tỉnh táo và nhẫn nại, có niềm tin, ý chí và nghị lực vượt qua thử thách.
6. Đặc sắc nghệ thuật
Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn kể và lời văn miêu tả nhân vật, miêu tả đối thoại, độc thoại nội tâm.
Khắc hoạ thành công chân dung nhân vật qua cảm giác, sử dụng ngôn ngữ kể và ngôn ngữ của nhân vật để khắc hoạ điều này.
Cách viết giản dị nhiểu chỗ tưởng như “lỏng” song kì thực lại rất chặt chẽ. Viết theo nguyên lí tảng băng trôi.
7. Đặc điểm của nghệ thuật tảng băng trôi qua đoạn trích
Phần nổi của “tảng băng trôi”: hành trình theo đuổi, chiến đấu để bắt được con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô.
Phần chìm của “tảng băng trôi”:
 Hành trình theo đuổi và thực hiện ước mơ giản dị nhưng lớn lao của con người.
Hành trình khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên của con người.
Hành trình vượt qua thử thách để đến với thành công. 
Con đường đến với thành công hiếm khi bằng phẳng. 
Cần phải chinh phục tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của con người nhưng cũng chớ coi thường thiên nhiên. Thiên nhiên là kẻ thù nhưng cũng là bạn của con người. Chiến đấu hết mình để giành thắng lợi trước các lực lượng của tự nhiên nhưng cũng phải biết sống hoà hợp với thiên nhiên. 
Bài học về niềm tin vào bản thân, vào sức mạnh và khả năng tồn tại của con người trong cuộc sống. 
8. Chủ đề
Thông qua hình ảnh ông lão Xan-ti-a-gô quật cường, chiến thắng con cá kiếm, Hê-minh-uê gửi gắm một thông điệp: trong bất cứ hoàn cảnh nào “con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể đánh bại”
Kịch Hồ Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
1. Lưu Quang Vũ: ( 1948– 1988 )
Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là một tài năng đa dạng nhưng kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất. ông được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại. 
2. Hồn Trương Ba, da hàng thịt
2.1. Hoàn cảnh sáng tác
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch được viết năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới lần đầu ra mắt công chúng.Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vỡ kịch ngắn hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí nhân văn sâu sắc.
Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.
2.2. Nội dung
Bi kịch của con người khi bị áp đặt vào nghịch cảnh: phải sống nhờ, sống vay mượn, sống tạm bợ và trái với tự nhiên khiên tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa bởi sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục.
Qua đoạn trích và cả vở kịch, tác giả muốn khẳng định: được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn còn quý giá hơn. Con người phải luôn đấu tranh với nghịch cảnh, chống lại sự tầm thường, dung tục để hoàn thiện nhân cách.
2.3. Nghệ thuật
Sáng tạo lại cốt truyện dân gian.
Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.
Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện,...
2.4. Ý nghĩa văn bản
Một trong những điều quý giá nhất của mỗi con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hoà tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
3. Tóm tắt kịch Hồ Trương Ba, da hàng thịt
Nam Tào, Bắc Đẩu ngồi làm công việc điểm tên nhưng người phải chết trong một ngày: Đế Thích, vua cờ trên Thiên đình đến tỏ ý muốn xuống hạ giới tìm người cao cờ đánh cho vui. Vì vội đi dự tiệc ở dinh Thái thượng Lão Quân, Nam Tào vội gạch bừa một người có tên là Trương Ba.
Trương Ba (vốn là một người rất cao cờ) đang chăm vườn và trò chuyện cùng vợ, cháu gái, con trai, con dâu thì Trương Hoạt đến chơi cờ. Lúc Trương Hoạt lâm vào thế bí, Trương Ba rung đùi phán: Thế cờ này hoạ có Đế Thích mới gỡ nổi. Đế Thích nghe có người nhắc tên mình liền xuất hiện, giúp Trương Hoạt gỡ thế cờ. Đế Thích đưa cho Trương Ba mấy nén hương và dặn cách sử đụng khi cần gặp mình. Sau đó, Trương Ba đột ngột qua đời. 
Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích đang trò chuyện thì vợ Trương Ba lên (bà vô tinh thắp ba nén hương của Đế Thích). Khi biết chuyện Nam Tào gạch ẩu tên chồng, vợ Trương Ba đòi trả mạng sống cho chồng mình. Đế Thích khuyên Bắc Đầu, Nam Tào “sửa sai” bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết để sống lại.
Xác anh hàng thịt đã nằm trong qua tài bỗng đội nắp quan tài lên,- đòi về nhà Trương Ba, không chịu ở lại nhà hàng thịt....Mọi người lúc đầu ngớ ngàng, sau đó đành chấp nhận để anh hàng thịt về theo vợ Trương Ba vì sự thật trong thể xác anh hàng thịt đúng là có hồn của Trương Ba.Mọi rắc rối do Hồn Trương Ba phải mượn xác thịt bắt đầu xảy ra. Lí trưởng nhân cơ hội sách nhiễu khiến con trai Trương Ba hối lộ mới được lí trưởng cho phép: Trương Ba phải lên nhà hàng thịt đến nửa đêm mới được về nhà mình.
Đêm đã khuya, hồn Trương Ba giúp chị hàng thịt mổ lợn, pha thịt xong, chuẩn bi về thì vợ hàng thịt mới cơn rượu và định giữ lại. Hồn Trương Ba bi thể xác xui khiến, lúc đầu định xuôi theo nhưng rỗi vượt qua phút lưỡng lự, gỡ tay chị ta, trở về nhà. 
Trương Hoạt sang phê phán Trương Ba đã bắt đầu đổi tính: uống rượu, thích ăn ngon, nước cờ đi cũng khác. Lí trưởng lại đến gây khó dễ. Con trai Trương Ba hư hỏng, chi nghĩ đến tiền và trục lợi. Vợ Trương Ba buồn khổ định bỏ đi. Cháu gái không nhận ông nội. Con dâu xót xa vì bố chông không còn như xưa. Bản thân Trương Ba cũng bất lực với chính mình.
Một cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt diễn ra, trong đó, xác hàng thịt khẳng định sức mạnh và thế lấn tới của hắn đối với hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba đốt một nén hương gọi Đế Thích xuống giải thoát chò mình. Cùng lúc, cu Tị, con một người hàng xóm, bạn thân cháu nội Trương Ba ốm nặng, sắp chết, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba kiên quyết từ chối, xin cho cu Tị được sống đồng thời trả xác cho nhà hàng thịt và chấp nhận cái chết.
Hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây cỏ trong vườn, trò chuyện với vợ cu Tị và bé Gái ăn na và gieo hạt “cho nó mọc thành cây mới”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc3 bai cuoi.doc