Giáo án môn Nghề làm vườn

Giáo án môn Nghề làm vườn

Tiết 1: GIỚI THIỆU NGHỀ LÀM VƯỜN

I .Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, HS cần phải:

- Biết được vai trò, vị trí quan trọng của nghề làm vườn trong nèn kinh tế và đời sống

- Hiểu được nội dung của môn học và cách học

- Biết đựoc các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm

- Xác định ý thức học tập đúng đắn với môn học

II. Phương tiện dạy học:

III. Tiến trình bài học:

1. Bài cũ: Không

 2. Bài mới:

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài học

GV giới thiệu nội dung trọng tâm của bài và tóm tắt mục tiêu của bài học để giúp HS khái quát được vị trí quan trọng của nghề làm vườn , cách học và vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

doc 48 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 19874Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Nghề làm vườn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 2/9/2008
Tiết 1: Giới thiệu nghề làm vườn
I .Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, HS cần phải:
Biết được vai trò, vị trí quan trọng của nghề làm vườn trong nèn kinh tế và đời sống
Hiểu được nội dung của môn học và cách học
Biết đựoc các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm
Xác định ý thức học tập đúng đắn với môn học
II. Phương tiện dạy học:
III. Tiến trình bài học:
Bài cũ: Không
 2. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
GV giới thiệu nội dung trọng tâm của bài và tóm tắt mục tiêu của bài học để giúp HS khái quát được vị trí quan trọng của nghề làm vườn , cách học và vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề làm vườn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV đặt vấn đề: Vườn cây ao cá là hình ảnh đã từ lâu gắn bó với người nông dân Việt Nam. Ngày nay, việc cải tạo, xây dựng và mở rộng quy mô vườn đang trở thành phong trào rộng khắp mọi miền nước ta. Vì sao?
? Theo em vườn cây có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế và xã hội nước ta? 
- GV hướng dẫn HS thảo luận 
- GV chốt lại: Do nghề làm vườn có vai trò quan trọng như vậy nên để phát triển nghề làm vườn trong đk hiện nay ko thể thiếu yếu tố kỹ thuật . người làm vườn cần được trang bị những hiểu biết cần thiết về công nghệ làm vườn
 - HS trao đổi trong các nhóm và nghiên cứu SGK ( đọc phần 1)
- Thảo luận chung cả lớp
I.Vị trí của nghề làm vườn
1. Vườn là nguồn bổ sung thực phẩm và lương thực
2. Vườn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân
3. Làm vườn là cách thích hợp nhất để đưa đất chưa sử dụng thành đất nông nghiệp
4. Vườn tạo nên môi trường
 sống trong lành cho con người 
3.Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn nước ta
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
theo em tình hình nghề làm vườn ở nước ta hiện nay như thế nào?
HS nghiên cứu SGK TL
1. Tình hình nghè làm vườn
2. Phương hướng phát triển nghề làm vườn:
- Tiếp tục đẩy mạnh cải tạo vườn
- Khuyến khích đẩy mạnh phát triển vườn đồi, vườn rừng trang trại
- áp dụng tiến bộ kỹ thuật
- Tăng cường hoạt động của hội làm vườn 
4.Hoạt động 4: Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình môn học và phương pháp học tập bộ môn
H
HĐ của GV
Nội dung
- Theo em nghề làm vườn đòi hỏi người lao động phải hiểu biết những gì và làm công việc gì?
- GV cho HS tra đổi thảo luận và ghi tóm tắt những ý chính lên bảng
- Mục tiêu môn học đã đáp ứng được những yêu cầu nêu trên chưa? còn thiế những gi? 
- Em có nhận xét gì về nội dung chương trình? 
- GV: Đây chỉ là những nội dung tối thiểu mang tính chất làm quen với nghề làm vườn. 
Tuy vậy nếu học tập tốt chúng ta có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động làm vườn mà không bị bỡ ngỡ.
-? Vậy để học tốt môn này đòi hỏi người học phải có phương pháp thích hợp
? Theo em để học tốt môn này cần chú ý những điểm gì? 
- GV giải thích trong quá trình HS thảo luận 
- HS thảo luận và TL
- HS thảo luận và TL
1. Mục tiêu
a. kiến thức (SGK)
b. Kĩ năng (SGK)
c. Thái độ (SGK)
2. Nội dung chương trình
- bài mở đầu 
- Chương I: Thiết kế vườn
- Chương II: Vườn ươm và phương pháp nhân giống
- Chương III: Kĩ thuật trồng 1 số cây điển hình trong vườn
- Chương IV: ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng và chế phẩm sinh học
- Chương V: Bảo quản chế biến sản phẩm rau, quả
- Chương VI: Tìm hiểu nghề làm vườn
- Ôn tập kiểm tra
3. Phương pháp học tập nghề làm vườn
( SGK)
5. Hoạt động 5: Tìm hiểu các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
? Trong khi làm việc ở vườn theo em cần chú ý những gì để đảm bảo an toàn lao động?
- HS thảo luận và TL
(SGK)
3.Củng cố: GV sử dụng câu hỏi cuối bài để củng cố
 Ngày soạn 4/9/2008
Tiết 2: thiết kế vườn và một số mô hình vườn
I. Mục tiêu:
 Học xong bài này HS có khả năng:
Hiểu được những yêu cầu và nội dung thiết kế vườn
Biết được một số mô hình vườn điẻn hình của nước ta.
II. Phương tiện 
 Các hình vẽ trong SGK
III. Tiến trình
Bài cũ:Trình bày tóm tắt chương trình nghề làm vườn
Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Theo em thiết kế vườn là gì?
? Muốn thiết kế vườn 1 cách hợp lý, khoa học cần nắm vững yêu cầu gì? Hãy giải thích ?
- HS nghiên cứu SGK TL
? Nội dung thiết kế vườn?
? Em hiểu thế nào là vườn cây ăn quả theo hướng nhiều tầng?
? Vùng đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm tự nhiên như thế nào?
? Với đặc điểm tự nhiên như vậy nên thiết kế vừơn như thế nào cho hợp lí?
? Vùng đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên như thế nào?
? Với đặc điểm như vậy nên thiết kế vườn như thế nào cho phù hợp?
? Vùng trung du, miền núi có đặc điểm như thế nào?
? Mô hình vườn bố trí ra sao?
? Vùng ven biển có đặc điểm gì?
I.Thiết kế vườn
1. Khái niệm
Thiết kế vườn là công việc đầu tiên cuả người làm vườn, nhằm xây dựng mô hình vườn trên cơ sở điều tra, thu thập các thông tin về nguồn tài nguyên thiên nhiên, về hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực và các yếu tố về kinh tế – xã hội của địa phương.
2. Yêu cầu:
a) Đảm bảo tính đa dạng sinh học trong vườn cây
b) Đảm bảo và tăng cường hoạt động sống của VSV trong đất
c) Sản xuất trên 1 cấu trúc nhiều tầng
3. Nội dung thiết kế
a) Thiết kế tổng quát vườn sản xuất 
Là xác định vị trí các khu vực :
 - Khu trung tâm: nhà ở và sinh hoạt
 - Khu I: cạnh khu trung tâm, có vườn cây
 - Khu II: thường bố trí cây ăn quả
 - Khu III: khu sản xuất hàng hoá chủ yếu
 - Khu IV: bố trí cây lấy gỗ
 - Khu V: khu tái sinh rừng
b) Thiết kế các khu vườn
- Đối với vườn cây ăn quả( khu II) : thiết kế khu đất lập vườn và thiết kế cây trong vườn. Đối với cây ăn quả thiết kế cây trong vườn nhằm đảm bảo hình thành các điều kiện sinh thái thích hợp và phát triển sản xuất bền vững.Trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta cần thiết kế vườn cây ăn quả theo hướng có nhiều tầng 
II. Một số mô hình vườn sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau 
Vườn sản xuất vùng đồng bằng Bắc Bộ
Đặc điểm :
- Đất hẹp, cần tận dụng diện tích, bố trí hợp lí cơ cấu cây 
- Mực nước ngầm thấp, cần có biện pháp chống hạn
- Mùa hè có nắng gắt, gió tây nóng, mùa đông lạnh ẩm,khô
b. Mô hình vườn
 Hình 1.2 SGK
Vườn sản xuất vùng đồng bằng Nam Bộ
Đặc điểm
- Đất thấp, tầng đất mặt mỏng, tầng dưới thường bị nhiễm mặn, nhiễm phèn.
- Mực nước ngầm cao, mùa mưa dễ bị ngập úng, mùa khô nắng hạn.
- Khí hậu 2 mùa rõ rệt: mùa mưa dễ bị ngập úng, mùa nắng khô hạn
b. Mô hình vườn:
 Hình 1.3 SGK
Vườn sản xuất vùng trung du, miền núi
Đặc điểm
- Diện tích đất rộng, nhưng dốc nên đất thường bị rửa trôi, nghèo chất dinh dưỡng, chua. Cần chú ý chống xói mòn và cải tạo đất.
- ít có bão nhưng rét có sương muối
- Nguồn nước tưới khó khăn
b. Mô hình vườn:
- Vườn nhà: Thường bố trí ở chân đồi, quanh nhà, đất bằng và ẩm. Trong vườn trồng các loại cây ăn quả như cam, quýt, đu đủ, chuối, vải...Vườn rau bố trí cạnh ao để tiện tưới nước.
- Vườn đồi: xây dựng trên đát thoải ít dốc, thường trồng cây ăn quả lâu năm( cam, bưởi, mơ, mận) hay cây công nghiệp như chè, cà phê.Giữa các cây này có thể trồng xen các cây ngắn ngày( đậu, cây lấy củ). Để chống xói mòn phải trồng cây theo đường đồng mức, có hệ thống mương nhỏ và bờ cản nước xen kẽ chay theo đường đồng mức.
- Vườn rừng: là loại vườn được trồng cây theo nhiều tầng, nhiều lớp và có nhiều loại cây xen nhau ở trên các loại đất có độ dốc cao.
4. Vườn sản xuất vùng ven biển
a. Đặc điểm: 
- Đất cát, thường bị nhiễm mặn và nước tưới ngấm nhanh
- Mực nước ngầm cao.
- Thường có bão, gió mạnh làm di chuyển cát.
b. Mô hình
 Hình 1.5 SGK
3. Củng cố: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các mô hình vườn
 Ngày soạn 5/9/2008
Tiết 3 : cải tạo và tu bổ vườn tạp
I. Mục tiêu:
 Học xong bài này HS có khả năng:
Biết được đặc điểm của vườn tạp
Hiểu rõ nguyên tắc và các bước cải tạo vườn tạp
Rèn luyện kỹ năng lám vườn 
II. Phương tiện 
 Tranh vẽ quy trình thực hiện cải tạo, tu bổ vườn tạp 
III. Tiến trình
Bài cũ:
Thế nào là thiết kế vườn? Yêu cầu của thiết kế vườn?
Hãy nêu đặc điểm và mô hình vườn sản xuất vùng trung du, miền núi.
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Hãy nêu hiểu biết của em về đặc điểm vườn tạp ở nước ta?
? Trước tình hình đó theo em phải làm gì?
? Trình bày nguyên tắc cải tạo vườn tạp?
? Để tiến hành cải tạo tu bổ vườn tạp cần tiến hành các bước nào? 
I. Đặc điểm của vườn tạp nước ta:
- Đa số vườn mang tính tự sản, tự tiêu là chủ yếu. Tính chất này khiến cho vườn trở nên manh mún, hạn chế việc áp dụng khoa học kĩ thuật và áp dụng các biện pháp cải tạo đất.
- Cơ cấu cây trồng trong vườn được hình thành 1 cách tuỳ tiện, tự phát. 
- Cây trồng trong vườn phân bố, sắp xếp không hợp lí gây ra sự lấn chiếm không gian của nhau, tranh chấp dinh dưỡng trong đất, kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển của cây.
- Giống cây trồng trong vườn thiếu chọn lọc, kém chất lượng, năng suất phẩm chất kém => vườn gia đình sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá => Vườn phải được cải tạo đáp ứng đòi hỏi của đất nước trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá.
II. Mục đích cải tạo vườn
- Tăng giá trị của vườn thông qua các sản phẩm sản xuất ra
- Sử dụng triệt để nguồn tài nguyên
III. Nguyên tắc cải tạo vườn.
1. Bám sát những yêu cầu của một vườn sản xuất
- Đảm bảo tính đa dạng trong vườn
- Bảo vệ đất, tăng cường kết cấu đất, thành phần các chất hữu cơ và sự hoạt động tốt của hệ sinh vật
- Vườn có nhiều tầng tán
2. Cải tạo tu bổ vườn
 Phải dựa trên cơ sở thực tế, những điều kiện cụ thể của địa phương, của người chủ vườn và chính khu vườn cần cải tạo
IV. Các bước thực hiện cải tạo, tu bổ vườn tạp
1. Xác định hiện trạng, phân loại vườn
2. Xác định mục đích cụ thể của việc cải tạo vườn
3. Điều tra, đánh giá các yếu tố có liên quan đến cải tạo vườn
 - Các yếu tố thời tiết, khí hâu, thuỷ văn
 - Thành phần cấu tạo đất, địa hình
 - Các loại cây trồng có trong vùng, tình hình sâu, bệnh hại cây trồng
 - Các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong vùng có liên quan.
 - Các tiến bộ kĩ thuật đang áp dụng ở địa phương có liên quan
 - Tình trạng đườn xá, phương tiện giao thông..
4. Lập kế hoạch cải tạo vườn
 - Vẽ sơ đồ khu vườn
 - Thiết kế khu vườn sau cải tạo.
 - Lên kế hoạch cải tạo từng phần của vườn
 - Sưu tầm các giống cây có giá trị kinh tế cao, phẩm chất tốt theo dự kiến ban đầu và phù hợp với mục tiêu đề ra 
 - cải tạo đất vườn
3. Củng cố: Gia đình em có cần cải tạo vườn không? Vì sao?
 Ngày soạn 8/9/2008
Tiết 4,5,6: thực hành: quan sát mô tả một số mô hình vườn ở địa phương
I. Mục tiêu:
- Nhận biết và so sánh được những điểm giống nhau và khác nhau của các mô hình vườn.
- Phân tích ưu, nhược điểm của từng mô hình vườn ở địa phương trên cơ sở những đièu đã học.
- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
II. Chuẩn bị
Vở ghi, bút viết
Đọc trước nội dung bài thực hành
III. Tiến trình
Hoạt động 1: GV giới thiệu quy trình các bước thực hành
Bước 1: Quan sát địa điểm lập vườn
 + Địa hình, tính chất của đất vườn
 + Diện tích khu vườn, cách bố trí các khu
 + Vẽ sơ đồ cho khu vườn
Bước 2: Quan sát ... n quả như cam, quýt.. chỉ phun 3 lần trong 1 vụ
- Pha gói chế phẩm kích thích ra hoa vào 1 lít nước ấm, khuấy đều cho tan, sau đó pha thêm 15 lít nước lã rồi đem phun cho cây hoa vào giai đoạn phân cành và ra nụ
2. Học sinh tiến hành các thao tác thực hành
GV theo dõi cách học sinh làm và hướng dẫn nếu HS còn lúng túng
3. Đánh giá kết quả
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các nội dung sau:
Sự chuẩn bị thực hành
Thực hiện các thao tác trong quy trình
Kết quả đạt được 
Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động và thời gian hoàn thành
 Ngày soạn 15/2/2009
Tiết 91,92,93: thực hành: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất làm vườn
I. Mục tiêu
- Biết được cách sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất làm vườn
- Làm được các thao tác trong việc sử dụng chế phẩm sinh học
- Làm việc cẩn thận, đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động và bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị
Chuẩn bị theo hướng dẫn SGK
III. Tiến trình
GV giới thiệu quy trình thực hành
Bón phân vi sinh cho cây
Bước 1: Tính lượng phân cần bón cho 1 cây ăn quả hay trên diện tích trồng cây theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Bước 2: Bón phân vào gốc theo hình chiếu tán cây
Bước 3: Lấp đất và tưới nước
Phun thuốc trừ sâu sinh học
Bước 1: Pha chế phẩm theo đúng nồng độ, pha thêm chất dính
Bước 2: Đổ dung dịch chế phẩm vào bình bơm thuốc để phun lên cây
HS tiến hành các thao tác thực hành
Đánh giá kết quả
HS tự đánh giá kết quả theo các nội dung sau
Sự chuẩn bị thực hành
Thực hiện các thao tác trong quy trình
Kết quả đạt được
Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động và thời gian hoàn thành
 Ngày soạn 16/2/2009
Tiết 94,95: phương pháp bảo quản , chế biến rau quả
I. Mục tiêu
- Biết được sự cần thiết, các nguyên tắc chung về bảo quản, chế biến sản phẩm rau, quả.
- Biết được nội dung các phương pháp bảo quản, chế biến rau, quả
II. Phương tiện 
Một số sản phẩm đã qua chế biến 
III. Tiến trình
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Tại sao phải tiến hành bảo quản và chế biến rau, quả?
? Nguyên nhân nào làm cho rau,quả bị hư hỏng?
? Ngoài 3 nguyên nhân nêu trên còn có nguyên nhân nào nữa hay không?
? Vậy để bảo quản rau, quả phải tuân theo nguyên tắc nào?
? Tại sao phải giữ rau.quả luôn khô ráo và không chất đống rau,quả?
? Hãy nêu một số phương pháp bảo quản, sơ chế và chế biến rau quả mà em biết?
? Hãy nêu các loại rau, quả được sử dụng để muối chua và muối mặn?
? Hãy giải thích hiện tượng váng trên mặt nước khi muối chua? Nêu cách khắc phục.
? Hãy nêu các ưu, nhược điểm của phương pháp sấy bằng phơi nắng và sấy bằng lò?
? Nêu các phương pháp chế biến, bảo quản rau quả bằng đường?
? Hãy nêu các loại quả được sử dụng để làm mứt mà em biết?
? Người ta thường làm mứt nghiền với loại quả nào? cho ví dụ?
I. Những vấn đề chung
1. Sự cần thiết phải tiến hành bảo quản, chế biến sản phẩm rau, quả
Rau,quả giàu vitamin,chất khoáng,hàm lượng đường cao, thường tiếp xúc với môi trườngchwá nhiều vi sinh vật gây hại nên dễ bị thối , hư hỏng nên muốn kéo dài thời gian sử dụng phải tiến hành bảo quản hoặc chế biến
2. Nguyên nhân gây hư hỏng sản phẩm rau, quả
a. Nguyên nhân cơ học
b. Nguyên nhân sinh hoá
c. Nguyên nhân sinh học
3. Nguyên tắc chung về bảo quản, chế biến sản phẩm rau, quả
a. Nhẹ nhàng, cẩn thận
b. Sạch sẽ
c. Khô ráo
d. Mát và lạnh
e. Muối mặn và để chua
II. Một số phương pháp bảo quản, sơ chế và chế biến rau quả
Bảo quản lạnh
Hoa quả rửa sạch lau khô cho vào túi ni long, buộc kín rồi cho vào tủ ở nhiệt độ (2-8)0C có thể giữ được vài tháng.
Muối chua
- Phương pháp dựa trên kĩ thuật lên men lăctic
- Trong kĩ thuật muỗi chua thường xảy ra một số hiện tượng cần được xử lí kịp thời:
+ Rau,quả dễ bị khú: người ta cho thêm nước cứng vào để làm cho rau cứng 
+ Rau quả có thể bị biến màu
+ Cần bảo quản trong điều kiện yếm khí để chốnga sự thiếu hụt vitamin
3. Sấy khô
- Là phương pháp nhằm làm giảm lượng nước trong sản phẩm bằng nhiệt, đảm bảo không cho vi sinh vật hoạt động
- Rau quả trước khi đưa vào sấy cần được làm sạch vỏ, cắt bỏ gốc rễ..
- Một số phương pháp:
+ Phơi nắng
+ Sấy ở lò sấy
4. Chế biến rau, quả bằng đường
a. Nước quả
Được chiết xuất từ dịch của các loại quả bằng máy cán ép. Sau đó tiến hành lọc bằng thiết bị riêng và thanh trùng trong nồi hấp . Cuối cùng đem đóng chai và bảo quản trong kho lạnh
b. Xiro quả
Chiết xuất nước quả bằng cách ngâm đường.
c. Mứt quả
Là sản phẩm được chế biến từ quả với đường, vừa phải ngâm,tẩm và cô đặc.
5. Đóng hộp
3. Củng cố
Sử dụng các câu hỏi cuối bài để củng cố
BTVN
 Ngày soạn 20/2/2009
Tiết 96,97,98: thực hành: chế biến rau, quả bằng phương pháp muối chua
I. Mục tiêu
- Làm được các thao tác trong quy trình muối chua rau, quả
- Làm việc cẩn thận, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm
II. Chuẩn bị
Chuẩn bị theo hướng dẫn SGK
III. Tiến trình
GV giới thiệu quy trình thực hành
Bước 1: Lựa chọn rau, quả
Lựa chọn rau, quả tươi, không giập nát,héo úa, sâu, bệnh
Bước 2: Dùng nước sạch rửa kĩ
Bước 3: Làm khô ráo rau,quả
Bước 4: Tiến hành muối chua
- Cho nguyên liệu vào vại hay bình để muối
+ Đối với quả: dùng muối khô rắc đều lên từng lớp quả với tỉ lệ: 0,5- 0,7kg muối/10kg quả
+ Đối với rau: dùng nước muối pha loãng theo nồng đọ 7-10% rồi đổ ngập rau
+ Dùng vỉ nén chặt rau, quả
- Đậy kín , bảo quản nơi thoáng mát
2. HS tiến hành các thao tác thực hành
Trong lúc HS đang tiến hành GV theo dõi hướng dẫn thêm
3. Đánh giá kết quả
Đánh giá theo nội dung sau:
- Sự chuẩn bị
- Thực hiện các bước 
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm
- Thái độ học tập
 Ngày soạn 21/2/2009
Tiết 99,100,101: đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề làm vườn
I. Mục tiêu:
- Biết được vai trò, vị trí của nghề làm vườn
- Biế được các đặc điểm, yeu cầu và nơi đào tạo nghề làm vườn
II. Phương tiện
III. Tiến trình
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Hãy trình bày hhiểu biết của em về vai trò, vị trí của nghề làm vườn?
? Em hãy nêu các loại cây được trồng trong vườn?
? Chúng ta lao động nhằm ục đích gì?
? Làm vườn là làm những nội dung gì? Hãy nêu hiểu biết của em về những nội dung lao động?
? hãy hoàn thành bảng 1 SGK?
? Để tiến hành được các nội dung lao động đó cần phải có những dụng cụ lao động gì?
? Người lao động tiến hành các nội dung lao động trong những điều kiện như thế nào?
? Để tiến hành nghề làm vườn người lao động cần phải đạt những yêu cầu gì? tại sao?
? Theo em nghề làm vườn trong tương lai có triiển vọng không? tại sao?
? Để đáp ứng yêu cầu nghhề làm vườn cần thực hiện tốt công việc gì?
? Nơi nào đào tạo nghề làm vườn?
? Nơi tiến hàh hoạt động nghề làm vườn?
I. Vai trò, vị trí của nghề làm vườn
Góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày, cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến, thủ công nghiệp, làm thuốc chữa bệnh. Đồng thời là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề làm vườn
Đối tượng lao động
Lá các loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao
2. Mục đích lao động
Tận dụng đất đai hợp lí, điều kiện tự nhiên, lao động để sản xuất những nông sản có giá trị kinh tế cao.
3. Nội dung lao động
- Lai tạo, giâm, chiết ghép
- Cày, bừa, đập đất
- Là cỏ, vun xới, tưới nước..
- Phòng trừ sâu bệnh
- Nhổ hái rau, quả..
- Cất giữ sản phẩm..
4. Công cụ lao động
Cuốc, xẻng, dao, kéo, sọt, xô chậu..
5. Điều kiện lao động
- Làm việc ngoài trời
- Thường phải thay đổi tư thế làm việc
- Bị tác động của nắng, mưa, gió
III. Những yêu cầu của nghề đối với người lao động
Kiến thức
Về kĩ năng
Về thái độ
Về sức khoẻ
IV. Triển vọng và nơi đào tạo, làm việc của nghề làm vườn
1. Triển vọng
- Xây dựng cải tạo theo hướng chuyên canh, xây dựng các mô hình phù hợp với từng địa phương
- Khuyến khích phát triển vườn đồi, rừng,trang trại..
- Mở rộng mạng lưói hội làm vườn
- xây dựng chính sách phù hợp,đẩy mạnh đào tạo huấn luyện cán bộ kĩ thuật
2. Nơi đào tạo
 Khoa đào tạo của trường dạy nghề, trường trung cấp, cao đẳng và đại học nông nghiệp
3. Nơi hoạt động nghề
- Trên mảnh vườn của gia đình, tập thể
- Các cơ quan của nhà nước
3. Củng cố
GV sử dụng câu hỏi cuối bài để củng cố
4. BTVN
Ôn lại các kiến thức đã học
 Ngày soạn 25/2/2009
Tiết 102,103: ôn tập
I. Mục tiêu
- Hiểu được một cách hệ thống những kiến thức đã học trong chương trình môn học
- Biết và nắm vững kiến thức trọng tâm
- Phát hiện những kiến thức còn yếu kém của HS và bổ sung kịp thời trong quá trình ôn tập
- Thực hành lại những kĩ năng thao tác còn lúng túng chưa đạt yêu cầu
II. Chuẩn bị
HS đọc kx lại mục tiêu cgương trình môn hịc
Đọc kĩ sơ đồ hệ thống kiến thức của môn học và những trọng tâm của từng chương
III. Tiến trình 
Hoạt động 1: Hệ thống các kiến thức đã học
GV nêu câu hỏi goịe ý để HS thảo luận chung cả lớp về mục tiêu của môn học
GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS hệ thống lại những kiến thức đã học qua từng chương
? Em hãy cho biết nội dung kiến thức đã học trong môn nghề làm vườn?
- HS thảo luận chung cả lớp về nọi dung này, nếu còn thiếu GV bổ sung thêm
- GV tiếp tục nêu câu hỏi: Hãy tóm tắt nọi dung đó bằng sơ đồ
- ơ nội dung này GV cho HS nghiên cứu cá nhân sau đó chỉ định 1,2 HS lên bảng trình bày
2. Hoạt động 2: Thảo luận để rút ra những trọng tâm kiến thức qua từng chương đã học
Chương I: Thiết kế vườn
? Hãy thống kê những kiến thức đã học trong chương I
? Trong những kiến thức đã học nói trên theo em đâu là kiến thức cần nhớ?	
HS thảo luận,GV ghi lên bảng theo thứ tự các ý chính, nếu còn thiếu GV bổ sung thêm
- GV chọn 1 nội dung để đi sâu phân tích
- Các chương còn lại GV cũng hướng dẫn HS ôn tập tương tự. Cụ thể là:
+ Thống kê các kiến thức đã học
+ Tìm trọng tâm của từng chương
+ Đi sâu ôn tập 1-2 bài trọng tâm của chương
ND còn lại HS tự ôn ở nhà
+ Chọn bài thực hành có nội dung khó yêu cầu hS làm tại nhà
IV. Tổng kết 
- GV nhắc lại một số kiến thức trọng tâm
- GV nhắc nhở HS ôn tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
 Ngày soạn 2/3/2009
Tiết 104,105: kiểm tra
I. Mục tiêu
- HS vận dụng những kiến thức đã học để làm bài kiểm tra
- HS có khả năng tự đánh giá được khả năng nhận thức của mình
- GV có cơ sở để đánh giá khả năng học tập của từng HS 
II. Chuẩn bị
 - Học sinh: ôn tập các kiến thức đã học
GV: chuẩn bị đề
III. Tiến trình
Đề kiểm tra lí thuyết
Câu 1:Theo em muốn thiết kế một khu vườn hợp lí, khoa học và hiệu quả, cần phải dựa vào những yêu cầu kĩ thuật nào? Tại sao?
Câu 2: Thế nào là chất điều hoà sinh trưởng? Kĩ thuật sử dụng chất điều hoà sinh trưởng?
Câu 3:Thế nào là rau sạch? điều kiện cần thiết để sản xuất rau sạch?
Đáp án
Câu 1: Yêu cầu của thiết kế vườn
Đảm bảo tính đa dạng sinh học trong vườn cây
Đảm bảo và tăng cường hoạt động sống của vi sinh vật trong đất
Sản xuất trên một cấu trúc nhiều tầng
Câu 2: 
KN chất điều hoà sinh trưởng
Kĩ thuật sử dụng chất điều hoà sih trưởng
+ nguyên tắc
+ Hình thức sử dụng
 Câu 3: 
KN rau sạch
- Điều kiện cần thiết để sản xuất rau sạch
+ Đất sạch
+ Nước tưới sạch
+ Phân bón phải qua chế biến 
+ Phòng trừ sâu hại theo quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp
Đề kiểm tra thực hành
Hãy trình bày kĩ thuật các kiểu ghép mắt
Ghép mắt cửa sổ
Ghép mắt chữ T
Ghép mắt nhỏ có gỗ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an nghe lam vuon DIU HIENCB.doc