1. Ý nghĩa
Tư thế, vận động là những động tác cơ bản thường vận dụng trong chiến đấu để nhanh chóng, bí mật đến gần mục tiêu, tìm mọi cách tiêu diệt địch.
2. Yêu cầu
Luôn quan sát địch, địa hình, địa vật và đồng đội, vận dụng các tư thế vận động phù hợp.
Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật.
MỞ ĐẦU Phải nhìn cho rộng suy cho kĩ Kiên quyết không ngừng thế tiến công (Hồ Chí Minh) NỘI DUNG CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN VẬN ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG I. Ý NGHĨA, YÊU CẦU 1. Ý nghĩa Tư thế, vận động là những động tác cơ bản thường vận dụng trong chiến đấu để nhanh chóng, bí mật đến gần mục tiêu, tìm mọi cách tiêu diệt địch. 2. Yêu cầu Luôn quan sát địch, địa hình, địa vật và đồng đội, vận dụng các tư thế vận động phù hợp. Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật. II – CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN KHI VẬN ĐỘNG 1. Động tác đi khom Đi khom thường vận dụng trong trường hợp gần địch có địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối sương mù địch khó phát hiện. - Đi khom cao khi không có chướng ngại vật + Tư thế chuẩn bị: Chân trái bước lên một bước, mũi bàn chân hơi chếc sang phải, chân phải dùng mũi bàn chân làm trụ xoay gót lên cho người nghiêng sang phải(thu nhỏ mục tiêu) hai chân chùng, trong lượng dồn đều vào hai chân, từ bụng trở lên cúi thấp, mắt quan sát địch, tay trái cầm ốp lót tay, tay phải cầm tay cầm, ngón trỏ đặt ngoài vành cò, mặt súng nghiêng sang trái, đầu nòng súng cao ngang mắt, súng ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. + Khi tiến: Chân phải bước lên đặt cả bàn chân xuống đất, mũi bàn chân chếch sang phải, hai chân vẫn chùng. Cứ như vậy hai chân bước đến vị trí đã định. - Đi khom thấp: Giống như đi khom cao, chỉ khác là hai chân chùng hơn, người cúi thấp hơn. - Đi khom khi có chướng ngại vật: Động tác cơ bản như đi khom ở địa hình bình thường, chỉ khác dây súng đeo vào vai phải, tay phải nắm ốp lót tay, cánh tay cặp chặt súng vào người, tay trái cầm cành lá ngụy trang hoặc vạch đường để tiến. Khi mang vật chất, khí tài, trang bị, động tác cơ bản như trên, chỉ khác súng đêo sau lưng, hai tay mang vật chất khí tài. Chú ý: Trường hợp thuận tay trái, động tác thực hiện ngược lại. - Khi mang súng trường, đông tác đi khom như khi mang tiểu liên, chỉ khác là tay phải cầm cổ báng súng. - Khi đi khom, người không được nhấp nhô, không ôm súng. Trong chiến đấu, động tác đi khom không có khẩu lệnh, khi tập luyện có thê sử dụng khẩu lệnh “ đi khom cao(thấp)chuẩn bị, tiến”. 2. Động tác chạy khom Thường vận dụng trong trường hợp cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác. Động tác cơ bản như đi khom, chi khác là tốc độ nhanh hơn, bước chân dài hơn. 3. Động tác bò cao Thường vận dụng ở những nơi gần địch, có địa hình, địa vật cao ngang tư thế người ngồi, nhưng chủ yếu vận dụng để vận động qua nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động như: nơi gạch ngói, sỏi, đá lởm chởm, cành khô, lá câycần dùng tay để dò mìn. - Bò cao hai chân, một tay: Vận dụng khi gần địch, sẵn sàng dùng súng hoặc một tay dò mìn, mang, ôm khí tài trang bị + Tư thế chuẩn bị: Người ngồi xổm, chân trái trước, chân phải sau, hai bàn chân hơi kiễng, trọng lượng dồn đều vào hai mũi bàn chân, dây súng đeo vào vai phải, tay phải cầm ốp lót tay, cánh tay kẹp chặt súng vào thân người. + Khi tiến: Người hơi ngả về trước, năm ngón tay trái chụm lại đưa về trước (tìm chỗ đặt chân) chống xuống đất trước mũi chân phải, rồi từ từ xòe ra đẩy nhẹ lá cây, cỏ khô về các phía, lấy đầu các ngón tay và chân trái làm trụ, chuyển dần trọng lượng thân người sang bên trái, chân phải bước lên đặt mũi bàn chân sát dưới lòng bản tay trái. Chuyển trọng lượng thân người dồn vào hai chân, tay trái đưa về trước, năm ngón tay chụm lại chống trước mũi bàn chân trái, thực hiện động tác như trên. Cứ như vậy, tay trái và hai mũi bàn chân phối hợp nhịp nhàng tiến đến vị trí xác định, mắt luôn quan sát hướng địch. - Bò cao hai chân, hai tay: Vận dụng trong trường hợp chưa cần dùng đến súng, tay không bận. Động tác cơ bản như hai chân một tay, chỉ khác là súng đeo sau lưng, khi tiến thì tay nào dò đường chân đó. Chú ý: - Khi tiến không để báng súng chạm đất, không đặt cả bàn chân. - Ở nơi có cây cỏ thấp, không có mìn, có thể tay phải cầm cành lá ngụy trang. Khi tập luyện có thể dung khẩu lệnh “bò cao hai chân một tay chuẩn bị - tiến” 4. Động tác lê Động tác lê thường vận dụng khi gần địch, cần thu hẹp mục tiêu, nơi địa hình, địa vật che khuất cao ngang tầm người ngồi, động tác cần nhẹ nhàng, thận trọng. a) Lê cao: - Tư thế chuẩn bị: Người ngồi nghiêng xuống đất, mông trái và đùi trái tiếp đất, chân trái co lên để đùi trái gần vuông góc với hướng tiến, cẳng chân gần vuông góc với đùi, chân phải duỗi thẳng tự nhiên, tay trái chống trước đùi trái, đầu hơi cúi. Tay phải cầm ốp lót tay, đặt súng trên đùi và cẳng chân, súng nằm thăng bằng trên cẳng chân trái, hộp tiếp đạn quay ra ngoài, nòng súng hơi chếch sang trái hoặc có thể đặt súng trên hông phải. - Khi tiến: Chân phải co lên, đặt sát bàn chân vào bàn chân trái, tay trái chống về trước một cánh tay, bàn tay hơi chếch sang phải, dùng sức của chân phải và tay trái nâng thân người lên khỏi mặt địa hình và đẩy người về trước. khi chân phải duỗi thẳng tự nhiên thì đặt đùi và cẳng chân trái xuống. cứ như vậy chân phải tay trái phối hợp đảy người tiến đến vị trí sác định, mắt luôn quan sát hướng địch. b) Lê thấp: Động tác cơ bản như lê cao, chỉ khác là khi tiến đặt cả cẳng tay trái xuống đất, bàn tay quay sang phải, đàu cúi thấp hơn. - Khi mang vật chất khí tài: động tác cơ bản như trên, chỉ khác là súng đeo sau lưng, để vật chất lên cẳng chân, hoặc tay kẹp vật chất đặt lên xườn để tiến. Chú ý: - Trường hợp thuận tay trái thì làm động tác ngược lại. - Không để súng chạm đất. Khi luyện tập có thể dùng khẩu lệnh “lê thấp (cao) chuẩn bị - tiến” 5. Động tác trườn Vận dụng ở nơi gần địch, để dò, gỡ mìn, chui qua hàng rao của địch, hoặc khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất cao ngang tầm người nằm. a) Trườn ở địa hình bằng phẳng: - Tư thế chuẩn bị: Người nằm sấp, súng đặt bên phải dọc theo thân người, cách thân người 25 – 30cm đầu nòng súng hướng về phía trước và cao ngang tầm đầu, hộp tiếp đạn quay ra ngoài. Hai tay gập, khuỷu tay rộng hơn vai, hai bàn tay và hai cẳng tay úp xuống đất sát vào nhau và đặt dưới cằm hoặc hơi chếch về trước. hai chân duỗi thẳng, hai mũi bàn chân chống xuống đất, hai bàn chân khép lại tự nhiên. - Khi tiến: Hai tay đưa về phía trước khoảng 10 – 15cm, hai mũi bàn chân co về trước, dùng sức của hai tay và hai mũi bàn chân nâng người lên và đẩy, người về trước, bụng và ngực lướt trên mặt đất, đầu cúi xuống, cằm gần sát địa hình. Cứ như vậy, phối hợp hai chân hai tay để tiến. tiến được 2 đến 3 nhịp, tay phải cầm ốp lót tay đưa súng về trước đặt nhẹ xuống địa hình, rối tiếp tục tiến. b) Trườn ở địa hình mấp mô. Động tác cơ bản giống như trườn ở địa hình bằng phẳng, chỉ khác: hai tay co, khuỷu tay khép sát sườn, hai bàn tay chống sát nách, nâng người cao hơn để tiến. Khi mang vật chất, khí tài, trang bị: Động tác cơ bản như trên, chỉ khác là súng đeo sau lưng, vật chất để bên phải thân người. khi lấy vật chất, người nghiêng sang trái, chân phải co lên, hai tay đưa vật chất về trước, rồi tiếp tục tiến. Chú ý: - Không để súng chạm vào các vật sung quanh. - Không đưa súng qua đầu. Khi tập luyện có thể dụng khẩu lệnh “trườn chuẩn bị - tiến” 6. Động tác vọt tiến Thường vận dụng khi vượt qua địa hình trống trải, khi địch tạm ngưng hỏa lực. vọt tiến thực hiện ở tất cả các động tác đứng, quỳ, nằm - Động tác vọt tiến ở tư thế cao: khi đang đi, đứng, quỳ, ngồi tay phải sách súng, nếu có trang bị khác thì đeo súng vào sau lưng, hai tay ôm trang bị. người hơi cúi về trước, dùng sức của hai chân bật người về trước chạy nhanh. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu. - Động tác vọt tiến ở tư thế thấp: Khi đang nằm, bò, trườn người hơi nghiêng về bên trái, chân trái co lên đùi cao ngang thắt lưng, chân phải duỗi thẳng tự nhiên, tay phải chuyển súng hoặc trang bị dọc theo người đặt ngang bên hông, dùng sức của tay trái và hai chân nâng và đẩy người bật dậy, chân phải bước lên vụt chạy. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu. - Động tác vọt tiến vận dụng: Tay phải cầm ốp lót tay, đặt súng sang bên phải, hai tay chống xuống trước ngực, dùng lực của hai tay, hai chân nâng người lên, chân phải bước về trước thành tư thế chạy nhanh. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu. Chú ý: Trước khi vọt tiến nếu địch đang theo dõi thì phải di chuyển vị trí sang trái hoặc phải rồi mới vọt tiến. Khi luyện tập có thể dùng khẩu lệnh “vọt tiến” KẾT LUẬN Qua bài học các em hiểu được ý nghĩa, tác dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cá nhân. Làm được các tư thế, động tác vận động trong chiến đấu. Bước đầu biết vận dụng phù hợp các tư thế động tác với địa hình, địa vật và các tình huống thực tế. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU Câu1: Nêu ý nghĩa, yêu cầu các tư thế, động tác vận động cơ bản trong chiến đấu. Câu 2: Tại sao phải luôn quan sát địch, địa hình và đồng đội khi vận động? Câu 3: Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện các động tác đi khom, chạy khom, bò cao, lê, trườn, vọt tiến. Câu 4: Tại sao khi đi khom, chạy khom khi tiens không được nhấp nhô? Câu 5: Tại sao khi trườn không được đưa sung lên quá đầu? Ngày 20 tháng 8 năm 2017 GIÁO VIÊN Nguyễn Ngọc Anh Ý ĐỊNH LUYỆN TẬP TỪNG NỘI DUNG Nội dung Thời gian Tổ chức Phương pháp Địa điểm Vật chất Ký, tín hiệu Giáo viên Học sinh - Động tác đi khom, chạy khom. - Động tác bò, lê - Động tác trườn, vọt tiến. - Luyện tập tổng hợp, hội thao Tiết 1 (20 phút) Tiết 2 (20 phút) Tiết 3 (20 phút) Tiết 4-6 (45 phút) - Chia lớp thành 2-4 nhóm, chỉ định người chỉ huy và duy trì luyện tập. - Luyện tập tổng hợp: các nhóm luyện tập 2-3 động tác, khi có hiệu lệnh của giáo viên, các nhóm xoay vòng đổi tập - Lớp có ít học sinh, tổ chức thành một bộ phận, giáo viên trực tiếp duy trì. - Phổ biến kế hoạch luyện tập: nội dung luyện tập, thời gian luyện tập, tổ chức và phương pháp luyện tâp, vị trí luyện tập, kí tín hiệu, người phụ trách. - Giáo viên duy trì lớp có ít học sinh: gọi lần lượt từng tổ lên tập hợp thành hàng ngang, giáo viên trực tiếp hô cho tổ tập. - Luyện tập tổng hợp: giáo viên bố trí bãi tập cắm cọc, căng dây có chiều cao thấp dần phù hợp với từng tư thế vận động, khoảng cách mỗi cọc cách nhau khoảng 5 m. Từng nhóm (tổ) theo hiệu lệnh lên thực hiện động tác. - Giáo viên quan sát sửa tập cho học sinh, sai đâu sửa đấy, sai nhiều tập trung đội hình để sửa tập Tổ trưởng duy trì luyện tập (lớp chia thành nhiều nhóm): Tổ trưởng tập hợp tổ thành hàng ngang, dãn cách; người chỉ huy hô khẩu lệnh, người tập thực hiện động tác theo khẩu lệnh; người chỉ huy quan sát sửa tập cho từng cá nhân -Cá nhân luyện tập theo 3 bước (tự nghiên cứu, tập chậm, tập hoàn thiện động tác) Sân tập nhà trường Trang phục: mũ, áo, giầy, thắt lưng, gậy tre... - Một hồi còi dài, kết hợp với khẩu lệnh “Bắt đầu tập” - Hai hồi coi dài, kết hợp với khẩu lệnh “Dừng tập” - Ba hồi còi dài, kết hợp vơi khẩu lệnh “Thôi tập. Về vị trí tập trung” KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI PHÊ DUYỆT Ngày tháng năm 2017 HIỆU TRƯỞNG Lê Đức Dục Môn học: Giáo dục quốc phòng Bài: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường Đối tượng: Học sinh Khối 12 Năm học: 2017 – 2018 Phần I Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU A. MỤC ĐÍCH Giúp người học hiểu được ý nghĩa, tác dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường của cá nhân. B. YÊU CẦU Thực hành được các tư thế, động tác vận động trong chiến đấu. Bước đầu biết vận dụng các tư thế, động tác phù hợp với địa hình, địa vật và các tình huống. Xây dựng ý thức, thái độ nghiêm túc trong học tập. Không ngại khó khăn ngại bẩn. II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM A. NỘI DUNG Bài gồm có hai nội dung: I. Ý nghĩa, yêu cầu. II. Các tư thế, động tác cơ bản khi vận động. B. TRỌNG TÂM II. Các tư thế, động tác cơ bản khi vận động. III. THỜI GIAN Tổng số: 06 tiết Phân bố thời gian: Tiết 1: Ý nghĩa, yêu cầu Động tác đi khom, chạy khom Luyện tập Tiết 2: Động tác bò, lê. Luyện tập Tiết 3: Động tác trườn, vọt tiến. Luyện tập. Tiết 4: Luyện tập tổng hợp Tiết 5: Luyện tập tổng hợp Tiết 6: Luyện tập tổng hợp Hội thao IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP A. TỔ CHỨC Lấy lớp học để giảng dạy. - Đội hình lên lớp tập trung theo đơn vị lớp ( trung đội). - Đội hình luyện tập theo tổ, tiểu đội. - Đội hình hội thao theo tiểu đội. B. PHƯƠNG PHÁP 1. Giáo viên: Sử dụng phương pháp thuyết trình giảng giải, kết hợp giáo cụ trực quan. - Giảng động tác theo 6 bước (nêu tên động tác, trường hợp vận dụng, nêu tình huống, hướng dẫn động tác, luyện tập, nhận xét) - Giới thiệu động tác theo 3 bước: B1: Làm nhanh (để học sinh khái quát, nhận biết động tác). B2: Làm chậm có phân tích từng cử động (để học sinh hiểu được động tác) B3: Làm tổng hợp (để học sinh nắm chắc động tác). 2. Học sinh: Nghe kết hợp quan sát để nắm nội dung từng người trong đội hình tổ để luyện tập theo 3 bước: B1: Từng người tự nghiên cứu B2: Từng nhóm (tổ) luyện tập. B3: Từng phân đội luyện tập. V. ĐỊA ĐIỂM Sân tập nhà trường. VI. VẬT CHẤT A. GIÁO VIÊN Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu bài 6 SGK. - Bồi dưỡng cán bộ phụ trách về phương pháp duy trì luyện tập. Chuẩn bị phương tiện dạy học: - Giáo án, tài liệu. - Súng tiểu lien AK (CKC), bia số 4, số 7, cờ địch, cờ chỉ huy, còi - Bãi tập. B. HỌC SINH Chuẩn bị nội dung: - Đọc trước bài 6 SGK. - Chuẩn bị trang phục, các loại vật chất theo quy định. Phần II THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI (5-7 phút) 1. Xác định vị trí, tập hợp, kiểm tra sĩ số, vũ khí, trang bị, vật chất, trang phục, quy định để vật chất. 2. Chỉnh đốn hàng ngũ. 3. Phổ biến các quy định về kỉ luật, vệ sinh, các kí hiệu, tín hiệu luyện tập. 4. Phổ biến ý định giảng bài (tên bài, mục tiêu, nội dung, trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp, tài liệu) (Từ buổi học thứ hai: chọn vị trí, tập hợp, kiểm tra sĩ số, vũ khí, trang bị, trang phục, vật chất, chỉnh đốn hàng ngũ; kiểm tra bài cũ, nêu nội dung và thời gian của buổi học) TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI Thứ tự, nội dung Thời gian Phương pháp Vật chất Giáo viên Học sinh I. Ý nghĩa, yêu cầu Ý nghĩa Yêu cầu II. Các tư thế, động tác cơ bản khi vận động Động tác đi khom Động tác chạy khom Động tác bò cao Động tác lê Động tác trườn Động tác vọt tiến Tiết 1 5 phút 5 phút 5 phút Tiết 2 5-7 phút 5-7 phút Tiết 3 5-7 phút 5-7 phút Tiết 4-6 Luyện tập tổng hợp, hội thao -Sử dụng phương pháp thuyết trình giảng giải, kết hợp giáo cụ trực quan. -Giảng động tác theo 6 bước (nêu tên động tác, trường hợp vận dụng, nêu tình huống, hướng dẫn động tác, luyện tập, nhận xét) -Làm mẫu động tác theo 3 bước ( làm nhanh, làm chậm phân tích từng cử động, làm tổng hợp) - Nghe kết hợp quan sát để nắm nội dung. - Từng người trong đội hình tổ để luyện tập theo 3 bước (tự nghiên cứu, tập chậm, tập hoàn thiện động tác) - Giáo án, sổ điểm, SGK GDQP-AN12, tài liệu liên quan - SGK GDQP-AN 12, vở ghi, bút III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI( 3-5 phút) Hệ thống, tóm tắt nội dung chính của bài, giải đáp thắc mắc; giới thiệu tài liệu tham khảo; hướng dẫn nghiên cứu; nhận xét buổi học.
Tài liệu đính kèm: