Giáo án lớp 12 ban khoa học xã hội môn Toán Hình học

Giáo án lớp 12 ban khoa học xã hội môn Toán Hình học

Tuần 1 :

 Chương1 : PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG

Mục tiêu:

 1 - Thông qua các phép dời hình cụ thể như phép tịnh tiến, phép đối xứng qua một mặt phẳng, phép đối xứng tâm, phép quay quanh một trục, , làm cho học sinh nắm được định nghĩa phép dời hình trong không gian, những tính chất cơ bản của nó, từ dó hình dung được thế nào là hai hình bằng nhau trong không gian.

 2 - Thông qua các phép đồng dạng cụ thể như phép vị tự, tích của phép vị tự và một phép dời hình , làm cho học sinh nắm được định nghĩa phép đồng dạng trong không gian, những tính chất cơ bản của nó, từ đó hình dung được thế nào là hai hình đồng dạng trong không gian.

Nội dung và mức độ:

 1 - Giới thiệu các phép dời hình cụ thể trong không gian tương tự như các phép biến hình đã biết trong mặt phẳng như phép tịnh tiến, phép đối xứng qua mặt phẳng, phép đối xứng qua tâm, phép quay quanh một trục, những tính chất chung và riêng của chúng.

 - Định nghĩa hình có mặt phẳng đối xứng, có trục đối xứng, có tâm đối xứng.

 

doc 40 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 12 ban khoa học xã hội môn Toán Hình học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 12 ban khoa học xã hội
Môn Toán giải tích
__________________&___________________
Tuần 1 : 
 Chương1 : Phép dời hình và phép đồng dạng 
Mục tiêu: 
 1 - Thông qua các phép dời hình cụ thể như phép tịnh tiến, phép đối xứng qua một mặt phẳng, phép đối xứng tâm, phép quay quanh một trục, , làm cho học sinh nắm được định nghĩa phép dời hình trong không gian, những tính chất cơ bản của nó, từ dó hình dung được thế nào là hai hình bằng nhau trong không gian.
 2 - Thông qua các phép đồng dạng cụ thể như phép vị tự, tích của phép vị tự và một phép dời hình , làm cho học sinh nắm được định nghĩa phép đồng dạng trong không gian, những tính chất cơ bản của nó, từ đó hình dung được thế nào là hai hình đồng dạng trong không gian.
Nội dung và mức độ:
 1 - Giới thiệu các phép dời hình cụ thể trong không gian tương tự như các phép biến hình đã biết trong mặt phẳng như phép tịnh tiến, phép đối xứng qua mặt phẳng, phép đối xứng qua tâm, phép quay quanh một trục, những tính chất chung và riêng của chúng.
 - Định nghĩa hình có mặt phẳng đối xứng, có trục đối xứng, có tâm đối xứng.
 - Khái niệm về phép dời hình trong không gian.
 - Định nghĩa hai hình bằng nhau.
Nắm được định nghĩa, các tính chất của phép dời hình: Phép tịnh tiến, phép đối xứng qua một mặt phẳng, đối xừng tâm, phép quay quanh một trục  Biết cách tìm ảnh của các hình đơn giản qua phép dời hình. Biết cách nhận biết được các phép dời hình, hình có mặt phẳng đối xứng, có trục đối xứng, có tâm đối xứng.
 2 - Giới thiệu về phép vị tự trong không gian và một số tính chất của nó. 
 - Khái niệm về phép đồng dạng trong không gian.
 - Định nghĩa hai hình đồng dạng trong không gian.
Chủ yếu chỉ xét các phép đồng dạng, vị tự trên các hình đơn giản. Hiểu được thế nào là phép đồng dạng và hai hình đồng dạng trong không gian. Biết cách tìm ảnh của những hình đơn giản qua phép đồng dạng cụ thể. Biết cách nhận biết được các phép đồng dạng cụ thể khi biết một số ảnh và tạo ảnh của nó.
Tiết 1: Đ1. Phép tịnh tiến, phép đối xứng 
 và phép quay trong không gian (Tiết 1)
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
 - Nắm được định nghĩa, tính chất của các phép tịnh tiến, phép đối xứng và phép quay trong không gian.
 - Nhận biết được các phép tịnh tiến, đối xứng và phép quay. 
 - Bước đầu vận dụng được vào bài tập.
 B - Nội dung và mức độ:
 - Định nghĩa và tính chất của phép tịnh tiến, phép đối xứng, phép quay.
 - Bước đầu tìm được ảnh khi biết tạo ảnh và tìm tạo ảnh khi biết ảnh.
 - Liên hệ được với thực tiễn và với các khối hình học quen thuộc.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ phép dời hình
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
I - Phép tịnh tiến.
Hoạt động 1:
 Nhắc lại định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ trong mặt phẳng.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nêu được định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ trong mặt phẳng.
- Đọc và nghiên cứu cứu định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ trong không gian.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Phát vấn:
Nêu định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ trong mặt phẳng.
- Đọc và nghiên cứu định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ trong không gian. Có so sánh gì với định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ trong mặt phẳng ?
Hoạt động 2:
 Chứng minh nhận xét M’ = T(M) Û M = T(M’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Thực hiện giải toán:
M’ = T(M) Û 
 Û Û M = T(M’)
- Gọi một học sinh thực hiện giải bài tập.
- Củng cố định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ trong không gian.
Hoạt động 3:
 Đọc và nghiên cứu các nhận xét b, c trang 5, 6 (SGK)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc, nghiên cứu các nhận xét b, c trang 5. 6 của SGK.
- Trả lời câu hỉ của giáo viên.
- Giao nhiệm vụ đọc các nhận xét b, c của SGK.
- Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh.
Hoạt động 4:
 Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. 
Tìm ảnh của điểm Aqua phép tịnh tiến theo véctơ .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Vẽ hình biểu diễn:
- T(A) = D’
- Gọi một học sinh xác định ảnh của điểm A qua phép tịnh tiến theo véctơ .
- Hỏi thêm: 
- Tìm ảnh của ABCD qua phép tịnh tiến theo véctơ .
II - Phép đối xứng qua mặt phẳng.
Hoạt động 5:
 Đọc và nghiên cứu phần định nghĩa và nhận xét trang 6. 7 (SGK)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc, nghiên cứu định nghĩa và nhận xét của phép đối xứng qua mặt phẳng.
- Chứng minh nhận xét a) 
M’ = Đ(P)(M) Û M = Đ(P)(M’)
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu phần định nghĩa và nhận xét của phép đối xứng qua mặt phẳng.
- Phát vấn kiểm tra sự dọc hiểu của học sinh.
III - Phép đối xứng tâm.
Hoạt động 6:
 Nhắc lại định nghĩa về phép đối xứng tâm I trong mặt phẳng.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nêu được định nghĩa về phép đối xứng tâm I trong mặt phẳng.
- Đọc và nghiên cứu cứu định nghĩa về phép đối xứng tâm I trong không gian.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Phát vấn:
Nêu định nghĩa về phép đối xứng tâm I trong mặt phẳng.
- Đọc và nghiên cứu định nghĩa về phép đối xứng tâm I trong không gian. Có so sánh gì với định nghĩa về phép đối xứng tâm I trong mặt phẳng 
Hoạt động 7:
 Đọc và nghiên cứu các nhận xét a, b, c trang 7, 8 (SGK). Chứng minh nhận xét b)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc, nghiên cứu định nghĩa và nhận xét của phép đối xứng tâm I trong không gian.
- Chứng minh nhận xét b) 
Nếu M’ = f(M), N’ = f(N) thì 
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu phần nhận xét của phép đối xứng tâm I trong không gian.
- Phát vấn kiểm tra sự dọc hiểu của học sinh.
IV - Khái niệm về phép quay quanh một trục.
Hoạt động 8: Dùng mô hình của phép quay quanh một trục.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Quan sát mô hình và nhận xét được điểm M’ được tạo ra theo quy tắc quay điểm M quanh trục d với góc quay a.
- Dùng mô hình mô phỏng sự quay của một điểm quanh một trục.
- Thuyết trình về phép quay quanh một trục d với góc quay a.
V - Tính chất.
Hoạt động 9:
Chứng minh định lí:
 Trong không gian, phép tịnh tiến, phép đối xứng qua một mặt phẳng, phép đối xứng qua tâm và phép quay quanh một trục là những phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc và nghiên cứu phần chứng minh của định lý và nội dung phần hệ quả (trang 10 - 11 - SGK)
- Hướng dẫn học sinh đọc phần chứng minh của SGK.
- Hướng dẫn học sinh đọc phần hệ quả (trang 11 - SGK)
VI -Hình có mặt phẳng đối xứng, có trục đối xứng, có tâm đối xứng.
Hoạt động 10:
 Đọc và nghiên cứu phần định nghĩa trang 11 và nêu ví dụ về hình có mặt phẳng đối xứng. Hình có trục đối xứng. Hình có tâm đối xứng.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc và nghiên cứu phần định nghĩa trang 11.
- Nêu ví dụ về hình có mặt phẳng đối xứng. Hình có trục đối xứng. Hình có tâm đối xứng.
- Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh
Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5 trang 13 (SGK)
Tuần 2 : 
Tiết 2: Phép tịnh tiến, phép đối xứng 
 và phép quay trong không gian (Tiết 2)
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức cơ bản về phép tịnh tiến, phép đối xứng và phép quay.
- Luyện kĩ năng giải toán.
 B - Nội dung và mức độ:
- Chữa bài tập cho ở tiết 1. Luyện kĩ năng giải toán.
- Có kĩ năng thành thạo tìm ảnh và tìm tạo ảnh.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ phép dời hình
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
 Chữa bài tập 1 trang 13 - SGK.
Gọi A’, B’, C’ theo thứ tự là ảnh của A, B, C qua phép tịnh tiến theo véctơ . Chứng minh rằng nấu A, B, C thẳng hàng và B nằm giữa A và C thì A’, B’, C’ cũng thẳng hàng và B’ cũng nằm giữa A’ và C’.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
B nằm giữa A, C ị và k > 1 
 ị với k > 1
Suy ra A’, B’, C’ thẳng hàng và B’ nằm giữa A’và B’.
- Củng cố định nghĩa và tính chất cơ bản nêu dưới dạng nhận xét của SGK.
- Đặt vấn đề: 
 AC = A’C’, AB = A’B’ ? 
 Hoạt động 2:
 Chữa bài tập 2 trang 13 - SGK.
Gọi d’, (P’) theo thứ tự là ảnh của đường thẳng d và mặt phẳng (P) qua phép tịnh tiến theo vectơ . Chứng minh rằng d song song hoặc trùng với d’, (P) song song hoặc trùng với (P’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Lấy 3 điểm không thẳng hàng O, A, B thuộc (P) và gọi O’, A’, B’ theo thứ tự là ảnh của chúng qua .
Theo bài tập 1, suy ra O’, A’, B’ không thẳng hàng nên suy ra : (P) đ (P’) º (O’A’B’). Mặt khác ta có: và nên (P) song song hoặc trùng với (P’).
- Củng cố định nghĩa và tính chất cơ bản nêu dưới dạng nhận xét của SGK.
- Đặt vấn đề: 
: ABC đ A’B’C’
 (O,R) đ (O’R’) ?
ảnh của tứ diện ABCD qua ?
Hoạt động 3:
 Chữa bài tập 4 trang 13 - SGK.
Cho hình lập phương ABCD. A’B’C’D’.
 a) Tìm phép đối xứng qua mặt phẳng biến A, A’, B, D’ theo thứ tự thành A, D, B, D’.
 b) Tìm phép đối xứng qua mặt phẳng biến A, A’,B, D’ theo thứ tự thành A, D, B, D’.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
a) Phép đối xứng phải tìm biến 3 điểm không thẳng hàng A, B, D’ thành chính nó nên mặt phẳng đối xứng của phép đối xứng là (ABD’). Vậy mặt phẳng đối xứng của phép đối xứng phải tìm là (ABC’D’).
b) Phép đối xứng qua mặt phẳng (BDB’D’).
- Củng cố định nghĩa và tính chất cơ bản nêu dưới dạng nhận xét của SGK.
Hoạt động 4:
 Chữa bài tập 7 trang 13 - SGK.
Cho hình lập phương ABCD. A’B’C’D’. Tìm ảnh của các cạnh AC, AB qua phép quay góc 1200 quanh trục B’D, hướng dương của trục là hướng từ B’ tới D.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Chứng minh được AC ^ (BB’D) ị B’D ^ AC
Tương tự B’D ^ CD’ ị B’D ^ (ACD’).
- Gọi I = B’D ầ (ACD’), chứng minh được I là tâm của của tam giác đều AD’C.
- Suy ra được phép quay đã cho biến A thành C, biến C thành D’. Do đó ảnh của AC là CD’. Làm tương tự, ta có phép quay đó biến B thành C’. Do đó ảnh của AB là CC’.
- Củng cố định nghĩa và tính chất cơ bản, định lí nêu dưới dạng nhận xét của SGK.
- Cho học sinh tìm ảnh của CD, DA, A’D’, C’D’ qua phép quay đã cho trong đề bài.
Hoạt động 5: (Củng cố)
 Hệ thống định nghĩa, tính chất cơ bản của phép tịnh tiến, phép đối xứng, phép quay.
Bài tập về nhà: 
 Chọn trong sách bài tập phần: Các bài toán áp dụng và ôn tập trang 8.
Tuần 3 : 
Tiết 3: Đ2 - Khái niệm về phép dời hình trong không gian (Tiết 1) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
- Nắm được định nghĩa và tính chất cơ bản của phép dời hình.
- Hiểu được thế nào là hai hình bằng nhau trong không gian.
- Bước đầu vận dụng được vào bài tập.
 B - Nội dung và mức độ:
- Định nghĩa và tính chất.
- Định nghĩa và phép chứng minh hai hình bằng nhau.
- Luyện kĩ năng giải toán.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ phép dời hình
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
I - Định nghĩa phép dời hình.
 1 - Định nghĩa:
Hoạt động 1:
 Nêu định nghĩa phép dời hình trong mặt phẳng. Đọc và nghiên cứu định nghĩa phép dời hình trong không gian. (Nêu được sự giống nhau qua 2 định nghĩa)
Hoạt động ...  diện đều là các đỉnh của một hình tứ diện đều.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nối AB1 thì do B1 là tâm của ACD đều nên I là trung điểm của CD. Lại do A1 là tâm của BCD đều nên B, A1, I thẳng hàng.
- Ta có ị A1B1 // AB và suy ra được:
 ị A1B1 = . Chứng minh tương tự cho các cạnh còn lại của tứ diện A1B1C1D1 đều bằng .
- Định hướng: Chứng minh các cạnh A1B1, B1C1, C1D1, D1A1 bằng nhau và bằng với a là cạnh của tứ diện đều ABCD đã cho.
- Củng cố khái niệm đa diện đều.
 1 - Khái niệm về thẻ tích của khối đa diện.
Hoạt động 1: Giáo viên thuyết trình về khái niệm về thể tích của khối đa diện và đưa ra định lí về thể tích của khối hình hộp chữ nhật.
 2 - Thể tích của khối lăng trụ.
 3 - Thể tích của khối chóp và khối chóp cụt.
Hoạt động 2:
 Nêu các công thức thể tích của khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nêu công thức.
- Ghi chú được các đại lượng hình học có trong công thức.
- Gọi học sinh phát biểu công thức.
- Củng cố các công thức thể tích về hình lăng trụ, hình chóp và hình chóp cụt.
Hoạt động 3:
Giả bài toán: Tính thể tích của kim tự tháp Kê - ốp có dạng là hình chóp tứ giác đều cao 147m, cạnh đáy dài 230 m.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tinh được diện tích đáy B = 2302 = 52900 (m2)
- Tính được :
 V = Bh = ´ 52900 ´ 147 = 2592100 m3
- Gọi học sinh thực hịên giải toán.
- Củng cố công thức tính thể tích của khối chóp.
Hoạt động 4:
Giải bài toán: Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của các cạnh AA’ và BB’. CE cắt C’A’ tại điểm E’. CF cắt C’B’ tại điểm F’. Gọi V là thể tích của khối lăng trụ ABC.A’B’C’.
 a) Tính thể tích của khối hình chóp C.ABFE theo V.
 b) Tính tỷ số thể tích giữa khối lăng trụ ABC.A’B’C’ và khối chóp C.C’E’F’.
Bài tập về nhà:
1, 2, 3, 4, 5 - trang 27 - SGK.
Tuần 12 : 
Tiết 13: Thể tích của khối đa diện. (Tiết 2) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
- Có kĩ năng thành thạo giải toán về thể tích.
- Củng cố kiến thức cơ bản về thể tích.
 B - Nội dung và mức độ:
- Tính thể tích của các khối hình học quen thuộc.
- Chữa bài tập cho ở tiết 12 - 13.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ về khối đa diện.
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
Tiết 14: Thể tích của khối đa diện. (Tiết 3) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
- Có kĩ năng thành thạo giải toán về thể tích.
- Củng cố kiến thức cơ bản về thể tích.
 B - Nội dung và mức độ:
- Tính thể tích của các khối hình học quen thuộc.
- Chữa bài tập cho ở tiết 12 - 13.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ về khối đa diện.
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
Tuần 13 : 
Tiết 15: Ôn Tập. (Tiết 1) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
 - Hệ thống hoá được khái niệm về hình đa diện, khối đa diện. Phân chia lắp ghép được khối đa diện.
 - Luyện kĩ năng giải toán, kĩ năng biểu đạt.
 B - Nội dung và mức độ:
 - Ôn tập về hình đa diện, khối đa diện.
 - Luyện kĩ năng giải toán về khối đa diện: Khái niệm, sự phân chia, lắp ghép khối đa diện.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa 
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
Tiết 16: Ôn Tập. (Tiết 2) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
 - Hệ thống hoá được khái niệm về thể tích, công thức tính thể tích của một số khối đa diện đơn giản.
 - Luyện kĩ năng tính thể tích của khối đa diện.
 B - Nội dung và mức độ:
 - Bài tập về tính thể tích của khối đa diện. áp dụng được sự phân chia, lắp ghép để tính thể tích của khối đa diện.
 - Luyện kĩ năng giải toán, kĩ năng biểu đạt.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa 
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
Tuần 14 : 
Tiết 17: Bài Kiểm tra viết cho chương I và II 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
 - Kiểm tra về khả năng tính thể tích của khối đa diện của học sinh.
 - Có kỹ năng vẽ hình, trình bày lời giải tốt.
 B - Nội dung và mức độ:
 - Bài toán về tính thể tích của khối đa diện ( có sử dụng sự phân chia, lắp ghép khối đa diện)
 - áp dụng định lí Ơle ở dạng đơn giản.
Đề bài:
Chương 3: Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón. 
A -Mục tiêu: 
 B - Nội dung và mức độ:
Tiết 18: Đ1 - Khái niệm về mặt tròn xoay. (Tiết 1) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
 - Nắm được sự tạo thành khối tròn xoay và các yếu tố của mặt tròn xoay như đường sinh, trục của mặt tròn xoay.
 - Hiểu được mặt nón tròn xoay được tạo thành như thể nào và các yếu tố có liên quan như góc ở đỉnh, trục, đường sinh. Phân biệt được các khái niệm: Mặt nón tròn xoay, hình nón tròn xoay và khối tròn xoay. Biết xác định giao tuyến của mặt nón tròn xoay với mặt phẳng.
 B - Nội dung và mức độ:
 - Sự tạo thành mặt tròn xoay.
 - Mặt nón tròn xoay.
 - Giao tuyến của mặt nón tròn xoay và mặt phẳng.
 - Mặt nón tròn xoay và khối nón tròn xoay.
 - Luyện kĩ năng vẽ hình biểu diễn của mặt nón tròn xoay, hình nón tròn xoay.
 - Bài tập về xác định các yếu tố: Góc ở đỉnh, đường sinh, bán kính đáy...
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ về khối tròn xoay.
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
Tuần 15 : 
Tiết 19: Khái niệm về mặt tròn xoay. (Tiết 2) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
 - Nắm được công thức tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay và bước đầu áp dụng được vào bài tập.
 - Nắm được định nghĩa mặt trụ tròn xoay và các yếu tố có liên quan như trục, đường sinh. Nắm được tính chất của mặt trụ tròn xoay đồng thời phân biệt được các khái niệm: Mặt trụ tròn xoay, hình trụ tròn xoay, khối trụ tròn xoay. Biết tính diện tích xung quanh của hình trụ.
 B - Nội dung và mức độ:
 - Diện tích xung quanh của hình nón và bài tập.
 - Mặt trụ tròn xoay: Định nghĩa và tính chất. Hình trụ tròn xoay và khối trụ tròn xoay.
 - Công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ tròn xoay và bài tập.
 - Luyện kĩ năng vẽ hình biểu diễn của mặt trụ tròn xoay, hình trụ tròn xoay.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ về khối tròn xoay.
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
Tiết 20: Khái niệm về mặt tròn xoay. (Tiết 3) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
 - Có kĩ năng thành thạo giải toán về mặt tròn xoay, hình tròn xoay, hình tròn xoay.
- Có kĩ năng thành thạo giải toán về xác định các yếu tố, tính diện tích xung quanh của các hình nón, trụ tròn xoay.
B - Nội dung và mức độ:
 - Chữa bài tập ra ở tiết 18, 19.
 - Luyện kĩ năng vẽ hình, kĩ năng trình bày lời giải, kĩ năng biểu đạt.
 - Bài tập chọn ở trang 51.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ về khối tròn xoay.
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
Tuần 16 : 
Tiết 21: Đ2 - Mặt Cầu (Tiết 1) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
 - Nắm được định nghĩa mặt cầu theo quan điểm quỹ tích và quan điểm mặt tròn xoay.
 - Nắm được khái niệm tâm, bán kính, dây cung, đường kính, điểm trong, điểm ngoài của mặt cầu. Phân biệt được khái niệm mặt cầu và hình cầu. Biết các biểu diễn mặt cầu bằng phép chiếu vuông góc cùng với các đường kinh tuyến, vĩ tuyến của mặt cầu đó.
 B - Nội dung và mức độ:
 - Mặt cầu: Định nghĩa , sự xác định, tâm, bán kính, dây cung, đường kính củamặt cầu.
 - Điểm trong và điểm ngoài mặt cầu.
 - Biểu diễn mặt cầu
 - Đường kinh tuyến và vĩ tuyến của mặt cầu.
 - Luyện kĩ năng vẽ hình biểu diễn mặt cầu.
 - Bài tập tìm tập hợp điểm là mặt cầu, chứng minh điểm thuộc mặt cầu.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ về mặt cầu.
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
Tiết 22: Mặt Cầu (Tiết 2) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
 - Biết cách xác định giao của mặt cầu với mặt phẳng và đường thẳng.
 - Nắm được khái niệm mặt cầu nội, ngoại tiếp khối đa diện. Công thức tính diện tích mặt cầu.
 - Vận dụng được vào bài tập.
 B - Nội dung và mức độ:
 - Giao của mặt cầu và mặt phẳng. 
 - Giao của mặt cầu và đường thẳng.
 - Cách xác định vị trí tương đối của mặt cầu với mặt phẳng, với đường thẳng.
 - Mặt cầu nội ngoại tiếp khối đa diện. Công thức tính diện tích của mặt cầu. 
 - Luyện kĩ năng giải toán.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ về mặt cầu.
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
Tuần 17 : 
Tiết 23: Mặt Cầu (Tiết 3) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
 - Hệ thống được kiến thức cơ bản về mặt cầu.
 - Có kĩ năng giải bài tập về mặt cầu.
 B - Nội dung và mức độ:
 - Chữa bài tập cho ở tiết 21, 22. 
 - Bài tập chọn ở trang 58.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ, mô hình về mặt cầu.
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
Tiết 24: Ôn tập. (Tiết 1) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
 - Hệ thống hoá được kiến thức cơ bản về mặt tròn xoay và các yếu tố cơ bản về mặt tròn xoay như trục, đường sinh. Nhận dạng được các vật thể tròn xoay trong cuộc sống.
 - Có kĩ năng thành thạo về biểu diễn mặt tròn xoay, hình tròn xoay. Giải toán về các mặt, hình nón, trụ tròn xoay.
 B - Nội dung và mức độ:
 - Ôn tập: Định nghĩa, tính chất. Cách xây dựng mặt tròn xoay. Các mặt nón, trụ, cầu.
 - Phân biệt các khái niệm mặt, hình, khối tròn xoay.
 - Luyện kĩ năng giải toán, kĩ năng biểu đạt.
 - Bài tập chọn ở trang 59, 60, 61.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa.
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
Tuần 18 : 
Tiết 25: Ôn tập. (Tiết 2) 
Ngày dạy: 
A -Mục tiêu: 
 - Có kĩ năng thành thạo giải toán về mặt và hình nón, trụ tròn xoay và mặt cầu.
 - Có kĩ năng vẽ hình biểu diễn tốt.
 B - Nội dung và mức độ:
 - Luyện kĩ năng giải toán.
 - Bài tập chọn trong ôn tập chương 2.
 C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa.
 D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp: 
 - Sỹ số lớp: 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới: 
Hoạt động 1:
Tiết 26: Bài Kiểm tra viết học kì I 
A -Mục tiêu: 
 - Kiểm tra kĩ năng giải toán về phép biến hình trong không gian, tính toán và chứng minh về khối đa diện và hình tròn xoay đơn giản.
 - Có kĩ năng thành thạo về cách biểu đạt, cách trình bày lời giải.
 B - Nội dung và mức độ:
 - Có 30 % câu hỏi trắc nghiệm, 70% câu hỏi tự luận.
 - Nội dung: Phép vị tự, phép đồng dạng. Tính toán các yếu tố trong các hình đa diện, nón, trụ tròn xoay. Chứng minh các điểm cùng thuộc một mặt cầu, tập hợp điểm là mặt cầu
Đề Bài:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN HINH HOC 12 BAN A.doc