1/. Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm mệnh đề, nhận biết được một câu có phải là một mệnh đề hay không.
- Nắm được các khái niệm mệnh đề phủ định, kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương.
- Biết khái niệm mệnh đề chứa biến.
- Biết kí hiệu phổ biến (mọi) và kí hiệu (tồn tại).
Bài soạn Đại số 10 ( SGK nâng cao ) Chương I: Mệnh đề – Tập hợp. Đ1. Mệnh đề và mệnh đề chứa biến. I/. Mục tiêu: 1/. Về kiến thức: - Nắm được khái niệm mệnh đề, nhận biết được một câu có phải là một mệnh đề hay không. - Nắm được các khái niệm mệnh đề phủ định, kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương. - Biết khái niệm mệnh đề chứa biến. - Biết kí hiệu phổ biến () và kí hiệu (). 2/. Về kĩ năng: - Biết lấy ví dụ về mệnh đề , lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, lập mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương từ hai mệnh đề đã cho và xác định được tính đúng, sai của các mệnh đề này, lập mệnh đề đảo của một mệnh đề kéo theo cho trước. - Biết chuyển mệnh đề chứa thánh mệnh đề bằng cách: hoặc gán cho biến một giá trị cụ thể trên miền xác định của chúng hoặc gán các kí hiệu và vào phía trước nó. - Biết sử dụng các kí hiệu và vào các suy luận toán học. - Biết cách lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề có chứa kí hiệu , . 3) Về tư duy: - Rèn luyện tư duy logic biện chứng. - Rèn luyện tư duy ngôn ngữ: Biết cách phát biểu nội dung mệnh đề theo nhiều cách khác nhau. 4) Về thái độ: - Cẩn thận, chính xác. - Biết được tính thực tiễn của khái niệm mệnh đề . II/.Chuẩn bị về phương tiện dạy học. 1/. Thực tiễn: Trong cuộc sống, học sinh gặp rất nhiều những câu nói, những phát biểu mang tính khẳng địn hoặc phủ định một sự vật, một hiện tượng nào đó. 2/. Về phương tiện: - Chuẩn bị các kết quả cho mỗi hoạt động. - Chuẩn bị phiếu học tập. III/. Gợi ý về phương pháp dạy học. Sử dụng các phương pháp dạy học sau một cách linh hoạt nhằm giúp học sinh tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức : Gợi mở, vấn đáp Phát hiện và giải quyết vấn đề - Đan xen với hoạt động nhóm. IV/.Tiến trình dạy học và các hoạt động. 1) Các tình huống học tập Tình huống 1: GQVĐ thông qua các hoạt động HĐ1: Mệnh đề là gì? HĐ2: Mệnh đề phủ định. HĐ3: Mệnh đề kéo theo. HĐ4: Mệnh đề đảo. HĐ5: Mệnh đề tương đương. Tình huống 2: GQVĐ thông qua các hoạt động: HĐ6: Khái niệm mệnh đề chứa biến. HĐ7: Kí hiệu . HĐ8: Kí hiệu . HĐ9 Mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu , . 2) Tiến trình bài dạy Tiết 1 HĐ1: Mệnh đề là gì? Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Quan sát các câu nói. - Tri giác vấn đề. A đúng B sai C sai. D,E chưa xác định được tính đúng sai. - Học sinh ghi nhận tri thức mới. - Nhận biết: A: mệnh đề đúng. B, C : mệnh đề sai. - Học sinh thông hiểu định nghĩa, lấy ví dụ về những câu là mệnh đề , những câu không phải mệnh đề . - Lấy 5 câu nói: A: Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. B: 3 + 5 < 7. C: Nguyễn Du còn sống. D: Hôm nay là thứ mấy? E: Có sự sống ngoài hành tinh. - Cho học sinh trả lời tính đúng, sai của các câu nói trên. - Phát biểu khái niệm mệnh đề . - CH: Trong các câu nói trên, câu nào là mệnh đề ? - Gọi vài học sinh đứng tại chỗ lấy ví dụ về mệnh đề . - GV chính xác hoá, yêu cầu học sinh xác định tính đúng sai của các mệnh đề mình vừa lấy. HĐ2: Mệnh đề phủ định. HĐTP 1 : Hoạt động tiếp cận Tiếp cận khái niệm mệnh đề phủ định thông qua ví dụ sau: Cho mệnh đề P: “ 2006 là số chính phương ” Q: “ 2006 không phải là số chính phương ” Ta thấy mệnh đề Q có dạng “ không phải P ” . Khi đó mệnh đề Q được gọi là mệnh đề phủ định của của mệnh đề P. HĐTP 2 : Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Trò ghi nhận tri thức mới. - Nhận biết được hai mệnh đề P và trái ngược nhau. - Trò lập hai mệnh đề phủ định của hai mệnh đề trong H1. - Lập mệnh đề phủ định của P, mệnh đề phủ định của . - Nhận xét được nội dung giống nhau của hai mệnh đề P và . - Phát biểu định nghĩa, kí hiệu. - CH: Mối quan hệ về giá trị của hai mệnh đề P và ? - Biểu diễn thông qua bảng P Đ S S Đ - Củng cố khái niệm . Hoạt động H1 SGK tr. 5 . Cho mệnh đề P: “ Nam hút thuốc ” CH: Lập mệnh đề Lập mệnh đề Nhận xét về nội dung hai mệnh đề P và HĐ3: Mệnh đề kéo theo. HĐTP1: Tiếp cận khái niệm . Cho mệnh đề P : “ An vượt đèn đỏ ” Q : “ An vi phạm luật giao thông ” Xét mệnh đề R: “ Nếu An vượt đèn đỏ thì An vi phạm luật giao thông ” Mệnh đề R có dạng “ Nếu P thì Q ”. Ta gọi mệnh đề R là mệnh đề kéo theo. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Ghi nhận tri thức mới (định nghĩa, kí hiệu, tính đúng, sai). - Trò chia các trường hợp Đ, S của P và Q. Từ đó suy ra tính Đ, S của mệnh đề kéo theo P Q. - Phát hiện: Nếu Q đúng thì mệnh đề kéo theo P Q sẽ đúng bất kể P đúng hay sai. - Sử dụng các kiểu kết nối “ Nếuthì” “ Vìnên” “ P kéo theo Q ” để phát biểu mệnh đề kéo theo. - Học sinh tổ chức hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên. - HĐTP 2: Phát biểu dịnh nghĩa mệnh đề kéo theo, kí hiệu. - Nêu tính đúng, sai của mệnh đề P Q - Mệnh đề P Q chỉ sai khi P đúng, Q sai và đúng trong các trường hợp còn lại. - CH: Thiết lập bảng giá trị P Q P Q Đ Đ Đ Đ S S S Đ Đ S S Đ - CH: Cho mệnh đề P Q Nếu Q đúng thì kết luận gì về mệnh đề tính đúng, sai của mệnh đề P Q? - Thường gặp tình huống . Hai mệnh đề P, Q đều đúng. Khi đó P Q là mệnh đề đúng. . Mệnh đề P đúng, Q sai. Khi đó P Q là mệnh đề sai. - Hoạt động củng cố: . Cho học sinh thực hiện hoạt động H2 SGK, Tr.6 - Chia lớp thành 2 nhóm: 1 nhóm viết vế “ Nếu P ” 1 nhóm viết vế “ thì Q ” - GV tiến hành ghép cặp để có mệnh đề P Q. - CH: Xác định tính đúng, sai của các mệnh đề trên. HĐ4: Mệnh đề đảo. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Ghi nhận tri thức . - Lấy VD - Mệnh đề Q P chỉ sai khi Q đúng, P sai và đúng trong các trường hợp còn lại. - Phát biểu mệnh đề đảo - Củng cố: - CH: Lấy VD về mệnh đề kéo theo P Q, sau đó phát biểu mệnh đề đảo. - CH: Mệnh đề Q P sai khi nào, đúng khi nào? HĐ5: Mệnh đề tương đương. HĐTP 1: Tiếp cận khái niệm. Cho mệnh đề P: “ Tam giác ABC là tam giác cân ” Q: “ Tam giác ABC có hai cạnh bằng nhau ” Xét mệnh đề R: “ Nếu tam giác ABC là tam giác cân thì tam giác ABC có hai cạnh bằng nhau và ngược lại ” Mệnh đề R còn có thể phát biểu: “ Tam giác ABC là tam giác cân nếu và chỉ nếu tam giác ABC có hai cạnh bằng nhau ” Mệnh đề R có dạng “ P nếu và chỉ nếu Q ” .Mệnh đề R được gọi là mệnh đề tương đương. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Trò ghi nhận tri thức mới (định nghĩa, kí hiệu, tính đúng, sai) - Vận dụng kiến thức điền vào bảng giá trị. P Q P Q Q P P Q Đ Đ Đ Đ Đ Đ S S Đ S S Đ Đ S S S S Đ Đ Đ - Phát hiện: Mệnh đề P Q chỉ đúng nếu cả P và Q cùng đúng hoặc cùng sai. - Nhận dạng các loại mệnh đề, tìm kết quả Đ, S. HĐTP 2: Phát biểu khái niệm mệnh đề tương đương, kí hiệu. - Nêu tính đúng, sai của mệnh đề P Q - CH: Điền Đ, S vào bảng sau P Q P Q Q P P Q - CH: Căn cứ vào bảng trên hãy phát biểu về tính đúng, sai của mệnh đề P Q dựa vào tính đúng, sai của hai mệnh đề P, Q? - Chính xác hoá câu trả lời của học sinh. - Hoạt động củng cố: . Cho học sinh thực hiện hoạt động H3 SGK, Tr.6 . Chuyển một số mệnh đề kéo theo đã có ở phía trên thành mệnh đề tương đương, xét tính đúng, sai của các mệnh đề tương đương đó. Tiết 2 HĐ6: Khái niệm mệnh đề chứa biến. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Phát hiện câu nói trên không phải là mệnh đề - Nội dung P(6): “6 chia hết cho 3” P(8): “8 chia hết cho 3” P(9): “9 chia hết cho 3” - P(6), P(9): Mđ đúng. P(8) : Mđ sai. - Học sinh hoạt động tương tự như ở ví dụ 1. - Ghi nhận tri thức mới. - P(x): “x > x2 ” , x R. P(2): “ 2 > 22 ” là mệnh đề sai. P(): “ ” là mệnh đề đúng. Dạy học nhận biết vấn đề thông qua các ví dụ. VD1: Xét câu P(n): “n chia hết cho 3”, n N. - CH: . Câu nói trên có phải là mệnh đề không? . Nội dung của P(6), P(8), P(9). . P(6), P(8), P(9) có phải là những mệnh đề không? VD2: Xét câu Q(x;y): “x + y > 3”,x,y R - CH: . Câu nói trên có phải là mệnh đề không? . Nội dung của Q(1;2), Q(3;5), Q(-2;7)? . Q(1;2), Q(3;5), Q(-2;7) có là mệnh đề không? - Phát biểu dạng mệnh đề chứa biến . - Hoạt động củng cố: Hoạt động H4 SGK, Tr.7 HĐ7: Kí hiệu . Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Phát hiện câu nói A là một mệnh đề . - Ghi nhận tri thức mới. - Phát hiện: Mệnh đề A đúng nếu tất cả học sinh lớp 10A8 đều mặc áo trắng đến lớp, sai nếu có một hay nhiều học sinh lớp 10A8 không mặc áo trắng đến lớp. - Vận dụng kiến thức: B: “x R, x2 - 2x + 2 > 0 ” C: “n N, 2n – 1 là số nguyên tố ”. B là mệnh đề đúng vì x2 - 2x + 2 = > 0 với bất kì x R. C là mệnh đề sai vì với n = 4 vì P(4): “ 24 – 1 là số nguyên tố ” là một mệnh đề sai. HĐTP 1: HĐ tiếp cận - Cho mệnh đề chứa biến P(x): “Học sinh x mặc áo trắng đến lớp”, x X, trong đó X là tập các học sinh lớp 10A8 . - CH: câu nói A: “ Mọi học sinh lớp 10A8 đều mặc áo trắng đến lớp” có phải là một mệnh đề không? HĐTP 2: Cho mệnh đề chứa biến P(x), x X. - Khẳng định: “Với mọi x X, P(x) đúng” hay “P(x) đúng với mọi x X” (1) là một mệnh đề . - CH: Khi nào mệnh đề A đúng? Khi nào mệnh đề A sai? - Thông báo tính đúng, sai, kí hiệu của mệnh đề (1). - Hoạt động củng cố. - CH: Cho mệnh đề chứa biến P(x): “ x2 - 2x + 2 > 0 ”, x R. Q(n): “ 2n – 1 là số nguyên tố ”, n N .) Phát biểu các mệnh đề B: “x R, P(x) ” C: “n Q, Q(n) ” .) Các mệnh đề trên đúng hay sai? HĐ8: Kí hiệu . Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Phát hiện câu nói A là một mệnh đề . - Ghi nhận tri thức mới. - Phát hiện: Mệnh đề A đúng nếu có một hay nhiều học sinh lớp 10A8 mặc áo trắng đến lớp, sai nếu tất cả học sinh lớp 10A8 đều mặc áo trắng đến lớp. - Ghi nhận tri thức. Vận dụng kiến thức: B: “ x R, x2 - 2x + 2 > 0 ” C: “ n N, 2n – 1 là số nguyên tố ”. B là mệnh đề sai vì x2 - 2x + 2 = > 0 với bất kì x R. C là mệnh đề đúng vì với n = 2 thì P(2): “ 22 – 1 là số nguyên tố ” là một mệnh đề đúng. HĐTP 1: HĐ tiếp cận - Cho mệnh đề chứa biến P(x): “Học sinh x mặc áo trắng đến lớp”, x X, trong đó X là tập các học sinh lớp 10A8 . - CH: câu nói A: “ Tồn tại học sinh lớp 10A8 mặc áo trắng đến lớp” có phải là một mệnh đề không? HĐTP 2: Cho mệnh đề chứa biến P(x), x X. - Khẳng định: “Tồn tại x X, P(x) đúng” (2) là một mệnh đề . - CH: Khi nào mệnh đề A đúng? Khi nào mệnh đề A sai? - Thông báo tính đúng, sai, kí hiệu của mệnh đề (2). - Hoạt động củng cố. - CH: Cho mệnh đề chứa biến P(x): “ x2 - 2x + 2 < 0 ”, x R. Q(n): “ 2n – 1 là số nguyên tố ”, n N .) Phát biểu các mệnh đề B: “ x R, P(x) ” C: “ n Q, Q(n) ” .) Các mệnh đề trên đúng hay sai? HĐ9: Mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu , . Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên : “Không phải mọi học sinh lớp 10A8 đều sống ở Thị trấn Chờ” : “ Không tồn tại hiện tượng học sinh lớp 10A8 mang điện thoại di động đến lớp” - Phát biểu cách khác: : “Tồn tại học sinh lớp 10A8 không sống ở Thị trấn Chờ” : “ Mọi học sinh lớp 10A8 đều không mang điện thoại di động đến lớp” HĐTP 1: Hoạt động tiếp cận - Cho 2 mệnh đề P: “ Mọi học sinh lớp 10A8 đều sống ở Thị trấn Chờ ” Q: “Tồn tại hiện tượng học sinh lớp 10A8 mang điện thoại di động đến lớp” - CH: Phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề P, Q - CH: Phát biểu theo cách khác. ... ệm: Phép giao, hợp, hiệu *) Giao bài 33 (SGK) Và yêu cầu thêm CM tổng quát. HĐ2: Củng cố qua các bài tập về các phép toán: Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Bài40: Cho các tập sau: B là tập các chữ số nguyên có chữ số tận cùng là: 0,2,4,6,8 Chứng minh rằng A=B=C và AD *) Giao bài tập 40 Hướng dẫn cách CM 2 tập hợp bằng nhau *) Chú ý để CM AD chỉ cần lấy phản chứng HĐ3: Củng cố: + Xem kĩ lại các dạng bài tập. + Xem kĩ lại các lí thuyết đã học Tên bài soạn: số gần đúng và sai số I./ Mục tiêu. 1./ Về kiến thức: - Nhận thức được tầm quan trọng của số gần đúng, ý nghĩa của số gần đúng trong Toán học và trong thực tế. - Nắm được thế nào là sai số tuyệt đối, sai số tương đối, độ chính xác của số gần đúng,biết dạng chuẩn của số gần đúng. 2./ Về kỹ năng: - Biết cách quy tròn số,biết cách xác định các chữ số chắc của số gần đúng. Biết dùng các ký hiệu khoa học để ghi các số rất lớn và các số rất bé. 3./ Về tư duy, thái độ: - Rèn luyện thói quen tư duy mạch lạc,thái độ cẩn thận,chính xác trong tính toán . - Biết được Toán học có ứng dụng thực tế trong cuộc sống và trong các môn khoa học khác. II./Chuẩn bị các phương tiện dạy học. 1./ Thực tiễn: - Học sinh đã nắm vững kiến thức cơ bản về số thực, số vô tỷ và một số kiến thức thực tế. 2./Các phương tiện dạy học: - Giáo án , bài soạn của giáo viên, chuẩn bị bài của học sinh. III./ Gợi ý về Phương pháp dạy học: Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của học sinh qua các hoạt động điều khiển tư duy và liên hệ với thực tiễn và các môn khoa học khác. IV./ Tiến trình bài học và các hoạt động: 1./ Các tình huống: Tình huống 1: GQVĐ thông qua các hoạt động HĐ1: Dịnh nghĩa số gần đúng, sai số tuyệt đối, sai số tương đối. HĐ2: Số quy tròn. HĐ3: Hoạt động củng cố. Tình huống 2: GQVĐ thông qua các hoạt động HĐ4: Chữ số chắc và cách viết chuẩn số gần đúng. HĐ5:Kí hiệu khoa học của một số. HĐ6: Hoạt động củng cố. 2./ Tiến trình bài học. Tiết 1. Hoạt động 1: Số gần đúng,Sai số tuyệt đối và Sai số tương đối. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nêu một số ví dụ về số gần đúng trong thực tế: Đo chiều dài của một chiếc bàn, tốc độ di chuyển của một cơn bão, à Số gần đúng. - Yêu cầu HS thực hiện hoạt động H1 trong SGK. +Đọc câu hỏi. +Giao nhiệm vụ. +Chính xác hoá. -Nghe,hiểu,ghi nhận kiến thức. -Nghe,hiểu nhiệm vụ,tìm câu trả lời. -Định nghĩa sai số tuyệt đối: - giá trị đúng của một đại lượng a – giá trị gần đúng Khi đó giá trị được gọi là sai số tuyệt đối của số gần đúng a. -GV: Trong thực tế, nhiều khi ta không biết ,nên ta không thể biết .Nhưng ta có thể đánh giá không vượt quá một giá trị nào đó. *Củng cố định nghĩa bằng VD1: Cho =,a=1,41 Đánh giá ? +So sánh với 1,41 và 1,42? +Đánh giá ? * Định nghĩa độ chính xác của số gần đúng: Nếu ≤ d thì a-d ≤ ≤ a+d . Ta viết : =a±d d- độ chính xác của số gần đúng -Yêu cầu HS thực hiện hoạt động H2. +Đọc câu hỏi. +Giao nhiệm vụ. +Chính xác hoá. -Nêu ví dụ 2: Kết quả đo chiều dài của cái bảng lớp học được ghi là: 5,20m0,1m. Hình thành khái niệm sai số tương đối. * ĐN sai số tương đối: CH: So sánh với ? CH: Nhận xét về độ chính xác của phép đo đạc, hay tính toán qua giá trị của ? * Nêu VD củng cố ĐN: + Đánh giá sai số tương đối trong phép đo chiều dài cây cầu và phép đo chiều dài tấm bảng? +Nhận xét về độ chính xác của hai phép đo? * Yêu cầu HS thực hiện HĐ3( SGK) a=5,7824 0,5%. CH: Đánh giá ? -Ghi nhận kiến thức. -Nghe, hiểu, ghi nhận kiến thức. -Nghe, hiểu nhiệm vụ,tìm câu trả lời: (1,41)2=1,98810 (1,42)2=2,0164>21,42>- 1,41<0,01 Do đó: =. -Ghi nhận kiến thức. - Thực hiện H2: Chiều dài đúng của cây cầu (kí hiệu là C) là một số nằm trong khoảng từ 151,8m đến 152,2m, tức là: 151,8 ≤ C ≤ 152,2. -Ghi nhận kiến thức. -Do ≤ d nên . -Nếu càng nhỏ thì chất lượng của phép đo đạc hay tính toán càng cao. +=. += -Phép đo chiều dài cây cầu có độ chính xác cao hơn. *Thực hiện HĐ3: =0,5%. d5,7824.0,005=0,028912 d0,028912 Hoạt động 2: Số quy tròn. * Nêu ứng dụng của số quy tròn trong thực tế và trong tính toán. * Nêu nguyên tắc khi quy tròn. VD: 7,2567,3 ; 2,85282,85. * Đánh giá sai số tuyệt đối của các phép quy tròn trong 2 VD trên ? * Nhận xét về sai số tuyệt đối ? * Chính xác hoá nhận xét. * Nghe, hiểu, ghi nhận kiến thức. * Ghi nhận kiến thức. * = = * Nêu nhận xét. Củng cố: 1. Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cơ bản của tiết học. 2. Yêu cầu HS ghi nhớ các công thức tính sai số tuyệt đối, sai số tương đối, cách đách gía sai số tuyệt đối, sai số tương đối. 3 Bài tập : Quy tròn số 234,6532 đến hàng phần trăm rồi tính sai số tuyệt đối và sai số tương đối của số quy tròn. Tiết 2: Hoạt động 3: Chữ số chắc và cách viết chuẩn của số gần đúng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * ĐN chữ số chắc (SGK). * VD củng cố ĐN: Trong một cuộc điều tra dân số, dân số của tỉnh A được thông báo là: 1,578425 người300 người. Vì ,nên chữ số hàng trăm (4) không là chữ số chắc, chữ số hàng nghìn (8) là chữ số chắc. * Yêu cầu HS các chữ số chắc và không chắc còn lại trong biểu diễn của a? * Khái quát thành nhận xét? *Chính xác hoá.(NX trong SGK) * Dạng chuẩn của số gần đúng. + Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của cách viết =a±d. + Nhấn mạnh ngoài cách viết trên,người ta còn viết dạng chuẩn của số gần đúng theo quy ước (SGK). * Củng cố : VD1: Một giá trị gần đúng của được viết dưới dạng chuẩn là: 2,236. XĐ độ chính xác của số gần đúng. + Giao nhiệm vụ. + Chính xác hoá kết quả. VD2:(VD7-SGK). + Giao nhiệm vụ. + Chính xác hoá kết quả. * Ghi nhận kiến thức. * Ghi nhận kiến thức. * Nghe,hiểu nhiệm vụ, tìm câu trả lời: + Các chữ số chắc còn lại là:7,5,1. + Các chữ số không chắc còn lại là:2,5. * Nêu nhận xét. + a-d ≤ ≤ a+d . + Ghi nhận kiến thức. *Tìm câu trả lời: d=.10-3=0,0005. * Tìm câu trả lời. Hoạt động 4: Ký hiệu khoa học của một số. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Nêu ĐN ký hiệu khoa học của một số. * Nhấn mạnh các ký hiệu khoa học của các số thường được dùng trong khoa học Vật lý, Hoá học, Thiên văn học,để biểu diễn các số rất lớn hoặc rất bé. * Nêu VD(SGK) củng cố ĐN. * Ghi nhận kiến thức. * Ghi nhận kiến thức. * Ghi nhận kiến thức. Củng cố toàn bài: CH1: Nội dung cơ bản của bài học. CH2: Nhắc lại ĐN sai số tuyệt đối, sai số tương đối, quy tắc quy tròn số gần đúng, chữ số chắc, dạng chuẩn của số gần đúng, ký hiêu khoa học của một số.? CH3: Trong hai số và dùng để xấp xỉ . CMR: a) xấp xỉ tốt hơn. b) Sai số tuyệt đối của so với nhỏ hơn 7,3.10-5. HD: a) <<.( Chỉ ra sai số tuyệt đối của nhỏ hơn). b) =1,414285<1,414286 1,4142135>1,414213 0=7,3.10-5. *Hướng dẫn về nhà: BT 43=>49. Bài soạn đại số 10 Tên bài soạn: Ôn tập chương 1 I./Mục tiêu: 1./ Về kiến thức: - Ôn tập, củng cố kiến thức về mệnh đề, tập hợp, số gần đúng và sai số. 2./Về kỹ năng : - Nhận biết một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương và tính đúng, sai của các mệnh đề. - Lập được mệnh đề phủ định và xác định tính đúng, sai của mệnh đề chứa các ký hiệu và . - Nhận biết, xác định, chứng minh các tập hợp: AB, AB, AB,CEA. - Xác định, đánh giá các đại lượng ,.Xác định các chữ số chắc trong số gần đúng, biết quy tròn các số gần đúng. - Vận dụng vào giải các bài toán liên quan. 3./ Về tư duy, thái độ: - Có kĩ năng tổng hợp, hệ thống các kiến thức. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. II . Tiến trình bài học: Giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động: HĐ1: Củng cố kiến thức. HĐ2: Hoạt động nhóm. HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập. Hoạt động 1: Củng cố các kiến thức cơ bản, cần nhớ. GV kiểm tra, vấn đáp học sinh tại chỗ, ghi tóm tắt các kết quả trên bảng. Hoạt động 2: Hoạt đông nhóm. Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh, các nhóm học sinh nhận nhiệm vụ, tìm hiểu nhiệm vụ. Đề bài tập: 1./ Lập MĐ phủ định của MĐ sau: “nN: n2+n+1 là số nguyên tố.” MĐ phủ định đó đúng hay sai? Tại sao? 2./ Cho A= và B=R\. Tìm AB, AB,CR(AB),CR (AB). 3./ Cho biết giá trị gần đúng của số 3,141592653 a) Giả sử lấy 3,14 làm giá trị gần đúng của . CMR sai số tuyệt đối không vượt quá 0,002. b) Giả sử lấy 3,1416 làm giá trị gần đúng của . CMR sai số tuyệt đối không vượt quá 0,0001. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giao 3 BT cho 3 nhóm HS, yêu cầu từng nhóm chuẩn bị trong 5 phút. * Nhận (chép) đề bài tập. * Định hướng và tìm lời giải. Hoạt động 3:HS tiến hành trình bày lời giải (Đại diện từng nhóm lên trình bày). * Gọi 3 HS đại diện cho 3 nhóm lên trình bày lời giải. * Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của HS. Chú ý sai lầm thường gặp. * Đưa ra lời giải (ngắn gọn nhất). * Tiến hành giải bài toán được giao. * Theo dõi, ghi nhận kiến thức. * Chính xác hoá kết quả( Ghi lời giải của bài toán) Củng cố: Nhấn mạnh các kiến thức về MĐ, tập hợp là các kiến thức cơ bản của chương trình toán THPT. Cần linh hoạt trong vận dụng kiến thức về MĐ, tập hợp trong việc giải các bài toán liên quan. *BTVN: Các BT còn lại trong SGK. Bài 5: Ôn tập chương I I> Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: + Ôn tập, củng cố kiến thức về mệnh đề, tập hợp, số gần đúng và sai số. 2. Kỹ năng : + Nhận biết một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương và tính đúng, sai của các mệnh đề. +Lập được mệnh đề phủ định và xác định tính đúng, sai của mệnh đề chứa các ký hiệu và . + Nhận biết, xác định, chứng minh các tập hợp: AB, AB, AB,CEA. + Xác định, đánh giá các đại lượng ,.Xác định các chữ số chắc trong số gầđúng, biết quy tròn các số gần đúng. + Vận dụng vào giải các bài toán liên quan. II> Nội dung, tiến trình bài học: + Hoạt động 1: Củng cố các kiến thức cơ bản, cần nhớ. + GV kiểm tra, vấn đáp học sinh tại chỗ, ghi tóm tắt các kết quả trên bảng. + Hoạt động 2: Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh, các nhóm HS nhận nhiệm vụ, tìm hiểu nhiệm vụ. Đề bài tập 1. Lập MĐ phủ định của MĐ sau: “nN: n2+n+1 là số nguyên tố.” MĐ phủ định đó đúng hay sai? Tại sao? 2. Cho A= và B=R\. Tìm AB, AB,CR(AB),CR (AB). 3. Cho biết giá trị gần đúng của số 3,141592653 a) Giả sử lấy 3,14 làm giá trị gần đúng của . CMR sai số tuyệt đối không vượt quá 0,002. b) Giả sử lấy 3,1416 làm giá trị gần đúng của . CMR sai số tuyệt đối không vượt quá 0,0001. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Giao 3 BT cho 3 nhóm HS, yêu cầu từng nhóm chuẩn bị trong 5 phút. *Nhận (chép) đề bài tập. *Định hướng và tìm lời giải. Hoạt động 3: HS tiến hành trình bày lời giải (Đại diện từng nhóm lên trình bày). *Gọi 3 HS đại diện cho 3 nhóm lên trình bày lời giải. *Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của HS. Chú ý sai lầm thường gặp. *Đưa ra lời giải (ngắn gọn nhất). *Tiến hành giải bài toán được giao. *Theo dõi, ghi nhận kiến thức. *Chính xác hoá kết quả( Ghi lời giải của bài toán) Củng cố: Nhấn mạnh các kiến thức về MĐ, tập hợp là các kiến thức cơ bản của chương trình toán THPT. Cần linh hoạt trong vận dụng kiến thức về MĐ, tập hợp trong việc giải các bài toán liên quan. *BTVN: Các BT còn lại trong SGK.
Tài liệu đính kèm: