Giáo án Lịch sử 12 - Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)

Giáo án Lịch sử 12 - Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức

- Nắm những vấn đề cơ bản về công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở LX từ 1945 đến 1991, và khái quát những nét lớn về Liên Bang Nga từ năm 1991 đến nay.

- Sự ra đời các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và quá trình xây dựng CNXH ở đây từ 1950 -1991.

- Mối quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, Đông Âu và các nước CNXH khác.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng

- Thấy được những thành quả trong lao động sáng tạo của nhân dân Liên Xô và các nước Đông Âu trong xây dựng CNXH.

- Phê phán những sai lầm của một bộ phận lãnh đạo Đảng, chính phủ ở LX&ĐA, từ đó rút kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

3. Kỹ năng

- Rèn luyện tư duy phân tích, đánh giá cho học sinh trong nhận thức đúng về CNXH.

- Hình thành một số khái niệm mới: Cải cách, đổi mới, đa nguyên, quan liêu, bao cấp

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Máy tính, bản đồ Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 - 1991

- Tranh ảnh về các nhân vật quan trọng: Gagarin, Stalin.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Xem sách giáo khoa, tìm hiểu các tư liệu về chuyến bay đầu tiên của Gagarin.

III- PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

 Thuyết trình, phát vấn, hoạt động khác

IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Hoạt động khởi động:

a. Mục tiêu: Gây kích thích sự hứng thú cho học sinh, thông qua kênh hình bằng TVHD.

b. Phương pháp:

-Vào bài giáo viên cho học sinh xem 2 bức tranh: Hậu quả của chiến tranh đối với Liên Xô và Liên Xô Phóng vệ tinh nhân tạo hoặc nhà du hành vũ trụ Gagarin, hoặc hình ảnh các nhà du hành Liên Xô và Bác Phạm Tuân bay vào vũ trụ và đặt câu hỏi: Qua đoạn phim (bức tranh)em có suy nghĩ gì?

c. Dự kiến sản phẩm:

- HS suy nghĩ có thể trả lời:

- Qua sự kiện này hình thành cho HS được những thành tựu XDCNXH ở Liên Xô là vô cùng to lớn, có tác động tích cực đến vị thế của LX trên trường quốc tế. Liên xô thực sự là thành trì của CNXH.

- Sau đó GV bổ sung đưa ra vấn đề tìm hiểu bài học

 

doc 5 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 5905Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 12 - Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 - 3
 Ngày soạn............../........../.............
Chương II: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945-1991)
Bài 2
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991).
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức 
- Nắm những vấn đề cơ bản về công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở LX từ 1945 đến 1991, và khái quát những nét lớn về Liên Bang Nga từ năm 1991 đến nay.
- Sự ra đời các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và quá trình xây dựng CNXH ở đây từ 1950 -1991.
- Mối quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, Đông Âu và các nước CNXH khác.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng 
- Thấy được những thành quả trong lao động sáng tạo của nhân dân Liên Xô và các nước Đông Âu trong xây dựng CNXH.
- Phê phán những sai lầm của một bộ phận lãnh đạo Đảng, chính phủ ở LX&ĐA, từ đó rút kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện tư duy phân tích, đánh giá cho học sinh trong nhận thức đúng về CNXH.
- Hình thành một số khái niệm mới: Cải cách, đổi mới, đa nguyên, quan liêu, bao cấp 
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Máy tính, bản đồ Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 - 1991
- Tranh ảnh về các nhân vật quan trọng: Gagarin, Stalin...
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem sách giáo khoa, tìm hiểu các tư liệu về chuyến bay đầu tiên của Gagarin..
III- PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 	Thuyết trình, phát vấn, hoạt động khác
IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Hoạt động khởi động:
a. Mục tiêu: Gây kích thích sự hứng thú cho học sinh, thông qua kênh hình bằng TVHD.
b. Phương pháp: 
-Vào bài giáo viên cho học sinh xem 2 bức tranh: Hậu quả của chiến tranh đối với Liên Xô và Liên Xô Phóng vệ tinh nhân tạo hoặc nhà du hành vũ trụ Gagarin, hoặc hình ảnh các nhà du hành Liên Xô và Bác Phạm Tuân bay vào vũ trụvà đặt câu hỏi: Qua đoạn phim (bức tranh)em có suy nghĩ gì?
c. Dự kiến sản phẩm: 
- HS suy nghĩ có thể trả lời: 
- Qua sự kiện này hình thành cho HS được những thành tựu XDCNXH ở Liên Xô là vô cùng to lớn, có tác động tích cực đến vị thế của LX trên trường quốc tế. Liên xô thực sự là thành trì của CNXH. 
- Sau đó GV bổ sung đưa ra vấn đề tìm hiểu bài học
2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC
GỢI Ý SẢN PHẨM
Hoạt động1: Nhóm
*Muc tiêu: Tìm hiểu Liên xô từ 1945 đến nửa đầu những năm 70.
*Phương thức:
- GV chia lớp làm 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Liên Xô (1945 - 1950)
+ Nhóm 2: Liên Xô (1950 đến nửa đầu những năm 70).
- Các nhóm thảo luận, trình bày.
Nhóm 1:
GV: nhắc lại hoặc mời HS nêu lại kiến thức LS 11 về Liên bang CHXHCN Xô Viết: thành lập 1922, gồm 13 bang: Nga, Ucraina, Bêla rút, (lLS 11 trang 56)
GV giúp HS nhớ lại vai trò của LX trong CTTG II (trụ cột), sau đó đặt câu hỏi
- GV: Tại sao Liên Xô phải tiến hành khôi phục kinh tế (1945 – 1950)?
- HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời:
- GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích (dựa vào số liệu trong SGK). Cụ thể:
+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước đi đầu trong việc chống phát xít, đồng thời cũng là nước chịu nhiều tổn thất nặng nề: gần 27 triệu người chết, hàng chục nghìn thành phố, làng mạc, nhà máy bị phá hủy.
+ Bên ngoài Mĩ và các nước đế quốc tiến hành bao vây kinh tế, cô lập chính trị để tiêu diệt Liên Xô.
+ Nhiệm vụ trước mắt, quan trọng nhất của nhân dân Liên Xô là khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh.
- GV: Thành tựu và ý nghĩa của công cuộc khôi phục kinh tế?
- HS trả lời.
- GV mở rộng: Việc hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng , là nền tảng vững chắc cho công cuộc xây dựng CNXH về sau đạt nhiều thành tựu to lớn.
I. LIÊN XÔ
a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 1950)
*Hoàn cảnh: 
+ Bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
+ Bị các nước đế quốc bao vây cô lập.
=> Đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946 – 1950) và đã hoàn thành thắng lợi trước thời hạn.
*Thành tựu:
+ Công nghiệp tăng 73%.
+ Nông nghiệp đạt mức bằng trước chiến tranh
+ Khoa học kĩ thuật: năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mĩ 
+ Đến 1950, kinh tế Liên Xô được phục hồi và phát triển . 
Nhóm 2:
- GV: Sau khi hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế,Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, kĩ thuật chưa được áp dụng nhiều vào sản xuất. Các ngành công nghiệp nặng chưa phát triển mạnh. àLiên Xô vẫn tiếp tục công cuộc xây dựng CNXH
? Để xây dựng CNXH, Đảng và nhà nước Liên Xô đã đề ra những biện pháp gì?
- Thực hiện các kế hoạch 5 năm (1951 - 1955) và (1956 - 1960), kế hoạch 7 năm (1959 - 1965).
? Trình bày những thành tựu mà ND Liên Xô đạt được trong thời gian này?
- Sản lượng công nghiệp chiếm 20% sản lượng công nghiệp thế giới.
- Nông nghiệp: Năm 1970 đạt 186 triệu tấ- ¾ dân số có trình độ trung học và đại học
? GV hỏi:Hãy cho biết chính sách đối ngoại của Liên Xô trong thời kì
này?
? Theo em,những thành tựu LX đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH có ý nghĩa như thế nào?
- Đối với trong nước?
- Đối với quốc tế?
HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung ý kiến và kết thúc bài học.
Hoạt động 2: Cá nhân hướng dẫn HS về nhà đọc thêm
b. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH (1950 đến nửa đầu những năm 70
* Công nghiệp: 
+ Đến giữa những năm 70, LX trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới (sau Mỹ)
+ Đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân: 1957: phóng thành công vệ tinh nhân tạo; 1961: phóng con tàu Phương Đông bay vòng quanh trái đất do phi công Ga ga rin...
- Nông nghiệp: Sản lượng trung bình hàng năm tăng 16% (những năm 60)
- Chính trị, xã hội:
+ Tương đối ổn định
- Đối ngoại: LX chủ trương hoà bình anh ninh thế giới, ủng hộ PTGPDT, giúp đỡ các nước XHCN.
* Ý nghĩa: Củng cố và tăng cường sức mạnh cho nhà nước Xô Viết, nâng cao uy tín và vị trí của LX trên trường quốc tế, làm cho LX trở thành nước XHCN lớn nhất và là chỗ dựa cho PTCM TG.
* Mục 2, 3: Học sinh về nhà xem thêm)
Tiết thứ 2
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC
GỢI Ý SẢN PHẨM
Hoạt động 3: cá nhân GV hướng dẫn đọc thêm
GV yêu cầu HS về nhà đọc thêm mục 1, 2 để hiểu được sự khủng hoảng mô hình CNXH Liên Xô – Đông Âu
Hoạt động 4: Cả lớp
*Mục tiêu: Phân tích nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ chế độ XHCN ở LX-Đông Âu.
*Phương thức:
- GV: Sau khi “bức tường Béclin” bị phá bỏ, ngày 3 – 10 – 1990, Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức. Từ cuối năm 1989, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã.
- GV yêu cầu HS gấp SGK, theo dõi lại toàn bộ nội dung bài học và phát vấn: Qua tìm hiểu về công cuộc xây dựng CNXH ở LX và các nước Đ. từ 1945 đến nửa đầu 70, đặc biệt là qua tìm hiểu cuộc k.hoảng của CNXH ở LX và Đ.Âu, em hãy rút ra nguyên nhân sụp đổ của CNXH ở LX và Đ.Âu?
- Hs nhớ lại kiến thức đã học, suy nghĩ, thảo luận, phát biểu ý kiến và bổ sung cho nhau.
- GV nhận xét , phân tích, cuối cùng giúp học sinh rút ra 4 nguyên nhân chính như SGK đã tổng kết.
 GV lưu ý: Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH mới ra đời ở Châu Âu chứ không phải là sụp đổ của CNXH trên toàn thế giới. Và làm cho học sinh thấy rõ những sai lầm ở Đông Âu và Liên Xô sẽ là những bài học quí báu cho công cuộc cải cách mở cửa, đi lên xây dựng CNXH ở nước ta đặc biệt là công cuộc đổi mới 1986.
Hoạt động 5: Nhóm 
*Mục tiêu: Khái quát tình hình Liên Bang Nga từ 1991 đến 2000.
*Phương thức:
- GV chia lớp học thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể để các em cùng nghiên cứu SGK trong 5 phút, rồi trả lời câu hỏi: 
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế Liên bang Nga (1991-2000).
+ Nhóm 2: Tình hình chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga (1991 -2000)
- GV - HS: Hết thời gian, GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe và có thể nêu thắc mắc để nhóm trình bày giải thích rõ hơn. 
Để tạo không khí học tập và khuyến khích tính tích cực của HS, sau khi đại diện từng nhóm trình bày, GV có thể phát cho các nhóm phiếu đánh giá chéo. Đại diện nhóm nào trình bày tốt, GV sẽ thưởng điểm.
- GV: Nhận xét phần trình bày của từng nhóm, sau đó trình bày bổ sung, hướng dẫn HS quan sát một số kênh hình như ảnh thủ đô Matxcova, chân dung thủ tướng Nga Putin.... Sau cùng, GV chốt ý chính để HS theo dõi và ghi chép (có thể chuẩn bị trên giấy Ao).
- HS: Tập trung theo dõi, đối chiếu những kết luận của GV với phần trình bày của nhóm mình và ghi ý chính vào vở.
II. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA 7O ĐẾN 1991
1. Sự khủng hoảng chế độ XHCN ở Liên Xô.(Hướng dẫn HS đọc thêm)
2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Đông Âu.( Hướng dẫn HS đọc thêm)	
3. Nguyên nhân tan rã chế độ XHCN ở Liên Xô – Đông Âu
- Xây dựng mô hình XHCN sai lầm, thiếu công bằng, dân chủ.
- Không vận dụng tiến bộ KHKT
- Khi sửa đổi lại sai lầm, rời xa nguyên lí CNXH.
- Sự chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước.
III. LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
1. Kinh tế.
- 1990 – 1995: Suy thoái( Tăng trưởng âm)
- 1996 : Phục hồi
- 1997: Tăng trưởng 0,5%/năm
- 2000: Tăng trưởng 9%/năm
à một trong các cường quốc công nghiệp thế giới( Nhóm G7).
2. Chính tri - xã hội:
- Tháng 2/1993, ban hành hiến pháp Liên bang Nga: quy định chế độ Liên bang Tổng thống.
- XH: Vẫn chưa ổn định: Xung đột đảng phái, sắc tộc, ly khai...
3. Đối ngoại
- Một mặt ngã về phương Tây
- Mặt khác: Khôi phục các mối quan hệ truyền thống với các nước châu Á, ASEAN...
3. Hoạt động luyện tập: 
Câu 1. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50-60. nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?
A. Đứng thứ nhất trên thế giới. 	B. Đứng thứ hai trên thế giới.
C. Đứng thứ ba trên thế giới. 	D. Đứng thứ tư trên thế giới.
Câu 2. Liên Xô là nước đã mở đầu kỉ nguyên 
A. chế tạo vũ khí hạt nhân. 	B. sản xuất than và dầu mỏ. 
C. chinh phục vụ trụ. 	D. hòa bình, phát triển. 
Câu 3. Năm 1961 là năm diễn ra sự kiện gì thể hiện việc chinh phụ vũ trụ của Liên Xô?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
B. Phóng con tàu đưa người đầu tiên bay vào vũ trụ
C. Đưa con người lên Mặt trăng	
D. Đưa con người lên Sao Hỏa
Câu 4. Trước những biến cố của tình hình thế giới trong những năm 70, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước Liên Xô đã 
A. kịp thời ứng dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất	
B. chậm thích ứng, chậm sửa đổi.
C.chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với tình hình thế giới 
D. mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước.
Câu 5. Ý đúng nhất về chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Hoà bình, trung lập
B. Hoà bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ huỷ diệt loài người.
D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến cuả Mĩ
Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ XHCN Liên Xô và Đông Âu? 
A. Đã xây dựng một mô hình CNXH chưa đúng đắn, chưa phù hợp.
B. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới.
C. Những sai lầm về chính trị, tha hoá về phẩm chất đạo đức của một số người lãnh đạo
D. Hoạt động chống phá của các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: 
-Sưu tầm một số tranh ảnh, phim về sự giúp đở của LX đối với VN: thời kì chống Pháp, Mĩ (1945-1975) và XD phát triển đất nước (1975-1991)
-Tìm đọc một số tác phẩm về công cuộc XDCNXH ở Liên Xô: tác phẩm: Thép đã tôi tế đấy, Sông đông êm đềmmột số bài hát về nước Nga lời Việt: Đôi bờ, chiều bến cảng
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
 Học bài cũ chuẩn bị bài mới bài 3 CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_12_bai_2_lien_xo_va_cac_nuoc_dong_au_1945_19.doc