Bài 1
SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THUỶ
* Tiết: 1 - PPCT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
HS cần hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải bến bản thân con người.
2. Tư tưởng
Giáo dục lòng yêu lao động vì lao động không những nâng cao đời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người.
3. Kỹ năng
Rèn kỹ năng sử dụng SGK - kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điểm tiến hoá của loài người trong quá trình hoàn thiện mình đồng thời thấy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người.
PHẦN MỘT LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI CHƯƠNG I XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ Bài 1 SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THUỶ * Tiết: 1 - PPCT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức HS cần hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải bến bản thân con người. 2. Tư tưởng Giáo dục lòng yêu lao động vì lao động không những nâng cao đời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người. 3. Kỹ năng Rèn kỹ năng sử dụng SGK - kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điểm tiến hoá của loài người trong quá trình hoàn thiện mình đồng thời thấy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC 1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 10 Yêu cầu và hướng dẫn phương pháp học bộ môn ở nhà, ở lớp. 2. Dẫn dắt vào bài học GV nêu tình hướng qua câu hỏi tạo không khí học tập: Chương trình lịch sử chúng ta đã học ở THCS được phân chia thành mấy thời kỳ? Kể tên các thời kỳ đó? Hình thái chế độ xã hội gắn liền với mỗi thời kỳ? Xã hội loài người và loài người xuất hiện như thế nào? Để hiểu điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Trước hết GV kể câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam (Bà Âu Cơ với cái bọc trăm trứng và chuyện Thượng Đế sáng tạo ra loài người) sau đó nêu câu hỏi: Loài người từ đâu mà ra? Câu chuyện kể trên có ý nghĩa gì? - HS qua hiểu biết, qua câu chuyện GV kể và đọc SGK trả lời câu hỏi? - GV dẫn dắt, tạo không khí tranh luận. - GV nhận xét bổ sung và chốt ý. - GV nêu câu hỏi: Vậy con người do đâu mà ra? Căn cứ vào cơ sở nào? Thời gian? Nguyên nhân quan trọng quyết định đến sự chuyển biến đó? Ngày nay quá trình chuyển biến đó có diễn ra không? Tại sao? 1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thuỷ. - Loài người do một loài vượn chuyển biến thành. Chặng đầu của quá trình hình thành này có khoảng 6 triệu năm trước đây. Hoạt động 2: cá nhân - GV: Chặng đường chuyển biến từ vượn đến người diễn ra rất dài. Bước phát triển trung gian là Người tối cổ (Người thượng cổ). - GV hỏi: Thời gian tìm được dấu tích Người tối cổ? Địa điểm? Tiến hoá trong cơ cấu tạo cơ thể? - HS dựa vào SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. - GV hỏi: Đời sống vật chất và quan hệ xã hội của người tối cổ? - HS đọc SGK trả lời - Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý. - Khoảng 4 triệu năm trước đây tìm thấy dấu vết của Người tối cổ ở một số nơi như Đông Phi, Inđônêxia, Trung Quốc, Việt Nam. - Đời sống vật chất của người nguyên thuỷ: + Chế tạo công cụ đá (đồ đá cũ). + Làm ra lửa. + Tìm kiếm thức ăn, săn bắt - hái lượm. - Quan hệ xã hội của Người Tối cổ được gọi là bầy người nguyên thuỷ. Hoạt động 3: cả lớp - GV dùng ảnh và biểu đồ để giải thích giúp HS hiểu và nắm chắc hơn: ảnh về Người tối cổ , ảnh về các công cụ đá, biểu đồ thời gian của Người tối cổ. - Về hình dáng: Tuy còn nhiều dấu tích vượn trên người nhưng Người tối cổ không còn là vượn. - Người tối cổ là Người vì đã chế tác và sử dụng công cụ (mặc dù chiếc rìu đá còn thô kệch đơn giản). - Thời gian: 4 tr.năm 1 tr.năm 4 vạn năm 1 vạn năm (Người tối cổ) - đi đứng thẳng. - Hòn đá ghè đẽo sơ qua. - Hái lượm, săn bắt thú. - Bầy người. Hoạt động 4: cá nhân và cả lớp - GV hỏi: Thời đại Người tinh khôn bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào? Bước hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện như thế nào? - HS dựa vào SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. - GV hỏi: Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong việc chế tạo công cụ lao động bằng đá? - HS dựa vào SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. - GV hỏi: Những tiến bộ khác trong cuộc sống lao động và vật chất? - HS dựa vào SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. 2. Người tinh khôn và óc sáng tạo - Khoảng 4 vạn năm trước đây Người tinh khôn xuất hiện. Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay. - Óc sáng tạo là sự sáng tạo của Người tinh khôn trong công việc cải tiến công cụ đồ đá và biết chế tác thêm nhiều công cụ mới. + Công cụ đá: Đá cũ ® đá mới (ghè - mài nhẵn - đục lỗ tra cán). + Công cụ mới: Lao, cung tên. Hoạt động 5: Làm việc cả lớp và cá nhân - GV nêu câu hỏi: - Đá mới là công cụ đá có điểm khác như thế nào so với công cụ đá cũ? - HS đọc SGK trả lời. - GV đặt câu hỏi: Sang thời đại đá mới cuộc sống vật chất của con người có biến đổi như thế nào? HS đọc SGK trả lời. HS khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét và chốt ý. - GV nêu câu hỏi : Tại sao lại gọi là “cuộc cách mạng thới đá mới”? - HS dựa vào SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. - GV kết luận: Như thế, từng bước, từng bước con người không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn nhiều hơn , sống tốt hơn và vui hơn. Cuộc sống bớt dần sự lệ thuộc và thiên nhiên. Cuộc sống con người tiến bộ với tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn từ thời đá mới. 3. Cuộc cách mạng thời đá mới. - 1 vạn năm trước đây thời kỳ đá mới bắt đầu. - Cuộc sống con người đã có những thay đổi lớn lao, người ta biết: + Trồng trọt, chăn nuôi. + Làm sạch tấm da thú che thân. + Làm nhạc cụ. Þ Cuộc sống no đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên. 4. Sơ kết bài học - GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - Nguồn gốc của loài người, nguyên nhân quyết định đến quá trình tiến hoá. - Thế nào là Người tối cổ? Cuộc sống vật chất và xã hội của Người tối cổ? - Những tiến bộ về kỹ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện? 5. Dặn dò - ra bài tập về nhà - Nắm được bài cũ. Đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong SGK. - Bài tập: * Lập bảng so sánh: Nội dung Thời kỳ đá cũ Thời kỳ đá mới Thời gian Chủ nhân Kỹ thuật chế tạo công cụ đá Đời sống lao động ==================Bài 2 XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ * Tiết: 2 - PPCT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. - Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại. 2. Tư tưởng - Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng - xây dựng một thời đại Đại Đồng trong văn minh. 3. Kỹ năng Rèn cho Hs kỹ năng phân tích và đánh giá tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Kỹ năng phân tích và tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại - nguyên nhân - hệ quả của chế độ tư hữu ra đời. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Tranh ảnh. - Mẫu truyện ngắn về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV nêu câu hỏi: Thế nào là thị tộc? Mối quan hệ trong thị tộc? Vì sao có quan hệ đó? - HS nghe và đọc SGK trả lời. - HS khác bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý. - GV phân tích bổ sung để nhấn mạnh khái niệm hợp tác lao động Þ hưởng thụ bằng nhau - cộng đồng. - GV có thể kể thêm câu chuyện mảnh vải tặng của nhà dân tộc học với thổ dân Nam Mỹ. 1. Thị tộc - bộ lạc a. Thị tộc - Thị tộc là nhóm hơn 10 gia đình và có chung dòng máu. - Quan hệ trong thị tộc công bằng, bình đẳng, cùng làm, cùng hưởng. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - GV nêu câu hỏi: Ta biết đặc điểm của thị tộc. Dựa trên hiểu biết đó, hãy: - Định nghĩa thế nào là bộ lạc? - Nêu điểm giống và điểm khác giữa bộ lạc và thị tộc? - HS đọc SGK và trả lời. HS khác bổ sung. GV nhận xét và chốt ý. + Điểm giống: Cùng có chung một dòng máu. + Điểm khác: Tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị tộc) b. Bộ lạc - Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên. - Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó giúp đỡ nhau. Hoạt động 3: cá nhân và cả lớp - GV hỏi: Tìm mốc thời gian con người tìm thấy kim loại? Vì sao lại cách xa nhau như thế? - HS dựa vào SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. - GV hỏi: Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất? - HS đọc SGK trả lời. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý. 2. Buổi đầu của thời đại kim khí a. Quá trình tìm và sử dụng kim loại. - Con người tìm và sử dụng kim loại: + Khoảng 5500 năm trước đây - đồng đỏ. + Khoảng 4000 năm trước đây - đồng thau. + Khoảng 3000 năm trước đây - sắt. b. Hệ quả - Năng suất lao động tăng. - Khai thác thêm đất đai trồng trọt. - Thêm nhiều ngành nghề mới. - Làm ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp và cá nhân - GV nêu câu hỏi: Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu ? Nguồn gốc của chế độ tư hữu chính là gì? - HS đọc SGK trả lời. - Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý. - GV nêu câu hỏi:Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi gì của xã hội nguyên thuỷ? - HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý. 3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp - Người lợi dụng chức quyền chiếm sản phẩm thừa (của chung) Þ tư hữu xuất hiện. - Gia đình phụ hệ thay gia đình mẫu hệ. - Xã hội phân chia giai cấp. 4. Sơ kết bài học - Thế nào là thị tộc - bộ lạc? - Những biến đổi lớn lao của đời sống sản xuất - quan hệ xã hội của thời đại kim khí? 5. Bài tập - Dặn dò về nhà - Trả lời câu hỏi: + So sánh điểm giống nhau - khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc. + Do đâu mà tư hữu xuất hiện? Điều này đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào? - Đọc bài 3: + Các quốc gia cổ đại Phương Đông. + Ý nghĩa của bức tranh hình 1 trang 11, hình 2 trang 12. ================CHƯƠNG II XÃ HỘI CỔ ĐẠI Bài 3 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG * Tiết: 3,4 - PPCT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS phải nắm được những vấn đề sau: 1. Kiến thức - Những đặc điểm của điều kiện tự nhiên của các quốc gia phương Đông và sự phát triển ban đầu của các ngành kinh tế; từ đó thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đến quá trình hình thành Nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị ở khu vực này. - Những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và Nhà nước, cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông. - Thông qua việc tìm hiểu về cơ cấu bộ máy Nhà nước và quyền lực của nhà vua, HS còn hiểu rõ thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại. Những thành tựu lớn về văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông. 2. Tư tưởng - Thông qua bài học bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam. 3. Kỹ năng - Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của các điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại phương Đông. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Bản đồ các quốc gia cổ đại. - Bản đồ thế giới hiện nay. - Tranh ảnh nói về những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương đông để minh hoạ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC Bài này dạy trong 2 tiết: Tiết 1 giảng mục 1, 2 và mục 3; Tiết 2 giảng mục 4 và 5. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp Các hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV hỏi: Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời trong điều kiện công cụ lao động như thế nào? - GV gọi 1 HS trả lời, các HS ... g của giai cấp vô sản mỗi nước, đề cao vai trò đấu tranh chính tri, tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, lấy ngày2 01/05 làm ngày Quốc tế lao động. - GV nêu câu hỏi: Nêu hoạt động và vai trò của Quốc tế thứ hai? - HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và kêt1 luận: + Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động chủ yếu dưới hình thức Đại Hội. + Đóng góp của Quốc tế thứ hai: hạn chế, ảnh hưởng của cá trào lưu cơ hội chủ nghĩa xu hướng vô chính phủ. Đoàn kết công nhân các nước thúc đẩy việc thành lập các chính Đảng vô sản ở nhiều nước. - GV nhấn mạnh đến vai trò của Ăngghen đối với hoạt động của Quốc tế thứ 2 khi người còn sống. Quốc tế thứ hai - Hoàn cảnh ra đời: + Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động. + Chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị phân chia lại thế giới dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ. + Nhiều Đảng và tổ chức công nhân tiến bộ ra đời ® ngày 14/07/1889 Quốc tế thứ hai thành lập ở Pari. - Hoạt động Quốc tế thứ 2: Thông qua các Đại hội và nghị quyết, sự cần thiết thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản đề cao đấu tranh chính trị. - Vai trò: Hạn chế, ảnh hưởng các trào lưu cơ hội Chủ nghĩa vô Chính phủ. Hoạt động 4: Cả lớp và cá nhân - GV trình bày và phân tích: Sự ra đời của Quốc tế thứ 2 là bằng chứng về sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân. Từ khi Ăngghen qua đời, cùng với những biến động của đời sống kinh tế – xã hội những phần tử cơ hội chống lại học thuyết mác dần chiếm phần ưu thế trong Quốc tế 2 do E.Béc-xtai-nơ đề xướng đã làm cản trở bước tiến của phát triển công nhân. GV gọi HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK sau đó giới thiệu về chủ nghĩa cơ hội. - GV nêu câu hỏi: Cho biết cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế thứ 2 diễn ra như thế nào? - HS đọc SGK trình bày diễn biến cuộc đấu tranh. - GV nhận xét và chốt ý: + Cuộc đấu tranh của một số lãnh tụ cách mạng trong các Đảng công nhân như La-phác-gơ (Pháp), Bêben, Rôda Lucxembua (Đức) tuy nhiên kết quả hạn chế do đấu tranh không triệt để. + Cuộc đấu tranh của Lênin – lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga – lên án ách thống trị của đế quốc thuộc địa đòi quyền tự quyết cho các dân tộc và bảo vệ học thuyết Mác. + Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các Đảng trong Quốc tế 2 xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thoả hiệp với giai cấp tư sản, đẩy nhân dân lao động vào cuộc chiến tranh vì lợi ích của bọn đế quốc. Quốc tế thứ 2 tan rã khi có chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. - Diễn ra cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội. - Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các Đảng trong Quốc tế 2 xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thoả hiệp với giai cấp tư sản ® Quốc tế thứ 2 tan rã. 4. Sơ kết bài học Yêu cầu HS trả lời câu hỏi nhận thức ngay từ đầu giờ học: Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX diễn ra như thế nào? Hoàn cảnh lịch sử hoạt động và vai trò của Quốc tế thứ 2? 5. Dặn dò, ra bài tập về nhà - Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK. - Đọc trước bài mới. Bài 40 QUỐC TẾ THỨ HAI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được: 1. Kiến thức - Nắm vững những hoạt động của Lênin trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội, qua đó hiểu được nhờ những hoạt động đó của Lênin. Đảng công nhân xã hội dân chủ Ngq ra đời đã triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân lao động. - Nắm được tình hình Nga trước cách mạng; diễn biến của cách mạng tính chất và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907. 2. Tư tưởng, tình cảm Bồi dưỡng lòng kính yêu và biết ơn những lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, những người cống hiến cả cuộc đời và sức lực cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lao động bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới. 3. Kỹ năng Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, chuyên chính vô sản. II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Tranh ảnh về cuộc cách mạng 1905 – 1907 ở Nga, chân dung Lênin. - Tư liệu về tiểu sử V.I.Lênin. III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi l: Nêu những nét nổi bật của phong trào công nhân Quốc tế cuối thế kỷ XIX? Câu hỏi 2: Vì sao Quốc tế thứ 2 tan rã? 2. Dẫn dắt vào bài mới Đầu thế kỷ XIX, kế tục sự nghiệp của Mác và Ăngghen, V.I. Lênin đã tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống các trào lưu tư tưởng cơ hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa Mác ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào công nhân Nga và phong trào công nhân quốc tế. Để hiểu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội dưới sự lãnh đạo của Lênin như thế nào? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc Cách mạng 1905 – 1907 ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp - Trước hết, GV gọi một HS HS trình bày tóm tắt về tiểu sử của Lênin kết hợp giới thiệu chân dung Lênin. - GV nêu câu hỏi: Trình bày những hoạt động tích cực của Lênin thành lập đảng vô sản kiểu mới? - HS đọc SGK và tự trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung, trình bày và phân tích: + Mùa thu năm 1895, Lênin thống nhất các nhóm Mácxit ở Pêtecbua lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân – mầm mống của Đảng Macxit; Năm 1898 tại Minxcơ, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động vì các Đảng viên bị bắt. + Năm 1900 Lênin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga. + Năm 1903, Đại hội Đảng công nhân xã hội Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lênin để bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng. - GV nhấn mạnh: Tại Đại hội đa số đại biểu (Phái Bônsêvich) tán thành đường lối Cách mạng của Lênin, còn thiểu số (phái Mensêvich) theo khuynh hướng cơ hội chống lại Lênin. - HS đọc đoạn chữ in nhỏ trong SGK nói về việc Lênin viết hàng loạt tác phẩm của mình phê phán những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong. I. V.I. Lênin và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội - Tiểu sử: Via-đi-mia Ilích U-ki-a-nốp tức Lênin sinh ngày 22/04/1870 trong gia đình nhà giáo tiến bộ. + Mùa thu năm 1895 Lênin thống nhất các nhóm Macxit ở Pêtecbua. - Năm 1900 Lênin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga. - Năm 1903, Đại hội Đảng công nhân xã hội Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lênin để bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng. Hình thành 2 phái Bônsêvich đa số và Mensêvich thiểu số. Hoạt động 2: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Cuộc đấu tranh chống lại phái cơ hội đầu thế kỷ XX ở Nga diễn ra như thế nào? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý : + Đầu thế kỷ XX khi các nước đế quốc chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thì phái cơ hội trong Quốc tế 2 kêu gọi công nhân ủng hộ chính phủ tư sản với mình, ủng hộ chiến tranh. + Duy nhất có Đảng Bônsêvich do Lênin lãnh đạo là đấu tranh chống lại chiến tranh đế quốc với khẩu hiệu "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến Cách mạng". - Đầu thế kỷ XX các phái cơ hội trong Quốc tế 2 ủng hộ chính phủ tư sản, ủng hộ chiến tranh. + Đảng Bôn-sê-vich do Lênin lãnh đạo là kiên quyết chống chiến tranh đế quốc, trung thành với sự nghiệp vô sản. - Lênin có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận thông qua những tác phẩm của mình. Hoạt động 3: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Cho biết tình hình nước Nga trước cách mạng? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: + Đầu thế kỷ XX kinh tế công thương nghiệp Nga phát triển, xuất hiện các công ty độc quyền, đội ngũ công nhân đông đảo. + Về chính trị , duy trì bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến, chế độ Nga Hoàng kìm hãm sự phát triển sản xuất, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, hầu hết các giai cấp bất mãn ® Đời sống nhân dân, nhân dân lao động cực khổ. + Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 làm mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc ® bùng nổ Cách mạng. II. Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga Tình hình nước Nga trước cách mạng: - Về kinh tế : Công thương nghiệp phát triển, các công ty độc quyền ra đời. - Về chính trị: chế độ Nga Hoàng kìm hãm sản xuất, bóp nghẹt tự do dân chủ ® đời sống nhân dân, công nhân khổ cực. - Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật ® xã hội mâu thuẫn sâu sắc dẫn đến bùng nổ Cách mạng. Hoạt động 4: Cả lớp - GV trình bày những nét chính diễn biến: + Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân Pêtacbua và gia đình không vũ khí đến cung điện mùa đông để thỉnh cầu Nga Hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp bằng súng làm hàng nghìn người chết và bị thương "Ngày chủ nhật đẫm máu", công nhận dựng chiến luỹ chuẩn bị chiến đấu. Kết hợp giới thiệu hình 75 SGK "Cuộc biểu tình ngày 09/01/1905". - HS đọc đoạn chữ nhỏ nói về diễn biến trong SGK. Tiếp đó, GV tiếp tục trình bày: Mùa thu năm 1905 phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngừng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông trong cả nước. - Tại Matxcơva, tháng 12/1905 cuộc tổng bãi công ® khởi nghĩa vũ trang ® cuối cùng thất bại. Cách mạng bùng nổ: - Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân Pêtacbua và gia đình không vũ khí đến cung điện mùa đông để thỉnh cầu Nga Hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp bằng súng làm hàng nghìn người chết và bị thương "Ngày chủ nhật đẫm máu", công nhận dựng chiến luỹ chuẩn bị chiến đấu. - Mùa thu năm 1905 phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngừng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông trong cả nước. - Tại Matxcơva, tháng 12/1905 cuộc tổng bãi công ® khởi nghĩa vũ trang ® cuối cùng thất bại Hoạt động 5: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tính chất., ý nghĩa của cách mạng 1905 – 1907 ở Nga? - HS đọc SGK và dựa vào vốn hiểu biết của mình tự trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung và kết luận: + Cách mạng 1905 – 1907 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga, là Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. - GV dừng lại hỏi: Tại sao nói đây là cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới? - HS trả lời câu hỏi. - GV chốt ý: Đây là cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới bởi vì: Do giai cấp vô sản lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang Cách mạng XHCN. - Ý nghĩa: + Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga Hoàng, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc. + Thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh. - Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga. Đây là một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới. - Ý nghĩa: + Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng, có ảnh hưỡng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc. + Thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh. 4. Sơ kết bài học Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi nhận thức đặt ở phần dẫn dắt vào bài mới để củng cố kiến thức. 5. Dặn dò, ra bài tập về nhà - Học bài cũ. - Ôn tập toàn bộ học kỳ.
Tài liệu đính kèm: