Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chương trình học kỳ II - Hoàng Thị Hạnh Dung

Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chương trình học kỳ II - Hoàng Thị Hạnh Dung

Tiết 39: LUYỆN TẬP : ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI VÀ ĂN MÒN KIM LOẠI

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về cấu tạo nguyên tử kim loại. Đơn chất kim loại, liên kết kim loại.

- Các phương pháp điều chế kim loại. nguyên nhân của tính chất vật lí, hoá học của kim

loại.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng tư duy: Từ tính khử khác nhau của kim loại có phương pháp thích hợp để điều

chế.

- Giải các bài tập về kim loại

3. Thái độ:

- Rèn thái độ học tập bộ môn, lòng say mê nghiên cứu khoa học.

4. Định hướng năng lực đươc hình thành

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Năng lực tính toán hóa học.

B. Chuẩn bị:

1. Phương pháp

Dạy học nhóm, thuyết trình, đàm thoại

2.Phương tiện , thiết bị

Sách giáo khoa hoá 12

C. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ:

Cho biết nguyên tắc điều chế kim loại và các phương pháp điều chế kim loại

3. Bài mới

pdf 110 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chương trình học kỳ II - Hoàng Thị Hạnh Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hóa học 12 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp:
Tiết 37 + 38: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, dùng
kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn).
Trọng tâm
- Các phương pháp điều chế kim loại
2. Kĩ năng 
- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ... để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim
loại.
- Viết các PTHH điều chế kim loại cụ thể.
- Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất
hoặc ngược lại. 
3.Thái độ:
- Rèn thái độ học tập bộ môn, lòng say mê nghiên cứu khoa học. 
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính toán hóa học.
5. Tích hợp bảo vệ môi trường .
+ Đề xuất biện pháp xử lí phế liệu kim loại góp phần bảo vệ môi trường
+ Nhận biết được tác động của điện phân, mạ điện và điều chế kim loại
B. Chuẩn bị:
1. Phương pháp
Dạy học nhóm, thuyết trình, đàm thoại
2.Phương tiện, thiết bị
Sách giáo khoa hoá 12
C. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong bài
3. Bài mới
Hoạt động 1 : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh
tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1
Giáo án Hóa học 12 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Vật liệu kim loại được con người biết sử
dụng từ rất sớm .có một tầm quan trong j
không thay thế được.Vậy thì ông cha ta đã
biết những cách điều chế kim loại nào ta
vào bài học ngay hôm nay
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày, HS khác thảo luận, nhận xét.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2: II. Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Giải thích được:
Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, dùng
kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn).
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV:Chuyển giao nhiệm vụ 
học tập :
bằng cách chia hs thành 6 
nhóm theo số thứ tự bàn học 
trong lớp 
 + Nhóm 1,6 nghiên cứu :
a. Nguyên tắc điều chế kim
loại
 b. Phương pháp nhiệt luyện
+ Nhóm 2,5 nghiên cứu :
a. Nguyên tắc điều chế kim 
loại 
b.Phương pháp thuỷ luyện
+ Nhóm 3,4 nghiên cứu :
a. Nguyên tắc điều chế kim 
loại 
b. Phương pháp điện phân.
GV: Quan sát quá trình thực
hiện nhiệm vụ của HS có thể
giúp đỡ HS khi cần thiết
 GV hướng dẫn HS nghiên
cứu SGK :
- Cơ sở của việc điều chế kim
loại bằng phương pháp ....... là
gì ? 
- Dẫn thí dụ và viết phương
trình phản ứng hoá học.
- Phương pháp ...... được dùng
để điều chế những kim loại nào
HS: Hình thành các nhóm theo quy luật
Rồi nhận nhiệm vụ học tập và làm việc theo nhóm
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua làm việc 
nhóm
 +thỏa thuận quy tắc làm việc trong nhóm
 +Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
+ Sau khi hoàn thành nội dung các HS hình thành nhóm
mới theo sự phân công của GV
HS:Báo cáo kết quả và thảo luận
HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện 
nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận
Nhóm 1,6 Báo cáo:
, trong tự nhiên chỉ có một số ít kim loại tồn tại ở trạng
thái tự do, như Au, Pt, Hg ... Hầu hết các kim loại khác
đều dưới dạng các hợp chất hoá học (oxit, muối)., kim
loại tồn tại ở dạng ion dương.
.a Nguyên tắc điều chế kim loại.
Thực hiện sự khử :
Mn+ + ne → M
b. Phương pháp nhiệt luyện
- Cơ sở: Khử nhứng ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ
cao bằng các chất khử như: C, CO, H2 hoặc Al, KL
kiềm, KL kiềm thổ.
2
Giáo án Hóa học 12 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung
?
GV: Cho các nhóm mới hình 
thành theo nguyên tắc mảnh 
ghép để hs được thảo luận
Quá trình được lặp lại với 
nhóm mới cứ như vây đến khi 
các thành viên đều nắm được 
cả 3 nội dung 
- Thí dụ: :
Fe2O3 +3 CO→ 2 Fe + 3 CO2
- Dùng trong CN, để điều chế những kim loại hoạt
động trung bình.
Nhóm 2,5 Báo cáo:
b.Phương pháp thuỷ luyện
a/ Nguyên tắc của phương pháp:
Khử những ion kim loại trong dung dịch bằng kim loại 
có tính khử mạnh như Fe, Zn, ... 
- Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung môi 
thích hợp như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN,... để 
hoà tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra 
khỏi phần không tan có trong quặng. 
b/ Dùng trong công nghiệp hoặc trong phòng thí 
nghiệm.
c/ Điếu chế các kim loại có độ hoạt động trung bình và 
yếu như Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Ag, Au...
d/ Thí dụ: 
- Dùng Fe để khử ion Cu2+ trong dung dịch muối đồng. 
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu↓
- Dùng Zn để khử ion Ag+ trong dung dịch muối bạc. 
Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag↓
Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag↓
Nhóm 3,4 Báo cáo:
3. Phương pháp điện phân
a/ Nguyên tắc của phương pháp:
Dùng dòng điện một chiều trên catot để khử các ion kim
loại trong hợp chất.
b/ Dùng trong công nghiệp.
c/ Điều chế được hầu hết các kim loại.
d/ Sơ đồ điện phân:
α) Điện phân hợp chất nóng chảy
Những kim loại có độ hoạt động mạnh như K, Na, Ca,
Mg, Al được điều chế bằng phương pháp điện phân 
hợp chất nóng chảy. 
Thí dụ 1: Điện phân Al2O3 nóng chảy để điều chế Al.
Ở catot (cực âm) Ở anôt (cực dương) 
Al3+ + 3e → Al 2O2- → O2 + 4e
®pnc
2 3 22Al O 4Al + 3O→
Điện phân Al2O3 nóng chảy là phương pháp sản xuất 
nhôm trong công nghiệp.
Thí dụ 2 : Điện phân MgCl2 nóng chảy để điều chế Mg.
 Ở catot Ở anot
3
Giáo án Hóa học 12 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung
 Mg2+ + 2e → Mg 2Cl- → Cl2↑ + 2e 
®pnc
2 2MgCl Mg + Cl→ ↑
β) Điện phân dung dịch
Điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình hoặc 
yếu bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng.
Thí dụ: Điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế Cu.
 Ở catot Ở anot
Cu2+ + 2e → Cu 2Cl- → Cl2 + 2e
→
®pdd
2 2CuCl Cu + Cl
e/ Tính lượng chất thu được ở các điện cực 
Dựa vào công thức biểu diễn định luật Farađây ta có thể
xác định được khối lượng các chất thu được ở điện cực :
m = 
AIt
96500n
 trong đó
 m : Khối lượng chất thu được ở điện cực (gam)
A : Khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện 
cực 
n : Số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc 
nhận
I : Cường độ dòng điện (ampe)
t : Thời gian điện phân (giây) 
GV:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành 
yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý 
kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
* Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tính khối lượng Cu thu được ở cực (-) sau
1 giờ điện phân dd CuCl2 với cường độ 
dòng điện là 5 ampe 
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi 
gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo 
cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện 
nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
- Công thức:
n
AIt
m
96500
=
gammCu 9,52.96500
3600.5.64
==
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành 
4
Giáo án Hóa học 12 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung
yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý 
kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
* Hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng: 
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tìm hiểu trên internet và cho biết quá 
trình mạ điện
- Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện 
nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành 
yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý 
kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
* Dặn dò: Về nhà làm bài tập sau: 
Điện phân (điện cực trơ) dung dịch chứa 0,02 mol NiSO4 với cường độ dòng điện 5A
trong 6 phút 26 giây. Khối lượng catot tăng lên bằng
 A. 0,00 gam. B. 0,16 gam. C. 0,59 gam. D. 1,18 gam.
5
Giáo án Hóa học 12 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp:
Tiết 39: LUYỆN TẬP : ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI VÀ ĂN MÒN KIM LOẠI
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức 
- Củng cố kiến thức về cấu tạo nguyên tử kim loại. Đơn chất kim loại, liên kết kim loại. 
- Các phương pháp điều chế kim loại. nguyên nhân của tính chất vật lí, hoá học của kim
loại.
2. Kĩ năng 
- Kĩ năng tư duy: Từ tính khử khác nhau của kim loại có phương pháp thích hợp để điều
chế.
- Giải các bài tập về kim loại 
3. Thái độ:
- Rèn thái độ học tập bộ môn, lòng say mê nghiên cứu khoa học.
4. Định hướng năng lực đươc hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính toán hóa học.
B. Chuẩn bị:
1. Phương pháp
Dạy học nhóm, thuyết trình, đàm thoại
2.Phương tiện , thiết bị
Sách giáo khoa hoá 12
C. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
Cho biết nguyên tắc điều chế kim loại và các phương pháp điều chế kim loại
3. Bài mới
Hoạt động 1 : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh
tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Ở giờ trước các em đã được tìm hiểu nắm 
được ăn mòn kim loại và điều chế kim loại
.Để khắc sâu kiến thức về điều chế kim 
loại và ăn mòn kim loại ta vào bài hôm 
nay
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày, HS khác thảo luận, nhận xét.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
6
Giáo án Hóa học 12 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2 : II. Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cấu tạo nguyên tử kim loại. Đơn chất kim loại, liên kết
kim loại. Các phương pháp điều chế kim loại. nguyên nhân của tính chất vật lí, hoá học
của kim loại.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV:Chuyển giao nhiệm vụ học 
tập :
bằng cách chia hs thành 4 nhóm 
theo số thứ tự bàn học trong lớp 
 + Nhóm 1,3 
 Hoàn thiện nội dung kiến th ... Các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày kết quả
thảo luận
Bài tập 1:
− Điều chế Cu từ Cu(OH)2: Chuyển Cu(OH)2
thành muối tan rồi khử Cu2+ trong dung dịch
muối: Cu(OH)2 + H2SO4→ CuSO4 + 2H2O
 CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu
− Điều chế Mg từ MgO: Chuyển MgO thành
MgCl2 rồi điện phân MgCl2 nóng chảy: 
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
 MgCl2 →dp Mg + Cl2
− Điều chế Fe từ FeS2: Nung FeS2 trong oxi,
được Fe2O3; sau đó khử Fe2O3:
 4FeS2 + 11O2→ 2Fe2O3 + 8SO2
 Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
Bài tập 2
Đặt công thức chung của 2 kim loại là R
NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể
tích khí đều đo ở đktc.Tính khối lượng
của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp
đã dùng.
Nhóm 4:
Bài 4:Hòa tan 17,4 gam hỗn hợp 3 kim
loại Al, Cu, Fe trong dung dịch HCl dư
thấy thoát ra 8,96 lít khí(đktc). Nếu cho
34,8 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung
dịch CuSO4 dư rồi lọc chất rắn tạo ra hòa
tan bằng HNO3 thì thoát ra 26,88 lít khí
(đktc) có tỷ khối so với oxi = 1,27. Viết
các phương trình hoá học và tính thành
phần hỗn hợp ban đầu. 
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh 
khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo
cáo kết quả
2R + Cl2→ 2RCl 
0,1 0,05 
⇒ )(05,0
71
02,157,4
2
molnCl =
−
=
MR = 1,02 : 0,1= 10,2 ⇒ Hai kim loại kiềm là Li
và Na.
Đặt số mol Li, Na có trong 1,02 gam hỗn hợp lần
lượt là x, y


=
=
→

=+
=+
02,0
08,0
02,1237
1,0
y
x
yx
yx
⇒ % Li = 
0 08 7
1 02
,
,
×
× 100% = 54,9%
 % Na = 100 −54,9 = 45,1%
3. Bài tập 3 :
số mol H2 = 0,4 (từ phản ứng với HCl) và 0,3 (từ
phản ứng với NaOH) 
2Al + 6HCl 
→ 2AlCl3 + 3H2 (1)
Mg + 2HCl 
→ MgCl2 + H2 (2)
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑(3)
0,2 mol 0,3 mol
 khối lượng Al = 0,2 × 27 = 5,4 (gam)
H2 thoát ra từ (2) phản ứng của Mg = 0,4 −0,2 =
0,2 ⇒ Mg = 0,2 mol
 Khối lượng Mg = 0,2 × 24 = 4,8 (gam)
4. Bài tập 4 :
 2Al + 6 HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ (1)
 Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2↑ (2)
2Al + 3CuSO4→ Al2(SO4)3 + 3Cu↓ (3) 
 Fe + CuSO4→ FeSO4 + Cu↓ (4)
 Khí có 30 < MTB = 40,64 < 46 là hỗn hợp
NO và NO2 (cần chú ý là trong các sản phẩm
chứa N tạo ra khi tác dụng với HNO3 ngoài muối,
Cu chỉ tạo NO và NO2 )
Cu + 4HNO3→ Cu(NO3)2+ 2NO2↑+ 2H2O (5)
 3Cu + 8HNO3→ 3Cu(NO3)2+ 2NO↑+4H2O (6)
 Từ MTB = 40,64 và tổng số mol = 1,2 tính được
NO = 0,4 mol và NO2= 0,8 mol
 Theo pt (5), (6) Cu = 0,4 + 0,6 = 1,0 mol
So sánh (1), (2) với (3), (4) thấy số mol Cu↓ =
H2↑= 0,8 mol (TN 2 lấy lượng gấp đôi)
Suy ra Cu ban đầu = 
1,0 0,8
2
−
= 0,1 mol = 6,4 g
=> mAl + mFe = 11 gam
 Từ hệ pt về tổng lượng Al + Fe và tổng số mol
H2↑ tính được Al = 5,4 g và Fe = 5,6 g
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá
kết quả; chốt kiến thức
* Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bằng phương pháp hóa học hãy phân 
biệt các dung dịch sau đựng trong các 
lọ mất nhãn riêng biệt, viết phương 
tình hóa học xảy ra (nếu có): AlCl3; 
NaNO3; FeCl3; MgCl2
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh 
khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên 
báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện 
nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đổ 50 ml dd AlCl3 vào 200ml dd 
NaOH thu được 1,56 g kết tủa keo. 
Nồng độ của dd NaOH là:
 A. 0,3 M B. 0,3M hoặc 0,9M 
C. 0,9M D. 1,2M
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh 
khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên 
báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện 
nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn 
thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và 
những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
* Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị kiểm tra học kì II
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Lớp:
Tiết 70: KIỂM TRA HỌC KÌ II
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Giúp GV đánh giá việc nắm kiến thức cơ bản của HS các nội dung của học kì 2 : Về 
kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, sắt, crom và hợp chất của chúng. 
2. Kĩ năng
- Rèn cho HS kĩ năng làm bài và trình bày bài kiểm tra.
3.Thái độ
- Giáo dục HS tính trung thực trong học tập.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Đề kiểm tra + Đáp án.
2. HS: Ôn kiến thức cơ bản.
C. Ma trận và đề kiểm tra:
Nội
dung
kiến
thức
Mức độ nhận thức
CộngNhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Điều
chế kim
loại
- Biết được 
phương pháp 
điều chế 1 kim 
loại cụ thể nào 
đó dựa vào tính 
khử mạnh hay 
yếu
- Viết và giải 
thích được một 
số phản ứng hóa
học điều chế 
kim loại.
.
-Giải quyết được
các bài tập về 
điều chế kim 
loại ở mức độ 
cao như bài tập 
về nhiệt luyện; 
bài tập về điện 
phân; bài tập về 
thủy luyện
Số câu 1 câu 2 câu 3 câu
Số điểm 0,4375 đ 0,875 đ
1,3134
đ
(13,134
%)
Kim
loại
kiềm và
hợp
chất
- Nêu được vị 
trí. cấu tạo 
nguyên tử. đơn 
chất kim loại 
kiềm 
- Viết và giải 
thích được một 
số phản ứng hóa
học của kim loại
kiềm và hợp 
chất .
Số câu 1 câu 1 câu 2 câu
Số điểm 0,4375
đ
0,4375
đ
 0,875đ
( 8,75
%)
Kim
loại
kiềm
thổ và
hợp
chất
- Nêu được vị 
trí. cấu tạo 
nguyên tử. đơn 
chất 
- Giải thích 
được vì sao 
kim loại kiềm
thổ có tính 
khử mạnh 
trong số các 
kim loại 
- Viết và giải 
thích được một 
số phản ứng hóa
học của kim loại
kiềm thổ .
.
Số câu 1 câu 1 câu 1 câu 3 câu
Số điểm 0,4375đ
0,437
5 đ
0,4375
đ
1,3134đ
( 13,134
%)
Nhôm
và hợp
chất
của
nhôm
+ Nêu được: Vị
trí , cấu hình lớp
electron ngoài
cùng, tính chất
vật lí , trạng thái
tự nhiên, ứng
dụng của nhôm.
Dự đoán, kiểm
tra bằng thí
nghiệm và kết
luận được tính
chất hóa học của
nhôm, nhận biết
ion nhôm 
Số câu 1 câu 1 câu 1 câu 2câu
Số điểm 0,4375đ
0,4375
đ 1,5 đ
0,875đ
( 8,75
%)
Sắt và
một số
kim loại
Nêu được: Vị
trí , cấu hình
electron lớp
ngoài cùng, tính
chất vật lí của
sắt.
Giải thích
Tính khử của
hợp chất sắt
(II): FeO,
Fe(OH)2,
muối sắt (II).
- Viết các PTHH
minh hoạ tính
khử của sắt
Số câu 1 câu 1câu 2 câu 1 câu 8 câu
Số điểm 0,4375đ
0,437
5 đ
0,875
đ
 2,8 đ
(28 %)
Phân
biệt một
số hợp
chất vô
cơ
Phân biệt được
một số ion trong
dung dịch ,phân
biệt một số chất
khí băng thuốc
thử đặc trưng
Số câu 1 câu 2câu
Số điểm 0,4375đ
0,7đ
(7 %)
Tổng số
câu
Tổng số
điểm
 7 câu
 2,45 đ
(24,5
%)
 5
câu
 1,75
đ
(17,5
%)
 9 câu
 4,3 đ
(43 %)
 1 câu
 1,5 đ
(15 %)
22 câu
10,0 đ
(100%)
I - Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là 
 A. Na2O. B. Al2O3. C. K2O. D. FeO.
Câu 2. Điện phân muối clorua nóng chảy của kim loại M thu được 24g kim loại và 0,6 mol
khí. Kim loại M là
A. Ca. B. Mg. C. Al. D. Fe.
Câu 3. Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm 
CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn 
toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của
V là
 A. 1,120. B. 0,896. C. 0,448. D. 0,224.
Câu 4. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là
 A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 5. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
 A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. 
 B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
 C. chỉ có kết tủa keo trắng. 
 D. không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 6. Kim loại không phản ứng với nước là
 A. K. B. Na. C. Be. D. Ca
Câu 7. Nước cứng có chứa nhiều các ion 
 A. SO42- và Cl-. B. HCO3- và Cl-. C. Na+ và K+. D. Ca2+ và Mg2+.
Câu 8. Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc).
Kim loại đó là
 A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Sr.
Câu 9. Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng 
kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là 
 A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2.
Câu 10. Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch: 
 A. Na2SO4, KOH. B. NaOH, HNO3. 
 C. KCl, NaNO3. D. NaCl, H2SO4.
Câu 11. Chất nào sau đây là oxit axit
A. CO B. NO C. Cr2O3 D. CrO3
Câu 12. Chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là 
A. FeO . B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe2(SO4)3.
Câu 13. Cho 20 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1,0 gam khí 
hidro thoát ra. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được
 A. 50 gam muối khan C. 60 gam muối khan
 B. 55,5 gam muối khan D. 60,5 gam muối khan
Câu 14. Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lit(đkc) hỗn hợp khí X 
gồm 2 khí NO và NO2 có tỉ khối hơi hỗn hợp X so với oxi bằng 1,3125. Giá trị của m là 
 A. 0,56 gam. B. 1,12 gam. C. 11,2 gam. D. 5,6 gam.
 Câu 15. Kim loại Cr không phản ứng với dung dịch
 A. H2SO4 đặc, nguội. B. Cu(NO3)2. C. HCl. D. NaOH.
 Câu 16. Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
 A. dung dịch Ba(OH)2. B. CaO. C. dung dịch NaOH. D. nước brom.
II - Phần tự luận (3 điêm)
Câu 1( 1.5 điểm): 
Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau 
Na → NaOH → NaAlO2 →Al(OH)3 →AlCl3 →NaAlO2
Câu 2( 1,5 điểm): 
 Khi cho 100g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thu 
được 6,72 lít khí (đktc ). Lấy phần không tan cho tác dụng với dung dịch HCl dư (không có 
không khí) thu được 38,08 lít khí (đktc). Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hợp 
kim ?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Đáp án phần trắc nghiệm
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
Đ/A A C D C C B C B A A
Câu 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35
Đ/A B A B A A C A C B B
(Mỗi câu đúng cho 0,35 điểm)
Đáp án phần tự luận
Câu 1( 1,5 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau 
Na → NaOH → NaAlO2 →Al(OH)3 →AlCl3 →NaAlO2
Câu 1
1.5 điểm Đáp án Điểm
 2 Na + 2H2O → 2 NaOH + H2
0.3
NaOH (dư) + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O 0.3
2 NaAlO2 + CO2 + 3H2O → Na2CO3 + 2 Al(OH)3 ↓ 0.3
 Al(OH)3 + 3 HCl → AlCl3 + 3H2O 0.3
 AlCl3 + 4NaOH (dư) → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O 0.3
Câu 2( 1,5 điểm): 
 Khi cho 100g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72
lít khí (đktc ). Lấy phần không tan cho tác dụng với dung dịch HCl dư (không có không khí) 
thu được 38,08 lít khí (đktc). Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim ?
Câu 2
1,5 điểm ĐÁP ÁN Điểm
 - Với NaOH dư: Chỉ có Al phản ứng
Al → 
3
2H2
 nAl = 
2
3
nH2 = 
2
3
.
6,72
22,4
= 0,2 (mol)
 %Al = 0, 2.27 .100
100
= 5,4%
0,25
0,25
 - Phần không tan + dd HCl
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
 a → a (mol)
 Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
 b → b (mol)
0,5
 
52 94,6
38,08
22,4
+ =
+ =

56a b
a b 
=
=

a 1,55
b 0,15

%Fe = 86,8%
%Cr = 7,8%
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_hoa_hoc_lop_12_chuong_trinh_hoc_ky_ii_hoang_thi_hanh.pdf