Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chương trình học kỳ I (Theo chuyên đề)

Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chương trình học kỳ I (Theo chuyên đề)

Tiết chương trình: 2,3,4,5

@ Lý do chọn chuyên đề:

 Sau khi tiếp cận chuyên đề này, HS có thể: hiểu được cấu tạo, tính chất vật lý và tính chất hóa học của este và chất béo; nhận thức được lợi ích của chất béo đối với con người; biết cách sử dụng chất béo hợp lí; biết được những ứng dụng quan trọng este và chất béo trong thực tiễn đời sống và sản xuất.

I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

- So sánh tính chất vật lí, hóa học của este và chất béo giống và khác nhau điểm nào?

- Trạng thái tự nhiên của chất béo như thế nào?

- Phương pháp điều chế este và ứng dụng este, lipit trong cuộc sống.

II. NỘI DUNG

- Khái niệm-danh pháp

- Tính chất vật lí của este , lipit

- Tính chất hóa học este , lipit

- Điều chế este, ứng dụng của este, lipit

III. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Kiến thức

- Biết được:

Cấu tạo, tính chất vật lý của este và chất béo.

Vai trò của chất béo đối với sức khỏe con người.

- Hiểu được:

 Tính chất hóa học của este và chất béo.

2. Kỹ năng

- Gọi tên được các este, chất béo.

- Giải được các bài tập vận dụng các tính chất hoá học của este, chất béo và điều chế este

- Phân biệt lipit, chất béo, chất béo lỏng, chất béo rắn.

- Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.

- Viết đúng phản ứng xà phòng hoá chất béo.

- HS có thể vận dụng kiến thức của bài học ở các môn học như Sinh học, Hóa học, Công nghệ để giải thích các vấn đề trong thực tiễn.

3. Thái độ

- Nhận thức được vai trò của este và chất béo trong thực tiễn.

- Vận dụng kiến thức để sử dụng chất béo một cách hợp lí.

- Nhận thức được tác hại của việc sử dụng chất béo không đúng cách để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội.

4. Năng lực

Qua chuyên đề giúp hình thành cho học sinh các năng lực:

- Năng lực hợp tác nhóm

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực tính toán hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề trong môn hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống, giải quyết các tình huống thực tiễn.

5.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

5.1. Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học:

 + Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm: dầu ăn, mẫu este, mỡ ăn, ống nghiệm, kẹp gỗ, nước.

 + Bảng phụ, phấn, nam châm, máy tính, màn hình (hoặc máy chiếu)

- Học liệu:

+ Một số hình ảnh, mô hình phân tử chất béo và tư liệu liên quan đến nội dung bài học.

 + Phiếu học tập

5.2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách, vở, dụng cụ học tập.

- Đọc trước bài trong sách giáo khoa.

6. Phương pháp dạy học chủ yếu

- Phương pháp dùng sơ đồ tư duy, hoạt động nhóm, khăn trải bàn, mảnh ghép.

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp trực quan, sử dụng sách giáo khoa.

 

docx 70 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 900Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chương trình học kỳ I (Theo chuyên đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1 	ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I – MỤC TIÊU:
 	1) Kiến thức: 
Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức các chương hóa học đại cượng và vô cơ và các chương về hóa học hữu cơ (Đại cương về hóa hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol, phenol, anđehit, xeton, axit cacboxylic).
 2) Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất của chất và ứng dụng của chất. Ngược lại, dựa vào tính chất của chất để dự đoán cấu tạo và ngược lại.
- Kĩ năng giải bài tập xác định công thức phân tử chất hữu cơ.
 3) Thái độ: 
Thông qua việc rèn luyên tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất , làm cho học sinh hứng thú học tập và yêu thích môn Hóa học hơn 
II – CHUẨN BỊ:
 1) Giáo viên: lập bảng tổng kết kiến thức vào giấy khổ lớn hoặc bảng phụ.
 2) Học sinh: ôn lại những kiến thức cơ bản đã học ở chương trình lớp11
III – PPDH: đàm thoại, diễn giảng.
IV – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
THẦY
TRÒ
HĐ1: Sự điện li
- Hãy nhắc lại định nghĩa sự điện li?
- Tương tự chất điện li là gì?
- Thế nào là chất điện li mạnh? Chất điện li yếu?
- Quá trình phân li các chất trong nước ra ion.
- Những chất khi tan trong nước phân li ra ion.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nhận xét.
A – Kiến thức:
I –Sự điện li:
 1) Sự điện li:
Những chất khi tan trong nước phân li ra ion gọi là những chất điện li
 Quá trình phân li các chất 
 trong nước ra ion là sự đ.li
Chất đli mạnh là chất Chất đli yếu là chất
 khi tan trong nước, khi tan trong nước 1
các ptử hòa tan đều phần số ptử hòa tan 
phân li ra ion. P.li ra ion, phần còn
 lại vẫn tồn tại dưới
 dạng ptử trong dd
HĐ2: Axit, bazơ và muối 
- Nhắc lại định nghĩa về axit, bazơ, muối?
- Hiđroxit lưỡng tính là gì?
- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+
 - Bazơ là chất khi tan trong 
nước phân li ra anion OH-
- Muối là hợp chất tan nước phân li ra cation kloại(hoặc NH4+) và anion gốc axit. 
2) Axit, bazơ và muối ( là những chất đ.li): 
Axit, bazơ và muối
Axit khi tan Bazơ khi tan Muối là hợp chất tan
nướcH+ nướcOH- nước phân li ra cation
 kloại(hoặc NH4+) và 
 anion gốc axit. 
Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa
có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ
HĐ3: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Điều kiện để một phản ứng trao đổi ion trong dd chát điện li xảy ra khi nào?
Xảy ra khi có một trong các điều kiện sau:
- Tạo thành chất kết tủa
- Tạo thành chất điện li yếu
- Tạo thành chất khí.
3) Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li: Xảy ra khi có một trong các điều kiện sau:
- Tạo thành chất kết tủa
- Tạo thành chất điện li yếu
- Tạo thành chất khí.
ª Bản chất là làm giảm số ion trong dd.
HĐ4: Nitơ - photpho:
- Cho Hs so sánh giữa nitơ và photpho về cấu hình e, độ âm điện, cấu tạo phân tử, các số oh, và tính axit?
- Tương tự cacbon và silic học sinh về nhà tự so sánh và làm.
Học sinh so sánh và lên điền vào bảng.
II – Nitơ - photpho:
Nitơ
Photpho
- Cấu hình e: 1s22s22p3
- ĐÂĐ: 3,04
- CTPT: NN (N2)
- Các số oh: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5
- HNO3 là axit mạnh, có tính oh mạnh.
- Cấu hình e: 1s22s22p63s23p3
- ĐÂĐ: 2,19
- CTPT: P4 (photpho trắng ); Pn (photpho đỏ)
- Các số oh: -3, 0,+3,+5
- HNO3 là axit ba nấc, độ tan trung bình, không có tính oh mạnh như HNO3.
HĐ5: Đại cương hóa hữu cơ:
- Gọi Hs định nghĩa thế nào là đồng đẳng, đồng phân?
- Kể tên các hiđrocacbon mà em đã học?
- Cho Hs nêu CTC, đặc điểm cấu tạo. Tính chất hóa học?
- Tương tự cho học sinh kể tên các dẫn xuất của hiđrocacbon?
- Cho biết CTC của chúng?
- Nêu tính chất hóa học cơ bản của mỗi hiđrocacbon?
- Các cách điều chế các hođrocacbon đó?
Giáo viên nhận xét cho học sinh ghi bài.
HĐ5: Bài tập 1
- Cho biết có thể dùng Na để phân biệt 3 ancol trên được không dựa vào định tính?
- Như vậy về mặt định lượng thì sao?
HD: Dựa vào ptpư theo khối lượng và thể tích khí sinh ra ở cùang điều kiện nhiệt độ và áp suất, so sánh thế tích khí H2
HĐ6: Bài tập 2 
-Gọi Hs lên bảng làm bài
- Cho HS nhận xét.
HĐ6: Bài tập 3
- Gọi Hs lên bảng viết ptpư
- Gọi Hs khác đỏi số mol và tính
Giáo viên nhận xét
HĐ7: Bài tập 4
Gọi HS lên bảng làm bài
GV cho HS nhận xét.
GV kết luận và cho điểm.
Học sinh nhắc lại định nghĩa đồng đẳng và đồng phân.
Ankan, anken, ankin, ankađien, ankylbenzen.
Học sinh lên điền vào bảng.
- Học sinh nhận xét.
-Dẫn xuất halogen, Dẫn xuất
Halogen, Phenol, anđehit no đơn chức,mảch hở, Xeton no đ.chức,mạch hở,
Axitcacboxylic no đơn chức, mạch hở.
- Học sinh đọc CTC của từng loại.
Học sinh lên bảng ghi
Học sinh nhận xét.
- Không được
- Được.
- Học sinh lên bảng viết các ptpư xảy ra.
- Thế khối lượng và thể tích ớ điều kiện chuẩn vào và so sánh. 
Học sinh lên bảng.
Học sinh lên bảng.
Học sinh ghi bài vào tập.
-Học sinh lên bảng làm bài.
Các HS còn lại làm bài vào tập.
HS ghi bài.
III – Đại cương hóa hữu cơ:
- Đồng đẳng: Những hợp chất hữu cớ có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.
- Đồng phân: những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng CTPT gọi là các chất đồng phân.
1) Hiđrocacbon
Ankan
Anken
Ankin
Ankađien
Ankylbenzen
CTC
CnH2n+2
CnH2n
CnH2n-2
CnH2n-2
CnH2n-6
Đặc điểm CT
-lk đơn, hở
-Đphân mạch C
- 1lk đôi, hở
- Đp mạch C, vt lk đôi, đp hình học
-1lk ba, hở
- Đp mạch C và đp vt lk ba
- 2lk đôi, hở
- Có vòng benzen
- có đp vt tương đối của nhánh ankyl
Tchh
-Pư thế halogen
-Pư tách H2
-Ko làm mm dd KMnO4
- pư cộng
- Pư TH
- td với chất oh
- pư cộng
-pư thế H ở C đầu có lk ba
- td với chất oh
- pư cộng
- Pư TH
- td với chất oh
- Pư thế
(halogen, nitro)
- pư cộng
2) Dẫn xuất Halogen-Ancol-phenol:
Dẫn xuất
halogen
Ancol no, đơn chức
Phenol
CTC
CxHyX
CnH2n+1-OH (n1)
C6H5-OH
tchh
- Pư thế X bằng OH
- Pư tách hiđrohalogenua
-Pư với KL kiềm
- Pư thế nhóm OH
- Pư tách nước
- Pư oh không hoàn toàn
- Pư cháy
- Pư với KL kiềm
- Pư với dd kiềm
- Pư thế ngtử H của vòng bezen
Điều chế
- Thế H của hiđrocacbon bằng X
- Cộng HX hoặc X2 vào ankan, ankin
Từ dẫn xuất halogen hoặc anken
Từ bezen hay cumen
3) Anđehit-Xeton-Axitcacboxylic:
Anđehit no đ.chức,m.hở
Xeton no đ.chức,m.hở
Axitcacboxylic no đ.chức, m.hở
CTCT
CnH2n+1-CHO
CnH2n+1-CO-CmH2m+1
CnH2n+1-COOH
tchh
- Tính oh
- Tính khử
- Tính oh
- Có tính chất chung của axit
 - Tdvới ancol
ĐC
-oh ancol bậc I
-oh etilen để đchế anđehit axitic
-oh ancol bậc II
- oh anđehit
- oh cắt cạch ankan
- Sản xuất CH3COOH
+Lên men giấm
+ Đi từ CH3OH
B – Bài tập
1) Có thể dùng kim loại natri để phân biệt các ancol: CH3OH, C2H5OH, C3H7OH được không? Nếu phân biệt được hãy trình bày cách làm?
Giải
- Về mặt định tính thì không thể phân biệt được nhưng dựa vào mặt định lượng thì có thể phân biệt được:
 CH3OH + Na CH3ONa + H2
 32(g) 11,2(lit đktc)
 C2H5OH+ Na C2H5ONa + H2
 46(g) 11,2(lit đktc)
 C3H7OH+ Na C3H7ONa + H2
 60(g) 11,2(lit đktc)
- Dựa vào các pt hóa học trên, ta suy ra cách làm như sau: lấy khối lượng bằng nhau của 3 ancol cho tác dụng hết với Na dư và thu khí H2 ( ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Ancol có thể tích khí H2 lớn nhất là CH3OH, thể tích khí H2 nhỏ nhất là C3H7OH, còn lại là thể tích khí H2 do C2H5OH sinh ra.
2) Cho 4,48 lít hỗn hợp khí gồm metan và etilen đi qua dd brom dư , thấy dung dịch nhạt màu và còn 1,12 lít khí thoát ra. Các thể tích khí đo ở điều kiện chuẩn. Tính thành phần phần trăm về thể tích của etilen trong hỗn hợp?
 Giải
v etilen = 4,48 – 1,12 = 3,36 lit
% v etilen = = 75%
3) Đun 12g axit axetic với 1 lượng dư ancol
Etylic ( có axit H2SO4 làm chất xúc tác).Đến khí dừng thí nghiệm thì thu được 12,3g este
a/ Viết pt hóa học của phản ứng.
b/ Tính thành phần % khối lượng của axit axetic đã tham gia pư este hóa.
Giải
a/ CH3COOH+C2H5OHCH3COOC2H5+H2O
b/neste = n axit pư = = 0,14 mol
n CH3COOH = 0,2mol
%Kl axit tham gia pư = = 70%
4) Cho 8g hỗn hợp hai anđehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit no, đơn chức, mạch hở tác dụng với bạc nitrat trong dd amoniac dư thu được 32,4g bạc kết tủa. Xác định CTPT và gọi tên các anđehit?
Giải
Đặt CT chung của hai anđehit là CnH2n+1CHO 
Số mol Ag = 0,3 mol= 2 lần số mol anđehit.
Vậy anđehit =53,33
14 + 30 =53,33 = 1,6
 Vậy 2 anđehit là CH3CHO metanal
 và C2H5CHO etanal
HĐ8: Củng cố 
1) Chất Y có CTPT C4H8O2 tác dụng với NaOH tạo thành chất Z (C4H7O2Na). Vậy Y thuộc loại hợp chất nào sau đây?
A. Anđehit B. Axit C. Ancol D. Xeton
2) Trong các chất sau chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. phenol B. etanol C. đimetyl ete D. metanol
3) Cho 3,7g một ancol X no, đơn chức , mạch hở tác dụng vơi Na dư thấy có 0,56 lit khí thoát ra(đktc). CTPT của X là:
A. C2H6O B. C3H10O C. C4H10O D. C4H8O
 Dặn dò:
- Về nhà ôn tập lại các kiến thức vừa ôn tập lại ở lớp 11.
- Làm lại các bài tập vừa giải.
- Xem trước bài Este.
Chuyên đề:
ESTE - LIPIT
Số tiết: 4
Tiết chương trình: 2,3,4,5
@ Lý do chọn chuyên đề:
 Sau khi tiếp cận chuyên đề này, HS có thể: hiểu được cấu tạo, tính chất vật lý và tính chất hóa học của este và chất béo; nhận thức được lợi ích của chất béo đối với con người; biết cách sử dụng chất béo hợp lí; biết được những ứng dụng quan trọng este và chất béo trong thực tiễn đời sống và sản xuất.
I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
- So sánh tính chất vật lí, hóa học của este và chất béo giống và khác nhau điểm nào?
- Trạng thái tự nhiên của chất béo như thế nào?
- Phương pháp điều chế este và ứng dụng este, lipit trong cuộc sống.
II. NỘI DUNG 
- Khái niệm-danh pháp
- Tính chất vật lí của este , lipit
- Tính chất hóa học este , lipit
- Điều chế este, ứng dụng của este, lipit
III. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức
- Biết được: 
Cấu tạo, tính chất vật lý của este và chất béo.
Vai trò của chất béo đối với sức khỏe con người.
- Hiểu được:
 Tính chất hóa học của este và chất béo.
2. Kỹ năng
- Gọi tên được các este, chất béo. 
- Giải được các bài tập vận dụng các tính chất hoá học của este, chất béo và điều chế este
- Phân biệt lipit, chất béo, chất béo lỏng, chất béo rắn.
- Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.
- Viết đúng phản ứng xà phòng hoá chất béo.
- HS có thể vận dụng kiến thức của bài học ở các môn học như Sinh học, Hóa học, Công nghệ để giải thích các vấn đề trong thực tiễn.
3. Thái độ
- Nhận thức được vai trò của este và chất béo trong thực tiễn.
- Vận dụng kiến thức để sử dụng chất béo một cách hợp lí.
- Nhận thức được tác hại của việc sử dụng chất béo không đúng cách để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội.
4. Năng lực 
Qua chuyên đề giúp hình thành cho học sinh các năng lực:
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học 
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề trong môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống, giải quyết các tình huống thực tiễn.
5.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
5.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học:
 + Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm: dầu ăn, mẫu este, mỡ ăn, ống nghiệm, kẹp gỗ, nước.
 + Bảng phụ, phấn, nam châm, máy tí ... NH THPT
1. Một số KNS cơ bản
	- KN tự nhận thức	- KN kiểm soát cảm xúc
	- KN ứng phó với căng thẳng	- KN tìm kiếm sự hỗ trợ
	- KN thể hiện sự tự tin	- KN giao tiếp
	- KN lắng nghe tích cực	- KN thể hiện sự cảm thông
	- KN giải quyết mâu thuẫn	- KN hợp tác
	- KN tư duy phê phán	- KN tư duy sáng tạo
	- KN ra quyết định	- KN giải quyết vấn đề
	- KN kiên định	- KN đảm nhận trách nhiệm
	- KN đặt mục tiêu	- KN quản lí thời gian
	- KN tìm kiếm và xử lí thông tin
2. Nội dung giáo dục KNS cho học sinh THPT
2.1. KN tự nhận thức
	Nội dung của KN tự nhận thức chính là khả năng các em học sinh hiểu về chính bản thân mình (về cơ thể, về tư tưởng, các mối quan hệ xã hội); biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình; các em phải luôn quan tâm và ý thức được mình đang làm gì, kể cả những lúc bản thân cảm thấy căng thẳng.
2.2. KN kiểm soát cảm xúc
Nội dung của KN này là học sinh nhận thức rõ cảm xúc của bản thân mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đó đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. Nếu biết kiểm soát cảm xúc sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, quá trình giao tiếp và thương lượng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt đối với học sinh trường THPT Bình Phục Nhứt thì KN này rất cần thiết để giúp các em xử lí các mâu thuẫn một cách hài hòa mang tính xây dựng hơn, giảm bớt bạo lực học đường.
2.3. KN ứng phó với căng thẳng
Đây là KN giúp học sinh bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như một phần tất yếu của cuộc sống. Hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng; cũng như biết được cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.
2.4. KN tìm kiếm sự hỗ trợ
KN này sẽ giúp học sinh nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình. Đồng thời giúp các em được chia sẻ, giải bày những khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ giúp học sinh không cảm thấy đơn độc, bi quan.
2.5. KN thể hiện sự tự tin
Giúp học sinh giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn trình bày suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề; có niềm tin về tương lai, có suy nghĩ tích cực và có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.
2.6. KN giao tiếp
KN này là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa. Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. KN này còn giúp học sinh biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác
2.7. KN lắng nghe tích cực
KN này trang bị cho học sinh biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp.
2.8. KN thể hiện sự cảm thông
KN này giúp học sinh biết hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, qua đó hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác; cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ. từ đó khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ.
2.9. KN giải quyết mâu thuẫn:
KN này là khả năng giúp học sinh nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình. KH này đòi hỏi học sinh phải biết kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
2.10. KN hợp tác: 
KN này là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.
2.11. KN tư duy phê phán:
KN này là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng,xảy ra. KN này rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những hành động phù hợp. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà con người luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề gây cấn của cuộc sống, luôn phải xử lí nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp,thì KN này càng trở nên quan trọng đối với mỗi cá nhân.
2.12. KN tư duy sáng tạo:
KN này là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ. KN này quan trọng bởi vì trong cuộc sống con người thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy ra. Khi gặp hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có tư duy sáng tạo để có thể ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp
2.13. KN ra quyết định:
KN này là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời. Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trông chờ, phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định.
2.14. KN giải quyết vấn đề:
KN này là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống. 
2.15. KN kiên định:
KN này là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lí do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định sẽ giúp chúng ta bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh. Ngược lại, nếu không có kĩ năng kiên định, con người sẽ bị mất tự chủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, luôn bị người khác điều khiển hoặc luôn cảm thấy tức giận và thất vọng. KN này cũng giúp cá nhân giải quyết vấn đề và thương lượng có hiệu quả.
2.16. KN đảm nhận trách nhiệm:
KN này là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm.Khi đảm nhân trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.
2.17. KN đặt mục tiêu:
KN này là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó. Giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch, có khả năng thực hiện được mục tiêu của mình.
2.18. KN quản lí thời gian:
KN này là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. KN này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp con người tránh được căng thẳng do áp lực công việc.
2.19. KN tìm kiếm và xử lí thông tin:
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, KN tìm kiếm và xử lí thông tin là 1 KNS quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời.
III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
1. KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
2. Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ
3.Giáo dục KNS gắn với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
4. Giáo dục KNS cho học sinh THPT là xu thế chung, phù hợp thực tiễn giáo dục giai đoạn hiện nay
IV. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC KNS CHO HỌC SINH LỚP 12 - TRƯỜNG THPT BÌNH PHỤC NHỨT
1. Mục tiêu
Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là chuyển từ cung cấp kiến thức sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Yêu cầu của giáo dục giai đoạn hiện nay là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống. Chính vì thế, giáo dục KNS cho học sinh nhằm các mục tiêu sau:
	- Trang bị cho học sinh kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. trên cơ sở đó hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực.
	- Tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
2. Nguyên tắc giáo dục KNS
Bản thân đề xuất năm nguyên tắc cơ bản sau đây:
	- Nguyên tắc tương tác: KNS không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Việc nghe giảng và đọc tài liệu chỉ dừng lại ở việc giúp học sinh thay đổi nhận thức về vấn đề nào đó. Những KNS cơ bản nêu ở phần trên chỉ có thể hình thành khi học sinh tương tác với bạn bè và những người xung quanh thông qua hoạt động học tập và các hoạt động đoàn thể trong nhà trường.
	- Nguyên tắc trải nghiệm: KNS chỉ được hình thành khi học sinh trải nghiệm qua các tình huống thực tế, học sinh chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp với thực tế.
	- Nguyên tắc tiến trình: KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có quá trình: nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi.
	- Nguyên tắc thay đổi hành vi: mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp học sinh thay đổi hành vi theo hướng tích cực, định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình.Quá trình này gặp rất nhiều khó khăn, có thời điểm học sinh quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước đó. Do đó giáo viên cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi và thói quen mới.
V. ĐỀ XUẤT CÁC BƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN MỘT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KNS CHO LỚP 12 - TRƯỜNG THPT BÌNH PHỤC NHỨT
Bản thân đề xuất một hoạt động giáo dục theo bốn bước (giai đoạn) sau:
1. Giai đoạn khám phá: Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, kỹ năng, kiến thức.sẽ được học. Giúp GV đánh giá, xác định thực trạng (kiến thức, kỹ năng) của HS trước khi giới thiệu vấn đề mới. 
2. Giai đoạn kết nối : Giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “đã biết” và “chưa biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của học sinh với bài học mới 
3. Giai đoạn thực hành 
 - Tạo cơ hội cho người học thực hành vận dụng kiến thức và kỹ năng mới vào một bối cảnh, hoàn cảnh, điều kiện có ý nghĩa.
 - Định hướng để học sinh thực hành đúng cách
 - Điều chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch. 
4. Giai đoạn vận dụng 
 	Tạo cơ hội cho học sinh tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới. 
VI. KẾT LUẬN
Trên đây là ý kiến đề xuất của tôi về mục tiêu, nội dung, phương pháp và các bước thức hiện một hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT. Trong thời gian của hội thảo, rất mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng sư phạm nhà trường để vấn đề tổ chức giáo dục kĩ năng sống của bản thân ngày càng hoàn chỉnh hơn. Xin cảm ơn và trân trọng kính chào.
VII.RÚT KINH NGHIỆM
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_12_chuong_trinh_hoc_ky_i_theo_chuyen_de.docx