Giáo án Hóa học Lớp 12 - Bài: Hợp kim

Giáo án Hóa học Lớp 12 - Bài: Hợp kim

1. Gv giới thiệu: Để slide 1 PP chào mừng

- Để BGK vào lớp, ổn định chỗ ngồi, Gv giới thiệu: Tới dự với tiết học chúng ta hôm nay có các thầy/Cô trong , đề nghị các em nhiệt liệt hoan nghênh

2. Kiểm tra bài cũ: Để slide 2 câu hỏi

Gv nhận xét, cho điểm

3. Chia nhóm: Để slide 3 chia nhóm

- Để thuận lợi cho việc nghiên cứu bài học, ta chia lớp thành 4 nhóm

+ Nhóm 1: Bàn .

+ Nhóm 2: .

Khi tiến hành cách thí nghiệm, thảo luận thì các em cũng quay mặt vào bàn ở giữa để tiến hành làm việc nhóm

 

docx 2 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 12 - Bài: Hợp kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BÀI HỢP KIM
Gv giới thiệu: Để slide 1 PP chào mừng
Để BGK vào lớp, ổn định chỗ ngồi, Gv giới thiệu: Tới dự với tiết học chúng ta hôm nay có các thầy/Cô trong , đề nghị các em nhiệt liệt hoan nghênh
Kiểm tra bài cũ: Để slide 2 câu hỏi
Gv nhận xét, cho điểm
Chia nhóm: Để slide 3 chia nhóm
Để thuận lợi cho việc nghiên cứu bài học, ta chia lớp thành 4 nhóm
+ Nhóm 1: Bàn .
+ Nhóm 2:.
Khi tiến hành cách thí nghiệm, thảo luận thì các em cũng quay mặt vào bàn ở giữa để tiến hành làm việc nhóm
Vào bài: 
Các em ạ! Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta gặp các vật dụng bằng kim loại như: (nói đến vật gì thì cầm vật ấy lên, nói chậm rãi) Ống khóa, cái kéo, cái dĩa cho đến các phương tiện kỹ thuật cao hoặc các khí tài quan sự như: máy bay, xe tăng (chiếu slide). Các vật dụng hay phương tiện đấy đều được làm từ vật liệu chủ yếu là hợp kim, vậy hợp kim là gì? Nó có những tính chất như thế nào, có ứng dụng gì trong thực tế, chúng ta cùng nghiên cứu Bài 19: HỢP KIM (Chiếu slide 4 bài, đồng thời viết bảng)
Mục 1: Khái niệm: 
Đầu tiên chúng ta cũng nghiên cứu khái niệm thế nào là hợp kim: 
+ Viết bảng 1. KHÁI NIỆM
Các em cùng xem qua cô giới thiệu một số loại hợp kim thường gặp. 
Trượt qua các slide 6,7,8,9,10, mỗi cái tầm 5s, dừng lại ở slide 11 bảng thành phần, dừng tầm 20s cho hs xem, Gv cũng nhìn lên bảng
? Từ bảng trên, em nào có thể cho cô biết hợp kim là gì? 
Gv ghi lại K/N lên bảng
	Vậy hợp kim có những tính chất gì? Chúng ta cùng qua mục 2, chiếu slide, viết bảng mục 2
Mục 2: 2. Tính chất của hợp kim
Tính chất vật lí
Để nghiên cứu tính chất vật lí của hợp kim, các nhóm cũng thực hiện Nhiệm vụ 1 trong phiếu học tập 
Chú ý: 	- Các nhóm cử 1 bạn làm thư kí, ghi chép lại các kết qủa
	- Các nhóm đọc kĩ nhiệm vụ của nhóm mình, các em chú ý an toàn trong quá trình làm thí nghiệm
Để học sinh làm tầm 5 phút, trong quá trình làm GV đi lại, quan sát, hướng dẫn, có thể làm giúp hs. Sau 5 phút, yêu cầu hs cất hết dụng cụ thí nghiệm vào phong bì, trả lại cho GV, GV gắn giấy A0 lên bảng, các nhóm lên hoàn thành công việc của mình vào giấy Ao
Hỏi hs có nhận xét, bổ sung gì cho nhóm khác không?
GV lấy mẫu thí nghiệm nhóm 1, nhóm 2: cho hs cả lớp thấy bề mặt của 3 thanh kinh loại đều có ánh kim, 3 thanh kim loại đều bị biến dạng để kết luận về tính ánh kim và tính dẻo
Nhận xét, biểu dương tinh thần làm việc, kết quả của các nhóm
Kết luận, ghi bảng: Hợp kim có đầy đủ tính chất vật lí chung của kim loại, như tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim
Bổ sung: tuy nhiên mức độ thể hiện các tính chất này khác với kim loại nguyên chất
*Các em cùng quan sát bảng nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại, phi kim và hợp kim và rút ra nhận xét
Định hướng trả lời
+ Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim khác nhiệt độ nóng cháy của các kim loại, phi kim tạo nên chúng
+ Chưa chắc nhiệt động nóng chảy của hợp kim đã nằm trong khoảng nhiệt độ nóng chảy của các đơn chất tạo nên chúng, phân tích số liệu về gang cho hs thấy rõ. Từ đấy chúng ta dự đoán khi các đơn chất trộn lẫn để tạo thành hợp kim, đây không chỉ là kiểu trộn lẫn vật lí thông thường, mà nó còn làm thay đổi cấu trúc mạng tinh thể hoặc có thể kết hợp với nhau để tạo thành các học chất, các liên kết mới Vd: Trong gang sắt và cacbon tạo hợp chất xemetit
Gọi học sinh nhóm 2 lúc nãy đã bẻ 3 thanh kim loại, đề nghị nhận xét về độ cứng của mẫu đồng thau 
GV: trong lịch sử, các em còn nhớ mẫu chuyện có nhà khoa học trần truồng nhảy ra khỏi bồn tắm giơ 2 tay lên trời và hét lớn “ Ơ reca, Ơ re ca”. Dừng lại cho học sinh nói, sau đấy kể chuyện về Archimet, TÌM LẠI MẪU CHUYỆN NÀY, TÓM TẮT NGẮN GỌN ĐỂ SAU KỂ CHO HỌC SINH
? Từ câu chuyện trên, các em rút ta kết luận gì về khối lượng riêng của kim loại và hợp kim
Định hướng: Khối lượng riêng của kim loại khác hợp kim
Kết luận: Hợp kim có các tính chất vật lí riêng của kim loại, tuy nhiên mức độ khác kim loại, CHIẾU SLIDE 15
 Qua mục vừa rồi các em thấy hợp kim có tính chất vật lí rất đa dạng, ví dụ như Chiếu cac slide 18,19,20,21
Tùy thuộc vào đặc tính vật lí của hợp kim mà ta có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau, để hiểu rõ thêm điều này chúng ta cùng nghiên cứu mục III. Ứng dụng (vừa nói vừa viết)
Đưa các vật dụng cho học sinh nêu ứng dụng.
Và rất nhiều hợp kim khác như hợp kim duyra dùng để sản xuất máy bay, tên lửa rồi các hợp kim siêu cứng siêu bền để sản xuất xe tăng, những mẫu vật này cô cũng không lấy dc
Tuy có ứng dụng rất quan trọng, những vật liệu mà lâu nay ta quen gọi là kim loại thì hầu hết tất cả đều là hợp kim. Dù vậy, khi sử dụng hợp kim chúng ta phải sử dụng vì mục đích tốt đẹp, tuyệt đối không lợi dụng để làm việc xấu. Ví dụ, dùng đồng thau để giả vàng
Và đặc biệt việc khi thác khoáng sản nói chung và khai thác kim loại nói riêng đã đang để lại hậu quả về môi trường rất nghiêm trọng. Nguồn tài nguyên là có hạn nên khi khai thác và sử dụng phải hết sức tiết kiệm () vì sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
*** Chú ý lấy các câu hỏi trong phiếu học tập, đề phòng hết giờ có việc để làm
Khi hết giờ giao nhiệm vụ cho s, cảm ơn ban GK và hs

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_12_bai_hop_kim.docx