Đề cương ôn tập tốt nghiệp Hóa 12 - Chương IV: Polime-Vật liệu polime

Đề cương ôn tập tốt nghiệp Hóa 12 - Chương IV: Polime-Vật liệu polime

CHƯƠNG 4. POLIME-VẬT LIỆU POLIME

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

 I. Đại cương polime

 1. Khái niệm: Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị cơ sở gọi là mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

 Polietilen Nilon-6

Với: + n là hệ số polime hóa hay độ polime hóa.

 + Các ptử CH2=CH2, H2N[CH2]5COOH, . pứ với nhau tạo nên polime thì gọi là monome.

 + Tên của polime = poli + tên của monome.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4268Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập tốt nghiệp Hóa 12 - Chương IV: Polime-Vật liệu polime", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4. POLIME-VẬT LIỆU POLIME
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
 I. Đại cương polime
– NH[CH2]5 – CO –
– CH2 – CH2 –
 	1. Khái niệm: Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị cơ sở gọi là mắt xích liên kết với nhau tạo nên. Vd ( )n , ( )n 
 Polietilen Nilon-6
Với: + n là hệ số polime hóa hay độ polime hóa. 
 + Các ptử CH2=CH2, H2N[CH2]5COOH, ... pứ với nhau tạo nên polime thì gọi là monome.
 + Tên của polime = poli + tên của monome. 
 	2. Phân loại: 	 Polime thiên nhiên: tinh bột, xenlulozơ, cao su, ...
 	‚ Polime tổng hợp (được trùng hợp, trùng ngưng): polietilen, cao su buna, 6,6, ...
 	ƒ Polime bán tổng hợp: tơ visco, tơ axetat, ...
	3. Đặc điểm cấu trúc: Polime là những chất phân tử khối cao
 - Mạch không nhánh: PE, PVC, xenlulozơ, amilozơ.
 - Mạch có nhánh: amilopectin, glicogen, 
 - Mạch mạng không gian: CS lưu hóa, nhựa bakelit.
 	4. Tính chất vật lý: Không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy cố định, khó hòa tan, cách điện, cách nhiệt, một số có tính dẻo, tính đàn hồi, 
	5. Tính chất hóa học: (đọc thêm)
 	 Polime có những pứ phân cắt mạch, giữ nguyên mạch và phát triển mạch cacbon.
 	6. Phương pháp điều chế:
 	 a. Phản ứng trùng hợp: là quá trình kết hợp nhiều ptử nhỏ (momome) giống nhau hay tương tự nhau thành ptử lớn (polime).
 	* Điều kiện: Cấu tạo monome phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền.
 nCH2=CH CH2 CH 
 Cl Cl n
 Vinyl clorua Poli (vinyl clorua) Viết tắt: PVC 
 	 b. Phản ứng trùng ngưng: là quá trình kết hợp nhiều ptử nhỏ (momome) giống nhau hay tương tự nhau thành ptử lớn (polime) đồng thời giải phóng những ptử nhỏ khác (H2O, HCl, ...).
 	* Điều kiện: Cấu tạo monome phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng pứ.
Vd: HOOC-C6H4- COOH; OH - CH2 - CH2 – OH
 II. Vật liệu polime
 	1. Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo (PE, PVC, thủy tinh hữu cơ, PPF)
 	a). Polietilen. (PE): ( CH2 - CH2 )n 
 	 	nCH2=CH2 ( CH2 - CH2 )n.
 	b). Polivinyl clorua. (PVC): ( CH2 - CH )n 
 	 Cl 
 	nCH2=CH2 ( CH2 – CH )n.
 	 Cl	
 c). Poli(metyl metacrylat): CH3
 ( CH2 - C )n 
 COOCH3 
 CH3 CH3 
 	nCH2 = C ( CH2 - C ) n.
 COOCH3 COOCH3
 d). Poli(phenol-fomanđehit). (PPF): 
 	 Hay OH OH
 	n. + n.CH2=O CH2 n
 	2. Vật liệu compozit: là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.
 	3. Tơ: Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài, bền, có mạch không phân nhánh.
 	Phân loại: 	 Tơ thiên nhiên: bông, sợi, len, lông cừu, tơ tằm, 
 	‚ Tơ hóa học: + Tơ tổng hợp: nilon-6,6, capron, nitron hay olon, ...
 	* Nilon-6: tơ capron. 	 	CH2-CH2CH2 
 	 CO → ( NH-[CH2]5- CO )n.
 	CH2-CH2-NH 
 Capron lactam tơ capron hay tơ nilon-6
 	NH2 -[CH2]5-COOH → ( NH-[CH2]5-CO )n.
 	Axit ε-aminocaproic	tơ nilon-6
 	* Nilon-6,6: NH2-[CH2]5-NH2 + HOOC-[CH2]4-COOH → ( NH-[CH2]5-NH-OC-[CH2]4-CO )n + 2nH2O
 	 Hexametylenđiamin	axit ađipic 	(thuộc loại tơ poliamit)
 	* Nilon-7: tơ enang. NH2-[CH2]6-COOH → ( NH-[CH2]6 -CO )n + H2O
 	* Tơ nitron hay tơ olon: 	nCH2=CH ( CH2 - CH )n 
 	CN CN
 	acrilonitrin poli (acrilonitrin)
	 + Tơ bán tổng hợp: visco, xenlulozơ axetat, ... 
 	4. Cao su: Cao su là loại vật liệu polime cò tính đàn hồi.
 	Phân loại: 	 Cao su thiên nhiên: (C5H8)n có tên poliisopren
 	‚ Cao su tổng hợp: Cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N
 	5. Keo dán tổng hợp (đọc thêm): Keo dán là loại vật liệu có khả năng kết dính mà không làm biến đổi bản chất hóa học. Vd: Nhựa vá săm, keo dán epoxi, keo dán ure-fomanđehit. 
II. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO
1. Bài tập tự luận
Câu 1. Tơ nilon-6,6 có khối lượng phân tử là 2500 u. Tính số mắt xích tạo thành loại tơ trên (gần đúng).
Câu 2. Một loại polietilen có phân tử khối là 50.000 u . Hệ số trùng hợp của loại polietilen? (gần đúng).
Câu 3. Khi clo hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin có chứa 66,18% clo. Vậy trung bình một phân tử clo tác dụng bao nhiêu mắt xích PVC ?
Câu 4. Muốn tổng hợp 120 kg poli (metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần dùng lần lượt là bao nhiêu? Biết hiệu suất quá trình este hoá và trùng hợp là 60% và 80%
2. Trắc nghiệm
Câu 1. Polime nào sau đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo?
	A. Poli (metyl metacrylat).	B. Poli (acrilonitrin)
	C. Poli (vinylclorua).	D. Poli (phenol fomandehit).
Câu 2. Sản phẩm trùng hợp của cao su buta-1,3-đien với CN-CH=CH2 có tên gọi là
	A. cao su buna.	B. cao su buna-S.	C. cao su N.	D. cao su buna-N.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng?
 	A. Polime là hợp chất có ptử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
	B. Những ptử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome.
 	C. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp.
 	D. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ pứ trùng hợp hoặc pứ trùng ngưng.
Câu 4. Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên?
 	A. Tơ visco, tơ tằm, cao su buna.	B. Tơ visco, tơ tằm, phim ảnh.
	C. Cao su isopren, tơ visco, nilon-6.	D. Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat.
Câu 5. Tơ sợi axetat được sản xuất từ xenlulozơ và 
	A. Visco.	B. axeton.	C. axit axetic.	D. natri axetat.
Câu 6. Dãy tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
	A. tơ tằm, sợi bông, nilon-6,6.	B. sợi bông, len, tơ axetat.
	C. sợi bông, len, nilon-6,6.	D. tơ visco, nilon-6,6, tơ axetat.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG OTTN-12-CHUONG IV.doc