Giáo án Hóa học 12 - Tiết 53, Bài 32: HidroSunfua. Lưu huỳnh Đioxxit. Lưu huỳnh Trioxit (Tiết 1) - Trương Thị Như Quỳnh

Giáo án Hóa học 12 - Tiết 53, Bài 32: HidroSunfua. Lưu huỳnh Đioxxit. Lưu huỳnh Trioxit (Tiết 1) - Trương Thị Như Quỳnh

I/ MỤC TIÊU.

Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được:

1. Về kiến thức:

- Biết được: + Tính chất vật lí của hidrosunfua.

 + Tính chất hóa học của hidrosunfua: tính axit yếu, tính khử mạnh.

 + Trạng thái tự nhiên và điều chế hidrosunfua.

- Hiểu được nguyên nhân gây ra tính khử mạnh của hidrosunfua.

2. Về kĩ năng:

- Dựa vào số oxi hóa để dự đoán tính oxi hóa và tính khử.

-Viết phương trình hóa học và tính toán theo phương trình hóa học.

3. Về thái độ:

Từ sự ảnh hưởng của khí H2S đến môi trường hình thành ý thức bảo vệ môi trường.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1. Chuẩn bị của giáo viên.

- Giáo viên chuẩn bị giáo án đầy đủ.

- Chuẩn bị phiếu học tập.

2.Chuẩn bị của học sinh.

- Ôn lại tính chất hóa học của lưu huỳnh.

- Đọc trước bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng dung15 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tiết 53, Bài 32: HidroSunfua. Lưu huỳnh Đioxxit. Lưu huỳnh Trioxit (Tiết 1) - Trương Thị Như Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Quỳnh Hương.
Người dạy: Trương Thị Như Quỳnh.
Ngày soạn: 09/03/2012.
Lớp dạy: 10B3.
Tiết dạy: 53.
BÀI 32: HIDROSUNFUA. LƯU HUỲNH ĐIOXIT. LƯU HUỲNH TRIOXIT.
(Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU.
Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được:
1. Về kiến thức:
- Biết được: + Tính chất vật lí của hidrosunfua.
 + Tính chất hóa học của hidrosunfua: tính axit yếu, tính khử mạnh.
 + Trạng thái tự nhiên và điều chế hidrosunfua.
- Hiểu được nguyên nhân gây ra tính khử mạnh của hidrosunfua.
2. Về kĩ năng:
- Dựa vào số oxi hóa để dự đoán tính oxi hóa và tính khử.
-Viết phương trình hóa học và tính toán theo phương trình hóa học.
3. Về thái độ:
Từ sự ảnh hưởng của khí H2S đến môi trường hình thành ý thức bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Giáo viên chuẩn bị giáo án đầy đủ.
- Chuẩn bị phiếu học tập.
2.Chuẩn bị của học sinh.
- Ôn lại tính chất hóa học của lưu huỳnh.
- Đọc trước bài mới.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu tính chất hóa học của lưu huỳnh. Viết phương trình phản ứng minh họa. Xác định số oxi hóa của lưu huỳnh trong các phản ứng.
3. Bài mới.
Đặt vấn đề: Lưu huỳnh là một nguyên tố phi kim điển hình, nó vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. Vậy hợp chất của lưu huỳnh với hidro và oxi có những tính chất nào, chúng có những đặc điểm nào giống và khác nhau? Để tìm hiểu rõ hơn về điều này chúng ta sẽ cùng đi vào bài học hôm nay: Bài 32: Hidrosunfua. Lưu huỳnh dioxit. Lưu huỳnh trioxit.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung dạy học
A. HIDROSUNFUA.
I. Tính chất vật lí.
- Nêu trạng thái, màu sắc, mùi đặc trưng và tính độc của H2S.
- So sánh khối lượng phân tử của H2S với không khí và rút ra kết luận.
- Tính tan trong nước.
-Lưu ý về tính độc của H2S có trong khí ga, bốc ra từ xác động vật chết, có trong nước thải của các nhà máy, 
II. Tính chất hóa học.
1. Tính axit yếu.
- Tên gọi của axit H2S.
- So sánh độ mạnh của axit sunfuhidric với axit cacbonic.
->Tính chất đặc trưng là tác dụng với dung dịch bazơ.
- H2S là axit mấy lần axit? Khi tác dụng với dung dịch bazơ nó có thể tạo ra những loại muối nào?
- Viết phương trình phản ứng của axit H2S với dung dịch NaOH.
2. Tính khử mạnh.
-GV: yêu cầu học sinh nhắc lại;
+ các số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh.
+ số oxi hóa của nguyên tố S trong phân tử H2S.
Từ đó nhận xét khả năng biến đổi số oxi hóa của H2S và dự đoán tính chất hóa học của H2S.
- HS: + số oxi hóa của lưu huỳnh: -2, 0, +4, +6.
 + S trong H2S có số oxi hóa là -2.
 + sự thay đổi số oxi hóa:
S-2 S0 S+4 S+6
® Tính khử mạnh.
- Tác dụng với oxi:
+ điều kiện thường
+ nhiệt độ cao
+ nhiệt độ không cao hoặc thiếu oxi
- Tác dụng với halogen
- Tác dụng với hợp chất
III. Trạng thái tự nhiên và điều chế.
1. Trạng thái tự nhiên.
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và rút ra kết luận.
2.Điều chế.
- Trong công nghiệp
- Trong phòng thí nghiệm
Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và cho biết phương pháp điều chế khí H2S trong phòng thí nghiệm.
Lưu ý: Nếu trong phòng thí nghiệm không có FeS thì có thể dùng ZnS, CaS,  để thay thế.
A. HIDROSUNFUA.
I. Tính chất vật lí.
- Là chất khí, không màu, mùi trưng thối và rất độc.
- Nặng hơn không khí.
- Tan ít trong nước.
II. Tính chất hóa học.
1. Tính axit yếu.
- Khí hidrosunfua khi tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuhidric.
- Là axit yếu, yếu hơn cả axit cacbonic.
- Là axit hai lần axit. Khi tác dụng với dung dịch bazơ có thể tạo ra hai loại muối:
+ muối axit (HS-): NaHS, CaS, 
+ muối trung hòa (S2-): Na2S, CaS, 
H2S + NaOH ® NaHS + H2O
H2S + 2NaOH ® Na2S +2H2O
2. Tính khử mạnh.
- Tác dụng với oxi
+ điều kiện thường:
2H2S + O2 ® 2S + 2H2O
+ nhiệt độ cao:
2H2S + 3O2 ® 2SO2 + 2H2O
-Tác dụng với halogen:
H2S + 4Br2 + 4H2O ® H2SO4 + 8HBr
® nhận biết H2S: làm mất màu nước brom.
- Tác dụng với hợp chất:
2H2S + SO2 ® 3S + H2O
III. Trạng thái tự nhiên và điều chế.
1. Trạng thái tự nhiên.
2. Điều chế.
-Trong công nghiệp: không sản xuất.
- Trong phòng thí nghiệm:
FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S
4. Củng cố.
S ® H2S ® SO2
Phiếu học tập số 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
Phiếu học tập số 2: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
 S ® FeS ® H2S ® H2SO4
Phiếu học tập số 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
 1) H2S + SO2 ® ?
 2) H2S + Cl2 + H2O ® ?
 3) CaS + HCl ® ?
Phiếu học tập số 4: Cho 0,1 mol khí H2S tác dụng vơi 150ml dung dịch NaOH 1M. Viết phương trình hóa học xảy ra và tính khối lượng muối thu được.
IV/ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.
 Ngày 09 tháng 03 năm 2012
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Sinh viên
 ( Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 32 hidrosunfua.doc