Giáo án Hóa học 12 - Bài 31: Sắt

Giáo án Hóa học 12 - Bài 31: Sắt

I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC

1. Vị trí: Bài 31 – Chương 7 – Hóa học 12

2. Ý nghĩa: tầm quan trọng của sắt đối với đời sống con người và sản xuất.

3. Nội dung chính:

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của sắt.

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học sắt.

- Sắt trong tự nhiên.

II. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhắc lại được tính chất hoá học của kim loại

- Nêu được vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn

- Nêu được tính chất vật lý của sắt

- Trình bày được tính chất hoá học của sắt

- Trình bày được trạng thái tự nhiên và vai trò của sắt trong đời sống, sản suất

2. Kĩ năng

- Viết được cấu hình electron của sắt

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh dự đoán tính chất hoá học của sắt.

- Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hoá học của sắt

- Giải được các bài tập về kim loại sắt

3. Thái độ

- Nghiêm túc, hợp tác trong quá trình học.

- Tích cực tham gia phát biểu và xây dựng bài

4. Vận dụng thực tiễn

Vận dụng kiến thức của môn học để giải quyết một số tình huống thực tiễn:

- Tại sao sắt và những đồ vật làm bằng sắt để lâu trong không khí bị han gỉ.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Chương trình, phân phối chương trình giảng dạy lớp 12.

- Đề cương bài giảng (giáo án), sách giáo khoa.

- Chuẩn bị phương tiện đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu, video thí nghiệm.

- Hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá:

2. Học sinh

- Kiến thức, kĩ năng đã học liên quan đến bài học: Xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn khi biết số hiệu nguyên tử (lớp 10); tính chất của sắt (lớp 9)

- Tài liệu học tập; thí nghiệm, thực hành dụng cụ học tập (nếu có): sách giáo khoa và vở ghi.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức (thời gian 3 phút)

- Kiểm tra sĩ số lớp học

- Nội dung nhắc nhở HS (nếu có)

2. Kiểm tra bài cũ

Hoàn thành sơ đồ phản ứng của sắt:

3. Giới thiệu bài mới

3.1. Lời dẫn vào bài mới (2 phút)

Những vật dụng làm từ sắt rất phổ biến và thông dụng trong đời sống hàng ngày của chúng ta nhưng những vật dụng này sau một thời gian sẽ bị gỉ. Để tìm hiểu ngyên nhân và cách khắc phục hiện tượng trên, chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài ngày hôm nay.

3.2. Nội dung và phương pháp

 

docx 5 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Bài 31: Sắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài học: Sắt
Số tiết: 1
GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Vị trí: Bài 31 – Chương 7 – Hóa học 12
Ý nghĩa: tầm quan trọng của sắt đối với đời sống con người và sản xuất.
Nội dung chính: 
Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của sắt.
Tính chất vật lí, tính chất hóa học sắt.
Sắt trong tự nhiên.
MỤC TIÊU
Kiến thức
Nhắc lại được tính chất hoá học của kim loại 
Nêu được vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn
Nêu được tính chất vật lý của sắt
Trình bày được tính chất hoá học của sắt
Trình bày được trạng thái tự nhiên và vai trò của sắt trong đời sống, sản suất
Kĩ năng
Viết được cấu hình electron của sắt
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh dự đoán tính chất hoá học của sắt. 
Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hoá học của sắt
Giải được các bài tập về kim loại sắt
Thái độ
Nghiêm túc, hợp tác trong quá trình học.
Tích cực tham gia phát biểu và xây dựng bài
Vận dụng thực tiễn
Vận dụng kiến thức của môn học để giải quyết một số tình huống thực tiễn:
Tại sao sắt và những đồ vật làm bằng sắt để lâu trong không khí bị han gỉ.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Chương trình, phân phối chương trình giảng dạy lớp 12.
Đề cương bài giảng (giáo án), sách giáo khoa.
Chuẩn bị phương tiện đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu, video thí nghiệm.
Hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá:
Học sinh
Kiến thức, kĩ năng đã học liên quan đến bài học: Xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn khi biết số hiệu nguyên tử (lớp 10); tính chất của sắt (lớp 9)
Tài liệu học tập; thí nghiệm, thực hành dụng cụ học tập (nếu có): sách giáo khoa và vở ghi.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức (thời gian 3 phút)
Kiểm tra sĩ số lớp học
Nội dung nhắc nhở HS (nếu có)
Kiểm tra bài cũ
Hoàn thành sơ đồ phản ứng của sắt:
Giới thiệu bài mới
Lời dẫn vào bài mới (2 phút)
Những vật dụng làm từ sắt rất phổ biến và thông dụng trong đời sống hàng ngày của chúng ta nhưng những vật dụng này sau một thời gian sẽ bị gỉ. Để tìm hiểu ngyên nhân và cách khắc phục hiện tượng trên, chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài ngày hôm nay.
Nội dung và phương pháp
Nội dung
(Đề cương chi tiết bài học)
Thời gian
(phút)
Phương pháp
Các hoạt động của giáo viên và học sinh
Phương tiện, đồ dùng dạy học
Giáo viên
Học sinh
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình e nguyên tử
5
Đàm thoại, gợi mở
- GV chiếu hình ảnh bảng tuần hoàn yêu cầu HS xác định sắt thuộc ô số bao nhiều từ đó viết cấu hình electron nguyên tử sắt.
- Từ cấu hình electron dự đoán khả năng nhường electron của nguyên tử sắt và kết luận tính chất của sắt?
GV kết luận: Sắt là kim loại có tính khử trung bình.
HS quan sát và trả lời.
+ Sắt (Fe) ở ô số 26
+ Cấu hình e nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d64s2
+ Thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4
+ Nguyên tử sắt có khả năng nhường 2e hoặc 3e:
Fe → Fe+2 +2e
 Fe →Fe+3 +3e
Bảng tuần hoàn
Tính chất vật lí
5
Hình ảnh trực quan, gợi mở
GV chiếu hình ảnh sắt
GV: Bằng những quan sát hằng ngày, hình ảnh trên slide và nghiên cứu sgk, hãy nêu tính chất vật lí của sắt?
GV đặt câu hỏi: Vì sao sắt bị nam châm hút ?
GV trình chiếu slide tổng kết
HS quan sát, nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:
- Trạng thái: kim loại 
- Màu sắc: màu trắng hơi xám
- Khối lượng riêng lớn (D=7,9g/cm3)
- Nhiệt độ nóng chảy: 15400C.
- Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
- Sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút và có từ tính)
Hình ảnh các vật dụng làm bằng sắt
Tính chất hóa học
Tác dụng với phi kim
5
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
GV: sắt là kim loại có tính khử trùng bình và có 2 số OXH hóa +2 và +3. Vậy khi nào sắt thể hiện số OXH +2, khi nào thể hiện số OXH +3?
GV chiếu video thí nghiệm sắt phản ứng với lưu huỳnh, oxi và clo yêu cầu HS quan sát, nhận xét hiện tượng và viết PTHH xảy ra.
HS quan sát, nhận xét, trả lời
Tác dụng với oxi:  
3Fe + 2O2  to Fe3O4 
Ngoài ra, sắt còn tạo hỗn hợp nhiều oxit khác khi nung nóng.
Tác dụng với lưu huỳnh:  
Fe + S to  FeS
Tác dụng với halogen:   
Fe + Cl2 to FeCl3
Video thí nghiệm
2. Tác dụng với axit
a. Với axit HCl, H2SO4  loãng
b. Với axit HNO3 và H2SO4 đặc nóng
6
 Thuyết trình
GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức và viết PTHH của phản ứng sắt tác dụng với axit sunfuric loãng.
GV giới thiệu: sắt có thể khử N+5 hoặc S+6 trong dung dịch axit HNO3, H2SO4 đặc về số OXH thấp hơn, còn sắt bị OXH lên Fe+3.
PTHH: 
Fe + 4HNO3 loãng→  Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Fe + 6HNO3 đặc  to  Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
2Fe + 6H2SO4 đặc  to  Fe(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
GV lưu ý HS: Fe giống Al bị thụ động hoá (không tác dụng) với HNO3đ, H2SO4đ,  nguội nên có thể dùng thùng sắt để chuyên chở axit đặc nguội nói trên. 
HS quan sát hiện tượng, viết PTHH:
Fe + H2SO4 loãng⟶ FeSO4 + H2
HS: lắng nghe, ghi chép
Video thí nghiệm
3. Tác dụng với dung dịch muối
5
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
GV chiếu video thí nghiệm đồng (II) sunfat tác dụng với sắt. 
GV đưa ra câu hỏi: Điều kiện kim loại tác dụng với dung dịch muối là gì?Lấy ví dụ khác.
HS quan sát, nêu hiện tượng, viết PTHH:
Fe + CuSO4  → FeSO4 + Cu
Sắt tác dụng với muối theo quy tắc α:
Fe + 2AgNO3→ Fe(NO3)2 + 2Ag
Nếu AgNO3 dư:
AgNO3 + Fe(NO3)2→Fe(NO3)3 + Ag
Video thí nghiệm
Trạng thái tự nhiên và vai trò của sắt
9
Thuyết trình, hình ảnh trực quan
GV chiếu hình ảnh các loại quặng sắt có trong tự nhiên cho HS xem và giới thiệu các loại quặng.
GV mở rộng: Vai trò của sắt với sự sống của con người:
Sắt là thành phần quan trọng để sản xuất hồng cầu. Nếu thiếu sắt cơ thể có những biểu hiện như: 
Da dẻ xanh xao, môi khô
Khả năng tập trung kém
Mệt mỏi, tim đập nhanh
Hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột,.
- Các thực phẩm chứa nhiều sắt là: trứng, thịt đỏ, gan, rau xanh và để hấp thụ sắt hiệu quả nhất nên kết hợp với vitamin C từ hoa quả.- Ngoài ra, sắt cũng có vai trò quan trọng đối với cây trồng,...
HS quan sát, ghi chép: 
+ Sắt chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ trái đất.
+ Trong tự nhiên, sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất. Quặng sắt quan trọng: manhetit (Fe3O4), hematit đỏ ( Fe2O3), hematit nâu (Fe2O3.nH2O), xiđerit (FeCO3), pirit (FeS2).
+ Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.
Hình ảnh quặng sắt
4.Củng cố bài học (5 phút)
5.Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh (1 phút)
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trong SGK
- Đọc trước bài 32 – Hợp chất của sắt
6. Tài liệu tham khảo (nếu có) 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_12_bai_31_sat.docx