Giáo án Hóa 12 kì 2

Giáo án Hóa 12 kì 2

Chương 5 ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và

cấu tạo của Kim Loại

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- HS biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn

- Cấu tạo của nguyên tử kim loại và cấu tạo tinh thể các kim loại

- Liên kết kim loại

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng từ vị trí của kim loại suy ra cấu tạo và tính chất, từ tính chất suy ra ứng dụng và PP điều chế .

3. Thái độ

- Qua bài giúp các em có ý thức vận dụng các biện pháp bảo vệ kim loại trong đời sống, trong lao động

 

doc 85 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1922Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa 12 kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .	Tiết:
Lớp 12A – Ngày giảng: 
Lớp 12C – Ngày giảng: 
Lớp 12D – Ngày giảng: 
Chương 5 ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và
cấu tạo của Kim Loại
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức 
- HS biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn 	 
- Cấu tạo của nguyên tử kim loại và cấu tạo tinh thể các kim loại 
- Liên kết kim loại 
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng từ vị trí của kim loại suy ra cấu tạo và tính chất, từ tính chất suy ra ứng dụng và PP điều chế . 
3. Thái độ 
- Qua bài giúp các em có ý thức vận dụng các biện pháp bảo vệ kim loại trong đời sống, trong lao động 
II. Chuẩn bị 
GV: Bảng tuần hoàn lớn 
HS: BTH nhỏ, nội dung kiến thức mới 
III. Phương pháp giảng dạy:
	Đàm thoại, thảo luận.
IV. Tiến trình dạy học 
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV dùng BTH cho HS tìm vị trí của các nguyên tố kim loại trong các nhóm 
+ Từ IA đến VIA 
+ Từ IB đến VIIIB 
+Phần xếp cuối bảng 
HS:Quan sát BTH tìm vị trí các nguyên tố kim loại
GV: Gợi ý để HS rút ra kết luận về vị trí của kim loại trong BTH
Hoạt động 2
GV: yêu cầu HS viết cấu hình e của ng.tố kim loại Na ,Mg , Al, và các nguyên tố PK 
So sánh số e ngoài cùng của các ntố 
Nhận xét và rút ra kết luận 
GVdùng bảng phụ vẽ sơ đồ CT nguyên tử của các nguyên tố chu kỳ 2 yêu cầu HS rút ra nhận xét sự biến thiên của ĐTHN và bán kính nguyên tử 
Hoạt động 3
GV ôn lại cho HS kiến thức mạng tinh thể
đã học ở lớp 10 
HS đọc nội dung SGK về cấu tạo tinh thể kim loại
GV yêu cầu HS trả lời 
Có mấy kiểu tinh thể kim loại?
HS trả lời
GV cho HS quan sát hình 5.1 (SGK) 
HS quan sát và hiểu cách phân bố các nguyên tử kim loại trong 1 ô cơ sở 
GV cho HS quan sát hình 5.2, 5.3 SGK 
HS quan sát và hiểu cách phân bố các nguyên tử kim loại ở một ô cơ sở
Hoạt động 4
Gv diễn giảng về liên kết kim loại
HS lắng nghe ,đọc ND , SGK nêu định 
nghĩa về liên kết kim loại
I. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn 
Trong BTH các nguyên tố kim loại có mặt ở 
Nhóm IA (trừ hiđro )và IIA
Nhóm IIIA(trừ Bo ) và 1 phần của các nhóm IVA, VA, VIA 
Các nhóm B (từ IB đến VIIIB ) 
Họ lan tan và họ actini được xếp riêng 
Thành 2 hàng ở cuối bảng .
II: Câú tạo của kim loại
1: Cấu tạo của nguyên tử kim loại
VD: Na {Ne} 3s1 ; Mg {Ne} 3s2
Al {Ne } 3s2 3p1 
Nhận xét : Nguyên tử của hầu hết các ngtố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1,2,3e )
Trong 1 chu kỳ nguyên tử của ngtố kim loại có BKNT lớn hơn điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tử của ngtố PK (Bán kính ngtử biểu diễn bằng nanomet,ký hiệu nm )
2: Cấu tạo tinh thể 
ở nhiệt độ thường( trừ thuỷ ngân ở thể lỏng) còn các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể . Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể ,các electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể 
 a) Mạng tinh thể lục phương 
- Nguyên tử và ion kim loại chiếm 74%,còn lại là 26%là không gian trống 
-KL: Be , Mg , Zn  thuộc loại mạng tinh thể lục phương 
b) Mạng tinh thể lập phương tâm diện
Trong tinh thể ,thể tích các nguyên tử và ion kim loại chiếm 74% còn lại là không gian trống 
Kim loại thuộc loại: Cu ,Ag, Au, Al 
c) Mạng tinh thể lập phương tâm khối 
Trong tinh thể ,thể tích , ngtử và ion 
kim loại chỉ chiếm 68% ,còn lại là 32% là Không gian trống 
kim loại Li, Na, K, V, Mo thuộc loại TT lập phương tâm khối 
3: Liên kết kim loại 
Là liên kết được hình thành giữa các ntử và ion KL trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do
4. Củng cố : 
Bài tập 1,2,3,4 ( SGK ) 
5. Dặn dò: 
Hướng dẫn về nhà làm BT 5,6,7,8,9 SGK (trang 82 ) BT 5.1,5.2,5.5.5.6,5.7
SBT trang 33
V. Rút kinh nghiệm:
	..
Ngày soạn:.	Tiết:
Lớp 12A – Ngày giảng: 
Lớp 12C – Ngày giảng: 
Lớp 12D – Ngày giảng: 
Bài 18: 	TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
 DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức 
- HS biết tính chất vật lý chung của kim loại, tính chất hoá học chung của kim loại 
- HS hiểu nguyên nhân gây ra tính chất vật lý chung và tính chất hoá học của kim loại
2. Kỹ năng 
- HS biết vận dụng lý thuyết chủ đạo để giải thích những tính chất của kim loại. 
- Giải các bài tập về kim loại.
3. Thái độ 
	- Có ý thức bảo vệ kim loại trong đời sống, lao động 
II. Chuẩn bị 
	GV:	Hoá chất: Lá nhôm, dây điện, dây sắt, than 
 	Dụng cụ: Đèn cồn, kẹp sắt, lửa 
	HS: đọc nội dung kiến thức mới 
III. Phương pháp giảng dạy:
	Đàm thoại, thảo luận.
IV. Tiến trình dạy học 
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm BT 7,8, SGKtrang 82
3. Bài mới 	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV: yêu cầu HS nêu tính chất vật lý chung của kim loại (đã học ở lớp 9) 
GV: cho HS làm 2 thí nghiệm
Thí nghiệm 1 dùng búa đập vào lá nhôm 
Thí nghiệm 2 dùng búa đập vào mẩu than 
HS quan sát thí nghiệm, nhận xét: mẩu than vỡ, kim loại Al có tính dẻo 
 Giải thích nguyên nhân 
GV: cho HS quan sát dây điện ? Dây điện thường là dây gì ? 
Các KL khác có dẫn điện hay không ?
 GV Thông báo 1 số dây dẫn điện tốt 
I: Tính chất vật lý 
1: Tính chất vật lý chung 
 Ở điều kiện thường các kim loại ở trạng thái rắn (trừ Hg) có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim 
2: Giải thích 
a) Tính dẻo 
VD: Au, Ag, Al, Cu, Sn 
Do lực hút giữa các e tự do với các cation kim loại trong mạng tinh thể 
b) Tính dẫn điện 
VD: Ag, Cu, Au, Al,Fe
Do các e tự do chuyển động thành dòng trong kim loại khi nối với nguồn điện 
c) Tính dẫn nhiệt 
VD Ag, Cu, Au, Al, Fe 
 GV: Cho HS làm thí nghiệm đốt một đầu dây thép trên ngọn lửa đèn cồn 
HS quan sát nhận xét kim loại dẫn nhiệt
GV: Diễn giảng ngoài 4 t/c vật lý trên kim loại còn có t/c vật lý nào khác 
HS tìm hiểu SGK và trả lời 
Hoạt động 2 
GV: Y/c học sinh trả lời câu hỏi sau 
Từ CTNT có thể dự đoán t/c hoá học cơ bản của kim loại là gì ? 
HS trả lời . ( tính khử ) 
? Kim loại sẽ t/d với những loại chất nào 
HS trả lời 
-T/d với PK, t/d với axit, t/d với nước, t/d dd muối
GV biểu diễn thí nghiệm dây sắt nóng đỏ cháy trong khí clo, nhôm cháy trong oxi 
HS: Quan sát, nhận xét viết PTHH xác định số oxihoá 
GV: yêu cầu HS so sánh số oxihoá của Fe trong FeCl3, Fe3O4, FeS và rút ra kết luận về sự nhường electron của nguyên tử Fe 
d).Ánh kim 
Do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể nhìn thấy được. Kim loại có vẻ sáng lấp lánh đó gọi là ánh kim 
* Tính chất riêng : Kim loại khác nhau có khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy và tính cứng khác nhau 
II: Tính chất hoá học 
* Tính chất hoá học chung của kim loại tính khử 
 M	 Mn+ + ne 
1).Tác dụng với PK 
a).Tác dụng với Cl 
2 Fe0 +3Cl03 2 Fe+3Cl-13
Fe đã khử clo từ số số oxi hoá =0 xuống số oxi hoá = -1
b). Tác dụng với oxi 
 4Al0 + O20 2 Al2+3O3-2
Al đã khử oxi từ số oxihoá O2o O-2
c). Tác dụng với S 
 Fe0 + S0 Fe+2S-2
Hg0 + S0 	 Hg+2S-2
4. Củng cố: 
Bài tập 1,2 SGK ( trang 88 )
5. Dặn dò:
 Hướng dẫn về nhà làm BT : 3 SGK (trang 88) BT 5.10 đến 5.14 SBT trang 34	
V. Rút kinh nghiệm:
	..
Ngày soạn:.	Tiết:
Lớp 12A – Ngày giảng: 
Lớp 12C – Ngày giảng: 
Lớp 12D – Ngày giảng: 
Bài 18: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
 DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức 
 - Học sinh hiểu tính chất hoá học chung của KL là tính khử .
2. Kỹ năng 
 - Rèn cho HS kỹ năng suy diễn từ vị trí của Kl suy ra cấu tạo nguyên.
 - Tử và từ nguyên tử suy ra t/c của KL.
3.Thái độ 
 - Qua bài học HS có hứng thú học tập hơn. 
II. Chuẩn bị:
 	GV: Hoá chất KLNa, dây sắt, dây đồng ,dây nhôm hạt kẽm dd HCl, dd H2SO4loãng ,dd HNO3.
 Dụng cụ: ống nghiệm đèn cồn , giá đựng ống nghiệm 
HS : ôn bài và chuẩn bị bài mới 
III. Phương pháp giảng dạy:
	Đàm thoại, thí nghiệm.
IV. Tiến trình bài học : 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
 Nêu t/c vật lý chung của KL, ngoài t/c chung KL còn có t/c riêng của chúng 
3. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV: yêu cầu HS viết PTHH(nếu có) của Zn, Fe, Cu, với dd HCl hoặc dd H2SO4 loãng (đã học ở lớp 9) 
GV: Thông báo Cu có thể khửtrong HNO3 loãng đến và khử trong 
H2SO4 đặc nóng đến
HS viết PTHH
Hoạt động 2
GV: Tiến hành thí nghiệm cho Cu t/d với dd HCl, H2SO4 loãng và dd HNO3 đặc ?
HS: quan sát và trả lời ? Khí sinh ra có phải là H2 không ? 
GV Lưu ý cho HS một số KL t/d với Axit HNO3, H2SO4 đặc nguội 
Hoạt động 3
GV: cho HS tiến hành thí nghiệm cho 1mẩu Na bằng hạt đậu xanh vào H2O 
HS quan sát ,nhận xét và viết PTHH 
GV: cho HS viết PTHH của Ca với H2O 
GV: cho Hs viết PTHH của Fe t/d với CuSO4 và Cu t/d với AgNO3 ở dạng PTPT và PT ion thu gọn và cho biết vai trò của các chất 
HS: Viết PTHH
GV yêu cầu HS nêu điều kiện của P/ư (KLmạnh không t/d với nước và muối tan )
2.Tác dụng với dung dịch axit 
a). với dd HCl, H2SO4 loãng 
 + 2 + 
 + + 
b). Với dung dịch HNO3, H2SO4 
 3+ 8 (loãng) +2+4H2O
 + đ + +2H2O
Chú ý HNO3,H2SO4đặc nguội không tác dụng với Al,Fe, Cr 
3.Tác dụng với nước 
- KL có tính khử mạnh ở nhiệt độ thường có thể khử được H2O thành hiđro 
- KL có tính khử yếu hơn chỉ khử được H2O ở nhiệt độ cao như Fe, Znhoặc khử được H2O nhưAg, Au,Pb, Cu 
2 +2 2 +
4.Tác dụng với dung dịch muối 
KL mạnh hơn có thể khử dược ion của KL yếu hơn trong dd muối thành KL tự do 
 +
 + + 
4.Củng cố
 Btập . Dãy KL tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là 
A. Fe,Zn, Li, Sn	C K, Na, Ca,Ba
B . Cu, Pb, Rb, Ag	D Al, Hg, Cs, Sr 
 Đáp án đúng C
5. Dặn dò:
 Về nhà làm BT 4,5,6 SGK trang 89 
 BT 5.16,5.17,5.18 SBT trang 35
V. Rút kinh nghiệm:
	..
Ngày soạn:.	Tiết:
Lớp 12A – Ngày giảng: 
Lớp 12C – Ngày giảng: 
Lớp 12D – Ngày giảng: 
Bài 18 : TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI DÃY
ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức 
HS biết dãy điện hoá của KL 
HS hiểu dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một kim loại tạo nên cặp oxi 
Hoá khử, hiểu ý nghĩa dãy điện hoá theo qui tắc anpha 
2. Kỹ năng 
Rèn cho HS các kỹ năng so sánh mức độ hoạt động của các cặp oxi hoá khử 
3. Thái độ 
Có ý thức vận dụng các biện pháp bảo vệ kim loại 
II. Chuẩn bị 
 GV chuẩn bị bảng phụ ( dãy điện hoá của kim loại ) 
 HS ôn kiến thức bài cũ chuẩn bị kiến thức mới
III. Phương pháp giảng dạy:
	Đàm thoại, thảo luận. 
III. Tiến trình dạy học 
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
Nêu tính chất hoá học của KL ? viết PTHH của Kl khi t/d với PK, với dd muối 
3. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV trong p/ư hoá học catrion KL có thể nhận e để trở thành nguyên tử KL và ngược lại nguyên tử KL có thể nhường e trở thành catrion KL 
HS biểu diễn quá trình trên và lấy VD nếu không lấy được GV gợi ý 
Chất oxi hoá và chất khử của cùng một nguyên tố KL tạo nên cặp OXH-
Khử của KL đó 
HS hãy biểu diễn cặp oxi hoá khử của các cặp KL trên
Hoạt động 2
GV Fe tác dụng với dd muối viết PT ion rút gọn ?
Gv so sánh tính khử của Fe, Cu ? 
So sánh tính oxi hoá của 
GV Cu t/d với dd . Viết PT ion 
Rút gọn ? 
Gv so sánh tính khử Cu , Ag, Tính oxi hoá của và rút ra kết luận 
GV từ kết luận (1) (2) rút ra nhận xét 
Chung 
Hoạt động 3
GV yêu cầu HS n/cứu SGK và nêu dịnh  ... 
IV. Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định lớp học:
2. Kiểm tra bài cũ: ( Lồng vào bài mới ) 
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV cho HS nghiên cứu SGK chuẩn bị bài tập 1 (SGK) 
HS hoạt động nhóm thảo luận . các nhóm nhận xét chéo. GV nhận xét khẳng định vai trò của lương thực thực phẩm rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sự tồn tại hay diệt vong của loài người . Bảo đảm đủ lương thực thực phẩm cho nhân loại là vấn đề trọng đại và hết sức khó khăn . Vậy hoá học có thể đóng góp được gì để giải quyết vấn đề đó ? 
GV cho HS nghiên cứu SGK làm bài tập 2 SGK . HS thảo luận trả lời bài tập số 2 
GV chỉ ra những hướng chính mà hoá học có thể làm để góp phần giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm của nhân loại 
HS nghiên cứu SGK làm bài tập 3 
HS thảo luận và trả lời GV nhận xét và kết luận .
Nhu cầu may mặc của con người ngày càng đa dạng và ngày càng phát triển 
Nhân loại đã sản xuất được nhiều loại tơ 
Ngày nay hoá học và các ngành công nghiệp có liên quan đã áp dụng nhu cầu may mặc ngày càng cao của con người .
GV cho HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi ? Dược phẩm có nguồn gốc từ đâu ? được chia ra làm mấy loại ?
GV cho HS nêu một số chất gây nghiện matuý ? cách phòng chống matuý như thế nào ? chúng ta đã làm gì để phòng chống matuý .
HS liên hệ thực tế trong địa phương
I. Hoá học và vấn đề lương thực, thực phẩm: 
1. Vai trò của lương thực, thực phẩm đối với con người: 
Lương thực và thực phẩm được con người sử dụng chứa nhiều loại chất hữu cơ như cacbonhiđrat, protein, chất béo, vitamin, nước, các khoáng chất, chất vi lượng . Để đảm bảo sự sống thì lương thực,thực phẩm và khẩu phần ăn hàng ngày có ý nghĩa quyết định .
VD : Người việt nam cần TB 2300kcal/ngày
TB nam giới cần 3000kcal/ngày , nữ cần 2200kcal/ngày 
2. Những vấn đề đang đặt ra cho nhân loại về lương thực, thực phẩm: 
Để giải quyết vấn đê này thế giới đã có nhiều giải pháp như (cuộc cách mạng xanh ) phát triển công nghệ sinh học 
3. Hoá học góp phần giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm: 
Để giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm cho nhân loại . Hoá học có những hướng hoạt động chính sau 
Nghiên cứu và SX các chất có tác dụng bảo vệ và phát triển thực vật và động vật . VD (SGK) 
- Nghiên cứu và SX những hoá chất bảo quản lương thực thực phẩm để nâng cao chất lượng của lương thực thực phẩm sau thu hoạch 
Bằng con đường chế biến thực phẩm theo công nghệ hoá học để nâng cao chất lượng của sản phẩm nông nghiệp hoặc chế biến thực phẩm VD (SGK) .
Hướng dẫn mọi người sử dụng đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm . 
II. Hoá học và vấn đề may mặc:
1. Vai trò của vấn đề may mặc đối với cuộc sống con người: (SGK) 
2. Những vấn đề đang đặt ra về may mặc: (SGK)
3. Hoá học góp phần giải quyết những vấn đề may mặc cho nhân loại: 
Nhu cầu may mặc của con người ngày càng đa dạng và ngày càng phát triển 
Nâng cao chất lượng sản lượng các loại tơ hoá học tơ tổng hợp chế tạo nhiều loại tơ có tính năng đặc biệt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người . Chế tạo nhiều loại thuốc nhuộm chất phụ gia làm cho màu sắc các loại tơ vải thêm rực rỡ ,tính năng thêm đa dạng 
III. Hoá học với việc bảo vệ sức khoẻ con người: 
1.Dược phẩm: 
Nguồn gốc dược phẩm có hai loại 
-Dược phẩm có nguồn gốc từ động thực vật 
-Dược phẩm có nguồn gốctừ những hợp chất hoá học do con người tổng hợp nên 
Dược phẩm bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh, vacxin vitamin thuốc giảm đau ..
2.Một số chất gây nghiện chất matuý phòng chống matuý:
a. Một số chất gây nghiện chất matuý
Các chất kích thích: VD (SGK)
Các chất ức chế thần kinh VD (SGK)
Các chất gây nghiện không phải là matuý 
( rượu, nicotin C10H14N2 ,cafeinC8H10N4O2)
b. Phòng chống ma tuý : 
Chúng ta cùng đấu tranh để ngăn chặn không cho matuý sâm nhập vào nhà trường 
4. Củng cố: 
Chất dinhdưỡng có vai trò to lớn như thế nào đối với cuộc sống của con người.
Hoá học đã làm gì để góp phần làm tăng sản lượng lương thực thực phẩm . 
Hãy lấy một số VD về chất gây nghiện matuý . 
5. Dặn dò: Làm bài tập5 (SGK trang 196)
V. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Ngày soạn: ...................................	 Tiết: 69
Ngày giảng: .................................
Bài 45:	 HOÁ HỌC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: 
Biết được:
	- Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước.
	- Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hóa học.
	- Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hóa học.
2. Kĩ năng:
	- Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường.
	- Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn.
	- Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất.
II. Chuẩn bị: 
GV tổ chức cho HS sưu tầm những bài báo, tranh ảnh theo chủ đề môi trường và bảo vệ môi trường . 
HS sưu tầm những bài báo, tranh ảnh theo chủ đề môi trường và bảo vệ môi trường . 
III. Phương pháp:
	Đàm thoại, thảo luận.
IV. Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định lớp học:
2. Kiểm tra bài cũ: ( Lồng vào bài mới ) 
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV cho Hs nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi sau ? Thế nào là ô nhiễm môi trường ? Ô nhiễm không khí la gì ? nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ? 
HS thảo luận và trả lời . 
Ô nhiễm không khí có tác hại gì ? 
HS nghiên cứu trả lời câu hỏi ?
Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi ? Ô nhiễm môi trường nước là gì ? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước 
Học sinh thảo luận nhóm trả lời .
Hoạt động 3
GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK , tìm hiểu thêm các tài liệu HS trả lời các câu hỏi ? Thế nào là ô nhiễm môi trường đất ? Tác hại của ô nhiễm môi trường đất ? HS thảo luận nhóm trả lời .
Hoạt động 4
GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và tài liệu trả lời các câu hỏi sau ? Có thể nhận biết môi trường bị ô nhiễm bằng cách nào ? 
? Tại sao nói bảo vệ môi trường là cần thiết , là sự quan tâm của cả loài người ? 
? chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm ? 
( Liên hệ thực tế ở địa phương em đã làm gì để bảo vệ môi trường .)
I. Hoá học và vấn đề ô nhiễm môi trường:
1. Ô nhiễm môi trường không khí: 
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí , làm cho nó không sạch có bụi có mùi khó chịu làm giảm tầm nhìn 
Nguyên nhân gây ô nhiễm :
Có hai nguồn cơ bản gây ô nhiễm không khí 
+ Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên 
+ Nguồn do hoạt động của con người 
+ Nguồn gây ô nhiễm do con người tạo ra từ :
- Khí thải công nghiệp : TD (SGK) 
- Khí thải do hoạt động giao thông vận tải , các khí độc hại phát sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu động cơ .
- Khí thải do sinh hoạt chủ yếu phát sinh do đun nấu , lò sưởi , sử dụng nhiên liệu kém chất lượng .
Các chất gây ô nhiễm không khí như CO, CO2, 
SO2, H2S, CFC, các chất bụi 
Tác hại của ô nhiễm không khí :
- Gây hiệu ứng nhà kính .
 - Gây mưa axit 
- ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người 
- ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật 
2. Ô nhiễm môi trường nước :
- Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật .
a. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước .
Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên do mưa bão , tuyết tan , lũ lụt .
Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải công nghiệp , hoạt động giao thông , phân bón thuốc trừ sẩutong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước . 
+ Tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm các ioncủa kim loại nặng , các anion NO3-, PO43-, SO42- . Thuốc bảo vệ thực vật và phân bòn hoá học .
Tác hại của ô nhiễm môi trường nước 
3: Ô nhiễm môi trường đất : 
Khi có mặt một số chất và hàm lượng của chung và vượt quá giới hạn thì tỷ lệ sinh thái đất xẽ bị mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm .
Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất .
Nguồn gốc do tự nhiên .Nguồn gốc do con người 
Ô nhiễm đất do kim loại nặng là do nguồn nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất 
Ô nhiễm môi trường đất gây ra những tổn hại lớn trong đời sống và sản xuất . 
II Hoá học với vấn đề phòng chống môi trường
Nhận biết môi trường bị ô nhiễm . 
Quan sát có thể nhận biết môi trường nước không khí bị ô nhiễm qua mùi màu sắc 
Xác định bằng các thuốc thử pH của môi trường nước , đất .
Xác định ô nhiễm bằng các dụng cụ đo . dùng máy sắc ký các phương tiện đo lường để xác định thành phần khí thải nước thải từ cácnhà máy . 
Vai trò của hoá học trong việc sử lý chất gây ô nhiễm 
(SGK) 
Củng cố , luyện tập 
Gv củng cố cho học sinh bài tập 1,2,3, (SGK) trang 204 
4 : Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : làm bài tập 4,5. (SGK ) trang 204 
Ngày 10/5/2009
	Đã kiểm tra 
Ngày giảng 
Lớp dạy 12 cb3 12cb4 12cb5
Tiết 68 + 69 ÔN TẬP HỌC KỲ II 
I : Mục tiêu Bài học: 
 1. Kiến thức : Ôn tập, củng cố hệ thống hoá kiến thức của chương về KL( đại cương về KL : Klkiềm, Kl kiềm thổ, nhôm sắt và một số kim loại quan trọng )
 2. Kỹ năng : 
Rèn kỹ năng dựa vào cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxihoa , để dự đoán tính chất đơn chất và hợp chất của kim loại .
Rèn kỹ năng giải bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm xác định kim loại 
 3. Thái độ : 
Có ý thức bảo vệ các đồ vật bằng kim loại (chống ăn mòn ) và bảo vệ môi trường , tài nguyên khoáng sản ở địa phương .
II : Chuẩn bị :
GV Dùng bảng tổng kết của các chương về KL để ôn tập củng cố hệ thống kiến thức các chương về kim loại .
HS : Yêu cầu hS lập bảng tổng kết kiến thức của các chương về KL trước khi lên lớp .
III : Tiến trình dạy học : 
Kiểm tra bài cũ : (Lồng vào bài mới )
Bài mới : 
Hoạt động của GVvà HS 
Nội dung
Hoạt động 1
GV lập bảng hệ thống kiến thức trọng tâm của các chương ( bảng trắng để HS tự điền ) 
GV cho HS hoạt động nhóm . các nhóm nhận xét chéo . GV kết luận 
Hoạt động 2
GV cho học sinh hoạt động nhóm .
HS điền vào bảng cácnhóm nhận xét chéo 
GV nhận xét kết luận
Hoạt động 3
GV cho HS điền vào bảng . HS hoạt động nhóm . Các nhóm nhận xét chéo -> Gv nhận xét kết luận 
I : Đại cương về kim loại 
1. Đại cương về kim loại .
Vấn đề 
Nội dung 
Giải thích bảnchất
T/C vật lý chung của KL 
T/C hoá học chung (đặc trưng ) của KL 
Sự ăn mòn KL
a.ăn mòn hoá học 
b. ăn mòn điện hoá học 
Điều chế kim loại 
2 . Kim loại kiềm , kiềm thổ , nhôm 
KLKiềm 
Klkiềm thổ 
Nhôm 
Vị trí và cấu tạo nguyên tử 
Tính chất hoá học đơn chất 
Tính chất hoá học của hợp chất 
Điều chế 
ứng dụng 
Sắt và một số kim loại quan trọng
Fe
Cr
Cu
Ni
Zn
Pb
Sn
Vị trí và cấu tạo 
tính chất của đơnchât
tính chất của hợp chất 
Điều chế 
ưng dụng 
3.Củng cố , luyện tập : Cation R+ có cấu hình e ngoài cùng là 2p6 . Vị trí của R trong bảng tuần hoàn nằm ở 
A: Ô 20 nhóm IIA, chukỳ 4 B: Ô 11, nhóm IA, chukỳ 3 
C : Ô 19, nhóm IB, chukỳ 4 D: Ô 17, nhóm VIA, chukỳ 4
 Đáp án đúng B 
4 . Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : về nhà ôn tập , làm bài tập 7.49-> 7.51 SBT trang 66 .

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa 12co banchuan kien thuc.doc