Giáo án Hình học lớp 12 - Tiết 1 đến tiết 42

Giáo án Hình học lớp 12 - Tiết 1 đến tiết 42

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là một khối đa diện và hình đa diện.

- Hiểu được các phép dời hình trong không gian

- Hiểu được hai đa diện bằng nhau bằng các phép biến hình trong không gian

-Hiểu được rằng đối với các đa diện phức tạp ta có thể phân chia thành các đa diện đơn giản

2. Về kĩ năng:

 - Biết nhận dạng được một khối đa diện

 - Biết chứng minh hai khối đa diện bằng nhau nhờ phép dời hình

 - Biết phân chia và lắp ghép các khối đa diện trong không gian

 

doc 25 trang Người đăng haha99 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học lớp 12 - Tiết 1 đến tiết 42", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: KHỐI ĐA DIỆN.
Œ KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN.
 TiÕt PPCT: 4+8 
 Ngày so¹n : 5.9.2008
 Ngày gi¶ng:
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là một khối đa diện và hình đa diện.
- Hiểu được các phép dời hình trong không gian
- Hiểu được hai đa diện bằng nhau bằng các phép biến hình trong không gian
-Hiểu được rằng đối với các đa diện phức tạp ta có thể phân chia thành các đa diện đơn giản
2. Về kĩ năng:
 - Biết nhận dạng được một khối đa diện
 - Biết chứng minh hai khối đa diện bằng nhau nhờ phép dời hình
 - Biết phân chia và lắp ghép các khối đa diện trong không gian
3. Về tư duy và thái độ: Toán học bắt nguồn từ thực tế, phục vụ thực tế. Biết quy lạ về quen. Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ CỦA HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, vở nháp, vở ghi và đồ dùng học tập
- Kiến thức cũ về định nghĩa hình lăng trụ và hình chóp; các phép biến hình, phép dời hình trong mặt phẳng ở lớp 11
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: (tiết 1)
Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số 
Kiểm tra bài cũ: (5')
Câu hỏi : Hãy nêu định nghĩa hình lăng trụ và hình chóp?
Hoạt động cuả giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ từng phần 1:
Hày chỉ rõ hình chóp S.ABCD là hình giời hạn những mặt nào?
+Hình chóp chia không gian làm 2 phần phần trong và phần ngoài 
dẫn dắt đến khái niệm khối chóp là là phần không gian giới hạn bởi hình chóp kể cả hình chóp đó
(tương tự ta có khối lăng trụ
+Hày phát biểu cho khối chóp cụt
HĐ2: Các khái niệm của hình chóp ,lăng trụ vẫn đúng cho khối chóp và khối lăng trụ
H/s hãy trình bày 
+Tên của khối lăng trụ, khói chóp
+Đỉnh,cạnh,mặt bên,mặt đáy,cạnh bên,cạnh đáy của khối chóp,khối lăng trụ 
+Giáo viên gợi ý về điểm trong và điểm ngoài của khối chóp,khối chóp cụt 
H/s đánh giá được các mặt giới hạn của hình chóp mà giáo viên đã nêu
+H/s thảo luận và trả lời cho khối chóp cụt
+Học sinh thảo luận để hoàn thành các khái niệm mà giáo viên đã đặt ra 
+H/s phát biểu thé nào là điểm trong và điểm ngoài của khối lăng trụ,khối chóp
HĐ2:(15') (hình thành khái niệm về hình đa diện và khối đa diện)
Hoạt động cuả Thầy
Hoạt động của học sinh
HĐtp1:Kể tên các mặt của hình chóp S.ABCDE và hình lăng trụ ABCDE.A'B'C'D'E' 
+Giáo viên nhận xét,đánh giá 
+Hình chóp và hình lăng trụ trên có những nét chung nào?
+HĐtp2:Nhận xét gì về số giao điểm của các cặp đa giác sau: AEE’A’ và BCC’B’; ABB’A’ và BCC’B’; SAB và SCD ?
HĐtp3: Mỗi cạnh của hình chóp hoặc của lăng trụ trên là cạnh chunh của mấy đa giác 
+Từ những nhận xét trên Giáo viên tổng quát hoá cho hình đa diện 
+Tương tự khối chóp và khối lăng trụ.Hãy phát biểu khái niệm về khối đa diện 
+Cho học sinh nghiên cứu SGK để nắm được các khái niệm 
điểm trong,điểm ngoài,miền trong,miền ngoàicủa khối đa diện 
+Cách gọi đỉnh, cạnh, mặt, điểm trong, điểm ngoài của khối đa diện giống như cách gọi của khối lăng trụ và khối chóp.
+ Giới thiệu cách nhận dạng những khối nào đgl khối đa diện, những khối nào không phải là những khối đa diện (VD SGK – tr.7)
+Thảo luận HĐ3 sgk trang 8
+Thảo luận và thực hiện hoạt động trên 
+Học sinh thảo luận phát hiện các hình trên đều có chung là những hình không gian được tạo bởi một số hửu hạn đa giác
+Thảo luận và đi đến nhận xét:: không có điểm chung; có 1 cạnh chung; có 1 điểm chung
+Kết luận:là cạnh chung của hai đa giác 
+H/s phát biểu lại khái niệm hình đa diện 
+Trả lời: Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó.
H/s thảo luận vì sao các hình trong ví dụ là những khối đa diện 
+Thảo luận HĐ3(sgk)
Có một cạnh là cạnh chung của bốn đa giác nên không thoả là hình tứ diên vậy không phải
HĐ3 (10')
Tiếp cận phép dời hình trong không gian
Hoạt động cuả Thầy
Hoạt động của học sinh
HĐtp1:4 phiếu học tập 
+Tìm ảnh của đoạn thẳng ABqua các ;
+Tìm ảnh của đoạn thẳng ABqua các Đo;
+Tìm ảnh của đoạn thẳng ABqua các Đd
+Tìm2 điểm A'B' sao mặt phẳng (P) là mặt phẳng trng trực của đoạn AA';BB'
Hđộng này thông qua 4 phiếu học tập giao cho 8 nhóm học tập 
+Giáo viên nhận xét kết quả của các nhóm 
+Giáo viên giới thiệu 3 phép;Đo; Đdtrên là phép dời hình trong mặt phẳng 
+H/s nhắc lại khái niệm phép dời hình trong mặt phẳng 
+Giáo viên hình thành khái niệm phép dời hình trong không gian
+Hãy cho ví dụ về phép dời hình trong không gian
+Tương tự các phép dời hình trong mặt phẳng ta có hai nhận xét về phép dời hình trong không gian
+Các nhóm làm việc và đại diện của mỗi nhóm lên treo kết quả của nhóm mình lên bảng 
+H/s sẽ phát hiện đó là các phép 
-Tịnh tiến theo ;
-Phép đối xứng qua mặt phẳng (P)
-Phép đối xứng tâm O
-Phép đối xứng qua mặt đường thẳng d
Củng cố bài học
4. Hướng dẫn h ọc ở nhà
Tiêt 2:
Tìm ảnh của hình chóp S.ABC bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép dời hình phép đối xứng trục d và phép tịnh tiến 
Hoạt động cuả Thầy
Hoạt động của học sinh
+Từ kết quả của học sinh giáo viên nhận xét có một phép dời hình biến hình chóp S.ABC thành hình chóp S''A''B''C''
+Tương tự như trong mặt phẳng giáo viên nhắc lại
+Các nhóm làm việc và đại diện của mỗi nhóm lên treo kết quả của nhóm mình lên bảng 
HĐ2: (7') Thực hiện hoạt động 4 SGK trang 10
Hoạt động cuả Thầy
Hoạt động của học sinh
+Giáo viên gợi ý: Phát hiện phép dời hình nào biến lăng trụ ABD.A'B'D'thành lăng trụ BCDB'C'D'
+nhận xét gì về điểm O là giao điểm của các đường chéo: 
các nhóm làm việc
+Nhận xét :Gọi O là giao điểm các dường chéo A'C,AC' thì O chính là trung điểm của các đoạn
A'C,AC',B'D,BD'
Gọi O là giao điểm các dường chéo A'C,AC' thì O chính là trung điểm của các đoạn
A'C,AC',B'D,BD'
Như vậy có một phép đối xứng tâm O biến hình lăng 
trụ ABD.A'B'D'thành lăng trụ BD.B'C'D'
HĐ3 :(5')(Phân chia và lắp ghép các khối đa diện)
Quan sát Hình 1.13 SGK trang 11 và phát biểu về phân chia 
hay lắp ghép các khối đa diện lại với nhau 
Hoạt động cuả Thầy
Hoạt động của học sinh
Cho h/s quan sát 3 hình (H),(H1);(H2)
 GV: Hai khối đa diện H1 và H2 không có chung điểm trong nào ta nói có thể chia được khối đa diện H thành hai khối đa diện H1 và H2 hay có thể lắp ghép hai khối đa diện H1 và H2 với nhau để được khối đa diện H
+(H) là hợp của (H1)và (H2)
+(H1)và (H2) không có điểm chung trong nào
 Theo dõi ghi chép
HĐ4 (15')
Dùng các mặt phẳng chia khối lập phương ABCD.A'B'C'D' thành sáu khối tứ diện 
Hoạt động cuả Thầy
Hoạt động của học sinh
+Gợi ý:
-Chia khối lập phương thành hai khối lăng trụ tam giác 
-Chia mỗi khối lăng trụ tam giác thành 3 khối tứ diện 
+Giáo viên nhận xét 
+Phân tích và chỉ rõ hơn bằng ví dụ SGK
Các nhóm thực hiện theo gợi ý của giáo viên
+các nhóm trình bày cách chia của nhóm mình 
+Nhận xét: Một khối đa diện bất kỳ luôn có thể phân chia thành những khối tứ diện
3 Củng cố bài học:
4- Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà các em nắm lại các kiến thức trong bài, vận dụng thành thạo để giải các bài tập 1; 2; 3; 4 trang 12 trong SGK 
- Xem trước bài học mới “ Khối đa diện lồi và khối đa diện đều ”
I TẬP 
KHÁI NIỆM KHỐI ĐA DIỆN
Tiết PPCT: 12 
 Ngày soạn : 5.9.2008
 Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU: 
	1. Về kiến thức: 
	- Củng cố khái niệm về: hình đa diện, khối đa diện và hai đa diện bằng nhau.
	2. Về kỹ năng: 
	- Biết cách nhận dạng một hình là hình đa diện, một hình không phải là hình đa diện.
	- Vận dụng các phép dời hình trong không gian để phân chia, chứng minh hai hình đa diện bằng nhau.
	- Biết cách phân chia các khối đa diện đơn giản.
	3. Về tư duy, thái độ: 
	- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp để giải một bài toán.
	- Học sinh học tập tích cực.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
	- GV: Giáo án, bảng phụ.
	- HS: Học bài cũ và xem trước các bài tập trang 12 SGK.	
III. PHƯƠNG PHÁP: 
	- Gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp: Sĩ số:  Vắng: .
	2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút) * Câu hỏi 1: (GV treo bảng phụ_Chứa hình a, b, c). Trong các hình sau, hình nào là hình đa diện, hình nào không phải là hình đa diện?
 (a)
(d)
 (c)
 (b)
	- Hãy giải thích vì sao hình (b) không phải là hình đa diện?
	* Câu hỏi 2: (GV treo bảng phụ_Chứa hình d). Cho hình lập phương như hình vẽ. Hãy chia hình lập phương trên thành hai hình lăng trụ bằng nhau?
	- HS nhận xét.
	- GV nhận xét và cho điểm.
 3.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giải BT 4 trang 12 SGK:
“Chia khối lập phương thành 6 khối tứ diện bằng nhau”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 4/12 SGK:
- GV treo bảng phụ có chứa hình lập phương ở câu hỏi KTBC.
- Gợi mở cho HS: 
 + Ta chỉ cần chia hình lập phương thành 6 hình tứ diện bằng nhau.
 + Theo câu hỏi 2 KTBC, các em đã chia hình lập phương thành hai hình lăng trụ bằng nhau. 
 + CH: Để chia được 6 hình tứ diện bằng nhau ta cần chia như thế nào? 
- Gọi HS trả lời cách chia.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, chỉnh sửa.
-ĐS:
Ta chia lăng trụ ABD.A’B’D’ thành 3 tứ diện BA’B’D’, AA’BD’ và ADBD’.
 Phép đối xứng qua (A’BD’) biến tứ diện BA’B’D’ thành tứ diện AA’BD’ và phép đối xứng qua (ABD’) biến tứ diện AA’BD’ thành tứ diện ADBD’ nên ba tứ diện trên bằng nhau.
- Làm tương tự đối với lăng trụ BCD.B’C’D’ ta chia được hình lập phương thành 6 tứ diện bằng nhau
- Theo dõi.
- Phát hiện ra chỉ cần chia mỗi hình lăng trụ thành ba hình tứ diện bằng nhau.
- Suy nghĩ để tìm cách chia hình lăng trụ ABD.A’B’D’ thành 3 tứ diện bằng nhau.
- Nhận xét trả lời của bạn.
Ghi chép so sánh đáp số
Hoạt động 2: Giải BT 3 trang 12 SGK:
“Chia khối lập phương thành 5 khối tứ diện”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 3/12 SGK:
- Vẽ hình lập phương ở câu hỏi 2 KTBC.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm kết quả.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Gọi đại diện nhóm nhận xét.
- Nhận xét, chỉnh sửa và cho điểm.
ĐS- Ta chia lăng trụ thành 5 tứ diện AA’BD, B’A’BC’, CBC’D, D’C’DA’ và DA’BC’.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Đại diện nhóm trả lời.
Ghi chép so sánh đáp số
Hoạt động 3: Giải BT 1 trang 12 SGK:
“Cm rằng một đa diện có các mặt là những tam giác
 thì tổng số các mặt của nó là một số chẵn. Cho ví dụ”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1/12 SGK:
- Hướng dẫn HS giải: 
 + Giả sử đa diện có m mặt. Ta c/m m là số chẵn.
 + CH: Có nhận xét gì về số cạnh của đa diện này? 
 + Nhận xét và chỉnh sửa.
CH: Cho ví dụ?
ĐS: Giả sử đa diện (H) có m mặt.
Do: Mỗi mặt có 3 cạnh nên có 3m cạnh.
 Mỗi cạnh của (H) là cạnh chung của hai mặt nên số cạnh của (H) bằng c =. Do c nguyên dương nên m phải là số chẵn (đpcm). 
VD: Hình tứ diện có 4 mặt.
- Theo dõi.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
Ghi chép so sánh đáp số
4. Củng cố: (5’) 
	(GV treo bảng phụ BT 3/12 SGK)
	- CH 1: Hình sau có phải là hình đa diện hay không?
	- CH 2: Hãy chứng minh hai tứ diện AA’BD và CC’BD bằng nhau?
	5. Dặn dò: 
	- Giải các BT còn lại.
	- Đọc trước bài: “Khối đa diện lồi và khối đa diện đều”.
 RÚT KINH NGHIỆM
KHỐI ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU
Tiết PPCT: 16 
 Ngày soạn : 14.9.2008
 Ngày giảng:
Mục tiêu: 
 +Về kiến thức: Làm cho học sinh nắm được đn khối đa diện lồi,khối đa diện đều
 +Về k ... I) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 1-Giáo viên : Bảng phụ , thước kẻ , phấn trắng , phấn màu 
2-Học sinh : Thước kẻ , giấy 
III) Phương pháp : Gợi mở và vấn đáp 
IV) Tiến trình bài học 
Ổn định tổ chức : Điểm danh 
Kiểm tra bài cũ : Nêu công thức tính thể tích của khối chóp và khối lăng trụ , khối hộp chữ nhật , khối lập phương (5’)
Bài mới 
Hoạt động 1 :
Bài tập 1 /25(sgk) Tính thể tích khối tứ diện đều cạnh a
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Nêu công thức tính thể tích của khối tứ diện ?
H2: Xác định chân đường cao của tứ diện ?
* Chỉnh sửa và hoàn thiện lời giải 
Hạ đường cao AH
VABCD = SBCD.AH
Vì ABCD là tứ diện đều nên H là tâm của tam giác BCD
H là trọng tâm 
Do đó BH = 
AH2 = a2 – BH2 = a2
VABCD = a3.
* Trả lời các câu hỏi của giáo viên nêu 
* Học sinh lên bảng giải
 A
 B
 D
 H
 C
Hoạt động2:Bài tập 3/25(sgk) Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ 
 Tính tỉ số thể tích của khối hộp đó và thể tích của khối tứ diện
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 D C
 A B
 C’
 D’
 A’ 
 Đặt V1 =VACB’D’ 
V= thể tích của khối hộp 
H1: Dựa vào hình vẽ các em cho biết khối hộp đã được chia thành bao nhiêu khối tứ diện , hãy kể tên các khối tứ diện đó ?
H2: Có thể tính tỉ số ?
H3: Có thể tính V theo V1 được không ?
H4: Có nhận xét gì về thể tích của các khối tứ diện 
D’ADC , B’ABC, AA’B’D’,CB’C’D’
Gọi V1 = VACB’D’ B’
V là thể tích hình hộp 
S là diện tích ABCD
h là chiều cao 
 V = VD’ADC + VB’ABC
 +VAA’B’D’+ VCB’C’D’ + V1
Mà 
VD’ADC = VB’ABC = VAA’B’D’
 = VCB’C’D’= 
n ên : 
V ậy : 
*Trả lời câu hỏi của GV
* Suy luận 
V = VD’ADC + VB’ABC
+VAA’B’D’+ VCB’C’D’ + V1
* Suy luận 
VD’ADC = VB’ABC = VAA’B’D’
 = VCB’C’D’ = V
* Dẫn đến :
V = 3V1 
Hoạt động 3:Bài tập 5/26(sgk) Cho tam giác ABC vuông cân ở A AB = a . Trên đường thẳng qua C và vuông góc với (ABC) lấy diểm D sao cho CD = a . Mặt phẳng qua C vuông góc với BD cắt BD tại F và cắt AD tại E . Tính thể tích khối tứ diện CDEF 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 D
 F
 E
B C
 A
H1: Xác định mp qua C vuông góc với BD
H2: CM : 
H3: Tính VDCEF bằng cách nào?
* Dựa vào kết quả bài tập 5 hoặc tính trực tiếp 
H4: Dựa vào bài 5 lập tỉ số nào?
H5: dựa vào yếu tố nào để tính được các tỉ số
H5: Tính thể tích của khối tứ diện DCBA
* GV sửa và hoàn chỉnh lời giải
* Hướng dẫn học sinh tính VCDEF trực tiếp ( không sử dụng bài tập 5) 
* Trả lời câu hỏi GV
* xác định mp cần dựng là (CEF)
* vận dụng kết quả bài tập 5
* Tính tỉ số :
* học sinh trả lời các câu hỏi và lên bảng tính các tỉ số 
Dựng (1)
dựng 
ta có : 
 (2) 
Từ (1) và (2) 
* vuông cân tại C có E là trung điểm của AD (3)
*
* vuông tại C có (4)
Từ (3) và (4)
* 
* 
Hoạt đông4: Bài tập 6/26(sgk) Cho hai đường thẳng chéo nhau d và d’ đoạn thẳng AB có độ dài a trượt trên d . đoạn thẳng CD có độ dài b trượt trên d’ . Chứng minh rằng khối tứ diện ABCD có thể tích không đổi 
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* Gợi ý:
Tạo sự liên quan của giả thiết bằng cách dựng hình bình hành BDCE trong mp (BCD) 
H1: Có nhận xét gì về 
VABCD và VABED?
H2: Xác định góc giữa hai đường d và d’ 
* Chú ý GV giải thích 
sin
H3: Xác định chiều cao của khối tứ diện CABE 
* Chỉnh sửa và hoàn thiện bài giải của HS
* Gọi h là khoảng cách của hai đường thẳng chéo nhau d và d’
* là góc giữa d và d’ 
 không đổi 
* Trong (BCD) dựng hình bình hành BDCE 
* VABCD=VABEC 
* Vì d’//BE 
 Và h là khoảng cách từ d’đến mp(ABE) h không đổi 
* 
 = 
* VABCD
 Không đổi 
Hoạt động 5: giải bài toán 6 bằng cách khác ( GV gợi ý dựng hình lăng trụ tam giác ) 
4) Củng cố toàn bài 
+ Nắm vững các công thức thể tích 
+ Khi tính thể tích của khối chóp tam giác ta cần xác định mặt đáy và chiều cao để bài toán đơn giản hơn 
+ Khi tính tỉ số thể tích giữa hai khối ta có thể tính trực tiếp hoặc tính gián tiếp 
5) Bài tập về nhà : 
Bài1: Cho khối lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác vuông tại A , AC = b , góc ACB = 60o . Đường thẳng BC’ tạo với mp (AA’C’C) một góc 30o 
Tính độ dài đoạn thẳng AC’ 
Tính thể tích của khối lăng trụ 
Bài2: Hãy chia một khối tứ diện thành hai khối tứ diện sao cho tỉ số thể tích của hai khối tứ diện này bằng một số k > 0 cho trước 
RÚT KINH NGHIỆM
ÔN TẬP CHƯƠNG I
Tiết PPCT: 36 +39 
 Ngày soạn : 26.9.2008
 Ngày giảng:
I. Mục tiêu:
Kiến thức : Học sinh phải nắm được:
Khái niệm về đa diện và khối đa diện
Khái niệm về 2 khối đa diện bằng nhau.
Đa diện đều và các loại đa diện.
Khái niệm về thể tích khối đa diện.
Các công thức tính thể tích khối hộp CN. Khối lăng trụ .Khối chóp.
Kỹ năng: Học sinh
Nhận biết được các đa diện & khối đa diện.
Biết cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện để giải các bài toán thể tích.
Hiểu và nhớ được các công thức tính thể tích của các khối hộp CN. Khối LTrụ. Khối chóp. Vận dụng được chúng vào việc giải các bài toán về thể tích khối đa diện.
Tư duy thái độ:
Biết tự hệ thống các kiến thức cần nhớ.
Tự tích lũy một số kinh nghiệm giải toán
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh:
Giáo viên:Giáo án, bảng phụ ( hình vẽ bài 6, 10, 11, 12 )
Học sinh: Chuẩn bị trước bài tập ôn chương I
III. Phương pháp: 
Phát vấn , Gợi mở kết hợp hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài học:
Ổn định tổ chức lớp: Sĩ số, tác phong.
Kiểm tra bài cũ: 
HS 1: Giải các câu trắc nghiệm 1, 3, 5, 7, 9 ( Có giải thích hoặc lời giải )
HS 2: Giải các câu trắc nghiệm 2, 4, 6, 8, 10 ( Có giải thích hoặc lời giải )
HS 3: Bài 11:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Bài6 (sgk/26)
 Hs đọc đề, vẽ hình. sau khi kiểm tra hình vẽ một số hs g/v giới thiệu h/vẽ ở bảng phụ 
H1: Xác định góc 60o. Xác định vị trí D.Nêu hướng giải bài toán
a/.= 60o .
.D là chân đ/cao kẻ từ B và C .của tg SAB và SAC
.SA = 2AH = 
.AD = AI = 
.
b/ VSDBC = VSABC = 
HOẠT ĐỘNG 2:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 10(sgk/27)
a/ Nhận xét về tứ diện A’B’BC
suy ra hướng giải quyết .
Chọn đỉnh, đáy hoặc thông qua V của ltrụ.
b/ Nêu cách xác định E, F và hướng giải quyết bài toán
a/ Cách 1: 
VA’B’BC = VA’ABC (cùng Sđ, h)
VA’ABC = VCA’B’C’ ( nt ) 
VA’B’BC = VLT = 
b/ CI =, IJ= .
KJ = 
SKJC = SKIC = 
d(C,(A’B’EF) = d(C,KJ) 
= = 
SA’B’EF = 
VC.A’B’EF = 
HOẠT ĐỘNG 3:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 12(sgk/27)
a)Xác định đỉnh của td ADMN.
b/
.Dựng thiết diện
.Nêu hướng phân chia khối đa diện để tính thể tích
a/
a/ SAMN = 
VADMN = VM.AND = 
b/
Chia khối đa diện cần tính V thành các khối đdiện : DBNF, D.AA’MFB, D.A’ME
* Tính VDBNF
=> BF = 
SBFN = =>VDBNF = 
Tính VD.ABFMA’
SABFMA’ = 
VD.ABFMA’ = 
* Tính VD.A’ME 
SA’ME = 
VD.A’ME = 
V(H) = + + = 
V(H’) = (1 - )a3 = 
Củng cố toàn bài: 
H1: Nêu một số kinh nghiệm để tính V khối đa diện (cách xác định Đỉnh, đáy – những điều cần chú ý khi xác định đỉnh đáy, hoặc cần chú ý khi phân chia khối đa diện )
H2: Các kỹ năng thường vận dụng khi xác định hoặc tính chiều cao, diện tích đáy)
Hướng dẫn học ở nhà & bài tập về nhà:
Bài 7: + Chân đ/cao là tâm đường tròn nội tiếp đáy
Các công thức vận dụng: + S = , ( S = )
+ S = p.r => r = , h = , VS.ABC = .
Bài 8: Kỹ năng chính: ( , ,,
Bài 9: AEMF có AMEF => SAEMF = AM.EF = . H = SM = , V = 
V. Phụ lục:
1/ Bảng phụ: Chuẩn bi trước tất cả các hình vẽ có sử dụng trong tiết dạy
RÚT KINH NGHIỆM
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I
Tiết PPCT: 40 
 Ngày soạn : 6.10.2008
 Ngày giảng:
I-Mục đích, yêu cầu
-Ôn tập, hệ thống và đánh giá việc lĩnh hội kiến thức hình chương I.
-Hiểu rõ khái niệm về hình đa diện, vận dụng công thức để tính thể tích của khối đa diện
II. Mục tiêu:
+ Về kiến thức:- Nắm được khía niệm về hình đa diện và khối đa diện, khối đa diện đều và thể tích của khối đa diện.
+ Về kỹ năng:- Phân loại được khối đa diện đều.Xác định được mặt phẳng đối xứng của khối tứ diện đều.Tính được thể tích của khối đa diện và chiều cao của khối chóp.
III. Ma trận đề:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Khái niệm về khối đa diện
2
 0,8
1
 0,4
1
 1,0
4
 2,2
2. Khối đa diện lối và khối đa diện đều
2
 0,8
1
 0,4
1(Hv)
 1
4
 2,2
3. Khái niệm về thể tích của khối đa diện
1
 0,4
1
 0,4
1
 2,5
2
 0,8
1
 1,5
6
 5,6
5 
 2 
6
 5,7
3
 2,3
14
 10
IV. Đề bài:
A. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm, mỗi câu 0,4 điểm).
Câu 1(NB): Cho khối lập phương ABCD.A’B’C’D’, mặt (ACC’A’) của khối lập phương đó chia khối đó thành bao nhiêu khối đa diện:	
	A/ 2;	B/ 3;	C/ 4;	D/ 5.
Câu 2(NB): Chọn khẳng định sai. Trong một khối đa diện:
	A/ Hai mặt bất kỳ luôn có ít nhất một điểm chung;	B/ Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất 3 mặt;
	C/ Mỗi mặt có ít nhất ba cạnh;	D/ Mỗi cạnh của một khối đa diện cũng là cạnh chung của đúng 2 mặt;
Câu 3(TH): Hình tứ diện đều có bao nhiêu tâm đối xứng?
	A/ 1;	B/ 2;	C/ 3;	D/ Không có.
Câu 4(TH): Cho ba mệnh đề:	
(I): Khối đa diện đều loại {4; 3} là khối lập phương;
(II): Khối đa diện đều loại {3; 5} là khối hai mươi mặt đều;
III): Khối đa diện đều loại {3; 4} là khối mười mặt đều.
	Số mệnh đề đúng trong 3 mệnh đề trên là:	
	A/ 0;	B/ 1;	C/ 2;	D/ 3.
Câu 5(NB): Trong định nghĩa khối đa diện đều loại {p; q}. Xét ba mệnh đề sau:
	M = “p là số cạnh của mỗi mặt khối đa diện đều”	
N = “p là số cạnh của khối đa diện đều”
	P = “Mỗi đỉnh của khối đa diện đều là đỉnh chung của đúng q mặt”
	Khi đó ta có:
	A/ Chỉ M đúng;	B/ Chỉ N đúng;	C/ N và P đúng;	D/ M và P đúng.
Câu 6(NB): Khối đa diện đều loại {4; 3} là:
	A/ Khối đa diện đều 4 cạnh, 3 mặt;	B/ Khối đa diện đều có 6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh;
	C/ Khối đa diện có 3 cạnh và 4 mặt;	D/ Khối đa diện có 12 cạnh, 12 đỉnh và 6 đường chéo.
Câu 7(TH): Cho khối chóp có thể tích bằng m3 và diện tích đáy bằng m2. Khi đó, chiều cao của khối chóp bằng:	A/ 1m;	B/ 2m;	C/ 3m;	D/ m.
âu 8(NB): Cho khối lăng trụ có diện tích đáy bằng và chiều cao bằng . Khi đó, thể tích của khối lăng trụ bằng:	
	A/ ;	B/ ;	C/ .	D/ S.h.
Câu 9(VD): Khi độ dài cạnh của một khối lập phương tăng lên k lần thì thể tích khối lập phương đó tăng lên:
	A/ k lần;	B/ 3k lần;	C/ k3 lần;	D/ k2 lần.
Câu 10(VD) Cho khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh . SA vuông góc với đáy và SA = . Gọi I là trung điểm của SC. Thể tích khối chóp I.ABCD bằng:
	A/ ;	B/ ;	C/ ;	D/ .
B. TỰ LUẬN: (6 điểm)
	Cho tứ diện đều ABCD cạnh bằng 2a. Gọi M là trung điểm của CD.
	1/ Chỉ ra một mặt phẳng đối xứng của tứ diện ABCD (Không yêu cầu chứng minh) 
	2/ Tính thể tích của khối tứ diện ABCD.
- - - - - - - - - - - - @ - - - - - - - - - - - -
V. Đáp án và biểu điểm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
A
D
C
D
B
B
D
C
A
A. TRẮC NGHIỆM: 	
B. TỰ LUẬN:
Hình vẽ (1 điểm) 
Tứ diện: 0,5 đ.
Phục vụ câu b: 0,5 đ.
1/ 1 điểm.
+ Chỉ ra được mặt phẳng (ABM) (hoặc một mặt khác) 	1,0 điểm.
2/ 2,5 điểm.
+ Ghi đúng công thức thể tích	0,75 điểm
+ Xác định và tính được chiều cao của khối tứ diện	1,0 điểm
+ Tính đúng diện tích đáy	0,75 điểm
+ Tính đúng thể tích	1 điểm.
Chú ý:	Nếu học sinh giải cách khác thì giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh mà cho điểm cho từng câu đúng với biểu điểm ở trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docga gt 12.doc