Giáo án Hình học 11 Ban cơ bản - Chương I: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng

Giáo án Hình học 11 Ban cơ bản - Chương I: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng

Tiết theo PPCT: 01

Chương I. PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG

§1. PHÉP BIẾN HÌNH & §2. PHÉP TỊNH TIẾN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Học sinh nắm được

 - Khái niệm phép biến hình, ảnh và tạo ảnh của một điểm của một hình qua phép biến hình

 - Liên hệ với những phép biến hình đã học ở lớp dưới

 - Khái niệm phép tịnh tiến

 - Các tính chất của phép tịnh tiến.

 - Biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến.

2. Về kĩ năng:

 - Phân biệt được các phép biến hình.

 - Hai phép biến hình khác nhau khi nào.

 - Xác định ảnh của một điểm, của một hình qua một phép biến hình.

- Qua tìm được toạ độ của

 - Hai phép tịnh tiến khác nhau khi nào.

 - Xác định được ảnh của một điểm, của một hình qua một phép tịnh tiến.

 

doc 24 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 11 Ban cơ bản - Chương I: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 01
Ngày soạn: 30.08.2007
Chương I. PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG
§1. PHÉP BIẾN HÌNH & §2. PHÉP TỊNH TIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được
	- Khái niệm phép biến hình, ảnh và tạo ảnh của một điểm của một hình qua phép biến hình
	- Liên hệ với những phép biến hình đã học ở lớp dưới
	- Khái niệm phép tịnh tiến
	- Các tính chất của phép tịnh tiến.
	- Biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến.
2. Về kĩ năng:
	- Phân biệt được các phép biến hình.
	- Hai phép biến hình khác nhau khi nào.
	- Xác định ảnh của một điểm, của một hình qua một phép biến hình.
- Qua tìm được toạ độ của 
	- Hai phép tịnh tiến khác nhau khi nào.
	- Xác định được ảnh của một điểm, của một hình qua một phép tịnh tiến.
3. Về tư duy:
	- Quy lạ về quen, trí tưởng tượng hình học phong phú.
- Có nhiều sáng tạo trong hình học.
- Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với phép biến hình.
- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép tịnh tiến.
	- Có nhiều sáng tạo trong hình học.
	- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
4. Về thái độ:
	- Cần cù, chịu khó.
	- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, phấn tài liệu, SGK.
	2. Chuẩn bị của học sinh
	- Học sinh đã được học một sô phép biến hình ở lớp dưới
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
HĐ1. Nhận biết khái niệm phép biến hình
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
HĐTP1 Tiếp cận khái niệm phép biến hình
- Học sinh nêu cách dụng.
- Phát hiện M’ là duy nhất.
- Định nghĩa phép biến hình như SGK.
- Cho đường thẳng d và điểm M. Dựng hình chiếu vuông góc của M lên d.
- H1: Nêu cách dựng M’.
- H2: Có bao nhiêu điểm M’ như vậy?
- Từ ví dụ giáo viên gợi ý về khái niệm phép biến hình.
- Định nghĩa phép biến hình, các kí hiệu.
HĐTP2 Củng cố khái niệm phép biến hình.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Thực hiện hoạt động 2 trong SGK.
- Phát hiện có vô số điểm M’.
- Phát hiện quy tắc trên phạm vi tính duy nhất của ảnh.
- Ghi nhận kiến thức mới về phép biến hình.
- Yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động 2 trong SGK.
- H1: Hãy chỉ ra M’ (gọi một số học sinh trả lời).
- H2: Có bao nhiêu điểm M’.
- H3: Quy tắc trên có là phép biến hình không? Vì sao?
* Cho học sinh ghi nhận các khái niệm: Ảnh và tạo ảnh của một điểm, của một hình qua một phép biến hình.
HĐ2. Hình thành định nghĩa cho học sinh
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc SGK Tr 5 và 6 phần I Định nghĩa.
+ Phát biểu về định nghĩa phép tịnh tiến.
+ Nêu quy tắc tương ứng và cách xác định ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến.
HS trả lời câu hỏi của GV đưa ra?
Nhận xét và bỏ xung câu hỏi của bạn.
Gấp SGK và phát biểu lại ĐN.
Một học sinh trả lời câu hỏi nêu ra.
+ Cho HS đọc định nghĩa tr 5 phần I. Định nghĩa
Yêu cầu học sinh phát biểu lại về định nghĩa phép tịnh tiến.
+ Gợi ý lại học sinh nêu lại được quy tắc tương ứng và cách xác định ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến.
+ Phép tịnh tiến có phải là phép đồng nhất không? 
Khi nào phép tịnh tiến là phép đồng nhất?
HĐ3. Kỹ năng dựng ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
+ Dựng ảnh của ba điểm A, B, C bất kỳ qua phép tịnh tiến véc tơ cho trước.
+ Xin hỗ chợ của bạn GV nếu cần 
Nhận xét cách tìm ảnh đỉnh của tam giác của bạn và nhận xét ảnh của tam giác đã tìm.
Phát biểu cách dựng ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến theo véc tơ cho trước
+ Quan sát và nhận xét cách dựng ảnh của một điểm và một hình theo phép tịnh tiến véc tơ cho trước
+ GV vẽ tam giác ABC cho HS tìm ảnh của các đỉnh qua phép tịnh tiến theo 
+ Theo dõi và hướng dẫn học sinh dựng ảnh nếu cần.
+ Yêu cầu học sinh cách dựng ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến theo véc tơ 
+ Nhận xét gì về ảnh của tam giác ABC qua phép tịnh tiến?
HĐ4. Củng cố thông qua bài tập
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Vận dụng định nghĩa để làm bài tập 1 SGK , trang 7
Cho học sinh làm bài tập 1 SGK tr 7
Cho học sinh đọc phần bạn có biết SGK Tr 7
HĐ4. Phát hiện và chiếm lĩnh tính chất 1 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Quan sát và nhận xét về 
Quan sát và nhận xét về ;;
+ Đọc SGK_Tr_6 T/c 1.
+ Trình bầy về điều nhận biết đựơc.
+ Dựng ảnh của đoạn thẳng AB, Tam giác ABC qua phép tịnh tiến.
+ Quan sát và nhân biết cách dựng ảnh của một đoạn thẳng một tam giác qua một phedpớ tịnh tiến véc tơ v cho trước
Dựa vào ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến ở phần trên cho nhận xét về?
+ Dựa vào việc dựng ảnh qua một phép tịnh tiến ở trên cho nhận xét về 
+ Yêu cầu học sinh đọc SGK Tr_ 6 phần tc 1
+ Yêu cầu HS phát biểu và nhận biết được
+ Cho HS dựng ảnh của đoạn thẳng AB, Tam giác ABC qua một phép tịnh tiến.
+ Minh hoạ bằng trình chiếu qua Computer và projector 
HĐ5. Phát hiện và chiếm lĩnh tính chất 2
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
+ Nhận xét về ảnh của một đoạn thẳng của một đường thẳng, của một tam giác qua phép tịnh tiến.
+ Đọc tính chất 1 trong SGK trang 6.
Trình bày điều nhận biết được.
Thực hiện hoạt động 2 trang 7
Dựa vào việc thực hiện ảnh qua phép tịnh tiến ở phần trên, cho nhận xét về ảnh của một đoạn thẳng, của một tam giác qua phép tịnh tiến
+ Yêu cầu học sinh đọc tính chất 2 SGK trang 6.
+ Yêu cầu học sinh phát biểu điều nhận biết được.
+ Cho học sinh thực hiện hoạt động 2, trong SGK trang 7.
HĐ6. Biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc phần biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến trong SGK trang 7.
- Trình bày điều nhận thức được.
- Nhận xét câu trả lời của bạn và bổ xung nếu có 
- Ghi nhận kiến thức mới.
Làm hoạt động 3 trong SGK trang 7.
Bài toán: Cho và điểm M(x; y). Tìm tọa độ điểm M’ là ảnh của M qua phép tịnh tiến 
(Cho học sinh hoạt động theo nhóm)
Chiéu kết quả của học sinh.
(1) gọi là biểu thức tọa độ của của phép tịnh tiến.
V. CỦNG CỐ
- Qua bài học các em cần năm được định nghĩa phép biến hình.
- Ảnh và tạo ảnh của một điểm, một hình qua một phép biến hình.
- Phép đồng nhất.
VI. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC.
	- Hãy lấy ví dụ về một quy tắc là một phép biến hình, không là phép biến hình.
VII. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
& ===================================================================
Tiết theo PPCT: 02
Ngày soạn: 31.08.2007
§2. PHÉP TỊNH TIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được
	- Khái niệm phép tịnh tiến
	- Các tính chất của phép tịnh tiến.
	- Biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến.
2. Về kĩ năng:
	- Qua tìm được toạ độ của 
	- Hai phép tịnh tiến khác nhau khi nào.
	- Xác định được ảnh của một điểm, của một hình qua một phép tịnh tiến.
3. Về tư duy:
	- Quy lạ về quen, trí tưởng tượng hình học phong phú.
- Có nhiều sáng tạo trong hình học.
- Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với phép biến hình.
- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép tịnh tiến.
	- Có nhiều sáng tạo trong hình học.
	- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
4. Về thái độ:
	- Cần cù, chịu khó.
	- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, phấn tài liệu, SGK.
	2. Chuẩn bị của học sinh
	- Học sinh đã được học một sô phép biến hình ở lớp dưới
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Hãy phát biểu lại về định nghĩa phép tịnh tiến.
Khi nào phép tịnh tiến là phép đồng nhất?
Bài mới
HĐ3. Kỹ năng dựng ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- + Dựng ảnh của ba điểm A, B, C bất kỳ qua phép tịnh tiến véc tơ cho trước.
+ Xin hỗ chợ của bạn GV nếu cần 
Nhận xét cách tìm ảnh đỉnh của tam giác của bạn và nhận xét ảnh của tam giác đã tìm.
Phát biểu cách dựng ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến theo véc tơ cho trước
+Quan sát và nhận xét cách dựng ảnh của một điểm và một hình theo phép tịnh tiến véc tơ cho trước
+ GV vẽ tam giác ABC cho HS tìm ảnh của các đỉnh qua phép tịnh tiến theo 
+ Theo dõi và hướng dẫn học sinh dựng ảnh nếu cần.
+ Yêu cầu học sinh cách dựng ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến theo véc tơ 
+ Nhận xét gì về ảnh của tam giác ABC qua phép tịnh tiến?
HĐ4. bài tập
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Học sinh hoạt động theo nhóm.
- Ví dụ 3. Cho đường tròn tâm O và đoạn thẳng AB. Đường thẳng AB không cắt đường tròn. Tìm quỹ tích điểm M’ là đỉnh của đường tròn AMM’B khi M thay đổi trên đường tròn (O) .
 M M’
 A B
(Cho học sinh hoạt động theo nhóm)
Chiếu kết quả của học sinh.
Thể hiện quỹ tích khi M chuyển động.
V. CỦNG CỐ
Bài tập trắc nghiệm.
1) Cho hai tam giác bằng nhau và có các cạnh tương ứng song song. Khi đó:
A. Có vô số phép tịnh tiến biến thành 
B. Có ba phép tịnh tiến biến thành .
C. Có hai phép tịnh tiến biến thành .
D. Có một phép tịnh tiến duy nhất biến ABC thành A’B’C’.
2) Cho đường thẳng (d): 2x+y-1=0 và . Anh của (d) qua phép tịnh tiến là:
 A. x+2y+1=0 B. 2x+y-2=0 C. 2x+y=0 D. x-2y=0
Bài tập SGK (Cho học sinh hoạt động theo nhóm)
Nhắc lại:	- Định nghĩa phép tịnh tiến.
- Tính chất của phép tịnh tiến.
- Biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.
VI. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Bài tập về nhà:
Bài 1. Cho đường tròn (C): (x+1)2+(y-2)2=5 và . 
a) Viết phương trình đường tròn (C’) và (C”) lần lượt là ảnh của (C) qua phép tịnh tiến và . 
b) Tìm phép tịnh tiến biến (C’) thành (C”).
Bài 2. Cho hai đường thẳng (d) và (d’) cắt nhau và hai điểm A, B. Tìm hai điểm M và M’ lần lượt trên (d) và (d’) sao cho AMM’B là hình bình hành. (Hình vẽ)
Bài 3. Cho ABC nội tiếp đường tròn tâm O. B và C cố định. Tìm quỹ tích trực tâm H của tam giác khi A thay đổi trên (O). 
VII. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
& ===================================================================
Tiết theo PPCT: 03
Ngày soạn: 06.09.2007
§2. PHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được
Các khái niệm: Phép đối xứng trục, trục đối xứng; ảnh và tạo ảnh của một điểm, một hình.
Sự xác định của phép đối xứng trục.
Tính chất bảo toàn khoảng cách của phép đối xứng trục.
Biểu thức tọa độ của phép đối xứng trục.
Trục đối xứng của một hình, hình có trục đối xứng.
2. Về kĩ năng:
Thành thạo các bức dựng ảnh của một điểm, ảnh của một hình qua phép đối xứng trục.
Xác định được phép đối xứng trục khi biết ảnh và tạo ảnh.
Bước đầu vận dụng được trong giải toán.
3. Về tư duy:
Hiểu được sự tương ứng giữa ảnh và tạo ảnh trong định ngĩa trong phép đối xứng trục.
Chuyển bài toán có nội dung thực tiễn sang bài toán hình học để giải bài toán đó.
4. Về thái độ:
Cẩn thận, chính xác.
Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.
Hiểu được hình học trong trạng thái chuyển động.
II. CHUẨN ... nghĩa hai hình đồng dạng.
- Hai hình bằng nhau có phải là hai hình đồng dạng hay không?
- Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 1, 2, 3 trong SGK trang 32, 33.
- Yêu cầu học sịnh lấy các ví dụ về hai hình đồng dạng trong thực tế.
- Giáo viên đưa ra một số hình ảnh minh hoạ cho hai hình đồng dạng.
HĐ5. Củng cố toàn bài
Qua bài học các em cần nắm được khái niệm, các tính chất của phép đồng dạng, khái niệm hai hình đồng dạng theo quan điểm phép biến hình.
Để chứng minh hai hình đồng dạng với nhau ta cần chứng minh có một phép đồng dạng biến hình này thành hình kia.
VI. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Học kĩ lí thuyết, làm các bài tập trong SGK trang 33.
Tổng hợp các kiến thức cơ bản của chương chuẩn bị để giờ sau ôn tập chương.
VII. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
 & ===================================================================
Tiết theo PPCT: 10
Ngày soạn: 18.10.2007
ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được
	Củng cố kiến thức đã học: định nghĩa, tính chất của phép biến hình, phép dời hình, phép đồng dạng trong mặt phẳng.
2. Về kĩ năng:
	- Tìm ảnh của một điểm, ảnh của một hình qua phép đồng dạng.
	- Hai phép đồng dạng khác nhau khi nào.
	- Vận dụng định nghĩa, các tính chất để giải các bài tập cơ bản, đơn giản.
 - Sử dụng các phép biến hình, phép dời hình thích hợp cho từng bài toán.
3. Về tư duy:
	- Giúp học sinh nắm vững và vận dụng tốt các tính chất, định lý
4. Về thái độ:
	- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép đồng dạng.
	- Có nhiều sáng tạo trong hình học.
	- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
 	- Học sinh có thái độ tích cực, chủ động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
 	1.Chuẩn bị của thầy: Ggiáo án, SGK, compa, thước kẻ
 	2.Chuẩn bị của trò: SGK, compa, thước kẻ, bài tập về nhà
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 	- Ôn tập kết hợp gợi mở vấn đáp.
 	- Học sinh đóng vai trò chủ động,giáo viên giữ vai trò cố vấn.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài giảng
3. Bài mới: ÔN TẬP CHƯƠNG I
HĐ1. Tóm tắt những kiến thức cần nhớ về các phép dời hình(10phút):
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng ( trình chiếu)
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên
-H1:nêu đ/n phép dời hình
-H2:các tính chất của phép dời hình
-H3:hãy nêu các phép dời hình đã học
I. Phép dời hình:
 a. Định nghĩa:
 f : M 
 b.Các tính chất của phép dời hình(SGK)
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên
H1: Đinh nghĩa phép tịnh tiến theo vectơ biến M thành M’?
H2: Các kí hiệu , M, M’?
II.Các phép dời hình cụ thể
	1. Phép tịnh tiến: 
Hãy định nghĩa phép đối xứng trục
	2. Phép đối xứng trục:
M’= Đ(M) Û d là trung trực của MM’
Hãy định nghĩa phép đối xứng tâm
 	3. Phép đối xứng tâm
4. Phép quay.
HĐ2. Tìm ảnh của một hình qua một phép dời hình
Bài tập: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho vectơ và đường tròn (C) có phương trình: 
x2 + y2 – 4x + 4y – 1 = 0
Viết phương trình ảnh của đường tròn (C) qua phép đối xứng trục Oy
Viết phương trình ảnh của đường tròn (C) qua phép tịnh tiến
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng ( trình chiếu)
Nghe hiểu nhiệm vụ 
Tìm phương án trả lởi 
Trình bày kết quả.(1HS)
Nhận xét bổ xung kiến thức( Nếu cần)
Ghi nhận (nếu cần)
Biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến? Biểu thức toạ độ của phép đối xứng qua trục Oy?
Vậy hãy xác định ảnh của đường tròn đã cho?
Yêu cầu học sinh giải
Hãy nêu một cách giải khác?
HD khi cần(?Hãy xác định tâm và bán kính đường tròn?
? Qua phép xác định ảnh của đường tròn? )
Bài giải:
Ta có:
Giả sử toạ độ ảnh của đường tròn M’(x’;y’). Biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến là:
 suy ra 
x = x’ - 1 và y’= y + 2. Nếu M nằm trên đường tròn thì 
x2 + y2 – 4x + 4y – 1 = 0 hay
(x’-1)2 + (y’+2)2 – 4(x’-1) + 4(y’+2) – 1 = 0 
Û x’2 + y’2 – 6x’+ 8y’ + 16 = 0
Điều đó chứng tỏ M’ thoả mãn pt x2 + y2 – 6x+ 8y + 16 = 0
HĐ3. Tóm tắt kiến thức cần nhớ về phép đồng dạng, phép vị tự.
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên
- Nắm vững tính chất
Xác định được tâm vị tự trong và tâm vị tự ngoài
H1: Định nghĩa phép đồng dạng
- Yêu cầu học sinh nắm rõ các tính chất
- Định nghĩa phép vị tự tâm O tỉ số k biến M thành M’
III. Phép đồng dạng
 1.Phép đồng dạng
 2.Các tính chất của phéo đồng dạng(SGK).
 3.Phép vị tự
 a. Định nghĩa
V(O,k):(M) = M’
 Û 
 b.Tính chất:
- Phép vị tự là một phép đồng dạng
- Ảnh và tạo ảnh luôn qua tâm vị tự
 - Ảnh d’ của d luôn song song hoặc trùng với d
HĐ4. Củng cố kiến thức thông qua bài tập trắc nghiệm
 Câu 1. Cho hình bình hành ABCD, M là 1 điểm thay đổi trên cạnh AB. Phép tịnh tiến theo biến điểm M thành M’. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
(A) Điểm M’ trùng với điểm M	(B) Điểm M’ nằm trên cạnh BC
(C) Điểm M’ là trung điểm của CD	(D) Điểm M’ nằm trên cạnh CD
Câu 2. Cho đoạn thẳng AB, I là trung điểm của AB. Phép biến hình nào biến điểm A thành điểm B?
(A) Phép tịnh tiến theo vectơ 	(B) Phép đối xứng trục AB
(C) Phép đối xứng tâm I	(D) Phép vị tự tâm I, tỉ số k = 1.
Câu 3. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
Ảnh của điểm MÏ d qua phép đối xứng trục d là điểm M’Î d sao cho MM’ ^ d
Ảnh của 1 đường tròn (O;R) qua phép đối xứng trục d là 1 đường tròn (O’;R) (với O Ï d )
Ảnh của 1 đường thẳng Δ qua phép đối xứng trục d là 1 đường thẳng D’// D
Cả 3 mệnh đề trên đều sai
Câu 4. Cho DABC đều. Hỏi DABC có bao nhiêu trục đối xứng?
(A) Không có trục đối xứng	(B) Có 1 trục đối xứng
(C) Có 2 trục đối xứng	(D) Có 3 trục đối xứng
Câu 5. Hợp thành của 2 phép đối xứng tâm là phép nào trong các phép sau đây?
(A) Phép đối xứng trục	(B) Phép đối xứng tâm
(C) Phép quay	(D) Phép tịnh tiến
5. Bài tập về nhà: Giải các bài tập 1 và 4 sách giáo khoa trang 34, Bài tập trắc nghiệm trang 35, 36
 Chuẩn bị kiểm tra một tiết
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
+ Yêu cầu học sinh học thuộc, nắm vững kiến thức
+ Đọc kỹ hai bài tập ví dụ vừa giải
+ Bài tập về nhà: (1 phút)
 Giải các bài tập 1 và 4 sách giáo khoa trang 34,Bài tập trắc nghiệm trang 35,36
VI. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
..
 & ===================================================================
Tiết theo PPCT: 11
Ngày soạn: 25.10.2007
KIỂM TRA KIẾN THỨC CHƯƠNG I (Viết 1 tiết)
I. MỤC TIÊU.
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được lý thuyết cơ bản của chương. 
2. Về kĩ năng: Tính toán phân tích bài toán.
3. Về tư duy: Biết quy lạ về quen, phát huy trí tưởng tượng và suy luận logic
4. Về thái độ: Cẩn thận, chính xác 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đề kiểm tra.
	2. Chuẩn bị của học sinh
	- Học sinh ôn tập toàn bộ kiến thức chương I
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
	- Kiểm tra đánh giá.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN HAI CHIỀU
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (HH-Chương I)
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Phép tịnh tiến & phép dời hình
1
0.25
1
1
1
0.25
3
1.5
Phép đối xứng trục
1
0.25
1
1
1
0.25
1
0.25
4
1.75
Phép quay & phép đối xứng tâm
2
0.5
1
2.5
1
0.25
4
3.25
Phép vị tự
1
0.25
1
0.25
1
2.5
3
3.0
Phép đồng dạng
1
0.25
1
0.25
2
0.5
Tổng
8
3.5
5
3.5
3
3.0
16
IV. TIẾN TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra sỹ số HS.
2. Phát đề cho học sinh
	ĐỀ KIỂM TRA
	Phần I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cho hai đường thẳng d và d’ song song nhau. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến d thành d’ ?
A. 1	B. 2	C. 3	D. Vô số
Câu 2: Xét phép đối xứng trục Đa: 
	(I) Tam giác nào có một đỉnh nằm trên a thì sẽ biến thành chính nó. 
(II) Đường tròn nào có tâm nằm trên a thì sẽ biến thành chính nó. 
Trong hai câu trên: 
A. Tất cả đều đúng. 	B. Câu (I) đúng và câu (II) sai.
C. Câu (I) sai và câu (II) đúng.	D. Tất cả đều sai. 
Câu 3: Hình nào trong các hình sau đây không có tâm đối xứng?
	A.Hình gồm một hình vuông và đường tròn nội tiếp.
B.Hình gồm một đường tròn và một tam giác đều nội tiếp.
C.Hình gồm một đường tròn và một hình chữ nhật nội tiếp.
D.Hình gồm một đường tròn và một hình vuông ngoại tiếp.
Câu 4: Chọn câu sai:
Qua phép quay Q(O;), điểm O biến thành chính nó.
Phép đối xứng tâm O là phép quay tâm O, góc quay –180o.
Phép đối xứng tâm O là phép quay tâm O, góc quay 180o.
Phép quay tâm O góc quay 90o và phép quay tâm O góc quay -90o là hai phép quay giống nhau.
Câu 5: Phép vị tự tâm O tỉ số k (k0) biến mỗi điểm M thành M’ sao cho:
A.	B. 	C. 	D. 
Câu 6: Cho hai điểm phân biệt A và B. Chọn khẳng định sai:
	A.Có duy nhất một phép tịnh tiến biến A thành B.
	B.Có duy nhất một phép đối xứng trục biến A thành B.
	C.Có duy nhất một phép đối xứng tâm biến A thành B.
	D.Có duy nhất một phép vị tự biến A thành B.
Câu 7: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho vectơ (2;m) và đường thẳng d có phương trình x + 2y – 1 = 0. Để tịnh tiến theo vectơ biến d thành chính nó thì ta phải chọn m là: 
	A. 1	B. 2 	C. -1	D. 4
Câu 8: Các phép biến hình biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó có thể kể ra là:
Phép đồng dạng, phép vị tự.
Phép dời hình, phép vị tự.
Phép vị tự.
 	D. Phép đồng dạng, phép dời hình,phép vị tự.
Câu 9: Hình vuông có mấy trục đối xứng?
	A. 1	 	B.2	 	C. 4	 	D. vô số
Câu 10: Cho hai đường tròn tiếp xúc nhau ở A. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: 
A là tâm vị tự trong của hai đường tròn.
Nếu hai đường tròn đó tiếp xúc ngoài thì A là tâm vị tự trong.
A là một trong hai tâm vị tự trong hoặc ngoài của hai đường tròn.
Nếu hai đường tròn đó tiếp xúc trong thì A là tâm vị tự ngoài.
Câu 11: Cho lục giác đều ABCDEF có tâm là O. Phép quay tâm O, góc quay -120obiến hình bình hành ABOF thành hình bình hành:
	A. EFOD	 	B. CDOB	 	C. BCOA	 	D. FEOA
Câu 12: Chọn khẳng định sai:
	A.Phép dời hình là phép đồng dạng với tỉ số k.
	B.Phép vị tự với tỉ số k là phép đồng dạng với tỉ số đồng dạng k.
	C.Phép hợp thành của một phép vị tự và một phép đối xứng trục là một phép đồng dạng.
	D.Phép hợp thành của một phép vị tự và một phép dời hình là một phép đồng dạng.
	Phần II: TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm): Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn 
	(C): x2 + y2 +2x – 4y –11 = 0
Viết phương trình ảnh của (C) qua phép đối xứng trục Ox.
Tìm phép tịnh tiến biến (C) thành (C’): (x – 10)2 + (y + 5)2 =16.
Câu 2 (2.5 điểm): Cho ABC đều. Gọi P, Q là hai điểm thay đổi trên hai 
	cạnh AB, AC sao cho AP = CQ 
Tìm phép quay biến CQ thành AP. 
Chứng minh đường tròn ngoại tiếp APQ luôn đi qua một điểm cố định khác A. 
Câu 3(2.5 điểm): Cho đường tròn tâm O, đường kính AB.Gọi CD là đường kính thay đổi (khác AB) và E là trung điểm OA, CE cắt AD tại I. DE cắt AC tại J. Tìm quĩ tích của điểm I và điểm J. 
ĐÁP ÁN
 Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu
 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
B
D
D
D
C
C
C
A
B
B
Phần II. TỰ LUẬN
Câu 1. a) (x + 1)2 +(y + 2)2 = 16
 b) (11:-7) 
Câu 2. a) Phép quay tâm G, góc quay 120o với G là trọng tâm ABC.
 b) Chứng minh tứ giác GPAQ nội tiếp, từ đó suy ra đường tròn ngoại tiếp APQ luôn đi qua điểm cố định G.
Câu 3. Quỹ tích điểm I, J là đường tròn (O’), ảnh của đường tròn (O) qua phép vị tự tâm E, tỉ số vị tự là k=-.
 & ===================================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docHH11CB 01-11.doc