Giáo án Hình 11 cả năm

Giáo án Hình 11 cả năm

CHƯƠNG I.

 PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP BIẾN HÌNH TRONG MẶT PHẲNG.

Bài 1: Mở đầu về phép biến hình

I.Mục tiêu:

Giúp học sinh nắm được khái niệm phép biến hình và các thuật ngữ liên quan

II.Chuẩn bị của gv và hs:

*Gv: Các hoạt động và câu hỏi , một số hình vẽ trực quan

*Hs: Đọc bài trước ở nhà,dụng cụ thước kẻ

III.Phương pháp dạy học

Thuyết trình kết hợp vấn đáp gợi mở

IV.Tiến trình bài học:

 

doc 151 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1400Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình 11 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:5-8-2007
 Tiết phân phối chương trình:1
CHƯƠNG I.
 PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP BIẾN HÌNH TRONG MẶT PHẲNG.
Bài 1: Mở đầu về phép biến hình
I.Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được khái niệm phép biến hình và các thuật ngữ liên quan
II.Chuẩn bị của gv và hs:
*Gv: Các hoạt động và câu hỏi , một số hình vẽ trực quan
*Hs: Đọc bài trước ở nhà,dụng cụ thước kẻ 
III.Phương pháp dạy học
Thuyết trình kết hợp vấn đáp gợi mở 
IV.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1:
Phép biến hình:
Hoạt động của hs
Hoạt động của gv
Hs nhắc lại được khái niệm hàm số đã được 
Hàm số xác định trên tập số thực R là quy tắc để với mỗi số x R, xác định được một số duy y R 
Từ gợi ý của gv phát biểu đn phép biến hình
Nắm được định nghĩa phép biến hình
Cho hs nhắc lại khái niệm hàm số?
Trong định nghĩa trên ta thay số thực bằng điểm thuộc mặt phẳng thì ta được một khái niệm về phép biến hình trong mặt phẳng
Hãy phát biểu định nghĩa phép biến hình?
Định nghĩa:
Phép biến hình (trong mặt phẳng) là một quy tắc để ứng với mỗi điểm M duy nhất thuộc mặt phẳng,ta xác định được một điểm duy nhất M’ tương ứng thuộc mặt phẳng ấy. .
Điểm M’ gọi là ảnh của điểm M qua phép biến hình đó
Hoạt động 2:
Các ví dụ:
Hoạt động của hs
Hoạt động của gv
Hiểu được các ví dụ gv nêu ra,đồng thời lấy được các ví dụ khác
M’
M
Ví dụ 1: 
Cho đường thẳng d. với mỗi điểm M, ta xác định M’ là hình chiều (vuông góc) của điểm M trên d thì ta được một phép biến hình.
Phép biến hình này gọi là phép chiếu (vuông góc) lên đường thẳng d.
Ví dụ 2: 
Cho , với mỗi điểm M ta xác định điểm M’ theo quy tắc = .
 Ta có phép biến hình: phép tịnh tiến theo .
Ví dụ 3: 
Với mỗi điểm M, ta xác định điểm M’ trùng với M thì ta cũng được một phép biến hình.
Phép biến hình đó được gọi là phép đồng nhất
Hoạt động 3:
Kí hiệu và thuật ngữ:
Hoạt động của hs
Hoạt động của gv
Chú ý kí hiệu và thuật ngữ của phép biến hình
Ảnh của hình ℋ qua phép biến hình F là 
 ℋ’= {M’ / F: MM’; M ℋ}
Phép biến hình F biến điểm M thành điểm M’:
 F: MM’
 hoặc M’ = F(M)
 hoặc F(M) = M’
 Cho hình ℋ
ℋ’ là ảnh của ℋ qua phép biến hình F.
 Ta kí hiệu: F: ℋ ℋ’ 
 hoặc F(ℋ) = ℋ’
Hoạt động 4:
Hoạt động củng cố
Hoạt động của hs
Hoạt động của gv
Nghe hiểu nhiệm vụ
Vẽ hai tiếp tuyến của đường tròn vuông góc với d và lần lượt cắt d tại A và B. Ảnh của đường tròn qua phép chiếu lên d là đoạn thẳng AB.
Hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau, có các cạnh tương ứng song song (hoặc trùng nhau) và bằng nhau.
Ví dụ 1:
Hãy vẽ một đường tròn và một đường thẳng d rồi vẽ ảnh của đường tròn qua phép chiếu lên d.
Ví dụ 2:
Hãy vẽ một và một tam giác ABC rồi lần lượt vẽ ảnh A’, B’, C’ của các đỉnh A, B, C qua phép tịnh tiến theo . Có nhận xét gì về 2 tam giác ABC và A’B’C’ ?
Bài tập về nhà: Đọc bài 2.
..............................................................................................................................
Ngày soạn:10-8-2007
 Tiết phân phối chương trình: 2
Bài 2:Phép tịnh tiến và phép dời hình
I.Mục tiêu:
*Kiến thức:
Học sinh nắm được định nghĩa và các tính chất của phép tịnh tiến .
Nắm được định nghĩa tổng quát của phép dời hình và các tính chất cơ bản của phép dời hình
*Kĩ năng:
Dựng được ảnh của một hình đơn giản qua phép tịnh tiến.
Bíêt áp dụng phép tịnh tiến để tìm lời giải một số bài toán
II.Chuẩn bị của gv và hs:
*Gv: Các hoạt động và câu hỏi, một số biểu bảng
*Hs: Dụng cụ học tập,bài cũ .Đọc bài trước ở nhà.
III.Phương pháp dạy học
Vấn đáp gợi mở đan xen hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài học:
Tiết 1: Mục 1 đến hết mục 3
Tiết 2: Mục 5đến hết bài +bài tập 
Tiết 1:
Bài cũ: 
Nêu định nghĩa phép biến hình trong mặt phẳng?
Lấy ví dụ về phép biến hình
 Bài mới:
Hoạt động 1:
Định nghĩa phép tịnh tiến
Hoạt động của hs
Hoạt động của gv
Nhắc lại phép tịnh tiến đã học ở bài 1
 Chú ý định nghĩa của gv đưa ra
Hiểu được đặc trưng của phép tịnh tiến :Đó là véc tơ tịnh tiến
Phép đồng nhất là một phép tịnh tiến với véc tơ tịnh tiến là véc tơ – không
Học sinh lên bảng dựng ảnh của 3 điểm A, B, C bất kì qua phép tịnh tiến theo cho trước.
Cho hs nhắc lại phép tịnh tiến 
Nêu định nghĩa phép tịnh tiến .Kí hiệu của phép tịnh tiến
Định nghĩa:
 Phép tịnh tiến theo vectơ là một phép biến hình điểm M thành điểm M’ sao cho =.
 : vectơ tịnh tiến.
Phép đồng nhất có phải là phép tịnh tiến không ?
Ví dụ :
Cho và 3 điểm A, B, C bất kì. Dựng ảnh của mỗi điểm đó qua phép tịnh tiến theo vectơ đã chọn.
H? Phát biểu cách dựng ảnh của một điểm qua một phép tịnh tiến theo một vectơ cho trước?
Hoạt động 2:
Các tính chất của phép tịnh tiến:
Hoạt động của hs
Hoạt động của gv
Nghe hiểu nhiệm vụ
hoạt động chứng minh định lí 2 dưới sự gợi ý của gv
Chứng minh định lí 2 dựa vào định lí 1
từ định lí 2 hãy nêu hệ quả của định lí 
Định lí 1:
Phép tịnh tiến không làm thay đổi khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
Gv gợi ý cho hs chứng minh định lí
Giả sử phép tịnh tiến theo biến hai điểm M, N lần lượt thành hai điểm M’, N’. Có nhận xét gì về hai vectơ và . So sánh độ dài hai vectơ đó?
Định lí 2:
Phép tịnh tiến biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và không làm thay đổi thứ tự ba điểm đó.
Hệ quả:
Phép tịnh tiến biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng, biến đường thẳng thành đường thẳng, biến tam giác thành tam giác, biến đường tròn thành đường tròn.
Hoạt động 3:
Biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến:
Hoạt động của hs
Hoạt động của gv
Nghe hiểu nhiệm vụ
Vì = (x’-x ; y’-y)
 (a; b) . Mà = nên ta có công thức cần tìm.
Trong mặt phẳng với hệ trục toạ độ Oxy, cho phép tịnh tiến theo .
Biết toạ độ của là (a; b). Giả sử M(x; y) biến thành điểm M’(x’,y’). Khi đó 
Công thức trên gọi là toạ độ của phép tịnh tiến theo (a; b).
H ? Hãy giải thích vì sao có công thức trên ?
Hoạt động4:
Ứng dụng của phép tịnh tiến:
Bài toán 1: Cho hai điểm B, C cố định trên đường tròn (O; R) và một điểm A thay đổi trên đường tròn đó. Chứng minh rằng trực tâm tâm giác ABC nằm trên một đường tròn cố định.
Bài toán 2 : Hai thôn nằm ở hai vị trí A và B cách nhau một con sông (xem rằng hai bờ sông là hai đường thẳng song song). Người ta dự định xây một chiếc cầu MN bắc qua sông (cầu phải vuông góc với bờ sông) và làm hai đoạn đường thẳng từ A đến M và từ B đến N. hãy xác định vị trí chiếc cầu MN sao cho AM + BN ngắn nhất ?
Hoạt động 5:
Phép dời hình :
Hoạt động của hs
Hoạt động của gv
Nghe hiểu nhiệm vụ
H ? Nêu định lí của phép dời hình ?
Nhắc lại các tính chất của phép tịnh tiến , từ đó nêu các tính chất của phép dời hình
Chúng ta đã học phép tịnh tiến,nó có tính chất :  ‘‘không làm thay đổi khoảng cách giữa hai điểm ’’.ngoài ra có các phép biến hình khác cũng có tính chất như vậy.Người ta gọi các phép biến hình này là phép dời hình.
Gv nêu định nghĩa phép dời hình
Phép dời hình là phép biến hình không làm thay đổi khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
Định lí (SGK)
Ngày soạn:25-8-2007 Tiết phân phối chương trình:3
LUY ỆN TẬP 
I.Mục tiêu:
*Kiến thức:
 - Thông qua tiết bài tập khắc sâu định nghĩa và các tính chất của phép tịnh tiến, biết cách dựng ảnh của một điểm, của một số hình đơn giản qua phép tịnh tiến
*Kĩ năng:
 -Biết áp dụng phép tịnh tiến để tìm lời giải các bài toán, nhất là các bài toán quỹ tích và dựng hình.
 -Nhận dạng được các phép dời hình trong các phép biến hình
II.Chuẩn bị của gv và hs:
*Gv: Bảng phụ và các phiếu học tập
*Hs: Học bài cũ, chuẩn bị thước kẻ, compa
III.Phương pháp dạy học
 Vấn đáp gợi mở đan xen hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài học:
Bài cũ.
 - Nêu định nghĩa và các tính chất của phép tịnh tiến?
 - Cho phép tịnh tiến theo véc tơ (2; -5 ).Xác định ảnh của đường thẳng 
x+2y+1=0 qua phép tịnh tiến trên
Bài mới :
Hoạt động 1
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1:
Cho d//d’. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến d thành d’
a)không có phép tịnh tiến nào
b)duy nhất
c)có 2
d)đáp số khác
Câu 2:
Cho 4 đường thẳng a, b, a’, b’. Trong đó, a//a’. b//b’, a cắt b. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến a và b lần lượt thành a’ và b’.
a)Không có phép tịnh tiến nào?
b)Có duy nhất một phép tịnh tiến 
c)Chỉ co 2 phép tịnh tiến 
d)đáp số khác
Câu 3:
Cho đường thẳng d: 2x+y-1=0 và (-1; 1). Ảnh của đường thẳng d qua phép tịnh tiến là: a)x+2y+1=0
 b)2x+y-2=0
 c)2x+y=0
 d) đáp số khác
Hoạt động 2:
Chữa bài tập (sgk)
 Hoạt động của hs 
Hoạt động của gv 
Nghe hiểu nhiệm vụ
hoạt động theo nhóm
dº d’ Û có giá cùng phương với d
d// d’ Û có giá không cùng phương với d
d không bao giờ cắt d’
 : M® M’ Þ = 
 : M’® M’’ Þ = 
 = + = + 
Þ Phép tịnh tiến theo + biến M’ thành M’’
M’ có toạ độ (x1’, y1’) với:
N’ có toạ độ (x2’, y2’) với:
d= MN=
d’=M’N’= 
=
F là phép dời hình.
a= 0 
F là phép tịnh tiến theo (a,b)
Bài tập 1:
 Qua phép tịnh tiến vuông góc theo véctơ ¹0. d d’. Trường hợp nào thì:
. dº d’
. d// d’
. d cắt d’
Bài tập 3:
Cho và 
 : M® M’
 : M’® M’’
Chứng minh: F: M®M’’ là phép tịnh tiến 
 Để chứng minh F: M®M’’ ta phải chứng minh điều gì?
Bài tập 5:
F: M(x,y) ® M’(x’,y’)
a/ M( x1,y1); N(x2,y2), M’, N’ là ảnh của M và N qua F. Tìm toạ độ M’, N’
Toạ độ của M’ và N’ liên hệ với M, N theo đẳng thức nào?
Nêu công thức tính khoảng cách giữa hai điểm?
So sánh M’N’ và MN?
Điều này chứng tỏ phép biến hình F có tính chất gì?
a=0, chứng minh đó là phép tịnh tiến
 Bài tập về nhà.
Làm tất cả các bài tập còn lại trong sgk.
.......................................................................................................................
Ngày soạn:30-8-2007
 Tiết phân phối chương trình :4
Bài 3: PHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC
I.Mục tiêu:
*Kiến thức:
 -Học sinh nắm được định nghĩa và các tính chất của phép đối xứng trục 
 -Học sinh nhận biết những hình đơn giản có trục đối xứng và xác định được trục đối xứng của hình đó.
*Kĩ năng:
 -Học sinh biết cách dựng ảnh của một hình đơn giản (đoạn thẳng, đường thẳng, tam giác, đa giác, đường tròn,...) qua phép đối xứng của hình đó.
 -Biết áp dụng phép đối xứng để tìm lời giải của một số bài toán.
II.Chuẩn bị của gv và hs:
*Gv: Giáo viên chuẩn bị câu hỏi ,hoạt động phiếu trắc nghiệm và một số hình ảnh trực quan.
*Hs: Học sinh tìm hiểu bài trước ở nhà.
III.Phương pháp dạy học
 Vấn đáp gợi mở đan xen hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài học:
 Bài cũ:
Nêu định nghĩa và các tính chất của phép tịnh tiến ?
 Bài mới:
Hoạt động 1:
 Định nghĩa phép đối xứng trục
Hoạt động của hs
Hoạt động của gv
 Nghe hiểu nhiệm vụ
khi a là đường trung trực của đoạn thẳng MM’
 nêu định nghĩa phép đối xứng trục 
nắm được các kí hiệu của định nghĩa
Những điểm thuộc đường thẳng a
Nếu phép đối xứng trục Đa biến điểm M thành điểm M’ thì nó biến điểm M’ thành điểm M.
Nếu nó biến hình ℋ thành hình ℋ’ thì nó biến hình ℋ’ thành hình ℋ.
Điểm M’ được gọi là đối xứng với điểm M qua đường thẳng a khi nào?
định nghĩa phép đối xứng ?
Định nghĩa:
Phép đối xứng qua đường thẳng a là phép biến hình biến mỗi điểm M thành M’ đối xứng với M qua a.
Kí hiệu: 
 Đa
 a trục đối xứng.
Qua phép đối xứng trục Đa, những điểm nào biến thành chính nó?
Nếu phép đối xứng trục Đa biến điểm M thành điểm M’ thì nó biến điểm M’ thành điểm nào? Nếu nó biến hình ℋ thành hình ℋ’ thì nó biến hình ℋ’ thành hình nào?
Hoạt ... ừ đó nắm được định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc, điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Tính chất của hai mặt phẳng vuông góc .
2. Về kĩ năng: 
Vận dụng tính chất hai mặt phẳng vuông góc vào giải các bài toán hình học không gian về lượng.
3. Về tư duy: 
- Rèn luyện tư duy logic và trí tưởng tượng không gian.
- Biết quy lạ về quen.
4. Về thái độ: 
- Rèn luyện đức tính cẩn thận. Tìm được mối quan hệ hình học phẳng và hình học không gian.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: Giáo án, sách tham khảo.
Học sinh: Ôn lại các tính chất đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Gợi mở, vấn đáp. Phát hiện và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Hãy nhắc lại điều kiện đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
2. Bài mới:
A. Góc giữa hai mặt phẳng.
Hoạt động 1: Định nghĩa
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
GV nêu: Định nghĩa và vẽ hình .
- Góc giữa hai mặt phẳng là góc giữa hai đường thẳng lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng ấy.
(P, Q)= (a, b) ≤ 900
b
Q
P
a
Q
- Nếu hai mặt phẳng (P) và (Q) song song hoặc trùng nhau thì góc giữa chúng bằng bao nhiêu?
- HS ghi định nghĩa và nắm vững định nghĩa.
- Nếu (P) // (Q) hoặc (P) (Q) thì góc (P,Q) = 00
Hoạt động 2: Cách xác định góc giữa hai mặt phẳng
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và rút ra một số kết luận.
- Vẽ được hình.
- Cách xác định góc giữa hai mặt phẳng.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ 1 SGK. (để ý cách vẽ hình và cách chứng minh)
Từ ví dụ ta có định lý sau đây:
p
R
Q
P
a
q
b
D
- Cùng GV nghiên cứu SGK.
Vẽ hình:
- Ví dụ 1: Vẽ hình: 
CM: Kẻ đường cao AH của D ABC. Do SA ^ (ABC) nên SH ^ BC Þ SHA= j 
và AH = AH cos j. 
Từ đó: SABC = BC.AH = BC.SH
S
A
j
C
B
H
.cos j = SSBC cos j.
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
Định lý 1: Gọi S là diện tích đa giác H trong mặt phẳng (P) và S’ là diện tích hình chiếu H’ ‘ của H trên (P) thì S’= Scos j .
j = (P,Q).
Học sinh nắm định lý diện tích hình chiếu của một đa giác. Công thức 
S’ = Scosj
B. Hai mặt phẳng vuông góc:
Hoặt động 3: Hai mặt phẳng vuông góc.
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
1. Định nghĩa:
GV nêu định nghĩa: SGK
(P) ^ (Q) nếu (P,Q) = 900.
Ký hiệu (P) ^ (Q).
2. Điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc.
GV nêu định lý 2:
Nếu một mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng khác thì hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau.
- Học sinh nắm được định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc.
Học sinh vẽ hình và theo dõi phần chứng minh:
a
b
Q
H
c
P
Tính chất của hai mặt phẳng vuông góc Định lý 3: GV nêu định lý 3 (SGK) và hướng dẫn học sinh chứng minh.
Þ a ^ (Q) 
Học sinh vẽ hình, ghi giả thiết giả thiết, kết luận
(P) ^ (Q).
(P) Ç (Q) = c 
 a Ì (P)
 a ^ c
Học sinh theo dõi và hiểu được phần chứng minh
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
Hệ quả 1: 
GV nêu hệ quả 1 (SGK).
- Học sinh vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận
Þ a Ì (P) 
(P) ^ (Q)
Q
A
a
p
A Î (P)
a ^ (Q)
A Î a
 Hệ quả 2:
Giáo viên nêu hệ quả 2: (sgk)
HS vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
Þ a ^ (R) 
(P) Ç (Q) = a
(P) ^ (R)
(Q) ^ (R)
a
Q
P
R
Hệ quả 3: 
GV nêu hệ quả 3: Qua đường thẳng a không vuông góc với mặt phẳng (P) có duy nhất một mặt phẳng (Q) vuông góc với mặt phẳng (P).
GV hướng dẫn học sinh chứng minh hệ quả 3.
- Học sinh theo dõi chứng minh hệ quả 3 và hiểu được nó.
3. Củng cố: 
- Cách xác định góc giữa hai mặt phẳng.
- Phương pháp chứng minh hai mặt phẳng vuông góc
4. Bài tập về nhà: Xem lại nội dung bài học và giải các bài tập trang 111
Tiết 10: Bài 4. HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC.
(Mục 3, 4)
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Nắm được định nghĩa, tính chất hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình chóp đều và hình chóp cụt đều.
2. Về kỹ năng:
- Vận dụng tính chất của hình lăng trụ đứng, hình chóp đều, hình chóp cụt đều vào giải các bài toán hình học không gian về lượng.
3. Về tư duy:
- Rèn luyện tư duy logic và trí tưởng tượng không gian.
- Biết quy lạ về quen.
4. Về thái độ:
Rèn luyện đức tính cẩn thận. Tìm được mối quan hệ hình học phẳng và hình học không gian.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: Giáo án, sách tham khảo.
Học sinh: Ôn lại các tính chất hệ thức lượng trong tam giác.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
Gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại cách xác định góc giữa hai mặt phẳng.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
1. Định nghĩa:
- Giáo viên nêu định nghĩa hình lăng trụ đứng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các loại hình lăng trụ đứng và vẽ hình minh hoạ.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ:
Tính độ dài đường chéo của hình chữ nhật khi biết độ dài ba cạnh xuất phát từ một đỉnh là a, b, c (a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật)
- Tiếp thu định nghĩa: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên:
- Lấy ví dụ về hình lăng trụ đứng.
- Hình lăng trụ đều.
- Hình lăng trụ đứng: Tam giác, tứ giác, ngũ giác
- Hình hộp đứng.
- Hình hộp chữ nhật.
- Hình lập phương.
- Học sinh nắm được tính chất của các hình kể trên.
- Vẽ hình minh hoạ: Lăng trụ tam giác và ngũ giác)
- Học sinh tóm tắt bài toán
- Vẽ hình.
Nêu cách giải
B
D
C
A
B’
D’
C’
A’
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
Giáo viên nêu định nghĩa hình chóp đều.
Luu ý: Đường cao SH ^ (A1A2An)
H Î (A1A2An)
- Cắt hình chóp đều một mặt phẳng song song với đáy tạo thành một đa giác. Phần hình chóp đều giữa thiết diện và đáy gọi là hình chóp cụt đều, hai đáy là hai đa giác đều đồng dạng với nhau Þ (định nghĩa hình chóp cụt đều như SGK).
- Đoạn nối tâm hai đáy gọi là đường cao của hình chóp cụt đều.
- Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét.
S
A1
A5
A2
A6
A3
A4
A’6
A’1
A’2
A’3
A’4
A’5
H
H’
- Học sinh theo định nghĩa.
- Học sinh nắm được định nghĩa hình chóp cụt đều.
- Nhận xét:
1. Các cạnh hình chóp cụt đều bằng nhau.
2. Các mặt bên hình chóp cụt đều là các hình thang cân bằng nhau.
3. Củng cố:
- Nhắc lại các định nghĩa: Hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật.
4. Bài tập về nhà: Bài tập sách giáo khoa trang 111
Tiết 11: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được các bài tập về chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng, xác định thiết diện, tính diện tích thiết diện. Xác định giữa góc hai mặt phẳng.
2. Về kỹ năng: 
+ Cách chứng minh đường thẳng vuông góc mặt phẳng 
+ Cách xác định góc giữa hai mặt phẳng.
3. Về tư duy:
- Rèn luyện tư duy logic và trí tưởng tượng không gian.
- Biết quy lạ về quen.
4. Về thái độ:
- Rèn luyện đức tính cẩn thận. Tìm được mối quan hệ hình học phẳng và hình học không gian.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Giáo viên: Giáo án, sách tham khảo.
Học sinh: Soạn bài tập và học bài cũ.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Gợi mở, vấn đáp. Phát hiện vào giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠYHỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc. Điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Các mệnh đề sau đúng hay sai?
a. Hai mặt phẳng cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau.
b. Hai mặt phẳng cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba thì vuông góc với nhau.
c. Qua một đường thẳng cho trước có duy nhất một mặt phẳng vuông góc với một mặt phẳng cho trước.
d. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với hai mặt phẳng cắt nhau cho trước 
e. Các mặt phẳng cùng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một mặt phẳng cho trước thì luôn đi qua một đường thẳng cố định.
f. Hình lăng trụ có hai mặt bên là hình chữ nhật, là hình lăng trụ đứng.
g. Hình chóp có đáy là đa giác đều và ba cạnh bên bằng nhau thì hình chóp đều.
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải từng câu
- Học sinh nghiên cứu, trả lời, có kết quả Câu: a, b, c sai.
 d, e, g đúng
 f chưa chắc
Hoạt động 2: Cho hình hộp ABCDA’B’C’D’ có AB = a, BC = b. CC’ = c.
Nếu AC’ = BD’ = B’D = thì hình hộp đó có phải là hình hộp chữ nhật không? Vì sao?
Do tổng bình phương các đường chéo hình hộp bằng tổng bình phương các cạnh nên A’C2 + BD’2 + B’D2 + AC’2 = 4(a2 + b2 + c2) 
Þ AC’ = 
Từ đó học sinh nhận xét các đường chéo hình hộp.
- Tứ giác AA’C’C là hình gì?
- Tương tự BB’D’D là hình gì?
Từ đó cho kết luận:
Hình hộp có 4 đường chéo bằng nhau.
- Tứ giácAA’C’C là hình chữ nhật.
Þ AA’ ^ AC (1)
Tương tự BB’D’D là hình chữ nhật
Þ AA’ ^ DB (2)
Þ Hình hộp ABCDA’B’C’D’ là hình hộp đứng.
Hoạt động 3: Cho hình lập phương ABCDA’B’C’D’ có cạnh bằng a.
a. Chứng minh rằng: AC’ ^ (A’BD) và AC’ ^ (B’CD’)
b. Cắt hình hộp lập phương bởi mặt phẳng trung trực của AC’. Chứngminh thiết diện tạo thành là một lục giác đều. Tính diện tích thiết diện đó.
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
- Gọi học sinh nhắc lại phương pháp chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
GV hướng dẫn học sinh giải câu b.
- Mặt phẳng trung trực của AC’là gì?
- Chứng minh mặt phẳng trung trực của AC’ đi qua trung điểm M, Q, N, R, P, S của các cạnh: A’B’, DC, B’B, D’D, BC, A’D’
- Nhận xét gì về các cạnh MN, NP, PQ, QR, RS, SM.
Suy ra kết quả.
A’
B’
S
A
C’
B
Q
P
R
N
M
C
D
O
D’
- Học sinh vận dụng phương pháp chứng minh và làm được câu a.
- Mặt phẳng trung trực của AC’ là mặt phẳng vuông góc với AC’ tại trung điểm O.
Ta có MN = NP = PQ = QR = RS = SM
 và MN// RQ, NP // RS, PQ // MS.
Vậy lục giác MNPQRS là lục giác đều.
SMNPQRS = 6 
3. Củng cố: Học sinh nắm được các bài tập 1, 2, 3 đã giải.
4. Bài tập về nhà: Bài tập còn lại trang 111, 112.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Cho tứ diện đều ABCD. Góc giữa hai đường thẳng AB và CD có số đo bằng nhiêu?
A. 900	B. 600	C. 450	D. 300
2. Cho hình chữ nhật ABCDA’B’C’D’ có tất cả các cạnh đều bằng nhau. Trong các mệnh đề sau , tìm mệnh đề sai:
A. AC ^ B’D’	B. AA’ ^ BD	C. AB’ ^ CD’	D. AC ^ BD
3. Cho đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng (a). Trong đó các mệnh đề sau, tìm mệnh đề sai:
A. a vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau trên (a).
B. a vuông góc với hai đường thẳng song song trên (a).
C. a vuông góc với hai đường thẳng bất kỳ trên (a).
D. Cả A, B, C, đều sai.
4. Qua một điểm O cho trước có bao nhiêu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (a) cho trước.
A. 0	B. 1	C. 2	D. Vô số
5. Hình lăng trụ đứng có mặt bên là hình gì?
A. Hình thang	B. Hình thoi	C. Hình chữ nhật	D. Hình vuông.
6. Hình lăng trụ tứ giác đều có mặt bên là hình gì?
A. Hình chữ nhật	B. Hình thoi	C. Hình thang	D. Hình vuông.
7. Hình chóp đều có các mặt bên là hình gì?
A. Hình vuông	B. Hình thang cân	C. Tam giác cân	D. Tam giác vuông.
8. Cho hình hộp chữ nhật ABCDA’B’C’D’ có AB = a, BC = b, CC’ = 3a. Độ dài đường chéo của hình hộp bằng bao nhiêu?
A. 	B. 	C. 4a	D. 
9. Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc và OA = 1, OB = 2, 
OC = 3. Khoảng cách giữa hai đường thẳng OA và BC bằng bao nhiêu?
A. 	B. 	C.	D. 
10. Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng 1, SA vuông góc với đáy, SA = 1. Tính d (SC, BD).
A. 	B. 	C. 	D. 
ĐÁP ÁN: 1A; 2B; 3D; 4B; 5C; 6A; 7C; 8D; 9A; 10C.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hinh 11.doc