Giáo án giáo viên giỏi Sinh học 12 bài 7: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời

Giáo án giáo viên giỏi Sinh học 12 bài 7: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời

Bài 7. QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ TRÊN TIÊU BẢN TẠM THỜI

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Củng cố kiến thức về nhiễm sắc thể (NST) và đột biến NST thông qua việc HS:

 - Làm được tiêu bản tạm thời bộ NST của tinh hoàn châu chấu đực, quan sát hình thái NST trên kính hiển vi

 - Xác định và phân loại dạng đột biến số lượng NST ở người thông qua ảnh chụp

2. Kỹ năng

 - Có kĩ năng thao tác thực hành

 - Kĩ năng quan sát, vẽ hình

 - Tuân thủ các nội quy phòng thí nghiệm

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3573Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giáo viên giỏi Sinh học 12 bài 7: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Bắc Giang GIÁO ÁN DỰ THI GVG – Môn Sinh học 12
Trường THPT Hiệp Hoà số 2 GV: Hoàng Phùng Xuân
Ngày soạn: 25/10/2010 Ngày dạy 30/10/2010
PHẦN Năm. DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 7. QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ TRÊN TIÊU BẢN TẠM THỜI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về nhiễm sắc thể (NST) và đột biến NST thông qua việc HS:
 - Làm được tiêu bản tạm thời bộ NST của tinh hoàn châu chấu đực, quan sát hình thái NST trên kính hiển vi
 - Xác định và phân loại dạng đột biến số lượng NST ở người thông qua ảnh chụp
2. Kỹ năng
 - Có kĩ năng thao tác thực hành
 - Kĩ năng quan sát, vẽ hình
 - Tuân thủ các nội quy phòng thí nghiệm
3. Thái độ
	Nghiêm túc trong học tập, yêu thiên nhiên, ham học hỏi tìm tòi
II. Phương pháp dạy học 
- Thực hành thí nghiệm mẫu của GV
- HS thao tác thực hành, quan sát, phân tích tranh vẽ, hình ảnh
III. Thiết bị dạy học
 - Máy tính, máy chiếu
 - Giáo án, SGK
 - Kính hiển vi, ảnh chụp các bộ NST bình thường và bất thường
 - Châu chấu đực, nước cất, lam kính, lamen, thuốc nhuộm
IV.Tiến trình bài mới
Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỹ số, vệ sinh, cơ sở vật chất (1/ )
Kiểm tra bài cũ (3/ )
Thế nào là đột biến lệch bội (dị bội)? Cho VD?
Các hoạt động xây dựng nội dung bài mới:
 Mở bài: Để củng cố kiến thức về nhiễm sắc thể (NST) và đột biến NST chúng ta tiến hành làm bài thực hành: 
 Bài 7. QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ 
TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ TRÊN TIÊU BẢN TẠM THỜI
Thời gian (dự kiến)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức 
3’
11’
10’
13’
*Hoạt động 1
+ GV nêu mục đích, yêu cầu của bài thực hành
*Hoạt động 2
1. Làm tiêu bản tạm thời bộ NST của tinh hoàn châu chấu đực, quan sát hình thái NST trên kính hiển vi
+ GV làm mẫu các bước thực hiện, vừa làm vừa giới thiệu, yêu cầu HS quan sát, ghi vào vở (chiếu quy trình lên màn hình để phụ trợ) 
Bước 1. Tách tinh hoàn châu chấu
- Chọn châu chấu đực
- Cắt bỏ cánh, chân
- Tay trái cầm phần đầu ngực, tay phải cầm phần bụng và kéo cho phần bụng tách khỏi ngực, nội quan sẽ lộ ra (Quan sát thấy phần màu vàng chiếm phần lớn nội quan, đây chính là tinh hoàn của châu chấu.)
- Dùng kim nhọn tách tinh hoàn châu chấu cho sang một lam kính sạch
- Nhỏ 1 – 2 giọt nước cất để tránh tinh hoàn bị khô và ta có thể dễ dàng tách mỡ ra khỏi tinh hoàn. 
- Sau khi dùng kim nhọn tách hết mỡ ra khỏi tinh hoàn, quan sát thấy tinh hoàn có màu trắng đục có nhiều sợi nhìn như nải chuối.
Bước 2 .Nhuộm màu
Sau khi đã tách được tinh hoàn châu chấu ta dùng kim nhọn gắp tinh hoàn sang một lam kính khác
- Nhỏ thuốc nhuộm cacmine (thuốc nhuộm chuyên dụng để nhuộm nhân và NST) trùm lên toàn bộ tinh hoàn (chú ý không được để khô, trong thời gian nhuộm có thể bổ sung thêm thuốc nhuộm) thời gian từ 15 – 20 phút.
+ GV lưu ý HS là trong quá trình tách mỡ và nhuộm màu, để giữ vệ sinh thì các em phải bỏ những phần thừa của châu chấu vào vị trí quy định (khay hoặc thùng rác), luôn luôn đặt lam kính trên 1 tờ giấy thấm để hút nước hoặc thuốc nhuộm tràn ra (nếu có)
Bước 3. Làm tiêu bản quan sát.
- Dùng kim nhọn tách 1-2 múi của tinh hoàn cho lên lam kính sạch 
- Nhỏ 1-2 giọt nước cất lên mẫu vật 
- Đậy lamen dùng một tờ giấy thấm đặt lên lamen dùng đầu ngón tay ấn nhẹ sao cho tinh hoàn dàn mỏng để dễ quan sát đồng thời thuốc nhuộm thừa và nước cất bị giấy thấm hút ra ngoài.
Bước 4. Đưa tiêu bản lên kính hiển vi quan sát.
+GV dừng lại ở đây, chưa giới thiệu kĩ năng quan sát kính hiển vi 
+ GV yêu cầu HS thao tác thực hành luôn đến bước thứ 2, nhuộm màu xong thì yêu cầu HS dừng lại (trong khi HS tiến hành thao tác, GV quan sát, hướng dẫn thêm và nhắc nhở về vệ sinh, kĩ năng)
+ HS thao tác thực hành theo hướng dẫn của GV
Trong thời gian chờ tác dụng của thuốc nhuộm (15-20 phút), GV chuyển sang hoạt động 3 
*Hoạt động 3
2. Xác định và phân loại dạng đột biến số lượng NST ở người thông qua ảnh chụp
+ GV trình chiếu lên màn ảnh và giới thiệu vài hình ảnh bộ NST người khác nhau được chụp qua tiêu bản và thông báo: trong số các bộ NST này, có bộ NST bình thường và có bộ NST bất thường (ĐB lệch bội). Các em hãy quan sát và chỉ ra cho thầy:
- Đâu là bộ NST người bình thường, số lượng NST?
- Đâu là bộ NST bất thường, có đặc điểm gì? Giải thích?
- Vẽ hình mô tả
+ GV lưu ý HS là có thể vẽ nhanh về các điểm khác nhau, các phần khác hoàn thiện sau
+ HS quan sát, thảo luận và trả lời bản báo cáo, đại diện nhóm hoàn thiện, dán bảng và trình bày (4 nhóm có thể lần lượt báo cáo hoặc 1 nhóm báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung) 
+ GV sửa sai, kết luận
Hoạt động 4
Sau 15-20 phút nhuộm màu, GV yêu cầu HS thực hiện tiếp thao tác làm tiêu bản tinh hoàn châu chấu và đưa lên kính quan sát
Trước tiên: 
+GV yêu cầu 1 HS trình bày lại kĩ năng sử dụng kính hiển vi, GV thao tác minh hoạ 
Bước 1. Lấy ánh sáng
- Với kính điện ta chỉ cần bật công tắc
- Điều chỉnh cường độ ánh sáng bằng nút điều chỉnh (GV chỉ nút điều chỉnh)
- Tuyệt đối không sờ tay vào tụ quang của vật kính, thị kính. Không để nước dính vào các bộ phận trên gây mốc, hỏng
Bước 2. Quan sát mẫu vật
- Đặt tiêu bản lên kính, nhìn từ ngoài (chưa qua thị kính) để điều chỉnh vùng mẫu vật vào giữa vùng sáng
- Nguyên tắc quan sát và điều chỉnh vật kính:
 + Trước tiên quan sát ở vật kính x10 để nhìn tổng thể, chọn vùng sẽ quan sát ở độ bội giác lớn hơn (x 40)
+Tránh làm vỡ lam kính + lamen: Luôn vặn ốc điều chỉnh vật kính hạ thấp nhất, gần sát với tiêu bản trước khi quan sát (Vặn ngược chiều kim đồng hồ). Khi quan sát qua thị kính chỉ được phép vặn ốc điều chỉnh nâng cao dần đến khi nhìn thấy mẫu (Cùng chiều kim đồng hồ)
+ Sử dụng ốc vi cấp để điều chỉnh độ nét của hình ảnh
Sau đó yêu cầu HS tiến hành thao tác quan sát tiêu bản
+ GV trình chiếu quy tắc sử dụng kính hiển vi trên màn chiếu và có thể giới thiệu thêm về kĩ năng sử dụng kính
+ GV yêu cầu HS tiến hành thao tác quan sát tiêu bản, nhắc HS xem lại thao tác, đặc biệt lưu tâm đến sự an toàn, nếu nhóm nào cần đến sự giúp đỡ phải báo với GV
+ HS tiến hành quan sát, thảo luận nhóm về kết quả quan sát, vẽ hình bộ NST vào phiếu GV đã phát cho nhóm, vào vở ghi.
(Đưa vật kính trở về bội giác x 10 quan sát tổng thể - Quan sát ở bội giác x 40 để tìm bộ NST của tinh hoàn châu chấu rõ hơn)
+GV yêu cầu đại diện 1 nhóm HS lên dán bảng hình vẽ bộ NST tinh hoàn châu chấu đực đã quan sát được qua kính hiển vi (Các nhóm khác nhận xét, bổ sung)
+ GV giới thiệu bản vẽ hình bộ NST của GV làm, đối chiếu để các em HS biết được hiệu quả thực hành của mình
+ GV kết luận về bộ NST tinh hoàn châu chấu. (HS ghi vở)
I. MỤC TIÊU
 1. Mục đích
Củng cố kiến thức về nhiễm sắc thể (NST) và đột biến NST thông qua việc HS:
 - Làm được tiêu bản tạm thời bộ NST của tinh hoàn châu chấu đực, quan sát hình thái NST trên kính hiển vi
 - Xác định và phân loại dạng đột biến số lượng NST ở người thông qua ảnh chụp
2. Yêu cầu
 - Có kĩ năng thao tác thực hành
 - Kĩ năng quan sát, vẽ hình
 - Tuân thủ các nội quy phòng thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ
 Chia 4 nhóm HS, mỗi nhóm được trang bị: 
- 2 Kính hiển vi, 2 bộ dao kéo mổ, kim nhọn, kim mũi mác
- Nước cất, lam kính, lamen, thuốc nhuộm
- Ảnh chụp các bộ NST bình thường và bất thường
- Châu chấu đực
III. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
1. Làm tiêu bản tạm thời bộ NST của tinh hoàn châu chấu đực, quan sát hình thái NST trên kính hiển vi
Bước 1. Tách tinh hoàn châu chấu
- Chọn châu chấu đực
- Tách nội quan (Quan sát thấy phần màu vàng chiếm phần lớn nội quan, đây chính là tinh hoàn của châu chấu.)
- Dùng kim nhọn tách tinh hoàn châu chấu cho sang một lam kính sạch
- Nhỏ 1 – 2 giọt nước cất, tách mỡ ra khỏi tinh hoàn. 
Bước 2 .Nhuộm màu
- Nhỏ thuốc nhuộm cacmine, thời gian từ 15 – 20 phút.
Bước 3. Làm tiêu bản quan sát.
- Dùng kim nhọn tách 1-2 múi của tinh hoàn cho lên lam kính sạch 
- Nhỏ 1-2 giọt nước cất lên mẫu vật 
- Đậy lamen dùng một tờ giấy thấm đặt lên lamen dùng đầu ngón tay ấn nhẹ sao cho tinh hoàn dàn mỏng 
Bước 4. Đưa tiêu bản lên kính hiển vi quan sát.
- Quan sát ở vật kính x10
- Quan sát ở vật kính x40
- Vẽ hình 
2. Xác định và phân loại dạng đột biến số lượng NST ở người thông qua ảnh chụp
- Bộ NST người bình thường:
- Bộ NST người bị bệnh Đao
- Bộ NST người bị hội chứng Tơcnơ
4. Bản thu hoạch
STT
Đối tượng
Số NST/1tế bào
Giải thích cơ chế hình thành ĐB
1
Người BT
2
Người bị
hội chứng Đao
3
Người bị hội chứng Tơcnơ
4. Củng cố (3’)
- Yêu cầu HS trả lời về những công việc đã làm trong bài thực hành 
 - Nhận xét hiệu quả của giờ thực hành
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
 - Hoàn thiện bản thu hoạch
 - Hoàn thiện các hình vẽ theo yêu cầu
 - Làm bài tập 6,7,8 trang 65 SGK 

Tài liệu đính kèm:

  • docB7 Thuc hanh du thi GVG Tinh BG.doc