Số tiết 1:
Tiết1: Bài 1: TỰ CHĂM SÓC VÀ RÈN LUYỆN THÂN THỂ
A. Mục tiêu bài học :
1-Kiến thức : Giúp HS hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể, ý nghĩa tác dụng của việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.
2 - Kĩ năng : Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, biết đề ra kế hoạch tập thể dục , hoạt động TDTT.
3 -Thái độ : Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc tự chăm sóc và rền luyện thân thể .
B .Phương tiện dạy học
GV - Nghiên cứu soạn bài
- Chuẩn bị tranh: Bác Hồ thường xuyên tham gia tập bóng chuyền.
HS - Đọc, tìm hiểu phần truyện đọc
Tuần 1 Ngày soạn:20/08/2008 Ngày dạy:28/08/2008 Số tiết 1: Tiết1: Bài 1: Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể A. Mục tiêu bài học : 1-Kiến thức : Giúp HS hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể, ý nghĩa tác dụng của việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể. 2 - Kĩ năng : Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, biết đề ra kế hoạch tập thể dục , hoạt động TDTT. 3 -Thái độ : Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc tự chăm sóc và rền luyện thân thể . B .Phương tiện dạy học GV - Nghiên cứu soạn bài - Chuẩn bị tranh: Bác Hồ thường xuyên tham gia tập bóng chuyền. HS - Đọc, tìm hiểu phần truyện đọc C .Tiến trình dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra sách vở dụng cụ học tập của học sinh 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò ? Em hãy đọc truyện “Mùa hè kỳ diệu” H/s đọc - GV uốn nắn. ? Mùa hè kỳ diệu đó của bạn nào? ? Điều kỳ diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? Để có được kỳ diệu đó bạn Minh đã phải làm gì? *Định hướng: - Mùa hè kỳ diệu của bạn Minh - Bạn Minh tập bơi và đã có một cơ thể rắn chắc, dáng đi nhanh nhẹn, trông cao hẳn lên. - Hàng ngày bạn vượt đường xa bằng xe đạp để bơi, lúc đầu bị nước vào cả mũi mồn, tai, khi ngủ thì đâu ê ẩm và mỏi nhừ, Minh không bỏ buổi tập nào? ? Vì sao Minh có điều kỳ diệu ấy? - Vì Minh có nghị lực, có sự kiên trì, bởi bơi là một việc làm rất khó. ? Vậy mọi sự cố gắng nỗ lực của Minh là vì điều gì? - Vì sức khoẻ GV chuyển: Sức khoẻ của bản thân có giá trị như thế nào? Cách rèn luyện như thế nào, chúng ta sang phần 2 để tìm hiểu: Hoạt đồng 2: ? Qua phần tìm hiểu truyện đọc em có thể kết luận như thể nào về sức khoẻ? H/s trả lời - GV nhận xét - chốt ? Giữa sức khoẻ và tiền bạc thì điều gì quan trọng nhất? Vì sao? - HS thảo luận theo hai nhóm - cử đại diện trình bày. * Định hướng: Có sức khoẻ tốt thì sẽ học tập , lao động và làm ra tiền bạc. ? Em hãy tìm các cách để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể nhằm bảo đảm tốt cho sức khoẻ? H/s trả lời - GV nhận xét: * Định hướng: - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân - Ăn uống điều độ - Hàng ngày tập TDTT - Tích cực phòng chống bệnh GV đưa tình huống Có một bạn cho rằng vì bơi lội thường xuyên là một biện pháp rèn luyện sức khoẻ, nên bạn ấy năng tập bơi lắm, lúc nào cũng bơi (Ngay cả lúc trưa nắng) bơi ngụp ở sông bẩn đục. Em có đồng tình không ? Vì sao? HS thảo luận 1 phút - Không đồng tình ? Vậy theo em, ăn uống vệ sinh, Tập TDTT như thế nào là phản lại sức khoẻ? - Ăn uống không điều độ , vệ sinh không hợp lý, tập TDTT không giờ giấc. ? Trong học tập, lao động và cuộc sống thì sức khoẻ có tác dụng như thế nào? H/s trả lời - GV nhận xét chốt GV nhấn mạnh: Ông cha ta vẫn thường nói “Có sức khoẻ là có tất cả” và sức khoẻ quý hơn vàng. GV giới thiệu tranh: Bác Hồ thường xuyên tham gia tập bóng chuyền. Hoạt động 3: - GV gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập a - GV phân lớp làm 5 nhóm (Mỗi nhóm 1 VD) HS làm GV nhận xét bổ sung. HS lý giải - GV nhận xét: GV gọi Hs đọc và nêu yêu cầu bài tập? Hs thảo luận - làm bài - GV nhận xét * Định hướng: - Sức khoẻ yếu, sinh bệnh - ảnh hướng tới sức khoẻ của người thân Giải quyết tình huống “nếu bị dụ dỗ hít hêrôin” Em sẽ xử lý như thế nào? Vì sao? - HS thảo luận: Từ chối không hít, nói tác hại của việc hít hêrôin Nội dung I- Tìm hiểu truyện đọc “Mùa hè kỳ diệu” II- Nội dung bài học 1- Sức khoẻ và cách chăm sóc rèn luyện. - Sức khoẻ là vốn quý của con người. 2- Tác dụng của sức khoẻ. - Có sức khoẻ thì học tập lao động có hiệu quả, sống lạc quan vui vẻ. III- Luyện tập 1- Bài tập a: Đánh dấu x vào ô trống tương ứng + Đúng: 1,2,3,5 + Sai: 4 2- Bài tập c: Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu bia. 3. Bài tập 4: 3- Củng cố: ? Em hãy nêu nội dung bài học hôn nay? - Sức khoẻ và cách chăm sóc sức khoẻ ? - Tác dụng của sức khoẻ 4-Đánh giá Như vậy bài học ngày hôm nay các em đã hiểu được sức khoẻ quan trọng với con người như thế nào 5- Hoạt động tiếp nối : - Học thuộc phần nội dung bài học sgk/4 - Làm bài tập b,d sgk/4 - Đọc, tìm hiểu phần truyện đọc bài 2 “Bác Hồ tự học ngoại Ngày soạn;30/08/2008 Ngày dạy 04/09/2008 Số tiết 2 Tiết 2 : Bài 2: Siêng năng , kiên trì Tuần 2 A. Mục tiêu bài học : 1 Kiến thức :- Hiểu được những biểu hiện của siêng năng kiên trì, ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng kiên trì. 2 Kĩ năng :- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân , của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác 3 Thái độ - Phác thảo kế hoạch , vượt khó kiên trì, bền bỉ trong học tập , lao động để trở thành người học sinh tốt. B. Phương tiện dạy học -GV: - Nghiên cứu soạn bài - Tranh: Bác sỹ nông học Lương Đình Của. - HS : - Đọc tìm hiểu phần truyện đọc C . Tiến trình dạy học : 1 .Kiểm tra bài cũ : ? Trình bày các cách để tự chăm sóc và rèn luyện thân thể ? Ví dụ? H/s trả lời - GV nhận xét cho điểm 2 .Bài mới : - Giáo viên giới thiệu bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV gọi HS đọc truyện ? Tìm các chi tiết kể về việc Bác Hồ Tự học ngoại ngữ? H/s trả lời - GV nhận xét * Định hướng: - Hồi làm phụ bếp ở trên tầu Đô đốc Latuýtơ ngoài làm việc 17h trong ngày Bác còn dành thêm 2 tiếng để tự học. - Khi học, từ nào không hiểu thì bác nhờ người giảng lại. - Mỗi ngày bác viết 10 từ tiếng Pháp vào tay để vừa làm vừa học. - ở Luân Đôn, Bác tranh thủ học tiếng Anh, vào ngày nghỉ Bác cũng học tiếng anh với giáo sư Italia - ở đâu Bác cũng tự học như thế. - Lúc tuổi cao, bác vẫn tự học tra từ điển. ? Em có nhận xét gì về việc tự học ngoại ngữ của bác? - Đó là một việc làm rất khó khăn, đặc biệt là phải tự học, tự lao động để kiếm sống. GV : Cách tự học của Bác như vậy thể hiện đức tính gì, chúng ta sang phần 2 bài học để tìm hiểu. ? Qua việc tìm hiểu truyện đọc , em thấy cách tự học của bác thể hiện tính siêng năng, vậy siêng năng là gì? H/s trả lời - GV nhận xét - chốt: ? Có bạn cho rằng, siêng năng chỉ thể hiện ở việc cần cù là đủ. Em thấy đúng hay sai? Vì sao? - Chưa đúng, bởi cần cù nhưng thiếu tính tự giác, cứ phải nhắc nhở mới làm (Mặc dù làm chăm) thì chưa được, nhất là theo cảm hứng. GV bổ sung: Trong cuộc sống có rất nhiều công việc khó khăn (Ví dụ việc học ngoại ngữ) vì thế dù có siêng năng, do quá khó nên ta cũng có lúc lại thấy nản chí, nản lòng, lúc đó ngoài siêng năng còn còn hỏi đức tính gì nữa? ? Em hiểu như thế nào về đức tính kiên trì? H/s trả lời - GV nhận xét - chốt: ? Em hãy tìm ví dụ biểu hiện sự thiếu siêng năng hoặc thiếu kiên trì? H/s trả lời - GV nhận xét gv.nhấn: Muốn vượt qua được khó khăn gian khổ thì ta cần phải có tính siêng năng và kiên trì. Vậy siêng năng kiên trì đem đến cho chúng ta điều gì, giờ học sau chúng ta tìm hiểu tiếp. * Hướng dẫn về nhà: - Học, nắm chắc được kiến thức trọng tâm của tiết học. - Tìm những biểu hiện siêng năng, kiên trì và ngược lại. I- Tìm hiểu truyện đọc “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” II- Nội dung bài học 1. Siêng năng và biểu hiện của siêng năng. - Làm việc cần cù thường xuyên, đều đặn. 2- Kiên trì và biểu hiện của kiên trì. - Kiên trì là sự quyết tâm đến cùng dù gặp khó khăn gian khổ. * Củng cố: GV khái quát lại nội dung kiến thức tiết 1 - GV giới thiệu tranh Lương Đình Của. * Hướng dẫn về nhà: Nắm chắc kiến thức tiết 1, chuẩn bị tiết 2 (Hết tiết 1) Tuần 3 : Ngày soạn;30/08/2008 Ngày dạy04/09/2008 Số tiết 2 Tiết 3 : Bài 2: Siêng năng , kiên trì A. Mục tiêu bài học : 1 Kiến thức :- Hiểu được những biểu hiện của siêng năng kiên trì, ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng kiên trì. 2 Kĩ năng :- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân , của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác 3 Thái độ - Phác thảo kế hoạch , vượt khó kiên trì, bền bỉ trong học tập , lao động để trở thành người học sinh tốt. B. Phương tiện dạy học -GV: - Nghiên cứu soạn bài - Tranh: Bác sỹ nông học Lương Đình Của. - HS : - Đọc tìm hiểu phần truyện đọc C . Tiến trình dạy học : 1 Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là siêng năng kiên trì? Tìm những biểu hiện thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì? H/s trả lời - GV nhận xét - cho điểm 2 .Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Siêng năng, kiên trì giúp ta có được điều gì trong cuộc sống? H/s trả lời - GV nhận xét: ? Tìm những câu nói hay về tính siêng năng, kiên trì? H/s trả lời - GV nhận xét * Định hướng: - Tay làm hàm nhai - Siêng làm thì có - Siêng học thì hay - Luyện mới thành tài, mệt mài tất giỏi. - Miệng nói tay làm -Có công mài sắt, có ngày nên kim - Kiến tha lâu cũng đầy tổ. ? Tìm những tấm gương siêng năng kiên trì trong học tập, lao động ở lớp, ở trường? H/s trả lời - GV nhận xét: ? Kể những tấm gương siêng năng kiên trì của các danh nhân trong nước và thế giới? H/s trao đổi thảo luận - GV nhận xét ? Từ các ví dụ trên , em thấy tính siêng năng kiên trì sẽ đem đến cho em điều gì trong học tập? - Giúp em chủ động tìm hiểu, lĩnh hội nội dung kiến thức bài. - Tự giác thường xuyên và đều đặn trong việc học bài và làm bài. - Không chịu bó tay trước những bài tập khó - Học giỏi, nắm vững kiến thức. ? Em hãy nêu những biểu hiện trái với siêng năng kiên trì? Tìm những ví dụ, những câu tục ngữ chứng tỏ điều đó? - Lười biếng, uể oải, nản chí, nản lòng trong học tập, lao động. VD: - Tay quai miệng trễ. - Người lười không ưa. - Nói chín thì nên làm mười Nói mười làm chín kẻ cười người chê ? Em hãy đọc và nêu yêu cầu bài tập a? H/s đọc - GV nêu yêu cầu lên bảng - H/s tự đánh dấu - GV nhận xét - bổ sung ? Kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng của em? 2 hs kể, giáo viên nhận xét ? Đóng vai một tình huống minh hoạ về tính siêng năng kiên trì hoặc không siêng năng kiên trì? HS thảo luận tìm tình huống, phân vai VD: Đến phiên trực nhật lớp, Hà không chịu làm mà nhờ bạn làm hộ Hà: mặt nhăn nhó, tay ôm bụng - ất ơi, mình đau bụng quá, cậu trực nhật giúp mình với nhé, ối đau! ất: Cậu đau bụng à, thôi ngồi nghỉ đi để mình trực nhật cả cho. ất cầm chổi quét lớp - Hà chờ ất quét xong, mặt mày hớn hở. - Cảm ơn cậu nhé, mình hết đau bụng rồi. ất: ái chà, cậu giả vờ đau bụng để lừa việc cho người khác phải không. Cậu thật lười biếng. 3- Tác dụng của siêng năng, kiên trì. - Siêng năng kiên trì giúp ta làm việc gì cũng thành công, ta sẽ tự tin, chủ động trong cuộc sống. III- Luyện tập 1- Bài tập a: Trắc nghiệm Đánh dấu x vào ô trống để tìm những câu thể hiện tính siêng năng, kiên trì. 2- Bài tập 2: Tự thuật 3- Bài tập tình huống 3- Củng cố ? Trong bài học nay chúng ta cần ghi nhớ những gì? + Siêng năng, kiên trì và những biểu hiện của chúng. + Tác dụng của siêng năng kiên trì. - Học bài, làm bài tập c,d sgk/7 4. Đánh giá : Em hiểu thế nào là siêng năng ? Người siêng năng là người như thế nào ? 5- Hoạt động tiếp nối: Về nhà học bài theo câu hỏi sgk và chuẩn bị bài 3 Tuần 4 : Ngày soạn:13/09/2008 Ngày dạy:18/09/2008 Số tiết 1 Tiết 4 : Bài 3: Tiết kiệm A- Mục tiêu bài học - Giúp học sinh hiểu: + Những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm. + Học sinh biết sống tiết kiệm, không xa hoa lãng phí. + Biết tự đánh giá bản thân có ý thức tiết kiệm như thế nào? ... n giao thông khi đi ra đường ? Câu 5. Em hãy nêu 5 biểu hiện thường gặp mà đã vi phạm trật tự an toàn giao thông mà em biết ? Câu 6. Em hãy nêu một tấm gương học sinh nghèo vượt khó mà em biết ? Nếu là bạn của học sinh đó em có thể giúp bạn những điều gì ? Hướng dẫn các em hoàn thành đề cương để ôn tập. Giúp đỡ các em nếu chưa tìm ra đáp án. D. Củng cố. - Về học theo nội dung ôn tập. - Chuẩn bị giấy kiểm tra. đề kiểm tra 1 tiết Môn: Giáo dục công dân Lớp 6 CâuI.Hãy khoang tròn vào những câu trả lời đúng với quyền trẻ em: A.Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn. B.Cho trẻ em đi lao động nặng nhọc. C.Tổ chức trại hè cho trẻ em. D.Nhờ trẻ em để buôn bán thuốc phiện. E. Dạy nghề miễn phí cho trẻ em nghèo. G.Đánh đập trẻ em. Câu II.Trường hợp nào sau đây là công dân Việt Nam: A.Người Việt Nam nhập quốc tịch nước ngoài. B.Người Việt Nam bị phạt tù. C.Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài. D.Người Việ Nam dưới 18 tuổi. E.Người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam. Câu III. Em hãy nêu 3 trường hợp vi phạm trật tự giao thông mà em biết. Em có cách gì để giảm hiện tượng đó ? Câu IV .Em hãy nêu một tấm gương vượt khó học tập trong trường hoặc lớp em ? Em có suy nghĩ gì về việc phấn đấu của bạn ? Ngày soạn:5/4/09 Ngày dạy:10/4/09 Tiết 30 Bài 16: quyền được pháp luật bảo hệ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm I- Mục tiêu: - Khái quát nội dung truyện trong SGK - Tìm hiểu quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. - Nắm được nội dung trọng tâm của bài. II- Chuẩn bị - Thầy : Nghiên cứu soạn bài - Chuẩn bị tranh: Kẻ xâm phạm thân thể, tài sản của công dân III- Tiến trình lên lớp: A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: C. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò ?. Đọc truyện “Một bài học” SGK/44 chú ý nội dung của truyện này? H/s đọc - GV nhận xét - uốn nắn ?. Thảo luận lần lượt 4 câu hỏi gợi ý SGK a) Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở? Hành vi đó của ông Hùng có phải là do cố ý không b) Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì? c) Theo em đối với mỗi công dân thì những gì là quý giá nhất? vì sao? d) Khi thân thể, tính mạng, danh dự bị người khác xâm phạm thì em phải làm gì? và làm như thế nào? H/s thảo luận - phát biểu GV hướng dẫn h/s rút ra kết luận: đối với mỗi người thì thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất. Mọi việc làm xâm phạm thân thể, tính mạng của người khác đều là phạm tội. GV yêu cầu h/s tìm hiểu quyền được pháp luật bảo hệ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. ?. Em hiểu thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm? H/s trả lời - GV nhận xét - chốt: - Kể về những trường hợp vi phạm tự do thân thể, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của người khác và xử lý của pháp luật? H/s kể - GV nhận xét VD: đánh bạn, xúc phạm bạn, gây gổ, chê trọc bạn. GV giảng: Pháp luật nước ta quy định công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm đến thân thể người khác, việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. Mọi việc làm xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc. GV yêu cầu h/s tự nghiên cứu nội dung bài học nhằm nắm được nội dung trọng tâm của bài. ?. Đọc nội dung bài học SGK 44; 45 - 1 h/s đọc GV giới thiệu những quy định của pháp luật (Điều 71 - Hiến pháp năm 1992) công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang, việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân. Nội dung I. Tìm hiểu truyện đọc “Một bài học” II- Nội dung bài học: 1- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. - Đó là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn liền với mỗi công dân và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân. D. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài học GV giới thiệu tranh - H/s nhận xét. E. hướng dẫn dặn dò: - GV hướng dẫn h/s về nhà + Học phần e nội dung bài học SGK tr 44, 45 + Làm các bài tập a, b, c, d, đ để giờ sau chữa bài tập trước lớp Ngày soạn:12/4/09 Ngày dạy:17/4/09 Tiết 31 bài 16 quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (tiếp) I- Mục tiêu: - Khái quát nội dung truyện trong SGK - Tìm hiểu quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. - Nắm được nội dung trọng tâm của bài. II- Tiến trình lên lớp: A. -ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng phần nội dung bài học SGK/44 - H/s trả lời - GV nhận xét - cho điểm C. Bài mới: (tiếp theo) Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 3: ?. Đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài GV ghi yêu cầu của bài tập nên bảng. GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 2 yêu cầu trên. - H/s thảo luận theo 4 nhóm rồi phát biểu. GV bổ sung - nhận xét - GV hướng dẫn h/s lựa chọn giải pháp tốt nhất và kết luận: Khi tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm bị xâm hại thì cần biết phản kháng và thông báo, tìm sự giúp đỡ của những người có trách nhiệm. ?. Đọc bài tập a và nêu yêu cầu? GV yêu cầu h/s nêu những ví dụ rồi yêu cầu h/s phê phán, đánh giá đúng, sai, nêu cách ứng xử trong trường hợp đó. GV nhận xét - bổ sung - H/s suy nghĩ làm bài rồi phát biểu. - Ví dụ: Đánh bạn + Xúc phạm bạn + Gây gổ + Đùa dai, trêu trọc bạn GV gọi 4 h/s đánh dấu x thật nhanh, rồi gọi h/s khác nhận xét GV nhận xét - bổ sung Đọc và nêu yêu cầu của bài tập Nội dung II- Luyện tập: 1. Bài tập 1 SGK/45 Theo em Tuấn có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể . không? - Trong trường hợp đó Hải có thể có những cách ứng xử nào? Cách nào là tốt nhất? 2. Bài tập a SGK/45 - Em hãy nêu một số ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân mà em biết. 3. Bài tập c SGK/45 Đánh dấu x vào ô trống tương ứng thể hiện cách ứng xử đúng - Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy cô giáo biết 4. Bài tập d SGK/46 Yêu cầu học sinh làm bài tập này? GV chốt - nhận xét. Câu Đúng Sai 1 2 3 4 5 C. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài học E. Hướng dẫn dặn dò: - Đọc lại nội dung bài học - Làm các bài tập a, b, c, d, đ SGK - Nghiên cứu bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Ngày soạn:20/4/09 Ngày dạy:24/4/09 Tiết 32 Bài 17 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở I- Mục tiêu: - Hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được quy định trong Hiến pháp của nhà nước ta. - Biết được đâu là những hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân, biết bảo vệ chỗ ở của mình và không xâm phạm đến chỗ ở của người khác. Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm đến chỗ ở của người khác. - Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác, có ý thức cảnh giác trong việc giữ gìn và bảo vệ chỗ ở của mình cũng như chỗ ở của người khác II- Chuẩn bị: - Thầy: Nghiên cứu soạn bài - Trò: Đọc, trả lời câu hỏi II- Tiến trình lên lớp: A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài cũ của h/s C. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò ? Đọc tình huống SGK, chú ý phần gợi ý? H/s đọc - GV nhận xét - uốn nắn ? Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoa? Trước sự việc xảy ra như vậy, bà Hoa đã có suy nghĩ và có hành động như thế nào? H/s trả lời - GV nhận xét * Định hướng: - Bà Hoa bị mất con gà mái hoa mơ đang độ đẻ trứng, rồi lại bị mất cái quạt bàn. - Bà Hoa nghĩ chỉ có nhà T lấy cắp nên đã chửi đổng suốt ngày, doạ sẽ khám nhà T, rồi xông vào khám nhà T. ? Theo em bà Hoa hành động như vậy là đúng hay là sai? Tại sao? H/s thảo luận nêu ý kiến H/s1: Cả 2 trường hợp bà Hoa đều được vào khám nhà T H/s2: Chỉ có trường hợp thứ 2 bà Hoa mới có quyền khám nhà T H/s 3: Cả 2 trường hợp bà Hoa đều không có quyền vào khám nhà T GV chốt: Để xác định đúng ý kiến nào đúng, cô trò mình sang phần II GV cho h/s hiểu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (điều 73 - Hiến pháp 1992) “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở” không được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Sau đó GV hướng dẫn h/s phân tích tình huống và tự rút ra câu trả lời đúng cho câu hỏi trên. ? Theo em bà Hoà nên làm thế nào để có thể xác minh được nhà T lấy trộm tài sản nhà mình mà không phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác? GV chốt lại những nội dung chính của bài. - Gọi h/s đọc phần nội dung bài học SGK và tư liệu tham khảo GV nhấn mạnh III- Bài tập: GV ra bài tập cho h/s GV treo bảng phụ và gọi 2 h./s, chú ý nội dung của nó. Tình huống: Hai anh công an đang rượt đuổi một phạm nhân trốn trại đang có lệnh truy nã. Hắn chạy vào một ngõ hẻm rồi mất hút. Hai anh công an nghi là tên này chạy vào nhà ông Tá. hỏi ông Tá, ông Tá nói không thấy. Hai anh công an đề nghị ông Tá cho vào khám nhà, nhưng ông Tá không đồng ý. Biết rằng chỉ cần lơi lỏng một chút là tên này xổng mất, nên hai anh công an bàn nhau quyết định cứ vào khám nhà ông Tá. ?. Trường hợp này hai anh công an có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của ông Tá không? Tại sao? ?. Theo em hai anh công an nên hành động như thế nào? Nội dung I- Tìm hiểu tình huống: II- Nội dung bài học: 1. Theo điều 73 - Hiến pháp 1992, Điều 115 bộ luật tố tụng hình sự thì trong trường hợp này có thể được tiến hành khám nhà. Nhưng để khám nhà phải có lệnh của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật như: lệnh của trưởng công an, phó công an huyện, thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên. Hai anh công an không có quyền tự quyết định vào khám nhà ông Tá. Như vậy trong câu truyện trên đây hai anh công an tự quyết định vào khám nhà ông Tá khi chưa có lệnh của cấp trên như vậy là không đúng, vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. 2. Hai anh công an có thể: - Giải thích rõ cho ông Tá biết kẻ đang trốn chạy là tội phạm nguy hiểm đang truy nã, ông Tá có quyền và trách nhiệm bắt hắn để giao cho công an, hoặc đồng ý để cho công an vào khám nhà. Cũng cần nói thêm cho ông Tá hiểu rằng, che giấu tội phạm cũng là phạm tội. - Cử 1 người ở lại phối hợp cùng nhân dân, công an sở tại theo dõi, giám sát bên ngoài khu nhà tình nghi để có thể xử lý kịp thời khi tên tội phạm xuất hiện. Còn 1 người thứ 2 khẩn trương xin lệnh khám nhà. Sau đó khi đã có lệnh hai anh công an mới được vào khám nhà ông Tá. D. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học E. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc phần nội dung bài học - Làm các bài tập a, b, c ,d, đ - Nghiên cứu bài 18 “Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín”
Tài liệu đính kèm: